|


Khủng hoảng khí hậu
- COP26
Vẫn
chưa có nhà lănh đạo thực sự về khí hậu –
Ai
sẽ xung phong tại Hội nghị Cop26?
Greta Thunberg
Phạm Vũ Thịnh dịch
Lời người dịch:
Ư kiến của Greta Thunberg, nhà hoạt động khí
hậu 18 tuổi người Thụy Điển, đăng trên báo The Guardian của Anh
quốc, Thu 21 Oct 2021, có nhiều chi tiết bổ sung cho diễn văn đă
phát biểu tại Diễn đàn Youth4Climate tổ chức ở Milan, Italy
ngày 28 tháng 9 năm 2021, hai ngày trước khi hàng chục Bộ trưởng
trên thế giới họp Hội nghị Thượng đỉnh tiền-COP26 về khí hậu
tại Milan, để chuẩn bị cho cuộc đàm phán toàn cầu về khí hậu
COP26.
COP26,
do Anh quốc tổ chức ở Glasgow, Scotland từ
31 Oct đến 12 Nov 2021, dự kiến sẽ có hơn 30.000 người
tham dự, từ các lănh đạo quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và
doanh nghiệp, đến các nhà báo, nhà vận động hành lang, nhà hoạt động
và người biểu t́nh. Và nhiều gương mặt nổi tiếng khác như David
Attenborough, Greta Thunberg, António Guterres,...
COP26
sẽ xác định phương hướng của cuộc chiến pḥng chống biến đổi khí hậu
toàn cầu. Quan trọng nhất là kiểm điểm xem các quốc gia đă thực hiện
các cam kết của ḿnh theo Thỏa thuận Paris 2015 như thế nào
để hạn chế nung nóng toàn cầu dưới mức 2
℃,
và các mục tiêu cụ thể cho năm 2030 và 2050.
Có thể xem bài báo tiếng Anh tại đây:
-- >
www.theguardian.com
|
|
Giống như các quốc gia giàu có khác, Vương quốc Anh nói nhiều hơn
là làm về khủng hoảng khí hậu. T́nh trạng này cần thay đổi ở
Glasgow
(tại Hội nghị Cop26)
Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres gần đây đă gọi
báo cáo mới của IPCC về khủng hoảng khí hậu là một “báo
động đỏ” đối với nhân loại. Ông nói “Chúng ta đang ở ngay
trên bờ vực thẳm”.
(IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change -
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, của Liên hiệp quốc).
Có thể nghĩ rằng những lời đó đă gióng lên một hồi chuông báo động
trong xă hội của chúng ta. Thế nhưng, vẫn giống như rất nhiều lần
trước đây, điều này đă chẳng xảy ra. Thái độ phủ nhận khủng hoảng
khí hậu và sinh thái đă bắt rễ sâu sắc đến mức chẳng có mấy ai
thực sự để ư đến nguy cơ này nữa. Bởi chẳng ai coi khủng hoảng
khí hậu như một cuộc khủng hoảng thực sự, cho nên những cảnh
báo về chuyện sống c̣n này của loài người vẫn tiếp tục ch́m đắm
trong làn sóng tuyên truyền giả mạo thường xuyên xóa rửa cho có
màu xanh, và ḍng tin tức truyền thông thường ngày.
Dù vậy, chúng ta vẫn c̣n có hy vọng, nhưng hy vọng tất yếu phải
bắt đầu bằng sự thành thực.
Bởi khoa học không nói dối. Sự thật rơ ràng trong như thủy tinh,
nhưng chúng ta vẫn một mực không chấp nhận. Chúng ta từ chối,
không thừa nhận rằng giờ đây chúng ta phải lựa chọn giữa việc cứu
sự sống trên hành tinh, hay vẫn tiếp tục lối sống không bền của
chúng ta. Bởi chúng ta muốn cả hai. Chúng ta đ̣i cả hai.
