Người chuyên mơ mộng không thực tế

Diễn văn của Murakami Haruki
nhận giải thưởng Cataluña International Prize, Spain
ngày 9 tháng 6 năm 2011 ở Barcelona

Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Giải thưởng hằng năm Cataluña International Prize (hay Premi Internacional Catalunya) do chính quyền xứ Catalan (thủ phủ là Barcelona), Spain, tặng cho những cá nhân đă cống hiến xuất chúng cho sự phát triển văn hoá, khoa học và những giá trị nhân bản trên thế giới. Người lănh giải năm ngoái là cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Các năm trước, giải thưởng này đă được trao cho Claude Lévi-Strauss, nhà dân tộc học Pháp; Jacques Yves Cousteau, nhà thám hiểm hải dương Pháp; Karl Popper, triết gia Anh; Václav Havel, cựu Tổng thống Cộng hoà Czech; Aung San Suu Kyi, lănh tụ đối lập Myanmar; Amartya Sen, kinh tế gia Ấn Độ; ... Năm nay 2011, nhà văn Nhật Murakami Haruki được giải do "tác phẩm vượt qua được hoàn cảnh văn hoá, ông trở thành một chuẩn mực trong thế giới văn học", "đă xây dựng được một cầu nối văn học giữa Đông và Tây". Giải này gồm tiền thưởng 80 ngàn Euro và một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ xứ Catalan Antoni Tàpies.

Lần trước tôi đến thăm Barcelona là vào mùa xuân hai năm trước. Trong ngày tác giả kư tặng ra mắt sách, tôi đă ngạc nhiên v́ rất đông độc giả t́m đến. Độc giả đứng đợi thành hàng dài, đến nỗi tôi kư tặng suốt một giờ rưỡi vẫn chưa xong được. Tốn thời gian đến mức ấy chính là v́ nhiều độc giả phái nữ đă đ̣i hôn tôi. V́ vậy mà cần nhiều thời gian đến thế.

Cho đến nay, tôi đă thực hiện nhiều buổi kư tặng ra mắt sách ở khắp các đô thị trên thế giới, nhưng được độc giả nữ đ̣i hôn th́ khắp thế giới chỉ có ở Barcelona này mà thôi. Chỉ nêu một khía cạnh đó thôi, cũng đủ hiểu Barcelona là thành phố tuyệt vời đến thế nào. Thành phố đẹp đẽ với lịch sử lâu dài và nền văn hoá cao; được trở lại đây lần nữa, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Thế nhưng, thật tiếc là hôm nay tôi không thể nói về chuyện hôn, mà phải đề cập đến chuyện có phần nghiêm trọng hơn kia.

Như quư vị biết, vào lúc 2 giờ 46 chiều ngày 11 tháng 3, địa phương Tohoku của Nhật Bản đă bị động đất khủng khiếp. Mức động đất mănh liệt đến nỗi quả đất tự xoay nhanh hơn làm ngày ngắn đi 1 phần triệu của 1,8 giây!

Động đất tự nó đă gây thiệt hại lớn lao, mà sóng thần tsunami ập vào sau đó c̣n để lại vết tích cào nát kinh khủng hơn nữa. Có nơi đă bị sóng thần lên tới 39 mét. Sóng thần 39 mét th́ cho dù người ta có hối hả leo lên đến tầng thứ mười trong toà nhà thông thường, cũng không sống sót được. Người sống gần bờ biển đă không chạy thoát được, gần 24 ngàn người đă mất, dù trong số đó, gần chín ngàn người c̣n ghi là mất tích. Họ đă bị sóng thần vượt qua đê, cuốn trôi đi, cho đến nay vẫn chưa t́m được xác. Có lẽ phần lớn những người này đă ch́m xuống đáy biển lạnh rồi. Cứ nghĩ đến điều ấy, tưởng tượng chính ḿnh bị đắm vào cảnh ngộ như thế, ngực ḿnh bị bóp nghẹt lại. Ngay cả những người sống sót, nhiều người đă bị mất gia đ́nh, bạn bè, mất nhà cửa, tài sản, mất hàng xóm láng giềng, mất cả nền tảng của đời sống. Có xóm làng đă bị tiêu tán đến tận gốc. Chắc chắn là đă có rất nhiều người bị mất cả hy vọng vào cuộc sống.

Có vẻ làm người Nhật Bản có nghĩa là phải sống cùng với nhiều thiên tai. Đất Nhật phần lớn nằm trên đường băo tố thổi qua vào mùa hạ sang mùa thu. Năm nào cũng chắc chắn có tai hại lớn, nhiều người phải bỏ mạng. Nhiều vùng có núi lửa c̣n hoạt động, và tất nhiên có động đất. Quần đảo Nhật Bản nằm nơi góc phía đông của đại lục châu Á, nhằm vị trí nguy hiểm chông chênh trên cả bốn phiến địa tằng khổng lồ. Người Nhật chúng tôi vẫn nói là giống như sinh sống ngay trên ổ động đất vậy.

Băo tố th́ tương đối c̣n biết được ngày nào và tràn qua những đâu, chứ động đất th́ chưa dự đoán ǵ được. Chỉ hiểu được một điều là lần này cũng chẳng phải là lần cuối, trong tương lai thế nào cũng lại có trận động đất lớn khác. Nhiều học giả tiên đoán là có thể địa vực chung quanh Tokyo sẽ có động đất lớn cỡ biên độ 8 Richter trong ṿng 20, 30 năm tới. Mà cũng có thể mười năm nữa, hay biết đâu ngay chiều ngày mai đây cũng không chừng! Nếu một đô thị khổng lồ, dân chúng mật tập như Tokyo mà bị động đất kích thẳng lên, th́ mức thiệt hại đến như thế nào, thật không ai tính ra cho chính xác được.

Vậy mà, chỉ tính trong khu vực thủ đô Tokyo mà thôi, hiện tại vẫn có 13 triệu người đang sinh sống những ngày "b́nh thường". Vẫn mỗi ngày lên tàu điện đầy nghẹt mà đến sở, và làm việc trong những toà nhà cao tầng. Sau trận động đất lần này cũng chưa nghe ai nói rằng dân số Tokyo giảm đi.

