

Màn đă hạ rồi!
Greta Thunberg
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời Greta Thunberg -
01 July 2021:
"Cuối
cùng th́ áp lực quần chúng quá lớn, quư vị bị cả thế giới để mắt
theo dơi. V́ vậy quư vị bắt đầu hành động. Nhưng chẳng phải quư vị
hành động ǵ cho khí hậu...”
Hôm nay tôi đă tham gia Hội nghị thượng đỉnh thế giới
tại Austria của Arnold Schwarzenegger cùng với Angela Merkel, Tổng
thư kư Liên hiệp quốc António Guterres, John Kerry, Alok Sharma,
Jane Goddall và Nicola Sturgeon.
Sau đây là toàn văn bài phát biểu của tôi.”
https://gretathunberg.medium.com/the-show-is-over-66e03dd38efa
Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=m6eQwAi2U18
|
|
Ngày mai là đúng 150 tuần lễ kể từ khi (giới học sinh)
chúng tôi bắt đầu phong trào băi học v́ vấn đề khí hậu.
Trong khoảng thời gian này, càng ngày càng có nhiều người trên
khắp thế giới thức tỉnh về khủng hoảng khí hậu và sinh thái, tạo
áp lực ngày càng nhiều lên quư vị, những người cầm quyền.
Cuối cùng th́ áp lực quần chúng quá lớn, quư vị bị cả thế giới để
mắt theo dơi. V́ vậy quư vị bắt đầu hành động. Nhưng chẳng phải
quư vị hành động ǵ cho khí hậu. Mà hành động kiểu đóng tuồng. Quư
vị diễn tṛ chính trị, chơi chữ, đùa bỡn với tương lai của chúng
tôi.
Quư vị giả vờ nhận trách nhiệm. Làm ra vẻ những vị cứu-tinh, quư
vị ra sức thuyết phục chúng tôi rằng vấn đề đang được quan tâm,
trong khi đó khoảng cách giữa thực tế và những lời “hùng
biện” của quư vị càng ngày càng toác rộng thêm ra. Và bởi
mức độ nhận thức chung quá thấp nên quư vị tưởng như có thể thoát
thân được.
Tuy nhiên, hăy nh́n nhận rơ ràng điều này: những ǵ quư vị đang
làm chẳng phải là hành động khí hậu hay ứng phó với t́nh h́nh khẩn
cấp ǵ cả đâu. Chưa bao giờ có chuyện đó cả. Đấy chỉ là chiến
thuật tuyên truyền ngụy trang dưới dạng chính trị đó thôi. Quư
vị, nhất là các nhà lănh đạo của các quốc gia có thu nhập cao,
đang giả vờ thay đổi và lắng tai nghe giới trẻ chúng tôi, trong
khi vẫn cứ tiếp tục làm chuyện y hệt như trước.
Quư vị giả vờ nghiêm túc đối với khoa học mà hô hào rằng “khoa
học đă trở lại”, trong khi đó vẫn cứ việc tổ chức các hội nghị
thượng đỉnh về khí hậu mà lại không màng mời tới một nhà khoa học
về khí hậu nào làm diễn giả. Quư vị giả vờ tuyên chiến chống lại
nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó vẫn tiếp tục mở thêm các mỏ
than, mỏ dầu và đường ống dẫn dầu hoàn toàn mới. Quư vị không chỉ
tiếp tục buôn bán b́nh thường như trước đây, mà trong nhiều trường
hợp, quư vị thậm chí c̣n đẩy nhanh và mở rộng thêm việc khai thác
nhiên liệu hóa thạch.
Quư vị giả vờ có các chính sách khí hậu đầy tham vọng nhất, trong
khi vẫn cứ cấp giấy phép khai thác dầu mới, t́m kiếm thêm các mỏ
dầu tương lai. Quư vị khoe khoang khoác lác về những thứ gọi là
cam kết về khí hậu đầy tham vọng của quư vị, mà nếu quư vị
nh́n tổng thể th́ thấy rơ là không thể nào bảo là đủ được, và rồi
bị vạch trần ra là quư vị thậm chí chẳng định cố gắng đạt tới
những mục tiêu đó nữa là.
Quư vị giả vờ quan tâm đến thiên nhiên và sinh thái đa dạng, trong
khi thế giới đang chặt phá rừng ở mức độ cứ mỗi giây là san
bằng một diện tích rừng có kích thước bằng sân bóng đá. Quư vị
giả vờ là nhà lănh đạo tiên phong về khí hậu trong khi vẫn cứ khóa
chặt vào một chính sách nông nghiệp chung trong tương lai về cơ
bản sẽ khiến cho Hiệp ước Paris (về khí hậu, 2015) không
thể nào đạt thành được.
