

What Can I Do? Chương 15:
Truy
cập trách nhiệm giải tŕnh
của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch
Jane Fonda
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời người dịch:
Tác giả Jane Fonda là người mặc áo đỏ, đội mũ đỏ ở chính
giữa hàng đầu, nắm bảng “Green New Deal Now!” trong h́nh. Cậu bé
áo đỏ đội mũ đỏ bên cạnh là Iain Armitage, 12 tuổi, tài tử
chính của bộ phim TV “Young Sheldon”. H́nh chụp cuộc biểu t́nh
đ̣i “Green New Deal Now!” và chấm dứt nhiên liệu hóa thạch “No New
Fossil Fules!”
Dưới đây là bản dịch Phần đầu Chương 15 của cuốn sách “What
Can I Do? My Path from Climate Despair to Action – Tôi
có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến Hành động
v́ Biến đổi Khí hậu”, tác giả Jane Fonda
đề cập đến kẻ địch khổng lồ hung hăn kiên cường nhất của giải pháp
Green New Deal, đó là liên minh các đại công ty nhiên liệu hóa
thạch, các ngân hàng và công ty đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch,
và các chính trị gia hưởng lợi từ đám đó
|
|
*
Trong mười hai lần Diễn tập Chữa lửa mỗi Thứ sáu - Fire Drill
Fridays trước đây, chúng ta đă tập trung chủ yếu vào tác động
của nhiên liệu hóa thạch đối với khí hậu, đối với môi trường sống
của chúng ta và đối với các cộng đồng nạn nhân ở tâm điểm của tai
họa độc hại v́ nhiên liệu hóa thạch. Cuối cùng, đă đến lúc chúng
ta phải đề cập thẳng thắn đến sự cần thiết phải đối mặt đ̣i hỏi
các công ty nhiên liệu hóa thạch phải chịu trách nhiệm, và cách
thức thực hiện đ̣i hỏi ấy.
Để tôi bắt đầu câu chuyện này bằng một điều lạ lùng mà tôi đă
không để ư cho đến khi dời qua Washington DC cho chương tŕnh Fire
Drill Fridays: Tôi không ngờ có cơ man nào là người, thậm chí cả
những người tự xưng là nhà cổ động vô địch về khí hậu!, từ chối đề
cập chứ đừng nói đến thảo luận, về nhu cầu phải giảm lượng nhiên
liệu hóa thạch ngay tại nguồn của chúng.
Chưa bao giờ trong suốt 25 năm đàm phán quốc tế về khí hậu mà có
được một cuộc thảo luận có ư nghĩa về việc ngừng khai thác nhiên
liệu hóa thạch. Ngay cả Hiệp ước Khí hậu Paris và Nghị quyết Green
New Deal cũng đă chẳng nhắc đến cụm từ “nhiên liệu hóa thạch”!
Mặc dù nhiên liệu hóa thạch là động lực độc nhất hay lớn nhất của
biến đổi khí hậu; măi đến gần đây, nhiều nhà môi trường, kể cả một
số tổ chức môi trường lớn nhất, cũng vẫn hiếm khi đả động đến
nhiên liệu hóa thạch, và tránh xa bất kỳ lời kêu gọi nào để giảm
thiểu chúng. Họ nói về một tương lai năng lượng sạch bền vững. Họ
nói về các tấm pin mặt trời. Họ nói về cối xay gió và bảo tồn điện
năng. Nhưng ít ai nói về sự cần thiết phải đối đầu với ngành nhiên
liệu hóa thạch. Và khi nói đến việc giải quyết vấn đề biến đổi khí
hậu, các chính trị gia Hoa Kỳ cũng chẳng hơn ǵ ai. Rất ít chính
trị gia thừa nhận sự cần thiết phải giữ nhiên liệu hóa thạch
nằm yên trong ḷng đất.
Tôi đă hoàn toàn thất vọng khi tôi nhận biết điều này. Tại sao
chiến đấu với khủng hoảng khí hậu mà lại không
nói đến những ǵ đang gây ra khủng
hoảng khí hậu? Thật là chuyện quá khó hiểu!
Phải mất một thời gian, nhưng bây giờ tôi hiểu ra: Tránh đối đầu
với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch th́
an lành hơn, ít gây tranh căi hơn. Cứ
nghĩ xem: Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta đang phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch đă thúc đẩy sự phát
triển của quốc gia chúng ta thành một đại cường quốc công nghiệp.
Các nhà khoa học đă đúng khi nói rằng việc ngăn chặn thảm họa khí
hậu gây ra bởi nhiên liệu hóa thạch “đ̣i hỏi hành động nhanh
chóng và biến đổi tận gốc”. Ủng hộ việc xây dựng vài tuabin
gió th́ dễ dàng hơn nhiều so với việc thực thi hành động chuyển
đổi tận gốc để thay đổi chính khu vực kinh tế đă tạo nền tảng cho
xă hội của chúng ta.