Nhưng sự thật không thể chối bỏ được, là chúng ta đă để mặc quá
muộn để có được cả hai. Và cho dù thực tế có khó chịu cho chúng ta
đến mức nào đi nữa, th́ đấy vẫn chính xác là điều mà các nhà
lănh đạo của chúng ta đă lựa chọn cho chúng ta qua nhiều thập niên
không hành động ǵ ráo cả của họ. Hàng chục năm qua họ chỉ lảm
nhảm những lời nói suông “blah, blah, blah”.
Khoa học không nói dối. Nếu chúng ta muốn giữ được dưới mức
những mục tiêu đă đặt ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015 – và
nhờ đó giảm thiểu rủi ro gây ra các phản ứng khí hậu dây chuyền
không thể đảo ngược, ngoài tầm kiểm soát của con người – th́ chúng
ta cần phải giảm phát thải khí nhà kính hàng năm ngay lập tức, và
quyết liệt đến mức chưa từng có trong lịch sử thế giới. Và bởi v́
hiện nay không có giải pháp công nghệ kỹ thuật nào
có thể đơn độc mà đạt được hiệu quả gần
đến mức đó trong tương lai gần,
cho nên cần phải thực hiện
những thay đổi tận gốc trong xă hội của chúng
ta.
Chúng ta hiện đang trên đường tiến đến một thế giới nóng thêm ít
nhất là 2,7 độ C vào cuối thế kỷ này – mà điều đó cũng chỉ
xảy ra nếu các quốc gia đáp ứng đúng tất cả các cam kết mà họ đă
chấp thuận. Hiện tại th́ chẳng có quốc gia nào làm được như thế
cả. Chúng ta "dường như c̣n cách vài năm ánh sáng nữa mới đạt
được các mục tiêu hành động v́ khí hậu mà chúng ta đă cam kết",
một lần nữa trích lời ông Guterres.
Mà thực tế là chúng ta đang tăng tốc theo hướng sai lầm. Năm 2021
hiện được dự báo sẽ đạt mức tăng phát thải cao thứ hai từ trước
đến nay, và lượng phát thải toàn cầu dự kiến sẽ tăng 16% vào
năm 2030 so với mức năm 2010. Theo International Energy Agency
- Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chỉ có 2% chi tiêu phục hồi từ các
chính quyền trên thế giới hứa hẹn “build back better - xây
dựng lại tốt hơn”, đă được đầu tư vào năng lượng sạch, trong khi
việc sản xuất và thiêu đốt than, dầu và khí đốt tiếp tục được
trợ cấp đến 5,9 tỷ USD chỉ trong năm 2020. Sản lượng nhiên
liệu hóa thạch toàn thế giới theo kế hoạch của các chính phủ cho
đến năm 2030, sẽ gấp hơn hai lần sản lượng phù hợp cho mục tiêu
1,5 độ C. Đây là cách thức mà khoa học cho chúng ta biết rằng
không c̣n có thể đạt được mục tiêu nữa, nếu không có sự thay
đổi lớn trên toàn hệ thống. Bởi v́ thay đổi như vậy sẽ đ̣i hỏi
phải xé bỏ các hợp đồng, từ bỏ các thỏa thuận trên một quy mô lớn
không thể tưởng tượng được – điều này đơn giản là không thể thực
hiện được trong hệ thống hiện tại.
Nói tóm lại, chúng ta hoàn toàn không đạt được các mục tiêu mà
ngay từ đầu đă hoàn toàn không đủ. Mà đấy vẫn chưa phải là phần
tồi tệ nhất. Tại đất nước của tôi là Thụy Điển, một cuộc điều tra
tin tức gần đây đă kết luận rằng một khi tính gom tất cả lượng
phát thải thực tế của Thụy Điển (gồm cả các số liệu địa phương,
sinh học, tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, thiêu đốt sinh khối, đầu tư
quỹ hưu trí, v.v.), th́ hiện tại thực chất chỉ có một phần ba tổng
số là được tính vào các mục tiêu khí hậu của đất nước. Và cũng dễ
hiểu rằng đây không chỉ là hiện tượng riêng của Thụy Điển mà thôi.