Quư vị giả vờ sẽ “build back
better - xây dựng lại tốt hơn”
sau đại dịch (covid-19), mặc dù các khoản tiền ở
mức số thiên văn đă được niêm khóa sẵn sàng, lại chẳng phải dành
cho các dự án xanh, bất kể xanh theo ư nghĩa ǵ (trong
lời nói của quư vị). Các nước G7 là một ví dụ, đang chi
nhiều thêm hàng tỷ đô-la cho nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng
nhiên liệu hóa thạch, hơn là cho năng lượng sạch.
Và quư vị bù đắp cho hành vi ấy bằng những lời lẽ hoa mỹ đẹp đẽ và
hứa hẹn rằng sẽ có ai đó trong tương lai bằng cách nào đó sẽ
cải-chính hành động của quư vị mà biến lượng khí thải (CO2)
thành “thực chất bằng không”. Để rồi khi thấy những lời nói suông
trống rỗng của quư vị không đủ, khi các cuộc biểu t́nh kháng
nghị trở nên ồn ào quá, th́ quư vị đáp lại bằng cách phán rằng các
cuộc biểu t́nh này là bất hợp pháp.
Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh tất cả các nỗ lực nhằm bảo vệ
điều kiện sống, cả trong tương lai lẫn hiện tại. Kể cả các mục
tiêu xa vời này của quư vị về khí thải “thực chất bằng không” có
thể là một bước đầu tuyệt diệu, nếu chúng không chứa đầy những
lỗ hổng và kẽ hở. Như nhắm mắt bỏ qua lượng khí thải từ hàng
hóa nhập khẩu, hàng không và vận chuyển hàng hải quốc tế, cũng như
việc đốt những sinh khối (biomass); lợi dụng những mánh
khóe tính toán lợi hại; loại trừ hầu hết các ṿng phản hồi
và các thời điểm đổ ập (*); bỏ qua khía cạnh
quan trọng toàn cầu của sự công bằng cho mọi người cùng mức
tăng lượng khí thải trong lịch sử; hoặc đặt điều kiện khiến các
mục tiêu này của quư vị hoàn toàn tùy thuộc vào các kỹ thuật giải
trừ khí thải được khoa đại đến mức ảo tưởng, hoặc hiện nay hầu như
chưa hề tồn tại.
Thế nhưng, trong khi quư vị tiếp tục giả vờ như thế, càng ngày
càng có nhiều người trong chúng tôi nh́n thấu sự thật qua
các bản văn và các vai diễn của quư vị. Khoảng cách giữa hành
động và lời nói của quư vị đă không c̣n có thể bỏ qua được
nữa. Trong khi càng ngày càng có nhiều hiện tượng thời tiết khắc
nghiệt cùng cực đang hoành hành chung quanh chúng ta.
V́ vậy, những người trẻ trên khắp hành tinh này không c̣n bị lừa
bịp bởi những lời dối trá của quư vị nữa. Quư vị đang càng ngày
càng rời xa chúng tôi và rời xa thực tế. Vài năm trước đây th́
quư vị đă có thể hô hào rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Ngày
nay, quư vị không c̣n có thể làm như thế được nữa. Năm 2021 này
đang được dự báo là năm có mức tăng phát thải (khí nhà kính)
cao thứ hai từ trước đến nay trong lịch sử loài người.
Quư vị bảo rằng chúng ta cần phải tiến hành từ từ để kéo
công chúng làm theo. Thế nhưng, làm thế nào quư vị thực sự có thể
mong đợi kéo mọi người theo, nếu quư vị không coi hiểm họa khí hậu
này là một cuộc khủng hoảng cấp bách?
Ít nhất th́ đại dịch (covid-19) đă chứng minh một
lần vĩnh viễn rằng các t́nh trạng khẩn cấp về khí hậu và sinh
thái chưa bao giờ được coi là t́nh trạng khẩn cấp cả.
Khủng hoảng khí hậu ngày nay cao lắm th́ cũng chỉ được quư vị coi
là một cơ hội kinh doanh
để tạo ra những việc làm xanh mới, những doanh nghiệp xanh và công
nghệ xanh mới.
Nhưng khi đại dịch bùng phát, quư vị không thể nói là "chuyện này
sẽ mang lại lợi ích cho ngành sản xuất khẩu trang" hay " chuyện
này sẽ tạo ra việc làm mới trong ngành y tế và bệnh viện". Chọn
hành động táo bạo về khí hậu tất nhiên sẽ mang đến nhiều ưu thế và
lợi ích. Tuy nhiên, chẳng cần phải nhắc là chúng ta không thể nào
giải quyết được một cuộc khủng hoảng mà chúng ta không coi là
khủng hoảng, và không hiểu đúng tầm mức quan trọng của nó.
