Chữ nghĩa Kangaroo

Phạm Vũ Thịnh

Kangaroo là một loài thú đặc biệt của châu Úc. Xin mượn lời của nhà văn Murakami Haruki diễn tả Kangaroo: “Chân trước ngắn có năm ngón, chân sau to mà dài ngoằng, có bốn ngón, ngón thứ tư đặc biệt phát triển thật lớn và mạnh, ngón thứ hai và ngón thứ ba lại thật nhỏ mà dính vào nhau...”... “Đúng là bé kangaroo mới sinh đă chui tọt vào túi mẹ nó. Chiếc túi trước bụng kangaroo mẹ phồng to lên, chỉ có cái tai vểnh và khúc đầu của cái đuôi bé kangaroo mới sinh c̣n tḥ lên trên miệng túi.

Vâng, kangaroo-mẹ đặc biệt là có cái túi da trước bụng để kangaroo-con chui vào mà mang đi. Cái túi đó là để nuôi con, nên kangaroo-cái mới có, kangaroo-đực th́ không.

Đó là Kangaroo ngoài đời. C̣n trong văn tự chữ nghĩa, có “Kangaroo words” là những “từ ngữ Kangaroo”. Facebook của anh bạn tôi mới đây có đăng h́nh “Kangaroo words” sau đây:

Wikipedia cho biết: Từ (ngữ) kangaroo là một từ (mẹ) chứa tất cả các chữ cái của một từ đồng nghĩa của nó, như chứa một đứa con từ-ngữ được gọi là từ “joey” (kangaroo-con), mà các chữ cái này phải xuất hiện đúng theo thứ tự trong từ-con “joey”. Ví dụ từ “masculine” có chứa từ “male” là một từ kangaroo.

Các từ kangaroo ban đầu được phổ biến như một tṛ chơi chữ bởi Ben O'Dell trong một bài báo cho tạp chí The American Magazine số 151, trong những năm 1950, sau đó được tái bản trong Reader's Digest. (Có “giám khảo” c̣n đặt điều kiện cho khó khăn thêm rằng các chữ cái tạo thành từ-con joeyphải phân tán chứ không được liên tiếp nhau).

Tiến thêm một bước nữa, từ kangaroo-sinh-đôi (grand kangaroo word) là một từ kangaroo có chứa hai từ “joey”, ví dụ: “container” (vật đựng, thùng chứa) có hai từ “tin” và “can” đều cũng có nghĩa là “cái lon để chứa đựng thứ ǵ đấy”.
 
Ngược lại, từ kangaroo-ngược (anti-kangaroo word) là một từ có chứa tất cả các chữ cái của một từ trái nghĩa của nó, ví dụ từ “animosity” chứa “amity”.

(A-1). Từ kangaroo: H́nh trên cho thấy bốn ví dụ:
- từ “masculine” chứa “male” (thuộc về phái nam);
- từ “chicken” chứa “hen” (gà và gà mái);
- từ “honorable” chứa “noble” (đáng tôn kính, quư tộc);
- từ “blossom” chứa “bloom” (nở hoa).

Facebook của nhà văn nữ Lynn Miclea cho thêm nhiều từ kangaroo khác:
ALLOcaTe (allot); conTAmINaTe (taint); CUrTail (cut);
DAZzlE (daze); destRUctIoN (ruin); dEVILish (evil); exISts (is);
FabrICaTION (fiction); fEAsT (eat);
iMpAiR (mar); inHErItoR (heir); insTrUcTOR (tutor);
JOvialitY (joy); muniCIpaliTY (city); MATchEs (mate); obSErvE (see);
pLagIARist (liar); PROpoRtionATE (prorate); proSecUtE (sue);
RAmbUnCtiOUS (raucous); RAmpaGE (rage); RESpiTe (rest):
SATisfiEd (sated); sCUlpT (cut); sePARaTe (part); SLIthereD (slid);
SPlOTch (spot); suBstAndarD (bad); SUPERvIsOR (superior).

