|


Vui chơi “Lang bạt kỳ hồ”
Phạm Vũ Thịnh
Thời học tṛ những năm 1960, tôi có đứa bạn là em ruột một anh
chàng đă được biết tiếng là người có máu giang hồ vặt, ưa đi chơi
xa “rày đây mai đó”, thường bị bà mẹ than phiền hoài là có
đứa con cứ đi “lang bạt kỳ hồ”, ít khi thấy ở nhà với cha
mẹ anh em, khiến bà phải lo lắng thường xuyên về an toàn, về
chuyện ăn, ở, đói, lạnh, ... của anh ấy. Đứa trẻ đang lớn là tôi
th́ lại thấy có phần cảm phục anh là người đi nhiều, biết rộng, đă
đến và sống được ở nhiều nơi mà địa danh tôi chỉ đọc được trong
sách vở. Tôi mơ hồ nghĩ đến “hồ Lăng Bạc” trong bài hát, câu văn
nào đấy đă đọc được, mà cảm thấy cảnh đời “rày đây mai đó” có chút
ǵ đấy lăng mạn, hấp dẫn.
Nhưng mấy năm gần đây tôi mới biết “lang bạt kỳ hồ” nguyên là một
thành ngữ tiếng Hán có ư nghĩa hoàn toàn khác!
T́m trên mạng th́ thấy có bài “Phản biện về thành ngữ Lang Bạt Kỳ
Hồ” của Phan Anh Dũng, viết rằng:
(Trích) Kinh Thi “Lang Bạt”
狼跋,
ở thiên Mân Phong
豳風
có ghi:
狼 跋 其 胡,
载 疐 其 尾
.
Lang bạt ḱ hồ, tải chí ḱ vĩ.
Nghĩa đen là "Con sói bước tới dẫm vào yếm lông trước cổ của ḿnh,
lui lại vấp phải cái đuôi của ḿnh" (TS Nguyễn Ái Việt dịch)
公孫碩膚、赤舄几几。
Công tôn thạc phu, xích tích kỉ kỉ
Đại ư là “Bậc đại nhân quư tộc, đi hài đỏ dáng yên b́nh, ổn định,
chắc chắn”.
Để hiểu sâu ư nghĩa toàn bài “Lang bạt” cần phải phân tích kết hợp
nghĩa của cả hai câu trên, rơ ràng chúng là những h́nh ảnh mang
tính đối lập, ví von và giàu ẩn ư:
- Một bên th́ có bộ điệu cập rập lúng túng chân nọ đá chân
kia, một bên th́ đi đứng khoan thai, b́nh ổn.
- Một bên vốn là giống vật hoang dă quen lang thang ngoài
thảo nguyên hay trong rừng rậm, không có chỗ trú ẩn cố định, một
bên là bậc quư tộc đại nhân, đi đứng khoan thai b́nh ổn trong điền
trang hay dinh thự của ḿnh..
(Hết trích)
Từ điển Thiều Chửu cho biết: “胡
hồ: Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở
đấy gọi là hồ tu
胡鬚.
Tục viết là
鬍.
(Nói trong) cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là
hàm hồ
含胡.
Cũng viết là
含糊.
Nói quàng gọi là hồ thuyết
胡說,
làm càn gọi là hồ vi
胡爲
hay hồ náo
胡鬧”
Tôi đoán ṃ rằng thời xưa ở vùng đó (trong Kinh Thi) có lẽ đă có
loài sói ǵ đấy, da nơi cổ càng già càng tḥng xuống đến chạm đất
(!) khiến con sói bước tới th́ vấp (mà bước lui th́ lại vấp cái
đuôi!). Chủ ư là muốn so sánh cái vấp váp lúng túng đáng chế nhạo
của con sói, so với dáng điệu, bước đi khoan thai, sang cả của
“bậc đại phu quư tộc”!
*
Vậy th́, hăy thử tưởng tượng quá tŕnh người Việt Nam sáng chế ra
thành ngữ “lang bạt kỳ hồ” theo nghĩa “lang thang rày đây mai đó”
như thế nào.
