
Man’yōgana và Chữ Nôm

Tiếc cho Chữ Nôm đáng lẽ đă có thể tạo nên một cuộc đổi đời
cho quảng đại quần chúng thất học mù chữ từ thời quân chủ.
Phạm Vũ Thịnh
Quá tŕnh h́nh thành chữ Nhật và chữ Nôm có nhiều phần giống nhau
ở giai đoạn ban đầu.
Ban sơ, Nhật Bản và Việt Nam có lẽ đă có dạng chữ viết riêng để
ghi lại và truyền đi tiếng nói của cộng đồng, thế nhưng chỉ ở
trạng thái quá thô sơ chưa thành hệ thống thực dụng. Đến khi tiếp
xúc với chữ Hán, th́ dạng chữ viết riêng đó đă bị bỏ quên, nhường
chỗ cho hệ thống khá hoàn-bị và thực dụng hơn, là tiếng Hán cùng
chữ Hán bắt đầu được dùng ở Nhật Bản và Việt Nam.
A. Trường hợp Nhật Bản
Chữ Hán nhập vào Nhật Bản khởi đầu qua các vật phẩm thương mại như
tiền xu, con dấu,... Vật phẩm đầu tiên được biết đến là con dấu
vàng Hoàng đế Quan Vũ nhà Hán đă ban tặng cho Vua Nhật vào năm 57,
thế kỷ thứ nhất. Tiếp theo đó là kinh sách Phật giáo truyền sang
qua ngả Bách Tế
(Cao Ly). Những khai quật khảo cổ cho biết: khoảng
cuối thế kỷ thứ 4, người Nhật song ngữ đă đọc và viết tiếng
Hán trong triều đ́nh và văn bản chính thức.
Tất nhiên, người Nhật Bản đă cần có một hệ thống kư tự để ghi
lại những từ ngữ của tiếng Nhật, và họ đă cố gắng dựa vào chữ
Hán để tạo ra hệ thống chữ viết riêng. Hệ thống thực dụng đầu tiên
được chế tạo ra là Man’yōgana.
A-1. Lược sử Man’yōgana
Một di tích có thể cho là h́nh tích thô sơ và lâu đời nhất của hệ
thống chữ viết Man’yōgana, là thanh kiếm Inariyama bằng sắt được
khai quật tại phần mộ Inariyama vào năm 1968; đến năm 1978, phân
tích bằng tia X cho thấy thanh kiếm này có lẽ đă được làm vào năm
471, thế kỷ thứ 5, có một ḍng chữ dát vàng bao gồm ít nhất
là 115 chữ Hán có cả vài tên người Nhật Bản, như tên nhà
vua, tên người chế kiếm,...
Việc khai quật được tiếp theo đó những di tích bằng gỗ có ghi khắc
chữ cho biết đến thế kỷ thứ 8, khoảng năm 712 th́ có sách
Kojiki (古事記,
cổ sự kư - sổ ghi chuyện đời xưa), rồi đến năm 720 th́ có
sử Nihon Shoki (日本書紀,
Nhật Bản thư kỷ - sử biên niên Nhật Bản), hai bộ sách này
phần lớn viết bằng Hán văn, Hán tự, nhưng cũng đă có những chữ
theo kiểu Man’yōgana dùng chữ Hán chỉ để ghi chú các âm tiết tiếng
Nhật.
Đến năm 783, cũng thế kỷ thứ 8 thời Nara (710 – 794) mới có
tập thơ ca Man'yōshū (万葉集,
vạn diệp tập - tập thơ ca có vạn lá hay vạn tờ)
dùng nhiều kư tự Man’yōgana hơn, và có tính cách hệ thống hơn, nên
tên sách này đă được dùng để đặt cho hệ thống chữ viết Man’yōgana.
A-2. Cấu tạo của Man’yōgana
Như thế, Man’yōgana (万
葉
仮
名,
vạn diệp giả danh) là loại kư tự (仮
名
kana
– giả danh) thực dụng đầu tiên dùng nguyên chữ Hán để ghi
âm tiếng Nhật, có tất cả khoảng 8,970 chữ Hán đă được dùng.