Rồi trên mạng lại c̣n có sẵn vô số những từ kangaroo người ta đă t́m ra nữa! Như: từ
acclimatize chứa từ climate, affect chứa act, bombarded chứa bombed, burst chứa bust, charisma chứa charm, clue chứa cue, ... nhiều đếm không xuể!

(A-2). Từ kangaroo-sinh-đôi (grand kangaroo word): th́ ít hơn, có thể kể thêm vào từ “container” ở ví dụ trên, các từ sau đây:
amicability” chứa cả “amiability” và “amity”;
canister” chứa cả “can” và “case”;
complaisant” chứa cả “compliant” và “pliant”;
community” chứa cả “county” và “city”;
diminutive” chứa cả “minute” và “mini”;
expurgate” chứa cả “purge” và ”pure”;     
frangible” chứa cả “fragile” và “frail”;
perambulate” chứa cả “ramble” và “amble”.
Và nếu không đặt điều kiện gắt gao “các chữ cái phải phân tán chứ không được liên tiếp” th́ có thể nói từ “alone” chứa cả hai từ-con là “lone” và “one”; và từ “chicken” chứa cả hai từ-con “chick” và “hen” cũng là từ kangaroo-sinh-đôi (grand kangaroo word).

(A-3). Các từ kangaroo-ngược (anti-kangaroo word) cũng khá nhiều, ví dụ:
bearded” chứa “bare”;
communicative” chứa “mute”;
exacerbate” chứa “abate”;
fabrication” chứa “fact”;
feasted” chứa “fast”;
pest” chứa “pet”;
resigned” chứa “reigned”;
wonderful” chứa “woeful”;
.........
*
Tôi th́ chỉ t́m ra được vài từ kangaroo sau đây:
- từ “nAVIgATION” có từ “AVIATION” bên trong, đều chỉ chuyện phi-hành;
- từ “MysElf” chứa từ “ME” thuộc về “tôi”;
- từ “COmPAnIoN” chứa từ “COPAIN” nghĩa là bầu bạn;
- từ “ChARiot” chứa từ “CAR” bên trong đều có nghĩa “xe”. Nhớ tới chariot là loại xe cổ đă thấy trong phim ảnh, như chiếc xe mà Samson đă dùng đi bắt sư tử trong phim Samson & Delilah (Victor Mature đóng vai chính, xem từ thời 1960!), hay các xe đua trong phim Ben Hur,...

- từ “PIZZEriA” chứa từ “PIZZA” lẫn từ “PIE” nên có thể xem là một từ kangaroo-sinh-đôi (grand kangaroo word).

Tương tự như vậy, trong tiếng Việt th́ tôi cũng chỉ mới t́m ra được vài từ kangaroo:
- “bạC mÁ” là tên một loại cá, có chứa từ “CÁ” bên trong;
- “cHung kẾT” chứa từ “HẾT”;
- “CHủ ngỮ” chứa từ “CHỮ”;
- “hOàng ANH” chứa từ “OANH”;
- “Sinh đẢN” chứa từ “SẢN”.
*
(B-1). Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam lại có vô số từ ngữ có thể cho là có dạng từ kangaroo mà lại có đến hai từ “joey” đồng nghĩa, xứng đáng để gọi là từ kangaroo-sinh-đôi (grand kangaroo word), có cấu trúc như sau:
(1) gồm một từ Hán Việt cùng một từ thuần Việt theo sau: binh lính, bồi đắp, chỉnh sửa, chuyển đổi, di dời, dư thừa, đạt tới, giả dối, h́nh bóng, hùng mạnh, nịnh bợ, phân chia, phân tách, quân lính, sinh sống, thúc đẩy, thiêu đốt, tiền bạc,
tiễn đưa, tĩnh lặng, tu sửa, tự ḿnh, tính toán, vi lau,...
(2) gồm một từ thuần Việt cùng một từ Hán Việt theo sau: bầy đoàn, dối trá, đỏ hồng, đo đạc, đo lường, phe phái, tính toán, tối ám, xê dịch, yếu nhược,...
(3) gồm hai từ đồng nghĩa cùng là từ Hán Việt: biến chuyển, biến hóa, cô độc. cô đơn, đơn độc, độc nhất, h́nh ảnh, h́nh dạng, hôn ám, gian tà, kỹ xảo, luật pháp, nguy hiểm, quân binh, quy luật, quy phạm, quy tắc, vi lô, xảo diệu, ư nghĩa,...
(4) gồm hai từ đồng nghĩa cùng là từ thuần Việt: bao bọc, bầy đàn, bợ đỡ, buôn bán, buồn rầu, ch́m đắm, chuyển đổi, chứa đựng, hỗ thẹn, lừa gạt, lường gạt, nhỏ bé, so sánh, tê liệt, thiếu sót, tôi tớ, yên ổn,...