Tại sao? Có lẽ quư vị hỏi như thế. Tại sao chỗ ghê gớm đến vậy mà nhiều người đến mức ấy lại có thể sinh sống một cách nghiễm nhiên như thế được? Đầu óc họ không nổi điên lên v́ sợ sao chứ?

Trong ngôn ngữ Nhật Bản có chữ "vô thường". Nghĩa là không hề có trạng thái "b́nh thường" kéo dài măi được. Mọi thứ sinh ra trên đời này đến lúc nào đấy sẽ phải mất đi, tất cả đều không ngừng thay đổi. Không đâu có được sự an định vĩnh cửu hay thứ ǵ bất biến bất diệt để người ta ḥng nương tựa. Là một quan niệm về cuộc đời, bắt nguồn từ Phật giáo, lẽ "vô thường" này đă lệch khỏi mạch tôn giáo mà in đậm vào tinh thần người Nhật Bản để thành tâm thức của dân tộc, từ thời cổ truyền thừa hầu như nguyên trạng măi đến ngày nay.

Quan niệm "tất cả rồi cũng qua đi" này là thứ thế giới quan "cam chịu", là lối suy nghĩ rằng có cưỡng lại ḍng chảy thiên nhiên cũng chỉ vô ích thôi. Thế nhưng, người Nhật Bản lại tích cực t́m thấy vẻ đẹp trong sự cam chịu ấy.

Nói đến thiên nhiên, người Nhật Bản yêu thích hoa anh đào mùa xuân, côn trùng mùa hạ, lá vàng mùa thu. Mà lại yêu thích đồng ḷng một cách tập thể, theo tập quán; và thưởng ngoạn nhiệt thành như thể là chuyện đương nhiên không cần giải thích ǵ nữa. Những nơi danh thắng về hoa anh đào, côn trùng hay lá vàng th́ đến mùa là đông nghẹt người, đến nỗi khó mà đặt chỗ trong khách sạn nữa.

Tại sao lại như thế? Là v́ hoa anh đào hay côn trùng hay lá vàng đều sẽ mất đi vẻ đẹp chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Chúng tôi v́ muốn mục kích cho được vẻ đẹp vinh quang nhất thời ấy mà phải lặn lội từ xa đến. Và không chỉ vẻ đẹp mà thôi, chúng tôi c̣n xác nhận được ngay trước mắt, nét yêu kiều ngắn ngủi đang úa tàn, chút ánh sáng nhỏ nhoi mất dần đi, sắc thắm tươi dần héo úa; mà lại khiến ḷng ḿnh yên ổn. Chúng tôi t́m được sự an tâm từ lẽ đổi thay vô thường, vẻ đẹp tưng bừng nở rộ rồi tiêu tán đi mất.

Tính cách tinh thần như thế liệu thiên tai tác động đến như thế nào, tôi không hiểu được. Nhưng chắc chắn là chúng tôi, trong ư nghĩa nào đó, "cam chịu chuyện chẳng đặng đừng" mà vượt qua những thiên tai liên tục kéo đến, cùng nhau khắc phục tai hoạ mà tiếp tục sống. Có lẽ những trải nghiệm (với thiên tai) như thế đă ảnh hưởng đến thẩm-mỹ-quan của chúng tôi.

Trận động đất lớn lần này đă gây sốc cho hầu như tất cả mọi người Nhật Bản; và ngay cả chúng tôi thường ngày đă quen với động đất, mà trước tai hại có kích cỡ kinh khủng như thế, bây giờ cũng c̣n bàng hoàng, cảm thấy bất lực, đến nỗi hoang mang cả về tương lai của đất nước.

Dù vậy, kết cuộc th́ chúng tôi vẫn phải củng cố tinh thần, cùng đứng lên hướng đến việc phục hưng. Về việc này th́ tôi không lo lắng mấy. Dân tộc Nhật Bản đă sống c̣n như thế qua một lịch sử rất dài rồi. Không thể cứ co rúm lại v́ sốc măi được. Nhà cửa sụp đổ sẽ xây dựng lại được, đường sá hư hại sẽ sửa chữa lại được.

Nói cho cùng, chúng tôi đang tự ư mà ở trọ trên hành tinh gọi là trái đất này. Chẳng phải trái đất nài nĩ chúng tôi đến ở đây đâu. V́ vậy, đất có rung chuyển chút ít th́ cũng chẳng kêu ca ǵ được. Bởi thỉnh thoảng lại rung chuyển, là một thuộc tính của trái đất này mà. Dù muốn dù không, chúng tôi vẫn phải sống chung với thiên nhiên như thế.

Ở đây, tôi muốn nói đến những ǵ không thể dễ dàng khôi phục như xây sửa lại nhà cửa hay đường sá. Như luân lư hay quy phạm của xă hội, chẳng hạn. Không phải là những vật thể có h́nh hài. Những thứ hễ bị tổn hại th́ không dễ dàng khôi phục lại được như cũ. Không phải là thứ chỉ cần chuẩn bị máy móc, tập họp nhân công, thu góp vật liệu lại là phục hồi lại được.

Một cách cụ thể là tôi muốn nói đến chuyện nhà máy phát điện nguyên tử lực Fukushima.

Quư vị hẳn đă biết, trong sáu ḷ nguyên tử bị động đất và sóng thần tác hại ở Fukushima, ít nhất có ba ḷ vẫn chưa sửa chữa được, vẫn c̣n đang phát tán phóng xạ ra các vùng chung quanh. Lơi ḷ tan chảy, đất đai chung quanh bị ô nhiễm, và nước thải có lẽ có nồng độ phóng xạ cao đang chảy vào nước biển gần đấy. Và gió mang phóng xạ ấy lan ra khắp vùng.

Trên trăm ngàn cư dân trong các vùng quanh nhà máy phát điện nguyên tử lực ấy đă bị buộc phải di tản. Ruộng nương, sở chăn nuôi, cơ xưởng, khu phố buôn bán, bến cảng bị bỏ phế, không một bóng người. Có lẽ những người đă sống ở đấy sẽ không c̣n trở về vùng đất này được nữa. Mà tai hại có vẻ không chỉ ở Nhật Bản, rất tiếc là c̣n lan ra cả các nước lân cận nữa.