Lại nữa, các tập đoàn kinh doanh nhiên liệu hóa thạch rất hùng
mạnh về kinh tế, chính trị và xă hội. Đối đầu với họ đ̣i hỏi cột
xương sống vững chắc và ḷng sẵn sàng từ chối quà tặng của họ. Các
tập đoàn nhiên liệu hóa thạch biếu tặng hàng triệu USD cho các ứng
cử viên chính trị. Họ cũng quyên góp cho các tổ chức về môi trường
và các thiện nguyện khác, tài trợ cho các hoạt động cộng đồng và
văn hóa, thậm chí c̣n biếu tặng cả công viên và sân bóng chày cho
chính cộng đồng mà họ đang gây ô nhiễm nữa.
Và đó là lư do tại sao chuyển sang việc nêu tên họ lên, đ̣i họ
chịu trách nhiệm, lại phải xuất phát từ phần-tử can đảm nhất của
phong trào khí hậu, bắt đầu từ các nhóm ở tiền tuyến và các cộng
đồng bản địa, những người không có lựa chọn nào khác ngoài chuyện
phải đối đầu với việc khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch,
v́ nó nằm ngay ở trung tâm cộng đồng của họ, nơi họ sống, làm
việc, vui chơi và cầu nguyện. Và lời kêu gọi đ̣i hỏi trách nhiệm
đă được lặp lại bởi một số tổ chức trong nước lẫn quốc tế như:
350.org và phong trào thoái vốn nhiên liệu hóa thạch;
Greenpeace - Tổ chức Ḥa b́nh Xanh và mạng lưới bất tuân dân
sự của người bản địa nhắm vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch;
Sunrise Movement - Phong trào Mặt trời Mọc yêu cầu
các ứng cử viên chính trị kư Cam kết No Fossil Fuel Money
Pledge - không nhận tiền ủng hộ chính trị từ ngành công nghiệp
nhiên liệu hóa thạch; Oil Change International - Tổ chức
Quốc tế Chuyển đổi việc sử dụng dầu khí, nỗ lực chấm dứt trợ cấp
từ quỹ công cho ngành nhiên liệu hóa thạch; Greta Thunberg
và các tiền đạo trẻ trung dũng cảm về khí hậu. Đấy là những lực
lượng đă đóng vai tṛ ṇng cốt trong việc chuyển tiêu điểm từ phía
cầu (người tiêu thụ) đơn thuần, sang phía cung
(nguồn sản xuất): nghĩa là phải chấm dứt nhiên liệu hóa
thạch. Không thể giải quyết vấn đề được nếu không nêu tên thẳng
thắn. Đó là lư do tại sao các biểu ngữ của Fire Drill Fridays lại
nêu lên nhiên liệu hóa thạch và đ̣i hỏi phải từ bỏ, từ mọi phương
hướng; và chúng tôi chưa bao giờ có người phát biểu nào mà tổ chức
của họ lại không hỗ trợ yêu cầu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Và một điều khác đă làm tôi choáng váng mà tôi đă không hiểu rơ
được, cho đến khi dời qua Washington DC và bắt đầu nghiên cứu một
cách nhiệt thành: đó là tính cách cấp bách mà chúng ta đang phải
đối mặt ngay bây giờ đây, đáng lẽ đă chẳng nhất thiết phải xảy ra,
nếu như cách đây 50 năm, các công ty dầu mỏ chịu nói lên sự thật
về những ǵ họ biết được.
Các tài liệu do các nhà báo và luật sư dám nghĩ dám làm tiết lộ
rằng vào những năm 1960, các công ty dầu khí đă biết về nguy cơ
hủy hoại môi trường nghiêm trọng v́ sự nung nóng toàn cầu do các
sản phẩm của họ gây ra. Một hai thập niên sau đó, các nhà khoa học
của chính các công ty dầu khí Exxon và Shell đă báo cáo với họ
rằng: hậu quả nung nóng tai hại do lượng khí carbon họ thải ra có
thể sẽ tăng gấp đôi, thậm chí c̣n sớm hơn dự đoán trước đó nữa, sẽ
gây ra thảm họa sinh thái, chẳng hạn như sự tan ră của các tảng
băng ở Tây Nam Cực, sẽ gây ngập lụt toàn bộ các xứ sở và đất nông
nghiệp ở các vùng trũng, phá hủy toàn bộ các hệ sinh thái, và sẽ
đ̣i hỏi phải có các nguồn nước ngọt mới. Các công ty này đă biết
rằng những thay đổi toàn cầu về nhiệt độ không khí sẽ “thay
đổi kịch liệt lối sống và làm việc của con người, có thể là những
thay đổi lớn nhất trong lịch sử từng được ghi chép”. Các
báo cáo của họ cho thấy vùng Trung Tây Hoa Kỳ và các khu vực khác
trên thế giới có thể trở thành giống như sa mạc.