Trong số đó, từ “vi lau” xuất hiện trong bài thơ “Bẽn lẽn” của Hàn Mạc Tử: “Trong khóm vi lau rào rạt măi, Tiếng ḷng ai nói? Sao im đi?”, và từ “vi lô” trong câu thứ 913, Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Vi lô san sát hơi may, Một trời thu để riêng ai một người” có cùng ư nghĩa. Vi, 葦蘆, hai từ này đều có nghĩa là “cỏ lau, dùng chế mành mành và lợp nhà” hay “lau sậy”. Có lẽ âm thuần Việt “lau” đă phát sinh từ âm Hán Việt “” (?).
Và thời xưa đă có câu đối chơi chữ dùng các cặp từ đồng nghĩa thuần Việt và Hán Việt như trong cấu trúc (2) trên đây:
“Không trong Nội nhớ hoài
Bán măi cửa quan sợ Cụ
trong đó các từ Hán Việt in đậm có hai nghĩa khác nhau, một Việt một Hán!
Đáng chú ư là vế đối có từ “bán măi” không phải là từ kangaroo mà là từ kangaroo-ngược (sắp nói đến dưới đây), v́
măi có nghĩa là “mua”, mại mới là “bán”. Bằng vào các từ “”, “Nội”, “Cụ” và “măi” ấy th́ có thể suy đoán rằng tác giả của câu đối này phải là một người Huế dưới triều đại nhà Nguyễn. Người Huế th́ có thể đọc hai âm "măi" và "mại" không khác ǵ nhau. Chứ từ "Vi Dă葦野" là "cánh đồng lau" mà họ c̣n đọc ra thành "Vỹ Giạ" nữa là!

(B-2). Về từ kangaroo-ngược (anti-kangaroo word) th́ trong tiếng Việt có những từ có cấu trúc như sau:
(1) gồm một từ Hán Việt cùng một từ thuần Việt theo sau: cao thấp, chủ tớ, công của, hợp tan, thắng thua, thuận ngược, tiến lùi,...
(2) gồm một từ thuần Việt cùng một từ Hán Việt theo sau: hỏi đáp, nhặt khoan, ngay gian, tối ám,...
(3) gồm hai từ trái nghĩa cùng là từ Hán Việt: an nguy, âm dương, chính tà, cường nhược, đa thiểu, đại tiểu, hàn ôn, hàn thử, hắc bạch, hoăn cấp, hợp tan, minh ám, nam nữ, ni tăng, nồng đạm, phù trầm, quan dân, quân thần, tả hữu, tăng giảm, tân cổ, tân cựu, thăng trầm, thắng bại, thân sơ, thuận nghịch, tiến thoái, trọc thanh, vấn đáp,...
(4) gồm hai từ trái nghĩa cùng là từ thuần Việt: ăn thua, ấm lạnh, ch́m nổi, chúa tôi, đậm nhạt, đen đỏ, đen trắng, đục trong, đủ thiếu, già trẻ, giàu nghèo, hên xui, khóc cười, lành rách, lên xuống, lớn nhỏ, mạnh yếu, may rủi, mặn nhạt, mua bán, nhiều ít, nóng lạnh, phải trái, sốt rét, tiến lùi, tới lui, trai gái, vuông tṛn, xanh đỏ, xưa nay, yêu ghét,...