Tại sao t́nh trạng bi thảm đến như thế lại xảy ra, nguyên nhân th́ hầu như đă rơ ràng rồi. Là bởi những người xây dựng nhà máy phát điện nguyên tử lực đă không dự tính chuyện sóng thần lớn đến mức này sẽ ập tới. Tuy đă có vài nhà chuyên môn chỉ ra rằng vùng này trước đây đă bị sóng thần lớn cỡ đó đánh vào, và yêu cầu kiểm sửa lại tiêu chuẩn an toàn, nhưng công ty điện lực đă không kiểm thảo nghiêm túc về yêu cầu đó. Bởi chuyện đầu tư một số tiền lớn chỉ đề đối phó với loại sóng thần vài trăm năm mới có một lần, th́ v́ lợi ích kinh doanh, xí nghiệp không thể hoan nghênh được.  

Lại nữa, chính phủ Nhật Bản đáng lẽ phải quản lư nghiêm ngặt những đối sách về an toàn của nhà máy phát điện nguyên tử lực, lại v́ muốn thúc tiến chính sách dùng nguyên tử lực, nên có vẻ đă hạ thấp đ̣i hỏi về mức độ an toàn.

Chúng tôi phải điều tra sự việc ấy, và nếu có sai lầm, th́ phải vạch ra rơ ràng. Bởi chính v́ sai lầm ấy mà ít nhất đă có trên trăm ngàn người phải bỏ đất đai mà đi, phải thay đổi cả lề lối sinh sống nữa. Chúng tôi không thể không tức giận. Chuyện đương nhiên thế thôi.

Không hiểu sao dân tộc Nhật Bản vốn ít khi nổi giận. Quen cam chịu được lâu dài, mà không mấy giỏi chuyện bộc phát t́nh cảm. Có lẽ về điểm này th́ có phần khác với thị dân Barcelona. Thế nhưng, lần này th́ đến cả quốc dân Nhật Bản cũng phải nổi giận lên mất.

Tuy nhiên, đồng thời, chúng tôi cũng phải phê phán cả chính ḿnh nữa, v́ đă mặc nhận hay tha thứ cho cái cơ cấu lệch lạc ấy. Bởi t́nh trạng bi thảm lần này có quan hệ sâu đậm đến vấn đề luân lư và quy phạm của người Nhật Bản.

Như quư vị biết, người Nhật Bản là dân tộc duy nhất trong lịch sử đă có kinh nghiệm bị dội bom nguyên tử. Tháng 8 năm 1945, hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đă bị phi cơ quân đội Mỹ dội bom nguyên tử, tổng cọng trên hai trăm ngàn người mất mạng. Phần đông người chết là thị dân thường, không vơ trang.

Tuy nhiên, ở đây, tôi không đặt vấn đề nên hay không nên. Điều tôi muốn nói là không chỉ hai trăm ngàn người chết ngay lúc bị bom, mà sau đó, rất nhiều những người sống sót đă phải khốn khổ v́ chứng bệnh do phóng xạ nguyên tử trong một thời gian rất lâu mới chết được. Từ sự hy sinh của những người ấy mà chúng tôi học được bom nguyên tử phá hoại kinh khủng đến mức nào, phóng xạ nguyên tử gây ra thương tích trầm trọng thâm sâu đến đâu trên thế giới này, trên thân thể con người.

Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản có hai hướng tiến căn bản. Phục hưng kinh tế và băi bỏ hành vi chiến tranh. Dù có xảy ra chuyện ǵ đi nữa, nhất định không dùng vũ lực lần nào nữa, chỉ nhắm đến phát triển kinh tế và mưu cầu hoà b́nh, đó là hai phương châm mới của nước Nhật Bản.

Trên tấm bia an ủi linh hồn nạn nhân bom nguyên tử Hiroshima có viết:

"Xin yên nghỉ. Sẽ không sai phạm nữa đâu"

Những lời tuyệt vời! Chúng ta là nạn nhân đồng thời cũng là kẻ phạm tội. Ư nghĩa như thế hàm chứa trong những lời ấy. Với sức mạnh khủng khiếp của nguyên tử lực, chúng ta ai cũng là nạn nhân, mà đồng thời cũng là kẻ tác hại. Tất cả chúng ta là nạn nhân bị sức phá hoại nguyên tử lực uy hiếp, mà tất cả chúng ta cũng là kẻ tác hại khi đă tạo nên sức phá hoại ấy, hay không ngăn cản việc sử dụng nó.

Rồi ngày nay, 66 năm sau cuộc dội bom nguyên tử, nhà máy phát điện nguyên tử lực Fukushima-1 c̣n đang phát tán phóng xạ trong suốt ba tháng nay, và tiếp tục làm ô nhiễm đất đai, nước biển và không khí các vùng chung quanh. Chưa ai biết bao giờ và làm cách nào chận đứng lại được. Đây là lần thứ hai trong lịch sử, người Nhật Bản chúng tôi phải trải nghiệm và chịu thiệt hại, nhưng lần này chẳng phải do ai khác dội bom xuống. Mà chính người Nhật Bản chúng tôi đă gây ra, đă tự tay ḿnh phạm tội, làm tổn hại đến đất nước ḿnh, và phá hoại cuộc sống của chính ḿnh.

Làm sao mà ra nông nỗi ấy? Tâm t́nh phản đối hạch nhân mà chúng tôi đă ôm ấp bao nhiêu năm nay sau Thế chiến ấy đă tiêu tan đâu mất rồi? Xă hội giàu có trong hoà b́nh mà chúng tôi một ḷng t́m kiếm ấy, v́ đâu mà hư hại, lệch lạc đến thế này?

Lư do th́ đơn giản thôi. Là v́ "năng suất" đấy.

Công ty điện lực chủ trương rằng ḷ nguyên tử là hệ thống phát điện có năng suất cao. Nghĩa là hệ thống đem đến lợi nhuận cao đấy. Và chính phủ Nhật Bản, nhất là sau cơn sốc dầu hoả, đă lo ngại về tính ổn định trong việc cung cấp dầu thô, nên dần dần muốn thúc tiến quốc sách phát điện bằng nguyên tử lực. Công ty điện lực bèn rải ra một lượng tiền khổng lồ để tuyên truyền, mua chuộc giới truyền thông, ươm trồng ảo tưởng trong dân chúng rằng phát điện bằng nguyên tử lực là an toàn về mọi mặt.