Chắc chắn rằng bước đầu tiên để giải quyết cuộc khủng hoảng khí
hậu là phải đưa tất cả số lượng phát thải thực tế của chúng
ta vào số liệu thống kê để có được một cái nh́n tổng thể. Điều này
cho phép chúng ta đánh giá chính xác được t́nh h́nh mà bắt đầu
thực hiện những thay đổi cần thiết. Thế mà cách tiếp cận này đă
không được chấp nhận, thậm chí không được đề xuất nữa, bởi bất kỳ
nhà lănh đạo nào trên thế giới. Thay vào đó, tất cả đều chuyển
sang các chiến thuật truyền thông và tuyên truyền để làm cho có
vẻ như họ đang hành động
(v́ khí hậu)!
Một ví dụ kinh điển là Vương quốc Anh – quốc gia hiện đang
sản xuất 570 triệu thùng dầu và khí đốt mỗi năm. Một quốc gia có
thêm 4,4 tỷ thùng dầu và khí đốt dự trữ khai thác được từ thềm lục
địa. Một quốc gia cũng nằm trong số 10 quốc gia phát thải nhiều
nhất trong lịch sử. Khí thải của loài người lưu lại trong bầu khí
quyển đến một ngh́n năm, và chúng ta đă thải ra khoảng 89% trong
tổng số CO2 cho chúng ta 66% cơ hội giữ được mức tăng nhiệt độ
dưới 1,5 độ C. Đây là lư do tại sao lượng phát thải suốt trong
lịch sử và khía cạnh công bằng về khí hậu là quan trọng – về cơ
bản, đă chiếm 90% toàn bộ cuộc khủng hoảng này.
Từ năm 1990 đến năm 2016, Vương quốc Anh đă giảm 41% lượng khí
thải trên lănh thổ. Tuy nhiên, khi tính cả toàn bộ quy mô phát
thải của Vương quốc Anh – kể cả khí thải do tiêu thụ hàng hóa nhập
khẩu, hàng không và vận chuyển quốc tế, th́ mức giảm thực sự chỉ
là 15%. Đấy là chưa tính đến khí thải từ việc thiêu đốt
sinh khối, như tại nhà máy Drax’s Selby – một nhà máy phát
điện mệnh danh là “tái tạo” được chính phủ trợ cấp rất nhiều, mà
theo phân tích, là đơn vị phát thải khí CO2 nhiều nhất của Vương
quốc Anh, và nhiều thứ ba trên toàn châu Âu. Vậy mà chính phủ Anh
vẫn cho rằng Vương quốc Anh là một quốc gia dẫn đầu về khí hậu
toàn cầu.
Tất nhiên, Vương quốc Anh không phải là quốc gia duy nhất dựa vào
việc tính toán carbon một cách “sáng tạo” như vậy. Mà đấy
là tiêu chuẩn của các nước. Trung Quốc, hiện là quốc gia
thải khí CO2 nhiều nhất thế giới, đang có kế hoạch xây dựng 43 nhà
máy điện than mới thêm vào số 1.000 nhà máy đang hoạt động, trong
khi đó vẫn tự xưng là “người tiên phong” về sinh thái, cam kết
sẽ để lại “một thế giới sạch và tuyệt đẹp cho các thế hệ tương
lai”! Hoặc chính quyền mới của Hoa Kỳ, đă tuyên bố
“lắng nghe… khoa học” mặc dù thực tế – cùng với nhiều quyết định
liều lĩnh khác nữa – gần đây lại công bố kế hoạch mở thêm hàng
triệu mẫu đất cho việc khai thác dầu và khí đốt, cuối cùng có thể
tạo ra sản lượng lên tới 1,1 tỷ thùng dầu thô và 4,4
ngh́n tỷ feet-khối khí đốt hóa thạch. Việc trở thành quốc gia
phát thải khí nhà kính lớn nhất trong lịch sử, đồng thời là nước
sản xuất dầu hỏa số một thế giới, hơn xa mọi nước khác, dường như
không làm nước Mỹ bối rối khi tuyên bố tự hào là quốc gia lănh
đạo thế giới về khí hậu!
Sự thật là không có nhà lănh đạo khí hậu nào cả.