Người Nhật đọc mỗi Hán tự (Kanji) theo hai cách:
On-yomi và Kun-yomi. On-yomi
音
読
み
(Âm độc – đọc theo âm nghe được) là phát âm kiểu Nhật Bản
của chữ Hán như họ nghĩ là đă nghe được từ miệng người Hán, từ đây
xin gọi là âm Hán Nhật của chữ Hán. C̣n Kun-yomi
訓
読
み
(Huấn độc – đọc theo nghĩa của chữ như đă được dạy) là âm
đọc của từ đồng nghĩa tiếng Nhật để diễn tả ư nghĩa của chữ Hán
ấy. Ví dụ người Hán nói “我
Wŏ” (Ngă, theo âm Hán Việt), âm Wŏ này không có
trong tiếng Nhật, nên người Nhật nghe thành âm gần nhất trong
tiếng Nhật là “ga”, đọc theo cách On-yomi, tức là âm
Hán Nhật; và cũng chữ
我
đó, người Nhật c̣n đọc là “ware” theo ư nghĩa (Kun-yomi)
trong tiếng Nhật, có nghĩa là “tôi, ta”. Hoặc chữ Hán “
川”
(xuyên) người Nhật nghe ra là “sen” theo âm Hán
Nhật (On-yomi); và cũng chữ đó, người Nhật c̣n đọc là “kawa”
theo ư nghĩa (Kun-yomi) trong tiếng Nhật cùng có nghĩa là “ḍng
nước”.
Man’yōgana tùy người viết chữ mà dùng âm theo On-yomi hay Kun-yomi
của chữ Hán để ghi mỗi âm tiết trong một từ ngữ Nhật Bản vốn đa
âm tiết, chứ không đơn âm như từ ngữ Hán.
Ví dụ, bài thơ 17-4025 (bài thứ 4025 trong cuốn thứ 17) của
Man'yōshū được viết như sau:

Man’yōgana
|
之乎路可良 |
多太古要久礼婆 |
波久比能海 |
安佐奈藝思多理 |
船梶母我毛
|
Katakana |
シオジカラ |
タダコエクレバ |
ハクヒノウミ |
アサナギシタリ |
フネカジモガモ
|
Modern |
志雄路から |
ただ越え来れば |
羽咋の海 |
朝凪したり |
船梶もがも
|
Romanized |
Shioji kara |
tadakoe kureba |
Hakuhi no umi |
asanagi shitari |
funekaji mogamo
|
Hàng thứ nhất là ḍng chữ Man’yōgana đúng như trong nguyên bản
Man'yōshū, gồm toàn chữ Hán.
Hàng thứ hai là cũng ḍng chữ ấy viết lại theo hệ thống kư tự
Katakana chỉ ghi âm Nhật mà thôi.
Hàng thứ ba là cũng ḍng chữ ấy viết lại theo hệ thống kư tự Nhật
Bản ngày nay, gồm cả Hán tự (Kanji) và Hiragana để đọc âm
và nghĩa tùy theo chữ.
Hàng thứ tư là cũng ḍng chữ ấy ghi theo kư tự La Tinh cho người
nước ngoài có thể đọc lên.
Và dưới đây là câu văn giải thích ư nghĩa của bài thơ đó,
viết theo hệ thống kư tự Nhật Bản ngày nay, gồm cả Kanji và
Hiragana.
志雄街道からまっすぐ越えて来ると、羽咋の海はいかにも穏やかだ。この海を漕ぎ渡って行く船やかじがあればいいのだが。
Ư nghĩa này có thể dịch ra tiếng Việt là:
Đi thẳng đến hết đường núi Shio th́ thấy biển Hakui lúc này
đang thực sự tĩnh lặng. Phải chi có một con thuyền, một mái chèo
cũng qua được vùng biển này.
