|


What Can I Do?
Chương 6:
Chiến tranh, quân đội và biến đổi khí hậu:
Tôi có thể làm được ǵ?
Jane Fonda
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời người dịch:
Dưới đây là bản dịch Phần cuối Chương 6 của cuốn sách
“What Can I Do? My Path from Climate Despair to Action
– Tôi có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến
Hành động v́ Biến đổi Khí hậu”, tác giả Jane Fonda đề cập
đến những ǵ mỗi công dân có thể làm được ngay: “Vote, Speak,
Act”, ứng dụng những nhận thức đă có được từ buổi giảng diễn về
“Chiến tranh, quân đội và biến đổi khí hậu” với diễn giả
chính là
Phyllis Bennis
(xin xem bài trước đây). |
|
*
Đặt vấn đề về chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ là chuyện thậm khó, bởi
v́ người ta thường xem đó là chuyện tấn công vào binh sĩ của chúng
ta mà cũng là vào chính đất nước của chúng ta. Nhưng không phải
vậy! Cách tốt nhất để tôn vinh những người lính của chúng ta và
đất nước của chúng ta là tránh xa những cuộc chiến tranh không cần
thiết, thay vào đó, dùng một phần số tiền chúng ta chi phí cho
quân đội để làm cho đất nước của chúng ta an toàn hơn, kiên cường
hơn và thịnh vượng hơn, bao gồm cả việc pḥng chống hiểm họa biến
đổi khí hậu.
Bởi v́ quân đội có thể là một vấn đề gây phản ứng sôi bỏng về mặt
tinh thần đối với nhiều người, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần
khi bắt đầu các cuộc thảo luận. Dưới đây là một số điểm cần trao
đổi để giúp các bạn vượt qua những phản ứng có thể phải tiếp nhận
khi nêu vấn đề tiết giảm chi tiêu quân sự.
1.
Giảm ngân sách quân sự là nguy hiểm; nếu chúng ta không có quân
đội mạnh, th́ nước Mỹ sẽ không an toàn?
Như Phyllis Bennis đă giảng giải
(xin xem bài trước),
Hoa Kỳ “có thể cắt giảm gần 600 tỷ USD từ ngân sách quân sự
mà vẫn c̣n lại một ngân sách tương đương với tổng số tiền mà bốn
nước Nga, Iran, Saudi Arabia và Triều Tiên chi phí cho quân sự”.
Như thế, cắt giảm cỡ hai, ba trăm tỷ USD th́ sẽ làm giảm phần nào
sức mạnh quân sự của nước chúng ta, nhưng chắc chắn sẽ không làm
cho chúng ta kém an toàn hơn, mà lại cải thiện rất lớn khả năng
của chúng ta chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Lại nữa, quân đội hiện tại không làm giỏi bao nhiêu công việc giữ
an toàn cho binh sĩ của ḿnh. Nếu bạn là một quân nhân hoặc cựu
chiến binh, th́ chính phủ Hoa Kỳ hiện nay không làm ǵ nhiều để
giúp bạn chuyển đổi sang cuộc sống dân sự, hoặc cung cấp lâu dài
những chăm sóc bạn cần đến nếu bạn bị chấn thương về thể chất và
tâm lư. Đă vậy, các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ thực sự c̣n để lại
hàng tấn chất thải độc hại, mà chính phủ Hoa Kỳ không yêu cầu quân
đội phải dọn dẹp, nên cứ thế mà đầu độc thường dân vô tội ở nước
ngoài và cả quân nhân trong nước nữa. Và như bộ phim tài liệu
The Invisible War năm 2012 đă tiết lộ: một phần ba phụ nữ
trong quân đội Hoa Kỳ bị tấn công t́nh dục bởi các đồng đội nam
của họ. Có thể nói rằng: quân đội Hoa Kỳ, như đang được điều hành
hiện nay, khiến cho chúng ta kém an toàn hơn! Sẽ nói thêm về điều
đó sau đây.
