What Can I Do? Chương 10:
Thực phẩm, nông nghiệp và biến đổi khí hậu:

Jane Fonda
Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Lời người dịch:

Jane Fonda đội mũ đỏ trong h́nh trên, bên trái là Lily Tomlin, bạn thân thiết của nhau trong hơn 40 năm nay, từ ngày đóng chung phim “9 to 5” năm 1980, nay cùng là hai tài tử chính của phim bộ TV “Grace and Frankie” từ năm 2016, đến nay là tập thứ 7 dự định công bố năm 2021, bị gián đoạn v́ covid-19.

Dưới đây là bản lược dịch Phần đầu Chương 10 của cuốn sách “What Can I Do? My Path from Climate Despair to ActionTôi có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến Hành động v́ Biến đổi Khí hậu”, tác giả Jane Fonda chủ tŕ buổi giảng diễn về “Thực phẩm, nông nghiệp và biến đổi khí hậu”, trong đó có phần đàm thoại của Jim Goodman, người cùng với vợ là Rebecca điều hành một trang trại ḅ sữa hữu cơ và ḅ thịt bán trực tiếp ở tây nam tiểu bang Wisconsin trong bốn mươi năm qua, và Ricardo Salvador, nhà khoa học cấp cao và Giám đốc của Food and Environment Program - Chương tŕnh Thực phẩm và Môi trường tại Union of Concerned Scientists - Liên minh các nhà khoa học có quan tâm đến biến đổi khí hậu.

 

*

Jim Goodman: “Khi tôi c̣n là một đứa trẻ th́ đă có rất nhiều thị trấn nhỏ với các doanh nghiệp nhỏ, đại lư máy móc, đại lư xe hơi, cửa hàng tạp hóa, rạp chiếu phim,... Đời sống đă như thế. Đời sống thị trấn ấy giờ đây không c̣n nữa, bởi v́ nền tảng đóng thuế đă không c̣n, người dân không c̣n nữa. Không c̣n cả trẻ em. Các khu học chánh đang đóng cửa. Nghĩa là, về cơ bản chúng ta đă quyết định rằng nông thôn nước Mỹ không cần phải tồn tại nữa. Tôi lớn lên nh́n thấy những nông trại nhỏ, có lẽ chừng chục nông trại nuôi ḅ sữa ở khoảng giữa nhà của chúng tôi và thị trấn. Bây giờ th́ chỉ c̣n lại có một. Nông trại th́ vẫn có đó, nhưng đó là các nông trại được thuê vỗ béo gia súc, hoặc nuôi bán cho các trang trại lớn vắt sữa hàng ngh́n con ḅ. Bằng cách nào đó, chúng tôi đă nghĩ là có nhiệm vụ phải nuôi sống thế giới. Tôi không chắc là ai đă bảo chúng tôi làm điều đó, bởi tôi nghĩ rằng thế giới rất có khả năng tự nuôi sống được, nếu cần. Các nông trại nhỏ, nhất là khi nh́n vào các nước đang phát triển, là nơi sản xuất hầu hết lương thực trên thế giới. Chúng ta cần phải quay trở lại hệ thống nông nghiệp tái sinh (regenerative agriculture) mà các nông trại nhỏ này đă làm từ nhiều thế kỷ nay”.

Jane Fonda: “Tôi đọc thấy rằng tỷ lệ nông trại phá sản tăng đến 24%. Có đúng thế không?”.

Jim Goodman: “Đúng vậy, nông dân đang bị khủng hoảng. Chúng ta đang chứng kiến ​​những vụ mất mùa kinh khủng do nắng nóng hơn, lũ lụt nhiều hơn, hạn hán nhiều hơn và nhiều dịch hại xâm nhập hơn. Chị thấy đấy, kể từ những năm 1980, các nông trại ngày càng lớn hơn và họ đang trồng cây độc canh (mono-crop) là ngô và đậu tương đă biến đổi gen, loại thức ăn cho gia súc chứ không phải thức ăn cho người, điều đó thực sự gây thiệt hại cho môi trường.

