

Hăy dùng cuộc bầu cử này để nâng cao
phẩm chất nền chính trị của chúng ta
Ross Gittins
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Giới thiệu tác giả:
Ross Gittins
(sinh năm 1948) là nhà báo, tác gia về chính trị và kinh tế người
Úc, giữ chuyên mục kinh tế của nhật báo
Sydney Morning Herald
(kể từ năm 1978), thường xuyên viết cho các báo The Age và The
Canberra Times, b́nh luận về các vấn đề kinh tế cơ bản và các chính
sách kinh tế/chính trị. Năm 1993, ông đă được giải thưởng Citibank
Pan Asia do xuất sắc trong lĩnh vực báo chí tài chính. Năm 2003, ông
viết rằng cựu Thủ tướng Úc "Honest
John Howard" (đảng Tự do) đă là "một kẻ gian trá" trong vấn đề nhập
cư, đă làm ra vẻ "cứng rắn" đối với vấn đề nhập cư bất hợp pháp để
giành được sự ủng hộ từ tầng lớp lao động, đồng thời giành được cả
sự ủng hộ từ những chủ nhân sử dụng nhiều lao động nhập cư hợp pháp.
Ông đă được trao
Huân chương Centenary
năm 2001 cho công trạng phục vụ báo chí kinh tế ở Úc, và
Huân chương Member of the Order
of Australia
vào ngày 26 tháng 1 năm 2008 cho công trạng phục vụ báo chí với tư
cách là nhà b́nh luận về lư thuyết kinh tế, chính sách kinh tế, và
kế toán chuyên nghiệp.
Năm 2011, ông được trao bằng Tiến sĩ Danh dự từ Đại
học Macquarie; năm 2012, Tiến sĩ Danh dự Khoa học Kinh tế của Đại
học Sydney; năm 2018, Tiến sĩ Danh dự từ Đại học Australian National
University do "đóng góp xuất chúng cho ngành báo chí và kinh tế ở
Úc".
Bài báo này đă đăng trên nhật báo Sydney Morning
Herald ngày 13 tháng Tư năm 2022. Những chữ in nghiêng hay in đậm là
chú thích và nhấn mạnh của người dịch
|
|
Tính ra là cuộc bầu cử đến lần thứ 18 mà tôi theo dơi với tư cách
một nhà báo, nhưng thú thực là tôi cứ nghĩ đến chiến dịch bầu cử
sáu tuần lần này mà thấy nản ḷng. Đến SÁU tuần lễ liên tiếp phải
nghe chuyện tranh căi chính trị ỏm tỏi kia à?
Nhưng dù vậy, lần bầu cử này cũng xứng đáng để có được mức xa xỉ
của một bài báo riêng thảo luận về cách chúng ta tiếp cận chuyện
bầu cử, trước khi mọi người phải bàn đến bao nhiêu là thách thức
kinh tế mà chính phủ mới sẽ phải đối đầu, như biến đổi khí hậu,
lương bổng tŕ trệ, người dân không thể chi trả nhà cửa, vấn đề
lăng phí của công trên danh nghĩa xây dựng cơ sở hạ tầng,...
đấy là chưa kể đến vấn đề liêm chính trong chính phủ.
Các cuộc bầu cử luôn luôn có sự cám dỗ hăy cứ bỏ phiếu cho ác quỷ
mà ḿnh đă quen biết – "the devil that we know" (hơn là
ác quỷ mà ḿnh chưa biết), vốn là lời khuyến dụ của mọi
chính phủ đương nhiệm. Tuy nhiên, suy xét lại th́ thấy quan
niệm như thế hoàn toàn thiên vị cho chính phủ đương nhiệm. Nó t́m
cách chuyển hướng sự chú ư của cử tri khỏi năng lực của chính phủ
đương nhiệm, và lợi dụng sự rụt rè hay vô cảm của cử tri là chúng
ta.
Ta đă biết ǵ về các phe đối lập kia? Không bao nhiêu cả! Làm sao
mà biết họ sẽ không tồi tệ hơn? Không thể nào biết được! Thế
nhưng, vẫn có thể ngược lại, là họ sẽ tốt hơn chính phủ đương
nhiệm chứ.