Đến lúc để ư thấy th́  phát điện bằng nguyên tử lực đă chiếm đến chừng 30 phần trăm tổng lượng phát điện trong toàn quốc Nhật Bản. Trong lúc quốc dân đang c̣n mơ hồ th́ đảo quốc Nhật Bản nhiều tai hoạ động đất này đă trở thành nước có nhiều nhà máy phát điện bằng nguyên tử lực đứng hàng thứ ba trên thế giới!

Đến nước này th́ sự đă rồi, không c̣n quay trở lại được nữa! Người dân nào c̣n hoài nghi về nguy cơ trong việc  phát điện bằng nguyên tử lực th́ bị hỏi vặn theo kiểu hăm doạ rằng: "Thế bị thiếu điện cũng được hay sao chứ?" Ngay trong dân chúng dần dần cũng lan toả cảm giác rằng: "Phải cậy vào phát điện bằng nguyên tử lực thôi, chẳng làm sao hơn!" Bởi ở xứ nóng ẩm Nhật Bản này, mùa hè mà không dùng được máy lạnh th́ gần giống như bị tra tấn ấy! Những người c̣n mang nghi vấn về phát điện bằng nguyên tử lực bị gắn cho nhăn hiệu là "người chuyên mơ mộng không thực tế".

Cứ như thế cho đến ngày nay. Ḷ nguyên tử đáng lư là có năng suất cao ấy bây giờ đă rơi xuống t́nh trạng bi thảm, không khác ǵ đă mở toang cánh cửa địa ngục mất rồi. Thực tế là như thế đấy.

Hoá ra thứ "thực tế" mà những người muốn thúc đẩy việc phát điện bằng nguyên tử lực hằng chủ trương hay nói "hăy nh́n vào thực tế" ấy thật ra chẳng phải là "thực tế" hay ǵ khác, mà chỉ là thứ "tùy tiện" bề ngoài mà thôi. Những người ấy đă lấy chữ "thực tế" mà thay vào đấy để đánh tráo luận lư đó thôi.

Đây là sự sụp đổ của thần thoại về "năng lực kỹ thuật" mà Nhật Bản đă tự hào từ bao nhiêu năm nay, đồng thời cũng là sự thất bại của luân lư và quy phạm xă hội của người Nhật Bản chúng tôi, bao lâu nay đă tha thứ cho việc "tráo trở" như thế. Chúng tôi phê phán công ty điện lực, chúng tôi phê phán chính phủ Nhật Bản. Điều đó đương nhiên, và cần thiết. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng phải tố cáo chính chúng tôi nữa. Chúng tôi là nạn nhân, mà đồng thời cũng là kẻ tác hại. Phải nh́n kỹ và nghiêm khắc vào điều đó. Bởi nếu không th́ sẽ lặp lại thất bại kiểu ấy ở đâu đó nữa.

"Xin yên nghỉ. Sẽ không sai phạm nữa đâu"

Chúng tôi phải khắc sâu vào ḷng ḿnh lời nói ấy một lần nữa.

Tiến sĩ Robert Oppenheimer là nhân vật trung tâm trong việc khai phát bom nguyên tử trong Thế chiến thứ hai, khi nghe tin về thảm trạng Hiroshima và Nagasaki bị dội bom nguyên tử, ông đă bị sốc nặng. Ông đă nói với Tổng thống Truman: "Thưa Tổng thống, hai bàn tay tôi đă đẩm máu"

Tổng thống Truman rút từ trong túi ra chiếc khăn tay trắng gấp xếp ngay ngắn, bảo ông: "Lấy khăn tay này mà lau".

Nhưng khỏi cần nói cũng biết rằng có t́m kiếm ở bất cứ nơi nào trên thế giới này, cũng không đâu có được thứ khăn tay tinh khiết lau sạch được bao nhiêu là máu đó.

Người Nhật Bản chúng tôi đáng lẽ đă phải tiếp tục hét "Không!" đối với hạch nhân. Ư kiến của tôi là như thế.

Đáng lẽ chúng tôi đă phải, ở cấp quốc gia, kết tập năng lực kỹ thuật, tập trung trí tuệ, vận dụng vốn liếng xă hội để khai phát dạng năng lượng hữu hiệu thay thế được phát điện bằng nguyên tử lực. Cho dù có bị chê cười rằng "Không có dạng năng lượng nào có năng suất bằng được nguyên tử lực. Dân Nhật Bản không dùng nguyên tử lực th́ ngu ngốc quá", chúng tôi lẽ ra vẫn phải nhất quyết không thoả hiệp mà tiếp tục ǵn giữ dị ứng đối với hạch nhân đă được ghi khắc từ kinh nghiệm bị thảm hoạ bom nguyên tử. Đáng lẽ đă phải đặt chính sách khai phát năng lượng phi-hạch-nhân làm trọng tâm cho bước tiến của Nhật Bản sau Thế chiến.

Chắc chắn đó là cách thức nhận trách nhiệm tập thể của người Nhật Bản đối với bao nhiêu là nạn nhân đă hy sinh ở Hiroshima và Nagasaki. Nhật Bản đă cần phải có luân lư và quy phạm có tính cách cốt lơi như thế, và cả thông điệp như thế trong xă hội. Đáng lẽ đă là cơ hội lớn cho người Nhật Bản chúng tôi thật sự cống hiến cho thế giới. Thế nhưng trên đường phát triển kinh tế gấp rút, chúng tôi đă đánh lạc mất hướng tiến quan trọng ấy, buông trôi đi v́ thứ tiêu chuẩn dễ dàng là "năng suất".

Như tôi đă nói, cho dù tai hoạ từ thiên tai có bi thảm hay trầm trọng đến đâu đi nữa, chúng tôi cũng vượt qua được. Và có thể từ việc khắc phục được ấy, tinh thần của mọi người sẽ mạnh mẽ thêm, sâu đậm thêm. Thế nào chúng tôi cũng sẽ làm được điều ấy.

Việc xây dựng lại những đường sá, nhà cửa bị hư hại là công việc của những người chuyên môn. Nhưng cố gắng xây đắp lại luân lư và quy phạm xă hội đă bị hư hại, là công việc của tất cả mọi người Nhật Bản. Truy điệu những người đă chết, chăm sóc những người khốn khó v́ tai hoạ, chúng tôi sẽ làm việc trong t́nh cảm tự nhiên muốn làm sao cho những vết thương, những đau khổ mà họ đă phải gánh chịu, không trở thành vô ích. Công việc đó chắc chắn là phải chân chất, âm thầm, tự tay ḿnh làm và đ̣i hỏi sự nhẫn nại. Giống như người người trong làng phải cùng ra nương ruộng trong buổi sáng mùa xuân trời thanh, để cày xới đất đai, gieo hạt, phải cùng nhau chung sức thúc tiến công việc. Mỗi người làm theo khả năng của ḿnh, nhưng có chung với nhau một tấm ḷng.