“Loại nông nghiệp tôi làm là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tái sinh mà nông dân trên khắp thế giới làm, không cần phải có nhiều thứ ở đầu vào (input). Chỉ cần quản lư cây trồng và súc vật ḿnh nuôi sao cho có được chu kỳ thiên nhiên tiếp tục tự nuôi sống. Đúng là làm như thế th́ không thu được sản lượng khổng lồ, nhưng giá trị của thực phẩm, phẩm chất, giá trị dinh dưỡng th́ tốt hơn nhiều, và được sản xuất ngay tại địa phương, phù hợp với văn hóa của con người sở tại. Điều duy nhất nó không làm được là kiếm thật nhiều tiền cho nhà kinh danh nông nghiệp kỹ nghệ.

“Mặt khác, với các cây trồng độc canh biến đổi gen là ngô và đậu tương, th́ phải chuyển đổi luân phiên hai loại cây đó, nghĩa là tuy đất giữ được rễ, nhưng phải cung cấp mọi thứ khác: như phân bón phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nước, thuốc trừ sâu. Các hệ thống nông nghiệp theo lối kỹ nghệ này có vẻ có năng suất cao, nhưng chúng thực sự là những sa mạc sinh học, khi định nghĩa “sa mạc” liên quan đến chuyện thiếu sự sống và thiếu sự đa dạng, nhất là thiếu sự đa dạng sinh học. Theo cách làm truyền thống th́ dịch hại được kiểm soát bằng thời tiết cực kỳ lạnh trong mùa đông. Ngày nay, thực tế là thời tiết không c̣n đủ lạnh đến mức thực sự tiêu diệt được côn trùng vào mùa đông, nên quần thể côn trùng hiện đang sinh sôi nảy nở với số lượng ngày càng nhiều hơn, năm này qua năm khác. Điều đó khiến cho hệ thống nông-nghiệp-kỹ-nghệ càng tăng thêm đ̣i hỏi từ đầu vào, như cần phải dùng các loại cây trồng đề kháng sâu bệnh, hoặc phải dùng nhiều thuốc diệt côn trùng hơn, nhiều thuốc trừ sâu hơn. Và thuốc trừ sâu đặc biệt có xu hướng càng ngày càng độc hại hơn, trong tất cả các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.

“Biến đổi khí hậu đang làm cho việc sản xuất trở nên khó khăn hơn, đắt giá hơn, nhiều rủi ro hơn, và điều đó có nghĩa là chi phí của công chúng ngày càng tăng cao. Có nhiều bằng chứng cho thấy giá trị dinh dưỡng của cây trồng đang giảm dần do biến đổi khí hậu. Một mô h́nh có khả năng giải thích điều đó, hoặc ít nhất là có liên quan, đó là: với nhiệt độ cao, cây trồng trưởng thành nhanh hơn, v́ thế có ít thời gian hơn để kịp thực sự hấp thụ chất dinh dưỡng, được gọi là hiệu ứng pha loăng (dilution effect)”.

Ricardo Salvador:Thay v́ dựa vào chu kỳ tự nhiên mà chúng ta gọi là nông nghiệp tái sinh (regenerative agriculture), trong đó đất giữ được nước và chất dinh dưỡng mà cây trồng cần đến, th́ nông-nghiệp-kỹ-nghệ (industrial agriculture) lại đ̣i hỏi sản lượng lớn để thu lợi nhuận, nên phải cần lượng lớn phân bón, nước, thuốc trừ sâu. Loại h́nh canh tác kiểu nhà máy này đúng là có năng suất. Nó sản xuất rất nhiều, và đó là cách mà hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta đánh giá: theo số lượng sản xuất!

