Tin Văn Úc Châu

Hội Văn Sydney

Phạm Vũ Thịnh


Hội Văn Sydney (HVS, Sydney Writers' Festival) từ năm 1997 đă khởi đầu khiêm tốn là một phần của "Hội Văn Hoá Sydney - Sydney Festival" thường niên, cử hành trong khuôn viên hạn hẹp của Thư Viện Tiểu Bang New South Wales (NSW) mà Sydney là thủ phủ. Năm sau, HVS trở thành một Lễ Hội riêng, dời đến hội trường lớn hơn, ở Walsh Bay, Sydney, và trong 7 năm nay, trở thành Lễ Hội Văn Học lớn nhất trên toàn nước Úc. Năm nay, HVS đă được thực hiện trong tuần lễ từ 17/05 đến 23/05/2004, đă huy động được 250 tác giả từ nhiều quốc gia, chủ tŕ 175 buổi giảng diễn thảo luận với tổng cộng 45 ngàn người tham gia nhiều h́nh thức sinh hoạt : phỏng vấn, giảng diễn, hội thảo, tranh luận, đọc sách, các khoá luyện văn, và các chương tŕnh đặc biệt khác. Thể loại đa dạng, bao gồm các tiểu thuyết đang ăn khách nhất, các tác phẩm cổ điển, hồi kư, tự thuật, lịch sử, khoa học, chính trị, trinh thám, h́nh sự, thi ca, kịch bản, cước bản phim, … Đề tài đa dạng gồm cả các thảo luận, nghi vấn về âm nhạc, t́nh dục, hy vọng, hạnh phúc, những vấn đề sâu kín cá nhân, những vấn đề bao quát của nhân loại trong văn học và các loại h́nh truyền thông đại chúng hiện đại. HVS là một diễn đàn để người đọc sách có thể tŕnh bày và trao đổi ư kiến với các tác giả về mọi vấn đề hiện đại, không chỉ trong không gian hư cấu của văn học, mà cả những sự kiện xă hội, chính trị đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Các chương tŕnh lớn sử dụng hội trường chính 850 chỗ ngồi. Đặc biệt năm nay, trong ư hướng mở rộng quan tâm và sinh hoạt văn học về các vùng xa trung tâm, nhiều chương tŕnh đă được tổ chức ở các vùng ngoại vi thành phố Sydney như Cabramatta, khu phố đông người Việt nhất đến nỗi được gọi là Vietnamatta, Campbelltown, Paramatta, Blue Mountains và Wollongong, 80 km phía nam Sydney. Hai ngày cuối có cả pḥng giữ trẻ cho các bà mẹ có th́ giờ tham gia các chương tŕnh giảng diễn. Vé tham gia các chương tŕnh từ 5 đến 75 Úc kim (khoảng 3 đến 50 Mỹ kim). Ban tổ chức năm nay đă cố gắng tăng số lượng các chương tŕnh miễn phí, và tránh trường hợp cả trăm người phải xếp hàng mà không vào được. Tiểu thuyết gia Anh Peter Finlay, c̣n được biết là DBC Pierre, giải Booker 2003, đă chủ tŕ 3 chương tŕnh : 1 buổi giảng diễn vé 20 Úc kim, 1 buổi giảng miễn phí ở trung tâm Sydney, và 1 buổi nói chuyện miễn phí ở Paramatta. Các tác giả nổi tiếng khác là :

John Dean (từ Mỹ), nguyên luật sư cố vấn cho cố Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, và là tác giả của cuốn sách đang gây tranh luận "Worse Than Watergate : The Secret Presidency of George W. Bush" ("C̣n Tệ Hơn Watergate Nữa : Hành Trạng Bí Mật Của Tổng Thống George W. Bush"), buổi giảng của ông ở Thị Sảnh - Town Hall 1500 chỗ ngồi không c̣n ghế trống. 

Susanna Moore (Mỹ), tiểu thuyết h́nh sự gợi t́nh "In the Cut" ("Trong Vết Cắt") vừa được quay thành phim với tài tử Meg Ryan khoả thân, dư luận khen chê náo động.

Jane Campion (Úc), nữ đạo diễn của phim "In the Cut" nói trên, và phim "The Piano", giải Oscar về cước bản phim 1993, đă cho biết thích đọc một cuốn sách hay hơn là xem phim. 