Có lẽ diễn một vai tṛ nào đó giúp quư vị dễ ngủ yên mỗi đêm? Cứ
nói lên chỉ để nói ra miệng mà thôi, v́ lời nói đó đă viết sẵn
trong kịch bản của quư vị rồi. Thế nhưng trong lúc đang bận rộn
trên sân khấu như thế để thu hút khán giả, quư vị dường như quên
mất rằng khủng hoảng khí hậu chẳng phải là chuyện ǵ đó xa vời
trong tương lai, mà nó đă và đang cướp đi mất rất nhiều từ
những người dân bị thiệt hại nhiều nhất ở các khu vực bị ảnh hưởng
nặng nhất.
Đây có thể chỉ là tṛ chơi đối với quư vị, một tṛ chơi để quư vị
giành được phiếu bầu, được nổi tiếng, được thắng điểm trên thị
trường chứng khoán, hay đoạt được địa vị lương lớn cấp cao hơn
trong cơ quan hoặc công ty vận động hành lang. Quư vị nào tập
trung vào phong b́ hơn là nội dung thực tế, và quư vị nào có bài
phát biểu hay, đẹp nhất hoặc có chính sách dù thiển cận nhưng đáng
yêu nhất, sẽ giành được chiến thắng.
Quư vị có thể và tất nhiên sẽ chọn tiếp tục diễn các vai tuồng của
ḿnh, nói lên những lời trong kịch bản, và mặc y trang thích hợp.
Quư vị có thể và sẽ tiếp tục giả vờ. Nhưng thiên nhiên và vật lư
sẽ không bị mê hoặc đâu. Thiên nhiên và vật lư không hề bị quyến
rủ mà cũng không hề bị phân tâm bởi tuồng diễn của quư vị.
Khán giả đă mệt mỏi. Màn đă hạ rồi!
Phạm Vũ Thịnh
dịch
04 Jul 2021
(*) Chú thích
từ Wikipedia: tipping point và feedback loop
(1)
tipping point
- Thời điểm đổ ập:
Hăy tưởng tượng một ly sữa trên bàn. Nghiêng ly một
chút, th́ không có ǵ xảy ra. Nghiêng thêm tư nữa, vẫn không xảy
ra ǵ nhiều, sữa chỉ chao đảo thôi. Thế nhưng từ từ nghiêng ly
đủ xa, sẽ đến thời điểm đột ngột biến đổi từ trạng thái này (sữa
trong ly, trên bàn khô) sang trạng thái khác (sữa đổ
ập lên mặt bàn), đó là “Thời điểm đổ ập”.
Thời điểm đổ ập thường bắt đầu từ các biến đổi dần dần
và ít tác động (sữa chao đảo, nhưng vẫn ở trong ly), rồi
đột ngột xảy ra thật nhanh chóng (sữa đổ trào ra bàn) và
không thể đảo ngược lại được nữa (không có cách nào để đổ
sữa trở lại vào ly).
Nhiều nhà khoa học về biến đổi khí hậu tin rằng các
thời điểm đổ ập sẽ rất quan trọng đối với khí hậu,
ảnh hưởng đến thời gian và mức độ nghiêm trọng của các tác động
của biến đổi khí hậu. Ví dụ: Sự biến mất hoàn toàn của khối băng
biển Bắc Cực trong các tháng mùa hè có thể làm thay đổi đáng kể
các ḍng hải lưu ở Đại Tây Dương và Thái B́nh Dương. Lớp băng vĩnh
cửu tan chảy giải phóng một lượng lớn khí mê-tan, làm tăng tốc độ
biến đổi khí hậu. Mùa khô kéo dài hơn, gây ra bởi sự gia tăng
nhiệt độ chỉ 5-7 độ F, có thể khiến rừng nhiệt đới Amazon úa chết
nhanh chóng. Các thời điểm đổ ập của khí hậu có thể
xảy đến mà không có cảnh báo ǵ trước.
(2)
feedback loop
- Ṿng phản hồi:
Khi kết quả ở đầu ra (xuất lực - output)
của một hệ thống ảnh hưởng ngược lại chính nó (trở lại thành
input - nhập lực, đầu vào), đấy là ṿng phản hồi.
Ví dụ: khi nhiệt độ tăng lên, lớp băng vĩnh cửu ở
các vùng gần Bắc Cực và ngay Bắc Cực bắt đầu tan chảy, giải phóng
khí mê-tan. Lượng khí mê-tan tăng thêm đó trong khí quyển lại giúp
nhiệt độ tăng cao hơn nữa, tạo thành một ṿng tuần hoàn xấu.
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|