Trong công tác tập thể lớn lao ấy, thế nào cũng có phần có thể góp sức được, cho chúng tôi, những người viết văn chuyên nghiệp, chuyên môn dùng ngôn ngữ. Chúng tôi phải tạo sự liên kết giữa luân lư, quy phạm mới, với những lời mới. Và từ đó, phải làm nẩy mầm vươn lên câu chuyện mới sống động. Chắc chắn chúng tôi chia sẻ được với nhau câu chuyện này, có nhịp điệu khích lệ mọi người như bài ca gieo hạt trên nương. Ngày xưa, chúng tôi quả thật đă chung sức với nhau như thế mà xây dựng lại được nước Nhật Bản đă bị tàn phá đến tan hoang v́ chiến tranh. Chúng tôi sẽ phải quay trở lại điểm gốc ấy một lần nữa.

Như đă nói từ đầu, chúng tôi đang sống trong thế giới tạm bợ không ngừng thay đổi gọi là "vô thường". Mọi sự sống được sinh ra đều biến đổi, rồi đến lúc nào đấy sẽ mất đi, không một ngoại lệ. Trước sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên, sức người chẳng là ǵ cả. Nhận thức về tính cách vô thường ấy là một khái niệm căn bản của văn hoá Nhật Bản. Nhưng đồng thời, chắc chắn rằng trong chúng tôi cũng c̣n có tinh thần tích cực là quyết tâm tĩnh lặng muốn tiếp tục sống tươi vui ngay trong cái thế giới chông chênh đầy nguy cơ ấy, mà vẫn tỏ ḷng kính trọng những ǵ đă mất đi.

Tác phẩm của tôi được độc giả Cataluña đánh giá cao, đạt được giải thưởng cao quư như thế này, tôi cảm thấy rất tự hào. Chúng ta sống xa nhau, ngôn ngữ khác nhau, do đó văn hoá cũng khác. Vậy mà đồng thời, chúng ta cùng là thị dân thế giới, gánh chung nhiều vấn đề và ôm những niềm vui, nỗi buồn giống nhau. Chính v́ vậy mà nhiều tập truyện một tác gia Nhật Bản viết ra đă được dịch sang tiếng Cataluña và đến tay nhiều độc giả ở đây. Nhờ vậy, tôi vui mừng chia sẻ được với quư vị từng câu chuyện chung. Mơ mộng là công việc của tiểu thuyết gia. Nhưng đối với chúng tôi, công việc c̣n quan trọng hơn nữa, là chia sẻ mộng mơ ấy cùng độc giả. Không có cảm giác chia sẻ ấy th́ không thể thành tiểu thuyết gia được.

Tôi được biết rằng người dân Cataluña suốt trong lịch sử, đă vượt qua được rất nhiều khổ nạn, có thời kỳ đă phải chịu thống trị hà khắc, nhưng vẫn tiếp tục sống kiên cường và xây dựng được một nền văn hoá giàu đẹp. Giữa chúng ta, chắc chắn là có rất nhiều điều có thể chia sẻ được.

Ở Nhật Bản và ở Cataluña này, nếu quư vị và chúng tôi cùng trở thành những "người chuyên mơ mộng không thực tế" như nhau, nếu một "cộng đồng tinh thần" như thế được h́nh thành vượt qua khỏi biên giới quốc gia và dị biệt văn hoá, th́ tuyệt vời biết bao! Tôi nghĩ rằng điều đó chính là điểm xuất phát từ đó chúng ta sống lại, sau khi đă trải qua nhiều thứ tai hại trầm trọng, hay tai hoạ khủng bố bi thảm cùng cực trong những năm gần đây.

Chúng ta không nên sợ chuyện mơ mộng, Và bước chân của chúng ta không nên cuống cuồng v́ lũ chó tai hoạ mang tên là "năng suất" hay "tùy tiện" bám sát. Chúng ta phải là những "người chuyên mơ mộng không thực tế" tiến bước về phía trước bằng những bước chân mạnh mẽ. Người nào cũng đến lúc nào đấy sẽ chết và tiêu tán mất đi. Nhưng nhân loại th́ c̣n lại, măi măi tiếp nối. Trước hết, chúng ta phải tin vào sức mạnh của nhân loại như thế.

Cuối cùng, tôi muốn được kính tặng tiền thưởng này cho nạn nhân của trận động đất và nạn nhân của sự cố nhà máy phát điện nguyên tử lực. Xin thâm tạ quư vị cư dân Cataluña và Generalitat de Cataluña đă cho tôi cơ hội này. Và xin bày tỏ ḷng tiếc thương sâu đậm đến những nạn nhân của trận động đất vừa xảy ra ở Lorca.

Murakami Haruki

Phạm Vũ Thịnh dịch

24/06/2011

Theo bản tiếng Nhật của báo Mainichi và bản tiếng Anh của Senrinomichi.

 

村上春樹さん:カタルーニャ国際賞スピーチ原稿全文

カタルーニャ国際賞の授賞式で、スピーチする作家の村上春樹さん=スペインのバルセロナで2011年6月9日、ロイター

http://mainichi.jp/enta/art/news/20110611k0000m040017000c.html 

 9日のスペインのカタルーニャ国際賞授賞式で配布された作家村上春樹さんの受賞スピーチの原稿全文は次の通り。(原文のまま)

 

「非現実的な夢想家として」

 僕がこの前バルセロナを訪れたのは二年前の春のことです。サイン会を開いたとき、驚くほどたくさんの読者が集まってくれました。長い列ができて、一時間半かけてもサインしきれないくらいでした。どうしてそんなに時間がかかったかというと、たくさんの女性の読者たちが僕にキスを求めたからです。それで手間取ってしまった。