Louis de Bernières (Anh), giải "Tác giả Trong Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc - Commonweath Writers Prize" 1995 với tiểu thuyết "Captain Corelli's Mandolin" ("Măng-Cầm của Đại Úy Corelli"), bán hết 2 triệu rưỡi cuốn, quay thành phim với Nicholas Cage và Penélope Cruz năm 2001.

Salam Pax (Iraq), chủ tŕ Nhật-kư mạng (Weblog) nổi tiếng thế giới trong cuộc chiến xâm lăng Iraq, về cảm-nghĩ và thông-tin tức-th́ ngay những lúc Baghdad bị dội bom, có người gọi là "Anne Frank của Baghdad".

Alain de Botton (Anh), triết gia, muốn đại chúng hoá triết học bằng cách diễn đạt cho dễ hiểu những tư tưởng triết học cổ kim, tác giả "The Art of Travel" ("Nghệ Thuật Du Lịch"), sách du lịch đang bán chạy nhất thế giới. 

Chi Zijian (Trung Quốc), tác giả nữ vừa được giải Cathay Pacific James Joyce 2004, năm ngoái đă không sang được v́ Trung Quốc có dịch SARS.

Steven Galloway (Canada), tiểu thuyết gia, giáo sư Sáng tác ở Đại học British Columbia, tác phẩm mới nhất là "Ascension" ("Thăng Thiên").

Daniel Ferrer (Pháp), nhà biên khảo nghiên cứu, chủ biên tạp chí Genesis.

Uwe Kolbe (Đức), nhà thơ và tiểu luận nổi tiếng.

Colleen McCullough (Úc, tác phẩm nổi tiếng "The Thorn Birds - Những Con Chim Ẩn Ḿnh Chờ Chết") phỏng vấn bởi Bob Carr, Thủ hiến NSW, nổi tiếng là một chính trị gia trí thức, quan tâm (đến mức chuyên môn) về văn học và môi sinh. Tiêu điểm thảo luận đă là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ 6 tập "Masters of Rome - Những Ông Chủ của Thành La Mă" của Colleen McCullough, về thời đại Cộng Hoà trước khi trở thành Đế Quốc La Mă.

Đặc biệt, HVS năm nay c̣n có nhiều buổi đọc sách và thảo luận về các tác phẩm của người tỵ nạn đă hay đang bị giam ở Úc :

Mohsen Soltany Zand : từ Iran di dân bất hợp pháp sang Úc năm 1999, bị giam 4 năm, nhờ luật sư can thiệp cho tư cách tỵ nạn, hiện đang theo học trường chuyên nghiệp, 34 tuổi, làm thơ trong thời gian bị giam giữ, như một h́nh thức trị liệu, ghi lại tâm t́nh của ḿnh, kể cả ư định tự tử. Thơ của anh cùng với văn thơ của 29 người cùng cảnh ngộ di dân bất hợp pháp bị giam cầm khác được biên tập và xuất bản thành tập "Another Country - Một Xứ Sở Khác" được chọn làm một đề tài thảo luận trong HVS.

Hussein Ali Al-Hashimi : người Iraq, lúc bị giam năm 2000 đă làm thơ để giữ cho ḿnh khỏi điên loạn, hiện đang có hộ chiếu cư ngụ tạm. Cũng như Zand, anh hiểu những di dân bất hợp pháp như anh bị căm ghét, quỷ-hoá thành thứ khủng bố, tội phạm. Anh hy vọng tập sách nầy sẽ cho thấy được một khuôn mặt có nhân tính hơn cho những người như anh, không có cách nào khác hơn là viết để biện bạch.

Chủ biên Tom Keneally và Rose Scott hy vọng rằng tập sách sẽ là "một hạt thuốc giải độc tí hon tiêm vào ḍng máu của thể xác chính trị Úc, trong lúc chính quyền Úc đang ra sức quỷ-hoá người tỵ nạn, sẽ cố gắng tŕnh bày những tiếng nói nhân tính của họ, mong muốn có được không gian cá nhân, tự do cá nhân không khác ǵ mọi người Úc b́nh thường". Từ 3 năm nay, chính quyền John Howard thi hành chính sách cứng rắn, hạn chế tuyệt đối di dân bất hợp pháp, phần lớn bằng ghe thuyền từ Indonesia xâm nhập vào các bờ biển phía tây và phía bắc nước Úc. Di dân bất hợp pháp bị giam trên các đảo quốc đang được Úc viện trợ hoặc các đảo nhỏ đặt dưới quy chế khác với lănh thổ của Úc, bị chối từ tư cách tỵ nạn chính trị hay chiến tranh, bị t́nh nghi có liên hệ với bọn khủng bố, và bị cáo buộc phi-nhân-hoá như là đă ném con cái xuống biển khi bị Hải Quân Úc chận hỏi. Chính sách cứng rắn nầy đă nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và cả Liên Hiệp Quốc lên án, nhất là việc các trẻ em bị giam giữ lâu năm. Tác phẩm của những người di dân bất hợp pháp nầy chứa đựng những u uất, sợ hăi, lo lắng, hoang mang, phẫn nộ, cả những chai ĺ, tê liệt, chán nản và tuyệt vọng chết người.