Xin lưu ư là trong nguyên bản, các âm mo (母,,毛)
và shi (之,,思)
đă được viết với hai kư tự khác nhau. Và trong khi hầu hết các
từ đều được viết theo ngữ âm, ví dụ:
多太
tada,
安佐
asa (On-yomi), th́ các từ ji (路),
umi (海)
và funekaji (船
梶)
lại được viết theo ngữ nghĩa (Kun-yomi). Đây là tính
cách thiếu nhất quán của Man’yōgana, tùy theo người viết
mà dùng một trong các cách tạo kư tự sau đây:
A-2-1. Cách dùng On-yomi:
Âm của tiếng Nhật có thể được ghi bằng âm của chữ Hán đọc theo
On-yomi trong cách thức gọi là Shakuon
借音
(tá âm) mượn âm (Hán) để tạo ra kư tự ghi âm Nhật, ví
dụ: |
|
|
-
Một chữ Hán cho một âm:
以
(い
i),
呂
(ろ
ro),
波
(は
ha),安
(あ
a),
楽
(らra)
-
Hay một chữ Hán nhưng chỉ lấy âm đầu tiên:
信
(しな
shi na, chỉ lấy âm
しshi),
覧
(らむ
ra mu, chỉ lấy âm
らra)
A-2-2. Cách dùng Kun-yomi:
Âm tiết của tiếng Nhật có thể được ghi bằng âm của chữ Hán đọc
theo Kun-yomi trong cách thức gọi là Shakkun
借訓
(tá huấn) mượn âm từ tiếng Nhật đồng nghĩa, để tạo ra
kư tự ghi âm Nhật, ví dụ: |
|
|
-
Âm duy nhất của tiếng Nhật đồng nghĩa của một chữ Hán:
女
(め
me)
毛
(け
ke)
蚊
(か
ka) |
|
|
|
|
|
-
Hay âm đầu tiên của tiếng Nhật đồng nghĩa của một chữ Hán:
蟻
(あり
a ri, chỉ lấy
あ
a)
巻
(まく
ma ku, chỉ lấy
ま
ma)
鴨
(かも
ka mo, chỉ lấy
か
ka)
A-3. Kư tự Hiragana và Katakana từ nền tảng Man’yōgana
Man’yōgana có tính cách thiếu nhất quán như thế: có hai cách
tạo kư tự khác nhau, và dùng nhiều chữ gốc quá (có
đến 8,970 chữ Hán được dùng tùy theo người viết) khiến
lắm khi khó xác định được là từ cách nào hay từ chữ Hán nào, do đó
phải đọc ra làm sao; vả lại dùng nguyên chữ Hán vốn có nhiều
nét phức tạp, nên người Nhật đă tiến thêm một bước nữa, dựa
trên căn bản Man’yōgana này mà tạo ra hai hệ thống kư tự
Hiragana và Katakana giản dị hơn, để ghi âm tiếng Nhật căn
bản chỉ cần có hơn 50 âm tiết khác nhau.
Hiragana
phát triển từ Man’yōgana viết Hán tự bằng lối chữ “thảo”
sōsho (草書,
thảo thư) được phụ nữ Nhật sử dụng phổ biến; c̣n
Katakana phát triển do các nhà sư Phật giáo như một dạng viết
tắt, trong hầu hết các trường hợp chỉ sử dụng một vài bộ phận nhỏ,
ví dụ một vài nét đầu tiên hoặc cuối cùng, của các kư tự
Man’yōgana viết bằng lối chữ “khải” kaisho (楷書,
khải thư).
Kư tự Hiragana có thể có gốc Man’yōgana dùng chữ Hán khác với kư
tự Katakana đồng âm, ví dụ, Hiragana
る
(ru) có nguồn gốc từ Man’yōgana
留
(lưu – giữ lại), trong khi Katakana
ル
(ru) có nguồn gốc từ Man’yōgana
流
(lưu – ḍng chảy).
Dưới đây là bản liệt kê toàn bộ kư tự Katagana căn bản, mỗi
ô ghi một âm Nhật, từ trái qua phải là các cột A, I, U, E, O; từ
trên xuống dưới là các hàng A, Ka, Sa, Ta, Na, Ha, Ma, Ya, Ra, Wa,
N; mỗi ô có kư tự cho âm Nhật ngay trước gốc Man’yōgana
chữ Hán viết theo lối chữ khải, phần màu đỏ là bộ phận
đă được trích ra để tạo nên kư tự Katakana này.

C̣n sau đây là bản liệt kê toàn bộ kư tự Hiragana căn bản,
mỗi ô ghi một âm Nhật, từ phải qua trái là các cột A, Ka, Sa, Ta,
Na, Ha, Ma, Ya, Ra, Wa, N; từ trên xuống dưới là các hàng A, I, U,
E, O; mỗi ô có gốc Man’yōgana chữ Hán viết theo lối chữ
khải (cho dễ nhận ra), rồi đến chữ viết tháu theo lối
chữ thảo của chữ Hán đó, và dưới cùng là kư tự Hiragana
được tạo ra cho âm Nhật.