 僕はこれまで世界のいろんな都市でサイン会を開きましたが、女性読者にキスを求められたのは、世界でこのバルセロナだけです。それひとつをとっても、バルセロナがどれほど素晴らしい都市であるかがわかります。この長い歴史と高い文化を持つ美しい街に、もう一度戻ってくることができて、とても幸福に思います。

 でも残念なことではありますが、今日はキスの話ではなく、もう少し深刻な話をしなくてはなりません。

 ご存じのように、去る3月11日午後2時46分に日本の東北地方を巨大な地震が襲いました。地球の自転が僅かに速まり、一日が百万分の1.8秒短くなるほどの規模の地震でした。

 地震そのものの被害も甚大でしたが、その後襲ってきた津波はすさまじい爪痕を残しました。場所によっては津波は39メートルの高さにまで達しました。39メートルといえば、普通のビルの10階まで駆け上っても助からないことになります。海岸近くにいた人々は逃げ切れず、二万四千人近くが犠牲になり、そのうちの九千人近くが行方不明のままです。堤防を乗り越えて襲ってきた大波にさらわれ、未だに遺体も見つかっていません。おそらく多くの方々は冷たい海の底に沈んでいるのでしょう。そのことを思うと、もし自分がその立場になっていたらと想像すると、胸が締めつけられます。生き残った人々も、その多くが家族や友人を失い、家や財産を失い、コミュニティーを失い、生活の基盤を失いました。根こそぎ消え失せた集落もあります。生きる希望そのものをむしり取られた人々も数多くおられたはずです。

 日本人であるということは、どうやら多くの自然災害とともに生きていくことを意味しているようです。日本の国土の大部分は、夏から秋にかけて、台風の通り道になっています。毎年必ず大きな被害が出て、多くの人命が失われます。各地で活発な火山活動があります。そしてもちろん地震があります。日本列島はアジア大陸の東の隅に、四つの巨大なプレートの上に乗っかるような、危なっかしいかっこうで位置しています。我々は言うなれば、地震の巣の上で生活を営んでいるようなものです。

 台風がやってくる日にちや道筋はある程度わかりますが、地震については予測がつきません。ただひとつわかっているのは、これで終りではなく、別の大地震が近い将来、間違いなくやってくるということです。おそらくこの20年か30年のあいだに、東京周辺の地域を、マグニチュード8クラスの大型地震が襲うだろうと、多くの学者が予測しています。それは十年後かもしれないし、あるいは明日の午後かもしれません。もし東京のような密集した巨大都市を、直下型の地震が襲ったら、それがどれほどの被害をもたらすことになるのか、正確なところは誰にもわかりません。

 にもかかわらず、東京都内だけで千三百万人の人々が今も「普通の」日々の生活を送っています。人々は相変わらず満員電車に乗って通勤し、高層ビルで働いています。今回の地震のあと、東京の人口が減ったという話は耳にしていません。

 なぜか?あなたはそう尋ねるかもしれません。どうしてそんな恐ろしい場所で、それほど多くの人が当たり前に生活していられるのか?恐怖で頭がおかしくなってしまわないのか、と。

 日本語には無常(mujo)という言葉があります。いつまでも続く状態=常なる状態はひとつとしてない、ということです。この世に生まれたあらゆるものはやがて消滅し、すべてはとどまることなく変移し続ける。永遠の安定とか、依って頼るべき不変不滅のものなどどこにもない。これは仏教から来ている世界観ですが、この「無常」という考え方は、宗教とは少し違った脈絡で、日本人の精神性に強く焼き付けられ、民族的メンタリティーとして、古代からほとんど変わることなく引き継がれてきました。

 「すべてはただ過ぎ去っていく」という視点は、いわばあきらめの世界観です。人が自然の流れに逆らっても所詮は無駄だ、という考え方です。しかし日本人はそのようなあきらめの中に、むしろ積極的に美のあり方を見出してきました。

 自然についていえば、我々は春になれば桜を、夏には蛍を、秋になれば紅葉を愛でます。それも集団的に、習慣的に、そうするのがほとんど自明のことであるかのように、熱心にそれらを観賞します。桜の名所、蛍の名所、紅葉の名所は、その季節になれば混み合い、ホテルの予約をとることもむずかしくなります。

 どうしてか?

 桜も蛍も紅葉も、ほんの僅かな時間のうちにその美しさを失ってしまうからです。我々はそのいっときの栄光を目撃するために、遠くまで足を運びます。そしてそれらがただ美しいばかりでなく、目の前で儚く散り、小さな灯りを失い、鮮やかな色を奪われていくことを確認し、むしろほっとするのです。美しさの盛りが通り過ぎ、消え失せていくことに、かえって安心を見出すのです。

 そのような精神性に、果たして自然災害が影響を及ぼしているかどうか、僕にはわかりません。しかし我々が次々に押し寄せる自然災害を乗り越え、ある意味では「仕方ないもの」として受け入れ、被害を集団的に克服するかたちで生き続けてきたのは確かなところです。あるいはその体験は、我々の美意識にも影響を及ぼしたかもしれません。

 今回の大地震で、ほぼすべての日本人は激しいショックを受けましたし、普段から地震に馴れている我々でさえ、その被害の規模の大きさに、今なおたじろいでいます。無力感を抱き、国家の将来に不安さえ感じています。

 でも結局のところ、我々は精神を再編成し、復興に向けて立ち上がっていくでしょう。それについて、僕はあまり心配してはいません。我々はそうやって長い歴史を生き抜いてきた民族なのです。いつまでもショックにへたりこんでいるわけにはいかない。壊れた家屋は建て直せますし、崩れた道路は修復できます。

 結局のところ、我々はこの地球という惑星に勝手に間借りしているわけです。どうかここに住んで下さいと地球に頼まれたわけじゃない。少し揺れたからといって、文句を言うこともできません。ときどき揺れるということが地球の属性のひとつなのだから。好むと好まざるとにかかわらず、そのような自然と共存していくしかありません。

 ここで僕が語りたいのは、建物や道路とは違って、簡単には修復できないものごとについてです。それはたとえば倫理であり、たとえば規範です。それらはかたちを持つ物体ではありません。いったん損なわれてしまえば、簡単に元通りにはできません。機械が用意され、人手が集まり、資材さえ揃えばすぐに拵えられる、というものではないからです。