Nếu chúng ta luôn luôn bị mắc kẹt vào quy tắc hăy cứ chọn ác
quỷ mà ḿnh đă quen biết như thế, th́ chỉ có một phía của
chính trị sẽ vĩnh viễn nắm được chính quyền. Phía đối lập
kia sẽ không bao giờ được chọn, v́ vậy sau mỗi lần bầu cử sẽ lại
càng không được biết đến, và lại càng không thể được chọn.
Điều đó nghe có phải là con đường đưa đến một chính phủ tốt hơn
hay không? Đối với tôi th́ Không. Theo kinh nghiệm của tôi,
các chính phủ nắm quyền càng lâu năm th́ càng trở nên tồi tệ
thêm. Họ trở nên lười biếng và tự măn. Họ lo tính nhiều hơn về
chuyện giúp đỡ làm giàu cho phe đảng của họ, mà ít lo nghĩ ǵ về
việc giữ cho những người c̣n lại là chúng ta được vui sống.
Họ quen có tâm lư xứng đáng được hưởng đặc quyền đặc lợi. Họ
nghĩ rằng họ là chủ nhân và họ đang chi tiêu tiền bạc của chính họ
đấy. Họ càng ngày càng tránh bị xoi mói và chịu trách nhiệm
trước những người ngoài tọc mạch, nên họ có xu hướng chôn giấu
thật sâu kín những thất sách, thất bại của họ.
Và đó chỉ mới là sự suy thoái của chính phủ. Phía bên thất cử
thành đối lập th́ rồi cũng suy đồi từ năm này qua năm khác. Càng
ngày càng ít đi những người sáng láng hàng đầu của họ từng được
làm chức vụ bộ trưởng, nên đánh mất dần kinh nghiệm lẫn kiến
thức doanh nghiệp về cách điều hành đất nước. Tôi đủ lớn tuổi để
được nhớ lại cuộc bầu cử chính phủ Whitlam (thuộc đảng Lao động
Úc) vào năm 1972, sau đến 23 năm đối lập. Ôi, điều đó (mất
dần kinh nghiệm điều hành đất nước) đă lộ ra rơ ràng! Mà chẳng
phải chỉ là chuyện thiếu kinh nghiệm. Họ đă muốn nhồi nhét cả 23
năm “thay đổi cải tiến” vào trong chỉ ba năm đầu tiên của chính
phủ mới. Rồi tất nhiên là nhiệm kỳ ba năm đó đă là tất cả những ǵ
họ được báo đáp từ dân chúng.
Hẳn sẽ không tốt cho chuyện cai quản đất nước nếu chính phủ cứ
thay đổi từng ba hoặc bốn năm một lần. Thế nhưng từ lâu, tôi đă
h́nh thành quan điểm rằng không có chính phủ nào nên nắm chính
quyền quá mười năm – dù là Lao động hay Tự do, liên bang hay
tiểu bang, và dù chúng ta có bỏ phiếu cho họ hay không.
Trong t́nh h́nh chuẩn mực hành vi và phẩm chất của các chính
trị gia càng ngày càng suy sụp, chúng ta bị cám dỗ để chán
ngán muốn buông xuôi bỏ mặc giới chính trị gia. "Tất cả bọn họ
đều là những kẻ dối trá!" Thực tế th́ bọn họ hiếm khi nói dối hoàn
toàn, mặc dù một số trong bọn dường như có kư ức rất tồi tệ
(đến quên mất ḿnh đă hứa hẹn những ǵ).
Thật ra th́ họ luôn luôn nói những điều có vẻ đúng khi nh́n
từ một vài góc độ giới hạn, nhưng được tính toán kỹ để gây lầm
tưởng. Chẳng hạn họ nói “Chi tiêu kỷ lục để bảo vệ sức khỏe cho
dân” thực ra chỉ có ư nghĩa khi bỏ qua không kể lạm phát.