Vẫn chưa có. Ít nhất là không có trong số các quốc gia có thu nhập
cao. Mức độ nhận thức của công chúng và áp lực mạnh mẽ chưa từng
có từ truyền thông đại chúng vốn là yếu tố cần thiết để có bất kỳ
nhà lănh đạo thực sự nào xuất hiện, th́ về cơ bản vẫn chưa tồn
tại.
Khoa học không nói dối, mà cũng không bảo chúng ta phải làm ǵ.
Nhưng khoa học cho chúng ta h́nh dung được những ǵ cần phải làm.
Tất nhiên chúng ta có thể tự do bỏ qua h́nh dung ấy mà vẫn tiếp
tục phủ nhận. Hoặc cứ tiếp tục ẩn núp sau cách kế toán “thông
minh”, các lỗ hổng pháp luật và các số liệu thống kê cố t́nh
không đầy đủ. Như thể bầu khí quyển cũng phải quan tâm đến các
khung hành động của chúng ta. Như thể chúng ta có thể kỳ kèo
thương lượng với các quy luật vật lư.
Như Jim Skea, một nhà khoa học hàng đầu của IPCC, đă nói: “Giới
hạn sự nung nóng toàn cầu ở mức 1,5 độ C là khả thi theo quy luật
hóa học và vật lư, nhưng để làm được như vậy sẽ đ̣i hỏi những thay
đổi lớn lao chưa từng có”. Để Hội nghị Cop26 ở Glasgow thành công,
sẽ cần nhiều thứ. Nhưng trên hết, sẽ cần đến sự thành thực,
đoàn kết và ḷng dũng cảm.
Tất nhiên, t́nh trạng khẩn cấp về khí hậu và sinh thái chỉ là
triệu chứng của một cuộc khủng hoảng môi-trường-sống to lớn
hơn nhiều. Một cuộc khủng hoảng xă hội. Một cuộc khủng
hoảng về bất b́nh đẳng đă kéo dài từ thời chủ nghĩa thực dân
và trước đó nữa. Một cuộc khủng hoảng dựa trên ư tưởng rằng một
loại người nào đó có giá trị hơn những người khác do đó có
quyền khai thác, bóc lột và cướp đoạt đất đai cùng tài nguyên của
người khác. Tất cả kết nối với nhau. Đó là một cuộc khủng hoảng
môi-trường-sống bền vững mà mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc
giải quyết nó. Nhưng thật là ngây thơ khi nghĩ rằng chúng ta có
thể giải quyết được cuộc khủng hoảng này mà không cần phải đối mặt
với gốc rễ của nó.
Hiện nay, mọi chuyện có thể trông rất đen tối vô vọng, và với hàng
loạt các báo cáo và biến cố khí hậu càng ngày càng leo thang,
cảm giác tuyệt vọng là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta cần nhắc
nhở bản thân rằng chúng ta vẫn c̣n có thể xoay chuyển được t́nh
thế này. Hoàn toàn có thể xoay chuyển được nếu chúng ta sẵn
sàng để thay đổi.
Hy vọng
đang trổi dậy chung quanh chúng ta. Bởi tất cả những ǵ cần có
thực sự chỉ là một – một nhà lănh đạo thế giới, hoặc
một quốc gia có thu nhập cao, hoặc một đài truyền h́nh lớn, hoặc
một tờ báo hàng đầu, đứng ra quyết tâm sẽ thành thực, thực sự coi
khủng hoảng khí hậu là khủng hoảng đúng như bản chất của nó.
Một nhà lănh đạo cân nhắc toàn bộ tất cả các số liệu, và từ đó
dũng cảm hành động để giảm lượng khí thải theo tốc độ và
quy mô mà khoa học đ̣i hỏi. Từ đó, mọi việc có thể được khởi động
theo hướng thực sự hành động, theo hy vọng, mục đích và ư nghĩa
của chúng ta.
Đă đến thời điểm phải quyết định tối-hậu.
Trong khi các hội nghị thượng đỉnh này nọ vẫn liên tục tiếp diễn,
lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhà lănh đạo đó sẽ là ai?
Phạm Vũ Thịnh
dịch
29 Oct 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|