Sự thực là người Việt Nam ngày xưa đă dùng tiếng Hán suốt
hai ngàn năm cho đến khoảng đầu thế kỷ 20, trong triều đ́nh, trong
giới học thuật, khoa cử, trong văn kiện, văn học,... ; tuy nhiên
ngay trong nước th́ họ nói hay đọc theo âm Hán Việt chứ
không dùng âm Hán giọng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc
Kinh, Hải Nam,... Trong đời sống hàng ngày, giới có học này
nhiều khi dùng cả những từ ngữ tiếng Hán với nhau, và dạy bảo cả
cho người thân không thuộc giới có học nữa, do đó dần dần nhiều
tiếng Hán thẩm thấu vào tiếng Việt trở thành những từ Hán Việt,
ngày nay chiếm đến 70% trong ngôn ngữ Việt Nam; và lắm từ ngữ, lắm
thành ngữ Hán Việt lại có ư nghĩa lệch đi, thậm chí hoàn toàn khác
với từ gốc trong tiếng Hán, một phần cũng v́ dùng theo văn phạm,
văn pháp tiếng Việt vốn ngược với văn pháp tiếng Hán.
Tưởng tượng xem một anh khóa ngày xưa học Kinh Thi bài “Lang bạt
1” này, anh đọc theo âm Hán Việt "lang bạt kỳ hồ" rồi bàn luận với
bạn học, và nhân đó dùng thành ngữ này để diễu cợt một anh bạn
khác đi đứng hấp tấp bộp chộp như con sói trong bài. T́nh cờ có
hai người em gái trong nhà nghe được, thích thú kháu nhau về anh
chàng đi đứng hấp tấp ấy, lại cũng là một anh chàng ưa “lang thang
rày đây mai đó”, nên các cô đă hiểu các từ nghe lóm được đó theo
tiếng Việt là: lang (thang, phiêu) bạt (giang) hồ.
Và thế là lan truyền ra thành một phiên bản mới hoàn toàn Việt
Nam: “lang bạt kỳ hồ” có ư nghĩa là “lang thang rày đây mai đó”!
*
Thiển nghĩ “lang bạt kỳ hồ” có ư nghĩa là “lang thang rày đây mai
đó” của Việt Nam nghe có vẻ hay ho, t́nh tứ và hiện đại hơn nhiều,
so với ư nghĩa trong Kinh Thi về chó sói và đại phu quư tộc ǵ
đấy, đi đứng khác nhau thế nào, ngày nay không c̣n hợp thời nữa.
Vả lại, nước đồng văn với Việt Nam là Nhật Bản cũng đă có nhiều
kinh nghiệm sáng tạo ra nhiều từ ngữ Hán Nhật hay, đẹp đến
nỗi xuất cảng ngược trở lại qua Tàu, những từ ngữ hiện đại như
“kinh tế, dân chủ, cộng ḥa”,...
Vậy th́, thử mưu đồ xuất cảng ngược lại thành ngữ “lang bạt kỳ hồ”
ư nghĩa Việt Nam này qua Tàu xem sao nhé. Thử viết lại thành ngữ
này bằng chữ Hán như sau, cũng dựa vào Từ điển Thiều Chửu,
bản điện tử kỹ thuật số của Đặng Thế Kiệt:
浪跋其湖
“lang bạt kỳ hồ”
Có hai chữ thay đổi khác trước, chữ “lang”
浪
là “nước chảy băng băng” (c̣n đọc là lăng, nghĩa là sóng), và chữ
“hồ”
湖
là cái hồ nước.
Hai chữ c̣n lại được giữ như cũ là
跋
“bạt” nghĩa là “Đi lại luôn luôn gọi là bạt lai báo văng
跋來報往.”,
và “kỳ”
其
nghĩa là “Thửa
(tiếng Việt bây giờ là “ấy”),
lời nói chỉ vào chỗ nào. Như kỳ nhân kỳ sự
其人其事
người ấy sự ấy”.
Vậy th́
浪跋其湖
“lang bạt kỳ hồ” có thể hiểu là “nước chảy băng băng””đi lại luôn
luôn””hồ nước””nào ấy”. Tương tự như “lang thang rày đây mai đó”.
*
Nghe người mẹ Việt Nam trách móc đứa con trai cứ “lang bạt kỳ hồ”
không chịu ở nhà với cha mẹ anh chị em, mới thấy thành ngữ này dễ
thương như thế nào. Và có cả hơi hướm lăng mạn của người lăng tử
rày đây mai đó xa nhà nữa, như đă từng thấm trong chiếc va-ly của
Nguyễn Tuân, thấm trong câu thơ của Thế Lữ: “Rũ áo phong sương
trên gác trọ, lặng nh́n thiên hạ đón xuân sang”.
Phạm Vũ Thịnh
05 May 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|