2.
Cắt giảm ngân sách quân sự sẽ cắt giảm việc làm trong quân đội?
Cứ mỗi một việc làm quân sự bị phế bỏ, chính phủ liên bang có thể
thay thế bằng những việc làm tốt hơn trong ngành giáo dục, cơ sở
hạ tầng công cộng, dịch vụ y tế, và nhiều ngành khác nữa. Đấy là
những công việc mà chúng ta rất cần tuyển người làm, với những
người lao động thực hiện các dịch vụ mà cư dân của chúng ta cần
đến. Bên cạnh đó, có sự cách biệt cực kỳ bất công giữa mức lương
của các CEO trong các tập đoàn kinh doanh quân sự (trung b́nh mỗi
CEO thu nhập 20 triệu USD mỗi năm!) và của hai mươi ba ngh́n binh
sĩ tại ngũ ở các cấp bậc thấp, là những người kiếm được ít tiền
đến mức họ và gia đ́nh của họ có đủ điều kiện để nhận tem phiếu
thực phẩm cho người nghèo.
3.
Thế c̣n an ninh của quốc gia th́ sao?
Số tiền được chi ra để cải thiện điều kiện sống của dân chúng ở
ngay trong nước Mỹ chính là chi tiêu cho an ninh quốc gia. Chính
chi tiêu đó, chứ không phải chi tiêu vào chiến tranh, là thứ giúp
người dân chúng ta an toàn. Hoa Kỳ có mười một hàng không mẫu
hạm. Hầu như không có quốc gia nào khác có nhiều hơn một
chiếc. Mười hàng không mẫu hạm nhiều hơn bất cứ nước nào khác đấy,
trị giá mỗi chiếc lên tới 13 tỷ USD, có thực sự giữ an toàn
cho chúng ta không? Chẳng phải chúng ta thà lấy năm mươi bốn xu
cho mỗi một USD tiền thuế đang phải chi tiêu cho quân đội và chủ
nghĩa quân phiệt ấy, mà dùng vào việc làm sạch không khí, đất đai
và nước dùng đang bị ô nhiễm ngay trong nước, c̣n có ích hơn? Hay
để cải thiện các trường học của chúng ta và tăng khả năng tiếp cận
sử dụng các phương tiện chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất
của dân chúng? Hay để chi cho các chương tŕnh đào tạo tay nghề và
giới thiệu việc làm cho người lao động của chúng ta, đặc biệt là
những người sẽ phải di dời do việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa
thạch? Các dịch vụ xă hội, giáo dục, môi trường bền vững, đấy mới
chính là những thứ giúp chúng ta an toàn, chứ không phải hàng
không mẫu hạm.
4.
Cũng được, thế nhưng chủ nghĩa quân phiệt th́ liên quan ǵ đến khí
hậu?
Khủng hoảng khí hậu liên quan đến quân đội về mọi mặt. Mỗi một
cuộc chiến tranh trong tám mươi năm qua, nếu không muốn nói là lâu
hơn nữa kia, đều là về dầu mỏ. Trong tương lai, các cuộc xung đột
vơ lực toàn cầu sẽ không chỉ là về dầu mỏ v́ lợi nhuận, mà c̣n v́
tranh giành các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm như nước và
lương thực. C̣n tồi tệ hơn nữa, chiến tranh và các vụ khủng hoảng
khí hậu do chiến tranh gây ra sẽ làm nảy sinh lớp "dân tị nạn
khí hậu" là những người dân thường mà phải lâm vào cảnh không
c̣n có lựa chọn nào khác ngoài việc chạy trốn khỏi quê hương không
thể sống được nữa của họ, nhưng vẫn không thể t́m thấy nơi nào
dung nhận họ.
Chỉ riêng Lầu Năm Góc Hoa Kỳ là tổ chức sử dụng nhiên liệu hóa
thạch lớn nhất trên toàn thế giới, điều này có nghĩa là Hoa Kỳ
chịu trách nhiệm về việc thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Phong trào khí hậu và phong trào ḥa b́nh chỉ là một.