Thế rồi các quan chức của Exxon đă nói ǵ nào? Họ bảo: “Vấn
đề này không đến nỗi quan trọng đối với nhân loại như thảm họa tàn
sát hạch nhân hay nạn đói toàn thế giới”. Họ khẳng định
như thế trong khi vẫn tiếp tục đào khoan dầu khí.
Exxon, Shell, Mobil và các công ty khác
biết rằng sản phẩm của họ sẽ không thể mang lại lợi nhuận một khi
thế giới hiểu được những rủi ro hiểm họa đó, v́ vậy họ đă sử dụng
chính những chuyên gia tư vấn mà các công ty thuốc lá đă sử dụng,
để khởi động một nỗ lực truyền thông khổng lồ nhằm khai phát các
chiến lược để đánh lừa chúng ta. Chỉ khác biệt là các công ty
thuốc lá th́ chủ yếu chỉ gây hại cho người nào hút thuốc mà thôi.
C̣n các công ty nhiên liệu hóa thạch đang gây hại cho toàn bộ trái
đất và tất cả cư dân sống trên đó.
Và đă trở nên rơ ràng đối với tôi rằng ngành công nghiệp nhiên
liệu hóa thạch là tai họa đối với nền dân chủ. Chúng ta không thể
tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà có thể c̣n sống
được trong một quốc gia tự xưng là dân chủ. Đây là một ví dụ: Một
cuộc thăm ḍ đă chỉ ra rằng 2/3 người dân Mỹ muốn chính phủ của
chúng ta thông qua một thỏa thuận khí hậu thành luật có hiệu lực.
Thế mà vào năm 2013, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đă chi
ra 326 triệu USD để thuyết phục các nghị sĩ đảng Cộng ḥa và một
số đảng viên Dân chủ hủy bỏ một thỏa thuận như vậy. Ở mọi cấp từ
địa phương, tiểu bang, quốc gia cho đến quốc tế, các công ty nhiên
liệu hóa thạch không ngừng đổ tiền vào để ngăn chặn bất kỳ biện
pháp nào t́m cách hạn chế khả năng khai thác và thu lợi nhuận tối
đa của họ, v́ lư do sức khỏe và ước nguyện của dân chúng. Điều này
cho thấy nhiên liệu hóa thạch đang phá hoại nền dân chủ của chúng
ta, đạp đổ ư nguyện của người dân Mỹ như thế nào.
Nhiên liệu hóa thạch là một ví dụ chói lọi về chủ nghĩa xă hội
cho doanh nghiệp ở nước ta. Chính phủ của chúng ta hỗ trợ cho
các công ty nhiên liệu hóa thạch hàng năm tới 20 tỷ USD qua trợ
cấp và giảm thuế. 45% hoạt động đào khoan và thủy lực cắt phá
(* fracking) hiện tại không sinh lợi được nếu không
có sự hỗ trợ của chính phủ. Chủ nghĩa xă hội cho doanh
nghiệp là như thế, v́ vậy đừng ai cho phép họ công kích
Green New Deal là “xă hội chủ nghĩa”.
Và trên cả những tội ác ấy trong quá khứ, họ đang phá hủy tương
lai của chúng ta. Tất cả những việc
họ làm là để cho một số rất ít CEO -
giám đốc điều hành ngành nhiên liệu hóa thạch, giám đốc điều hành
ngành sản xuất vũ khí, các chính trị gia mà họ mua chuộc, và các
ngân hàng cùng công ty đầu tư như JPMorgan Chase, Wells Fargo
Union và BlackRock đứng ra bảo đảm cho họ, sẽ càng ngày càng
giàu hơn mà thôi.
Bọn này chắc chắn đă giàu có thêm trong tuần lễ mà Tổng thống
Trump cho ám sát Qasem Soleimani, Chỉ huy Lực lượng Quds của Iran,
vào đúng ngày thứ Sáu lúc Hoa Kỳ và Trung Đông đang phập phồng
chuẩn bị cho chiến tranh có thể xảy ra, giá dầu tăng vọt, và kết
quả là tất cả các dự án đường ống dẫn dầu đang chờ xử lư khấp khởi
sắp được phê chuẩn. Thật là một thời điểm lên ruột ở nhiều cấp độ
cho chúng ta.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
28 Jan 2021
(*) Chú thích theo Wikipedia:
Fracking:
Thủy lực cắt phá (tiếng Anh: hydraulic fracturing, thường
rút ngắn thành fracking) là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng
áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong ḷng đất. Đường
nứt sẽ chạy theo mạch đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất
vốn bị nén chặt trong ḷng đất. Bằng cách bơm chất lỏng trộn với
một số hóa chất và cát dưới áp suất cao vào giếng mỏ làm
nứt vỡ tầng đá, một số địa chất như khí đốt và dầu mỏ có thể bơm
lên được.
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|