*
Xem thế, Hiragana và Katakana đơn giản (chỉ có khoảng
50 kư tự cho âm tiết Nhật Bản) và tiện dụng hơn Man’yōgana
(có đến 8,970 chữ Hán) rất nhiều, nhưng đều đă được
tạo ra nhờ vào căn bản là Man’yōgana.
Kư tự Katakana cổ nhất t́m thấy được có lẽ là bộ kinh Phật
giáo “Daihōkō Butsu Kegon Kyō” (大方広仏華厳経
– kinh Hoa Nghiêm)
từ thời Nara (710-794) thế kỷ thứ 8, có các chữ khắc giống
chữ katakana. C̣n kư tự Hiragana cổ nhất t́m thấy được trên
di tích đồ dùng bằng sành th́ vào khoảng thế kỷ thứ 9, thời
Heian
(794-1192) ở Kyoto.
Katakana có trước Hiragana
là điều dễ hiểu hợp luận lư. Bởi v́ giới tăng lữ thời bấy giờ có
nhu cầu khẩn thiết phải có ngay một loại kư tự để ghi chú
âm đọc và ư nghĩa tiếng Nhật của kinh điển truyền sang, cho mục
đích hoằng pháp phổ biến Phật giáo đến mọi giai tằng trong xă
hội Nhật Bản. Điều đáng khâm phục là hệ thống kư tự Katakana đă
được sư tăng Nhật Bản sáng tạo từ các nét đơn giản của chữ-gốc
Man’yōgana thật nhanh chóng ngay trong thế kỷ thứ 8
không bao lâu sau khi kư tự Man’yōgana thành h́nh.
Sau đó Hiragana xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ở
đây, xin “mạo hiểm” phỏng đoán rằng: thế nào cũng phải có
bàn tay nam giới trong việc sáng tạo hệ thống kư tự
Hiragana được giới phụ nữ ưa chuộng sử dụng. Bởi lẽ thời xưa,
nam giới quư tộc
mới được học và dùng Hán văn Hán tự
(cho công việc hành chánh và văn bản chính thức, kể cả những
sáng tác văn học bằng Hán văn). Có lẽ do t́nh thân gia đ́nh mà
nam giới đă giảng giải về văn chương, chữ khải, chữ thảo, và kư
tự Katakana cho thân nhân phụ nữ, từ đó chung sức sáng tạo ra
Hiragana cho phụ nữ dùng. Và họ đă chọn lối viết chữ thảo
của các chữ-gốc Man’yōgana v́ hai lư do chính (1) để phân biệt
với tư liệu chính thức hay hành chánh (dùng Katakana),
và (2) để có nét mềm mại uyển chuyển được phái nữ ưa chuộng,
chứ không cứng cỏi như các kư tự Katakana. Thời xưa, nam nhi quư
tộc chỉ thích viết Hán văn bằng Hán tự mà thôi, c̣n giới phụ nữ
mới viết bằng Hiragana, sáng tác những tác phẩm văn học được
truyền tụng đến ngày nay.
Chính v́ Hiragana (và Katakana) đơn giản dễ học, nhờ vậy đă
phổ biến đến cả những tầng lớp trước kia bị thất học, mù chữ
thời phong kiến, phần lớn nhất là nông dân. Đă có nhiều cuộc
kiểm kê dân số trong khoảng năm 1877-1889 cho thấy thời đại Edo
Phủ Chúa Tokugawa (1600-1868), suất biết đọc biết viết đạt
đến khoảng 36.3% (nam 55%, nữ 16.5%) cao không kém
ǵ nhiều nước Âu Tây cùng thời, trong thành tích đó có công lớn
của hệ thống kư tự thực dụng Hiragana (và Katakana). Năm 2019,
suất biết đọc biết viết của Nhật Bản vào khoảng 99%.