 僕が語っているのは、具体的に言えば、福島の原子力発電所のことです。

 みなさんもおそらくご存じのように、福島で地震と津波の被害にあった六基の原子炉のうち、少なくとも三基は、修復されないまま、いまだに周辺に放射能を撒き散らしています。メルトダウンがあり、まわりの土壌は汚染され、おそらくはかなりの濃度の放射能を含んだ排水が、近海に流されています。風がそれを広範囲に運びます。

 十万に及ぶ数の人々が、原子力発電所の周辺地域から立ち退きを余儀なくされました。畑や牧場や工場や商店街や港湾は、無人のまま放棄されています。そこに住んでいた人々はもう二度と、その地に戻れないかもしれません。その被害は日本ばかりではなく、まことに申し訳ないのですが、近隣諸国に及ぶことにもなりそうです。

 なぜこのような悲惨な事態がもたらされたのか、その原因はほぼ明らかです。原子力発電所を建設した人々が、これほど大きな津波の到来を想定していなかったためです。何人かの専門家は、かつて同じ規模の大津波がこの地方を襲ったことを指摘し、安全基準の見直しを求めていたのですが、電力会社はそれを真剣には取り上げなかった。なぜなら、何百年かに一度あるかないかという大津波のために、大金を投資するのは、営利企業の歓迎するところではなかったからです。

 また原子力発電所の安全対策を厳しく管理するべき政府も、原子力政策を推し進めるために、その安全基準のレベルを下げていた節が見受けられます。

 我々はそのような事情を調査し、もし過ちがあったなら、明らかにしなくてはなりません。その過ちのために、少なくとも十万を超える数の人々が、土地を捨て、生活を変えることを余儀なくされたのです。我々は腹を立てなくてはならない。当然のことです。(バルセロナ共同)

日本人はなぜか、もともとあまり腹を立てない民族です。我慢することには長けているけれど、感情を爆発させるのはそれほど得意ではない。そういうところはあるいは、バルセロナ市民とは少し違っているかもしれません。でも今回は、さすがの日本国民も真剣に腹を立てることでしょう。

 しかしそれと同時に我々は、そのような歪んだ構造の存在をこれまで許してきた、あるいは黙認してきた我々自身をも、糾弾しなくてはならないでしょう。今回の事態は、我々の倫理や規範に深くかかわる問題であるからです。

 ご存じのように、我々日本人は歴史上唯一、核爆弾を投下された経験を持つ国民です。1945年8月、広島と長崎という二つの都市に、米軍の爆撃機によって原子爆弾が投下され、合わせて20万を超す人命が失われました。死者のほとんどが非武装の一般市民でした。しかしここでは、その是非を問うことはしません。

 僕がここで言いたいのは、爆撃直後の20万の死者だけではなく、生き残った人の多くがその後、放射能被曝の症状に苦しみながら、時間をかけて亡くなっていったということです。核爆弾がどれほど破壊的なものであり、放射能がこの世界に、人間の身に、どれほど深い傷跡を残すものかを、我々はそれらの人々の犠牲の上に学んだのです。

 戦後の日本の歩みには二つの大きな根幹がありました。ひとつは経済の復興であり、もうひとつは戦争行為の放棄です。どのようなことがあっても二度と武力を行使することはしない、経済的に豊かになること、そして平和を希求すること、その二つが日本という国家の新しい指針となりました。

 広島にある原爆死没者慰霊碑にはこのような言葉が刻まれています。

 「安らかに眠って下さい。過ちは繰り返しませんから」

 素晴らしい言葉です。我々は被害者であると同時に、加害者でもある。そこにはそういう意味がこめられています。核という圧倒的な力の前では、我々は誰しも被害者であり、また加害者でもあるのです。その力の脅威にさらされているという点においては、我々はすべて被害者でありますし、その力を引き出したという点においては、またその力の行使を防げなかったという点においては、我々はすべて加害者でもあります。

 そして原爆投下から66年が経過した今、福島第一発電所は、三カ月にわたって放射能をまき散らし、周辺の土壌や海や空気を汚染し続けています。それをいつどのようにして止められるのか、まだ誰にもわかっていません。これは我々日本人が歴史上体験する、二度目の大きな核の被害ですが、今回は誰かに爆弾を落とされたわけではありません。我々日本人自身がそのお膳立てをし、自らの手で過ちを犯し、我々自身の国土を損ない、我々自身の生活を破壊しているのです。

 何故そんなことになったのか?戦後長いあいだ我々が抱き続けてきた核に対する拒否感は、いったいどこに消えてしまったのでしょう?我々が一貫して求めていた平和で豊かな社会は、何によって損なわれ、歪められてしまったのでしょう?

 理由は簡単です。「効率」です。

 原子炉は効率が良い発電システムであると、電力会社は主張します。つまり利益が上がるシステムであるわけです。また日本政府は、とくにオイルショック以降、原油供給の安定性に疑問を持ち、原子力発電を国策として推し進めるようになりました。電力会社は膨大な金を宣伝費としてばらまき、メディアを買収し、原子力発電はどこまでも安全だという幻想を国民に植え付けてきました。

 そして気がついたときには、日本の発電量の約30パーセントが原子力発電によってまかなわれるようになっていました。国民がよく知らないうちに、地震の多い狭い島国の日本が、世界で三番目に原発の多い国になっていたのです。

 そうなるともうあと戻りはできません。既成事実がつくられてしまったわけです。原子力発電に危惧を抱く人々に対しては「じゃああなたは電気が足りなくてもいいんですね」という脅しのような質問が向けられます。国民の間にも「原発に頼るのも、まあ仕方ないか」という気分が広がります。高温多湿の日本で、夏場にエアコンが使えなくなるのは、ほとんど拷問に等しいからです。原発に疑問を呈する人々には、「非現実的な夢想家」というレッテルが貼られていきます。

 そのようにして我々はここにいます。効率的であったはずの原子炉は、今や地獄の蓋を開けてしまったかのような、無惨な状態に陥っています。それが現実です。

 原子力発電を推進する人々の主張した「現実を見なさい」という現実とは、実は現実でもなんでもなく、ただの表面的な「便宜」に過ぎなかった。それを彼らは「現実」という言葉に置き換え、論理をすり替えていたのです。