Tuy nhiên, khi chúng ta chán ngán buông xuôi mà bỏ mặc giới chính
trị gia muốn làm ǵ cũng được th́ điều đó có nghĩa là bọn họ đă
thắng. Họ vẫn cứ tự ư cai quản đất nước, nhưng chúng ta đă đánh
mất quyền phê phán về cách làm việc của họ. Cứ như là chúng ta
vui thích để mặc cho người khác, kể cả giới chính trị gia,
quyết định số phận của chúng ta. Nếu họ muốn đưa ra quyết
định, chính sách sinh lợi cho bè phái của họ mà bắt người dân
chúng ta chi trả ư? Chúng ta bảo họ: Cứ tự nhiên!
Các chính trị gia của chúng ta càng trí trá xảo quyệt, th́ chúng
ta lại càng phải theo dơi họ chặt chẽ hơn.
Cứ khi nào tôi nói chuyện chính trị với những người trẻ tuổi, tôi
lại cảnh báo rằng những nhóm cử tri mà các chính trị gia dễ dụ
hoặc nhất chính là những nhóm không màng theo dơi hành tung của
bọn họ.
Một thái độ nguy hiểm khác nữa, là quan niệm rằng có rất ít khác
biệt giữa hai đảng chính
(Labor - Lao động và Coalition - Liên đảng Tự do cùng Quốc gia).
Sự thật th́ cả hai đảng chính đều có thể cư xử tồi tệ, và có nhiều
chính sách mang tính lưỡng đảng. Tuy nhiên, vẫn có những khác
biệt thực sự giữa các đường lối, cách tiếp cận của hai bên, và
mặc dù người quan sát không thường xuyên th́ có thể khó nhận thấy,
nhưng với thời gian, những khác biệt thực sự ấy cũng hiển lộ rơ
ràng.
Paul Keating (cựu Thủ tướng Úc, từ đảng Lao động) đă nói
rất đúng rằng "thay đổi chính phủ, là thay đổi cả quốc gia".
H́nh trạng quốc gia chúng ta 10 năm sau đây sẽ như thế nào, hoàn
toàn tùy thuộc vào kết quả chúng ta bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu
cử lần này.
Lại nữa, hai đảng chính càng có vẻ giống nhau, th́ càng có nhiều
người chọn bỏ phiếu cho các đảng nhỏ hoặc ứng cử viên độc lập, đó
là một xu hướng có lẽ sẽ phát triển trong cuộc bầu cử lần này. Tôi
xem đây là một phát triển lành mạnh sẽ buộc cả hai đảng chính phải
nâng cao tầm năng lực của họ.
Khi số lượng ứng cử viên độc lập tăng lên, th́ khả-năng-tính có
một quốc hội “treo lơ lửng” sẽ tăng lên (hung
parliament – khi không có đảng nào chiếm được đa số trong quốc
hội). Cả hai đảng chính đều muốn chúng ta tin rằng t́nh trạng
quốc hội “treo lơ lửng” sẽ là điều tệ hại, dẫn đến bất ổn. Nhưng
sự thật th́ ngược lại. Loại chính phủ thiểu số (bởi v́
hung parliament – khi không có đảng nào chiếm được đa số trong
quốc hội) như thế rất phổ biến ở cấp Tiểu bang (mà chẳng
bất ổn ǵ cả) đến nỗi chẳng ai phải lo ngại bất ổn cả.
Vả lại, các ứng cử viên độc lập đă có nhiều thành tích về việc sử
dụng tư thế (được cả hai đảng chính lôi kéo ch́u chuộng)
làm khả năng thương lượng để đạt được những cải cách quan trọng
mà cả hai đảng chính đều không dám mơ tưởng
– ví dụ đổi sang nhiệm kỳ
cố định 4 năm ở Tiểu bang New South Wales
– và tiến tới mức minh bạch
và trách nhiệm giải tŕnh cao hơn, chẳng hạn như luật "freedom
of information - tự do truy cập thông tin", và tăng thêm ngân
sách, nhân viên cho Sở Thanh tra Khiếu nại và Sở Kiểm toán Quốc
gia.
Cách chúng ta bỏ phiếu như thế nào trong cuộc bầu cử lần này sẽ
tạo ra sự khác biệt lớn. Chúng ta nên sử dụng lá phiếu của ḿnh
để bắt buộc phải có phẩm chất cai quản tốt hơn, đối với các công
chức công bộc chính trị ương ngạnh và vị kỷ của chúng ta.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
18 Apr 2022
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|