*
Ngày nay, Man’yōgana vẫn c̣n được thấy trong một số tên khu vực
của Nhật Bản, đặc biệt là ở Kyushu. Và vẫn c̣n tồn tại một cách
thức dùng chữ Hán tương tự như cách tạo chữ Man’yōgana, gọi là “ateji”
(当て字
– gán ghép chữ), trong đó chỉ có phần ngữ âm Nhật Bản của
các chữ Hán (bỏ đi phần ngữ nghĩa) được ghép lại để tạo ra
từ ngữ Nhật Bản mới, ví dụ
倶楽部
(kurabu, câu lạc bộ, chữ “lạc” ở giữa đọc theo On-yomi
là raku nhưng chỉ âm tiết đầu là “ra” được dùng) dịch
từ “club” trong tiếng Anh. Hoặc từ
冗句
(jo-ku, nhũng cú – câu nói đùa) dịch từ “joke” trong
tiếng Anh. Hay từ
野暮
(yabo – chỉ dùng âm của hai chữ Hán “dă mộ”) để
viết, gán cho từ
やぼ
(yabo – viết bằng Hiragana, ư nghĩa là quê kệch, xưa cũ)
là một tiếng thuần Nhật.
*
B. Trường hợp Việt Nam
Chữ Hán nhập vào Việt Nam thời Hán thuộc khoảng năm 111 BC
(thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên), từ đó tầng lớp cai
trị dùng tiếng Hán và chữ Hán v́ nhu cầu hành chính. Ngay cả sau
khi Việt Nam được độc lập năm 938, tiếng Hán và chữ Hán vẫn tiếp
tục được dùng, và được chính thức công nhận là ngôn ngữ hành chính
vào năm 1010, thế kỷ thứ 11.
Tất nhiên, người Việt Nam cũng đă cần có một hệ thống kư tự để
ghi lại những từ ngữ của tiếng Việt, và họ cũng đă cố gắng dựa
vào chữ Hán để tạo ra hệ thống chữ viết riêng. Do đó đă tạo ra hệ
thống kư tự gọi là Chữ Nôm.
B-1. Lược sử Chữ Nôm
Các học giả so sánh đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Hán và tiếng
Hán Việt đă đi đến kết luận rằng âm Hán Việt (âm của
người Việt đọc chữ Hán) đă bắt nguồn từ thời nhà Đường hoặc
nhà Tống thế kỷ 8 - 9. Do đó, chữ Nôm vốn dựa trên âm Hán
Việt chỉ có thể ra đời sớm lắm cũng khoảng thế kỷ thứ 10
khi người Việt thoát khỏi ngh́n năm Bắc thuộc với chiến thắng của
Ngô Quyền vào năm 938. Có thể tên nước Đại Cồ Việt
大瞿越
dưới thời Đinh Bộ Lĩnh (924–979), có chữ Cồ là tiếng Việt
đầu tiên được ghi bằng chữ Nôm.
Chứng tích lịch sử sớm nhất là một số chữ Nôm khắc trên quả chuông
chùa Vân Bản, Hải Pḥng đúc năm 1076, thế kỷ thứ 11; rồi
đến bài kư viết trên bia ở chùa xă Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh
Phú Thọ tạc năm 1173, thế kỷ thứ 12. C̣n trước tác thơ văn
th́ phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rơ ràng với thơ chữ
Nôm của Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên) viết khoảng năm 1282,
thế kỷ thứ 13, dưới thời Trần Nhân Tông.
B-2. Cấu tạo của Chữ Nôm
Tiếng Việt cũng có tính cách căn bản là đơn âm như tiếng
Hán, chứ không đa âm như tiếng Nhật. Và người Việt Nam ngày
xưa đă dùng tiếng Hán suốt hai ngàn năm trong triều đ́nh, trong
giới học thuật, khoa cử, trong văn kiện, văn học,... ; tuy nhiên
ngay trong nước th́ họ nói hay đọc theo âm Hán Việt chứ
không dùng âm Hán giọng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc
Kinh, Hải Nam,... Trong đời sống hàng ngày, giới có học này nhiều
khi dùng cả những từ ngữ tiếng Hán với nhau, và dạy bảo cả cho
người thân không thuộc giới có học nữa, do đó dần dần nhiều tiếng
Hán đă thẩm thấu vào tiếng Việt trở thành những từ Hán Việt,
ngày nay chiếm đến 70% trong ngôn ngữ Việt Nam; và lắm từ ngữ, lắm
thành ngữ Hán Việt lại có ư nghĩa lệch đi, thậm chí hoàn toàn khác
với từ gốc trong tiếng Hán, một phần cũng v́ dùng theo văn phạm,
văn pháp tiếng Việt vốn ngược với văn pháp tiếng Hán. Ví dụ từ “tử
tế” tiếng Hán có nghĩa là “nhỏ nhặt, tỉ mỉ” đă được
người Việt dùng làm từ Hán Việt có nghĩa là “hay giúp đỡ,
thương người” hoặc “đàng hoàng”; hay từ “tiểu
tâm” tiếng Hán có nghĩa là “cẩn thận” đă được người
Việt dùng làm từ Hán Việt có nghĩa là “nhỏ mọn, hẹp ḥi".