 それは日本が長年にわたって誇ってきた「技術力」神話の崩壊であると同時に、そのような「すり替え」を許してきた、我々日本人の倫理と規範の敗北でもありました。我々は電力会社を非難し、政府を非難します。それは当然のことであり、必要なことです。しかし同時に、我々は自らをも告発しなくてはなりません。我々は被害者であると同時に、加害者でもあるのです。そのことを厳しく見つめなおさなくてはなりません。そうしないことには、またどこかで同じ失敗が繰り返されるでしょう。

 「安らかに眠って下さい。過ちは繰り返しませんから」

 我々はもう一度その言葉を心に刻まなくてはなりません。

 ロバート・オッペンハイマー博士は第二次世界大戦中、原爆開発の中心になった人ですが、彼は原子爆弾が広島と長崎に与えた惨状を知り、大きなショックを受けました。そしてトルーマン大統領に向かってこう言ったそうです。

 「大統領、私の両手は血にまみれています」

 トルーマン大統領はきれいに折り畳まれた白いハンカチをポケットから取り出し、言いました。「これで拭きたまえ」

 しかし言うまでもなく、それだけの血をぬぐえる清潔なハンカチなど、この世界のどこを探してもありません。

 我々日本人は核に対する「ノー」を叫び続けるべきだった。それが僕の意見です。

 我々は技術力を結集し、持てる叡智を結集し、社会資本を注ぎ込み、原子力発電に代わる有効なエネルギー開発を、国家レベルで追求すべきだったのです。たとえ世界中が「原子力ほど効率の良いエネルギーはない。それを使わない日本人は馬鹿だ」とあざ笑ったとしても、我々は原爆体験によって植え付けられた、核に対するアレルギーを、妥協することなく持ち続けるべきだった。核を使わないエネルギーの開発を、日本の戦後の歩みの、中心命題に据えるべきだったのです。

 それは広島と長崎で亡くなった多くの犠牲者に対する、我々の集合的責任の取り方となったはずです。日本にはそのような骨太の倫理と規範が、そして社会的メッセージが必要だった。それは我々日本人が世界に真に貢献できる、大きな機会となったはずです。しかし急速な経済発展の途上で、「効率」という安易な基準に流され、その大事な道筋を我々は見失ってしまったのです。

 前にも述べましたように、いかに悲惨で深刻なものであれ、我々は自然災害の被害を乗り越えていくことができます。またそれを克服することによって、人の精神がより強く、深いものになる場合もあります。我々はなんとかそれをなし遂げるでしょう。

 壊れた道路や建物を再建するのは、それを専門とする人々の仕事になります。しかし損なわれた倫理や規範の再生を試みるとき、それは我々全員の仕事になります。我々は死者を悼み、災害に苦しむ人々を思いやり、彼らが受けた痛みや、負った傷を無駄にするまいという自然な気持ちから、その作業に取りかかります。それは素朴で黙々とした、忍耐を必要とする手仕事になるはずです。晴れた春の朝、ひとつの村の人々が揃って畑に出て、土地を耕し、種を蒔くように、みんなで力を合わせてその作業を進めなくてはなりません。一人ひとりがそれぞれにできるかたちで、しかし心をひとつにして。

 その大がかりな集合作業には、言葉を専門とする我々=職業的作家たちが進んで関われる部分があるはずです。我々は新しい倫理や規範と、新しい言葉とを連結させなくてはなりません。そして生き生きとした新しい物語を、そこに芽生えさせ、立ち上げてなくてはなりません。それは我々が共有できる物語であるはずです。それは畑の種蒔き歌のように、人々を励ます律動を持つ物語であるはずです。我々はかつて、まさにそのようにして、戦争によって焦土と化した日本を再建してきました。その原点に、我々は再び立ち戻らなくてはならないでしょう。

 最初にも述べましたように、我々は「無常(mujo)」という移ろいゆく儚い世界に生きています。生まれた生命はただ移ろい、やがて例外なく滅びていきます。大きな自然の力の前では、人は無力です。そのような儚さの認識は、日本文化の基本的イデアのひとつになっています。しかしそれと同時に、滅びたものに対する敬意と、そのような危機に満ちた脆い世界にありながら、それでもなお生き生きと生き続けることへの静かな決意、そういった前向きの精神性も我々には具わっているはずです。

 僕の作品がカタルーニャの人々に評価され、このような立派な賞をいただけたことを、誇りに思います。我々は住んでいる場所も遠く離れていますし、話す言葉も違います。依って立つ文化も異なっています。しかしなおかつそれと同時に、我々は同じような問題を背負い、同じような悲しみと喜びを抱えた、世界市民同士でもあります。だからこそ、日本人の作家が書いた物語が何冊もカタルーニャ語に翻訳され、人々の手に取られることにもなるのです。僕はそのように、同じひとつの物語を皆さんと分かち合えることを嬉しく思います。夢を見ることは小説家の仕事です。しかし我々にとってより大事な仕事は、人々とその夢を分かち合うことです。その分かち合いの感覚なしに、小説家であることはできません。

 カタルーニャの人々がこれまでの歴史の中で、多くの苦難を乗り越え、ある時期には苛酷な目に遭いながらも、力強く生き続け、豊かな文化を護ってきたことを僕は知っています。我々のあいだには、分かち合えることがきっと数多くあるはずです。

 日本で、このカタルーニャで、あなた方や私たちが等しく「非現実的な夢想家」になることができたら、そのような国境や文化を超えて開かれた「精神のコミュニティー」を形作ることができたら、どんなに素敵だろうと思います。それこそがこの近年、様々な深刻な災害や、悲惨きわまりないテロルを通過してきた我々の、再生への出発点になるのではないかと、僕は考えます。我々は夢を見ることを恐れてはなりません。そして我々の足取りを、「効率」や「便宜」という名前を持つ災厄の犬たちに追いつかせてはなりません。我々は力強い足取りで前に進んでいく「非現実的な夢想家」でなくてはならないのです。人はいつか死んで、消えていきます。しかしhumanityは残ります。それはいつまでも受け継がれていくものです。我々はまず、その力を信じるものでなくてはなりません。

 最後になりますが、今回の賞金は、地震の被害と、原子力発電所事故の被害にあった人々に、義援金として寄付させていただきたいと思います。そのような機会を与えてくださったカタルーニャの人々と、ジャナラリター・デ・カタルーニャのみなさんに深く感謝します。そして先日のロルカの地震の犠牲になられたみなさんにも、深い哀悼の意を表したいと思います。

(バルセロナ共同

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com