Trong số đó, từ “hàn ôn” xuất hiện trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan: “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn”. Từ kangaroo “hàn ôn” này có thể dịch ra từ thuần Việt là “ấm lạnh”, là những tâm t́nh muốn chia sẻ với ai đó có thể cảm thông với ḿnh; hai từ joey bên trong từ “ấm lạnh” th́ không đến nỗi đối nghịch cao độ như trong từ “nóng lạnh” là triệu chứng ban đầu của bệnh hoạn ǵ đấy chưa rơ, mà cùng cực là từ “sốt rét” nói đến một thứ bệnh đường rừng nguy hiểm ai cũng biết.

*
Đến đây th́ đâm ra thắc mắc: v́ sao mà tiếng Việt lại có nhiều từ-kép gồm hai từ đồng nghĩa kiểu
từ-kangaroo-sinh-đôi đến vậy? Phải chăng v́ bản tính người Việt ưa chuộng âm vang êm đềm và nhịp điệu uyển chuyển trong câu nói tiếng Việt vốn gồm những từ ngữ có nhiều thanh bậc gần như các nốt nhạc, mà từ ngữ tiếng Việt đơn âm th́ lại thường nghe cộc lốc, cứng cỏi, v́ vậy người Việt đă tạo ra nhiều dạng từ-kép ghép thêm âm-đệm vào cho thuận tai hơn? Ngay cả khi từ-đệm không có ư nghĩa mà chỉ có tác dụng làm nhẹ hay êm tai, do thuận với quy tắc ḥa thanh (phù, trầm) "huyền ngă nặng, sắc hỏi không", ví dụ: “sáng sủa, xanh xao, vàng vọt”,.... Huống hồ trường hợp có thêm từ đồng nghĩa th́ lại càng dễ ghép vào thành từ-kép cho vừa êm tai mà vừa rơ nghĩa thêm. Mà cả trường hợp ghép thêm từ trái nghĩa nữa, cũng là do lư do vừa êm tai vừa rơ nghĩa thêm đó.

Tâm t́nh người Việt vốn ưa chuộng sự êm dịu, uyển chuyển thể hiện trong câu nói tiếng Việt, có tính cách trái ngược hẳn với tiếng Hán là gốc của những từ Hán Việt. Thử đọc lại các tác phẩm văn học của tiền nhân th́ thấy sự khác biệt tương phản đó. Như bài thơ “Kẻ Sĩ” của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, ngay sau khi “lên giọng” hào hùng mạnh mẽ đến thô bạo bằng tiếng Hán:

Kinh luân khởi tâm thượng,
binh giáp tàng hung trung,
Vũ trụ chi gian giai phận sự,
nam nhi đáo thử thị hào hùng
.”

th́ ông “xuống giọng” bằng tiếng Việt nghe ḥa nhă, êm tai hơn:

Nước nhà yên mà sĩ được thung dung,
Bấy giờ sĩ mới t́m ông Hoàng Thạch.
Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn
.”

Hay như trong “Chinh phụ ngâm”, nhà thơ Đặng Trần Côn viết:

Cung tiễn hề tại yêu,
Thê noa hề biệt quyết

nghe quyết liệt mà khô khan, cộc cằn như nhát kiếm chém xuống, được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra tiếng Việt:

Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa ḷng bận thê noa

nghe êm ái, uyển chuyển mà tha thiết, thật đúng với tâm t́nh của người vợ đưa tiễn chồng ra mặt trận, vừa khắc khoải vừa hoang mang. Được thế một phần cũng là nhờ có các từ-képrong ruổi”, “tiễn đưa” thêm vào với nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát, cùng thanh bậc nhiều nhạc tính của tiếng Việt.

Những từ-kép như thế trong tiếng Việt được tạo ra có chủ đích, chứ không t́nh cờ như các loại từ-kangaroo trong tiếng Anh. Thế nhưng cũng nhờ tính cách t́nh cờ đó mà việc t́m kiếm cho ra những từ-con trong từ kangaroo lại tăng thêm đôi phần hứng thú.

Chơi với chữ kiểu này có lẽ cũng có chút thú vị tuy có hơi mất th́ giờ! Như nhai mực khô mới nướng, nhai lâu mới cảm được vị ngon. Mỏi răng?

Phạm Vũ Thịnh
30 Jun 2021

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com