Hăy t́m hiểu thêm về cách các thành phố, quận hạt hoặc tiểu bang
của chúng ta hỗ trợ quân đội.
Hăy
xem
trang mạng
The National Priorities Project
-
Dự
án
Ưu tiên
Toàn
quốc
(www.nationalpriorities.org).
Bạn
có thể
thấy số
tiền bạn
và hàng
xóm của
bạn phải
trả hàng
năm cho
các cuộc
chiến tranh
ở Iraq và Afghanistan,
chẳng hạn. Ngoài
ra c̣n
có một
công cụ
trên trang
mạng www.nationalpriorities.org/interactive-data/trade-offs/
cho biết
với cùng
số tiền
đó,
nước ta
có
thể giáo
dục được
bao
nhiêu trẻ
em
bằng
chương tŕnh
Head Start,
hoặc chăm
sóc sức
khỏe được
cho
bao
nhiêu người
lớn,
hoặc
trang
bị thêm
được bao
nhiêu ngôi
nhà để
tiết kiệm
năng lượng.
Khi nào sẵn sàng, hăy nói chuyện với các đại diện mà bạn đă bầu
lên, về việc giảm bớt ngân sách quân sự để chuyển số tiền đó cho
nhu cầu xă hội và an toàn thực sự của chúng ta, kể cả việc chi trả
cho các giải pháp khí hậu! Như Ben Cohen đă nói, “Nếu chỉ một
người làm điều đó, th́ không có tác dụng ǵ bao nhiêu. Nhưng nếu
có năm người làm điều đó, th́ họ bắt đầu nói, ‘Hừm, sắp có chuyện
rồi đây.’ Và nếu mười, hai mươi hoặc năm mươi người cùng làm, cùng
gửi thư đến các nhà báo nữa, th́ họ sẽ phải nói, ‘Ôi trời, chuyện
ǵ đang xảy ra ở đây vậy? Tốt hơn hết là tôi nên chú ư.’ Bạn cũng
có thể kêu gọi các đại biểu, nghị sĩ Quốc hội của ḿnh ngừng việc
cắt giảm lớn đối với ngân sách Bộ Ngoại giao, để chúng ta có thể
ứng phó với các cuộc xung đột trên thế giới bằng ngoại giao chứ
không phải bằng bạo lực.
Hăy t́m hiểu xem bạn hoặc bất kỳ tổ chức nào mà bạn là thành viên,
có đang đầu tư vào khu vực liên hợp công nghiệp và quân sự hay
không. Kiểm điểm như thế cả trong danh mục đầu tư của bạn, cũng
như của thành phố ḿnh, trường đại học ḿnh, tổ chức tôn giáo của
ḿnh, ngân hàng của ḿnh xem sao. Các nhà thầu cung cấp lớn nhất
cho quân đội là Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman và
General Dynamics. Kiểm điểm cho chắc rằng bạn không liên quan
ǵ đến việc đầu tư vào các công ty đó cả.
Điểm mấu chốt căn bản là chỉ có chúng ta với tư cách là cử tri và
người hữu quyền, mới có thể buộc các quan chức chúng ta bầu lên
phải thay đổi thực tế bất công và không thể tiếp tục măi được này.
Với thực hành, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn trong việc làm cho mọi
người lắng nghe, và rồi sẽ đến lúc bạn nhận thấy càng ngày càng
nhiều cá nhân và tổ chức sẽ ḥa đồng với tiếng nói của bạn. Và
những lợi ích mà hành động chung này mang lại sẽ rất lớn, bao gồm
hiệu quả là sẽ ít chiến tranh hơn và mở khóa được ngân quỹ thực tế
không giới hạn hoàn toàn chi trả được cho các chương tŕnh mà
chúng ta đang cần gấp để chuyển đổi sang một nền kinh tế sạch, an
toàn và thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
20 Feb 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|