Cũng trong khuôn khổ HVS, "Giải Văn Học Của Thủ Hiến NSW" năm thứ 25, cho từng bộ môn : thơ, cước bản phim, kịch bản, chuyện thật, phê b́nh văn học, chuyện trẻ em, văn học cho thanh thiếu niên, tiểu thuyết, sách trong năm, … đă được công bố ngày 17/05/2004. Giải tiểu thuyết có tên là "Giải Christina Stead", trị giá 20 ngàn Úc kim (14 ngàn Mỹ kim) đă được trao cho tác phẩm "Shanghai Dancing - Khiêu Vũ ở Thượng Hải" của Brian Castro [1], cùng với giải thưởng "Sách trong năm". Thuộc loại bán-tự-thuật về một gia đ́nh gốc Portugal-Anh-Trung quốc, sống ở Thượng Hải, Hongkong và Macau từ 1930 đến 1960 rồi di dân sang Sydney, cuốn tiểu thuyết nầy hai năm trước đă không t́m được nhà xuất bản, mới đây được một nhà xuất bản nhỏ phát hành. Ban chấm giải khen tặng là "tác phẩm vươn quá khuôn khổ văn học, nói lên được tính phổ biến của kinh nghiệm làm người. Ở thời điểm có khuynh hướng đặt trọng tâm vào căn cước riêng, đây là một tác phẩm quan trọng, có ư nghĩa lớn". Năm nay có hai Elizabeth tranh đua quyết liệt với tiểu thuyết được giải. Đó là "Elizabeth Costello", tiểu thuyết của JM Coetzee, giải Nobel Văn học 2003, từ Nam Phi di dân sang Úc, và Elizabeth Stead, cháu của Christina Stead, nhà văn có tên được đặt cho giải nầy.

HVS 2004, thành công nhất từ trước đến nay, bế mạc sau khi công bố thành lập "Tài-Đoàn Tiếng Anh Trong Sáng - Plain English Foundation" cổ xướng việc dùng ngôn từ và biểu hiện tiếng Anh trong sáng dễ hiểu cho công chúng, trên cơ sở rằng truyền đạt khó hiểu, không rơ ràng gây hại cho nền dân chủ và làm hao tổn ước lượng 2 tỉ Úc kim mỗi năm trong các thương vụ ở Úc.

Ở vùng ngoại biên [1] của HVS, thứ Bảy 22/05/2004 đă có buổi ra mắt "Cầu Nối - The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing", tuyển tập văn chương Anh ngữ, gồm các tác phẩm của mười nhà văn trẻ: David Phú An Chiêm, Michelle Chương, Khoa Đỗ, Hải Hà Lê, Hải Vân Nguyễn, Hoàng Tranh Nguyễn, Hương Thảo Nguyễn, Anh Khoa Trần, Matilda (Hằng) Trần, và Chi Vũ. Tuyển tập này, do nhà nghiên cứu và lư luận văn học Hoàng Ngọc-Tuấn chọn lựa và biên tập, là một phần của dự án nghệ thuật nhằm giới thiệu những tài năng trẻ của cộng đồng người Việt tại Úc châu. 

Sinh hoạt văn học Úc có vẻ có nồng độ cao trong khoảng thời gian Miệt Dưới - Down Under nầy đang chuyển mùa từ Thu sang Đông. 

Cước chú :

[1] Xem Hoàng Ngọc Tuấn, "Những tiếng nói từ bên lề của những vùng ngoại biên", Hợp Lưu 68, trang 5, 6.

         

                     (1) Shanghai Dancing            (2) Jane Campion (bên trái) & Susanna Moore

 

[ Trở về ]