Do đó, việc tạo ra một hệ thống kư tự Việt Nam gọi là “Chữ Nôm”
th́ đă tiến hành như sau:
Đối với những từ Hán Việt
trong ngôn ngữ Việt th́ đă có sẵn chữ Hán, chỉ cần giữ nguyên mà
cho vào chung trong hệ thống kư tự Nôm là được.
Đối với những từ thuần Việt
trong ngôn ngữ Việt th́ có các cách tạo chữ Nôm căn bản sau đây:
B-2-1. Giả tá (vay mượn)
Là cách người Việt mượn nguyên chữ Hán nào có phát âm Hán Việt
giống hệt hoặc gần giống âm của từ ngữ Việt Nam để viết thành
kư tự Nôm cho tiếng Việt cho dù hoàn toàn khác nghĩa.
Ví dụ phát âm Hán Việt giống hệt: chữ Hán
沒
- “một" nguyên nghĩa là "ch́m" hay “mất đi”
được mượn dùng để ghi từ "một" của tiếng Việt trong nghĩa "một
ḿnh"; chữ
卒
- "tốt" nguyên nghĩa là "binh lính" được mượn dùng
để ghi từ "tốt" của tiếng Việt trong nghĩa "tốt xấu".
Ví dụ phát âm Hán Việt gần giống: chữ Hán
别
âm Hán Việt là “biệt”, nguyên nghĩa là “khác biệt”
hoặc “ly biệt”, được dùng để ghi âm “biết” của tiếng
Việt trong nghĩa “hiểu biết”.
B-2-2. Huấn độc (mượn nghĩa)
Là cách người Việt mượn nguyên chữ Hán nào có ư nghĩa giống hệt
hoặc gần giống từ ngữ Việt Nam để viết thành kư tự Nôm cho
tiếng Việt cho dù hoàn toàn khác nghĩa. Ví dụ: chữ
腋
- "dịch" nguyên nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại
từ "nách" trong tiếng Việt nghĩa là "cái nách"; hoặc
chữ
能
- "năng" nguyên nghĩa là "có tài" được dùng để ghi
lại từ "hay" của tiếng Việt trong nghĩa "văn hay chữ tốt"
hoặc trong nghĩa “thường khi”.
B-2-3. H́nh thanh (ghép âm và nghĩa)
Là cách ghép hai chữ Hán với nhau, một chữ Hán gợi âm, chữ Hán kia
gợi nghĩa, để cấu tạo một chữ Nôm mới.
Ví dụ chữ Nôm "chân"
蹎
trong nghĩa "chân tay" được cấu thành từ hai chữ Hán:
⾜
- "túc" là “cái chân” biểu ư, và chữ
真
- "chân" nghĩa là “thực” biểu âm trong chữ Nôm mới
ấy.
*
C. So sánh trường hợp Việt Nam và Nhật Bản
So với Nhật Bản đă đọc và viết tiếng Hán trong triều đ́nh và văn
bản chính thức vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4, th́ Việt Nam
dùng tiếng Hán và chữ Hán v́ nhu cầu hành chính vào thế kỷ thứ
2 trước Công nguyên, sớm hơn ít nhất là sáu thế kỷ.
Nhưng nếu chữ Nôm đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 10, th́
đă trễ hơn đến 5 thế kỷ so với chữ Man’yōgana trên thanh
kiếm Inariyama ở thế kỷ thứ 5. Và thơ Nôm của Hàn Thuyên
xuất hiện ở thế kỷ thứ 13 th́ cũng đă trễ hơn 5 thế kỷ
so với các sách sử Nhật Bản dùng kư tự Man’yōgana ở thế kỷ thứ
8.
C-1. Những điểm giống nhau
●
Nhật Bản và Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng khác với tiếng
Hán, nhưng chữ viết ban sơ th́ có lẽ đă quá thô sơ không
thực dụng, nên từ ngày xưa đă phải mượn chữ Hán để chế tạo hệ
thống chữ viết riêng để ghi lại tiếng nước ḿnh, đó là Man’yōgana
và Chữ Nôm. Sáng kiến đó giống nhau và hợp với trực giác
hay luận lư gần như tự nhiên.
●
Cách tạo ra chữ Man’yōgana từ âm Hán Nhật On-yomi kiểu
người Nhật đọc Hán tự, cũng giống như cách tạo ra chữ Nôm từ âm
Hán Việt kiểu người Việt đọc Hán tự.
●
Cách tạo ra chữ Man’yōgana từ nghĩa tiếng Nhật của Hán tự
theo Kun-yomi của người Nhật cũng tương tự như cách tạo ra chữ Nôm
từ nghĩa tiếng Việt của Hán tự.
●
Cả Man’yōgana lẫn Chữ Nôm đều có tính cách thiếu nhất quán,
v́ có nhiều cách tạo kư tự khác nhau, và tùy người viết mà dùng
nhiều chữ-gốc Hán tự khác nhau, cũng cùng do nguyên nhân chính là
v́ Hán tự vốn đơn-âm-tiết có số âm căn bản quá ít,
hóa ra có quá nhiều chữ đồng âm mà ư nghĩa khác nhau và
viết khác nhau, đưa đến hậu quả là kư tự Man’yōgana hay Chữ Nôm
thường khó xác định được là từ cách chế tạo nào, hay từ
chữ Hán nào, và phải đọc ra làm sao.
●
Cả Man’yōgana lẫn Chữ Nôm đều phức tạp, thiếu nhất quán, nên
khó học, đ̣i hỏi công của và th́ giờ đến mức xa xỉ
đối với giới b́nh dân, rốt cuộc chỉ là
công cụ đặc quyền của giới có học để ghi chú kinh sách hay
sáng tác thơ ca văn chương, chứ đă chẳng giúp ǵ cho quảng đại
quần chúng thất học mù chữ, chiếm phần lớn dân số.
*
C-2. Những điểm khác nhau
Tiếng Việt có tính cách căn bản là đơn âm như tiếng Hán,
chứ không đa âm như tiếng Nhật.
●
Mỗi kư tự trong Chữ Nôm cũng là một từ ngữ có ư nghĩa trọn vẹn,
không như kư tự Man’yōgana chủ yếu là chỉ một âm tiết không mang ư
nghĩa riêng hay trọn vẹn.
●
Phần lớn kư tự trong Chữ Nôm là do cách ghép hai chữ Hán hay thêm
nét vào một chữ Hán làm gốc, trong khi kư tự Man’yōgana chủ yếu
chỉ dùng một chữ Hán giữ nguyên dạng làm gốc.
●
Nhưng khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất về mặt kết quả
hay hiệu quả, chính là: người Nhật đă tiến xa hơn, dựa trên
Man’yōgana để tạo ra hệ thống Hiragana (và Katakana) đơn giản
hơn nhiều và thực dụng cho đến ngày nay. Trong khi Chữ Nôm th́
không tiến thêm nữa, vẫn thiếu nhất quán, thiếu tiêu chuẩn, và
phức tạp nên kém thực dụng, kết cuộc đă bị phế bỏ, thay vào
đó hệ thống kư tự La Tinh hóa trở thành Chữ Quốc ngữ Việt Nam.
Có hai lư do chính giải thích tại sao Chữ Nôm đă không tiến
theo hướng giản dị hóa như ở Nhật Bản.
1. Lư do thứ nhất là v́ người Việt đă nhắm mục đích
là tạo ra một hệ thống kư tự thống nhất cho cả chữ thuần Việt
cần kư tự mới, lẫn chữ Hán Việt đă có sẵn kư tự Hán rồi. Với
Chữ Nôm, họ đă đạt thành mục đích ấy. Nguyễn Du đă viết
Truyện Kiều bằng hệ thống Chữ Nôm đó, gồm cả những kư tự Nôm mới
và kư tự Hán Việt của những chữ Hán đă được Việt Nam hóa hiểu theo
ư nghĩa của người Việt nên có thể gọi là những chữ Nôm cũ. Đoàn
Thị Điểm đă viết Chinh Phụ Ngâm Khúc cũng bằng hệ thống Chữ Nôm
đó, dịch từ nguyên tác Chinh Phụ Ngâm mà Đặng Trần Côn đă viết
bằng Hán tự. Không thể bảo là Nguyễn Du đă viết Truyện Kiều bằng
Chữ Nôm và chữ Hán. Cũng không thể bảo là Đoàn Thị Điểm đă
viết Chinh Phụ Ngâm Khúc bằng Chữ Nôm và chữ Hán. V́ cả hai
người đều đă viết bằng Chữ Nôm mà thôi!
2. Lư do thứ hai
là v́ tiếng Việt vốn đơn âm, người Việt ngày xưa không phân
tích âm tiết; với họ, một từ chỉ có một âm mà thôi. Tạo ra một kư
tự Nôm để ghi một từ trong tiếng Việt, th́ kư tự đó phải biểu
thị được cả ư nghĩa lẫn âm đọc. Đă không có khái niệm âm tiết
trong Chữ Nôm. Trong khi, tiếng Nhật đa âm, người Nhật phải chú ư
đến âm đọc trước đă, khi tạo ra kư tự mới cho tiếng Nhật. Chính v́
kư tự mới không cần phải biểu thị ư nghĩa của từ, cho nên
người Nhật đă có thể giản dị hóa cùng cực những kư tự
Man’yōgana, chỉ giữ lại vài nét tối thiểu vừa đủ để phân biệt giữa
các âm với nhau (căn bản chỉ có 50 âm!) mà
vẫn biểu thị được
đủ số âm tiết cần có.
*
Kết luận:
Các trang mạng của Wikipedia, Viện Việt học (ở nước ngoài), Viện
Hán Nôm (ở trong nước),... cho nhiều chi tiết cặn kẽ hơn về hai hệ
thống kư tự Man’yōgana và Chữ Nôm mà bài viết này đă ghi lại sơ
lược; chủ ư của người viết chỉ là vài điểm sau đây:
●
Tiếng Việt
(ngôn ngữ Việt Nam) là hệ thống gồm những từ thuần Việt và cả
những từ Hán-Việt đă được Việt-hóa trở thành Việt ngữ. Từ Hán
Việt cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong ngôn
ngữ Việt Nam. Nếu thành phần từ thuần Việt là xương cốt, th́
thành phần từ Hán Việt cũng là máu thịt của tiếng Việt. Không có
lư do ǵ để ghét bỏ từ Hán Việt như thể một thứ quá khứ nô lệ cần
quên đi. Từ Hán Việt c̣n là vốn quư, có tiềm năng phát triển lớn,
giúp tạo ra được những từ ngữ mới đáp ứng nhu cầu của tiếng Việt
theo kịp với thời đại.
●
Trên căn bản ấy, Chữ Nôm là hệ thống gồm những kư tự
thuần Việt và cả những kư tự Hán-Việt đă được Việt-hóa.
Nhờ có Chữ Nôm mới lưu truyền và bảo tồn được tài sản văn học văn
hóa Việt Nam gần như trọn vẹn đến ngày nay. Và vẫn c̣n phải tiếp
tục nhờ vào Chữ Nôm để nghiên cứu và nhận thức về lịch sử của dân
tộc.
●
Hai lư do chính
cố gắng giải thích tại sao Chữ Nôm đă không tiến thêm theo
hướng giản dị hóa như ở Nhật Bản. Điều căn bản vẫn là mục đích
của việc tạo ra Chữ Nôm, đó là tạo ra một hệ thống kư tự thống
nhất cho cả chữ thuần Việt cần kư tự mới, lẫn chữ Hán Việt đă có
sẵn kư tự Hán, trong khuôn mẫu kư tự của tiếng Hán cùng đơn
âm (mỗi từ một âm) như tiếng Việt. Chứ không c̣n đích
nhắm ǵ khác. Và mục đích đó đă đạt thành.
*
Dù vậy, có thể vẫn thấy đáng tiếc là nỗ lực của tiền nhân đă ngừng
lại, không tiến thêm được đến mức thực dụng như trường hợp Nhật
Bản, bởi đă không hề có thêm mục đích quảng bá chữ viết xuống
đến cả giới b́nh dân. Do đó rốt cuộc Chữ Nôm đă chỉ là công
cụ đặc quyền của giới có học để ghi chú kinh sách hay sáng tác
thơ ca văn chương, chứ đă chẳng giúp ǵ cho quảng đại quần chúng
thất học mù chữ, chiếm phần lớn dân số.
Phạm Vũ Thịnh
12 Jun 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|