“Trở lại thời quốc gia này c̣n là thuộc địa và đă có khoảng một tỷ người trên trái đất, chúng ta coi hành tinh như là một nguồn tài nguyên vô tận, và là một bể chứa vô hạn cho tất cả các thứ phế thải của chúng ta. Và chúng ta đă phát triển tư duy kinh tế của ḿnh với những giả định như thế. Nhưng ngày nay th́ thế giới có gần tám tỷ người, và chúng ta đang phát hiện ra rằng hành tinh này là hữu hạn về mặt tài nguyên, mà cũng không phải là bể chứa vô tận cho rác thải của chúng ta. Thế mà, tư duy kinh tế của chúng ta vẫn chẳng thay đổi. Điều này có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng vẫn có thể tiếp tục làm thoái hóa đất. Vẫn có thể đào lấy từ ḷng đất các tài nguyên không bao giờ có ǵ thay thế được. Vẫn có thể gây ô nhiễm nước. Vẫn có thể gây ô nhiễm không khí. Chỉ cần sản xuất thật nhiều lúa ḿ, bông, gạo, ngô, đậu nành, th́ chúng ta bảo rằng chúng ta đang thành công. Tất cả những thứ đó: ô nhiễm, suy thoái, đều không cần phải cân nhắc. Chúng ta đang vận hành với các công nghệ rất mạnh mẽ của thế kỷ 21, nhưng vẫn chưa cập nhật tư duy kinh tế của thế kỷ 18. Và biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tất cả những khuyết hăm đó.

“Dù vậy, nông dân vẫn c̣n có thể là một phần của giải pháp cho vấn đề. Họ có thể thu giữ carbon chứ không phóng thải nó vào khí quyển. Họ thực sự có thể chôn càng nhiều carbon càng tốt vào hệ thống rễ sâu trong đất, kết hợp lại chất hữu cơ càng nhiều càng tốt, đảm bảo rằng chúng ta đóng kín chu tŕnh dinh dưỡng trong đó súc vật và cây trồng làm việc cùng nhau để thu giữ carbon. Gia súc ăn nông phẩm, tạo ra phân mà nông dân sử dụng lại. Đă có sẵn một khoa học thực tế cũng như một nghệ thuật về cách làm được như thế. Ngay bây giờ th́ chúng ta đă phá vỡ tất cả các hệ thống đó, mà tạo ra các hệ thống tuyến-tính trong đó các chất dinh dưỡng không được tái tạo. Chúng chỉ đơn giản là được mua từ một nơi khác. Ví dụ, phốt phát chủ yếu đến từ Tây Bắc châu Phi. Hóa chất Kali có thể đến từ miền nam Canada hoặc từ Florida.

“Điều đó có nghĩa là chúng ta rồi sẽ gặp vấn đề, v́ thực tế là đất trồng hiện nay đă hóa nghèo v́ có rất ít chất hữu cơ được cung cấp, và rồi sẽ nhanh chóng bị rửa trôi. Dễ bị lũ lụt. Không thể đưa máy móc vào. Không thể trồng trọt được. Có nghĩa là công việc nhà nông bị tŕ hoăn. Nếu hoàn toàn không trồng trọt ǵ được, th́ nhà nông không có kế sinh nhai cho suốt năm đó, trừ khi được các chương tŕnh của chính phủ cứu giúp. Như thế, về cơ bản đó là sự cắt ĺa với thực tế, do việc giả vờ rằng chúng ta đang điều hành một nhà máy mặc dù là ở ngoài trời, ngoại trừ thực tế là không thể giống như một nhà máy, bởi chúng ta không sao kiểm soát được hầu hết những ǵ đang diễn ra ngoài trời. Chúng ta không coi trọng những kiến ​​thức cần có để có thể làm việc với các cơ chế thiên nhiên. Chúng ta đang có một mô h́nh nông-nghiệp hóa ra lại có sức hủy hoại rất lớn, không phù hợp với lợi ích lâu dài của nhân loại. Mặc dù chúng ta vẫn có những lựa chọn thay thế. Có nhiều cách tốt hơn để làm. Vậy mà chúng ta lại không đầu tư vào những cách làm đó. Và chúng ta không nói với nông dân về những cách làm đó, bởi sợ mất lợi nhuận. Cứ thế, khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp, đều không có động lực để tham gia vào loại h́nh nông nghiệp tái sinh”.

Jane Fonda: “Ricardo, chúng ta đă quá quen với việc nghĩ carbon là xấu, nhưng bây giờ anh lại bảo muốn cho carbon vào đất. Tại sao?”

Ricardo Salvador: “Ngày nay khi chúng ta nói về nồng độ carbon cao trong khí quyển, điều này có nghĩa là đang thấy có mức carbon cao lên ở một nơi nào đó trước đây đă không có như thế. Nhưng tự thân carbon là một phần của chu tŕnh thiên nhiên. Chúng ta là những sinh vật dựa trên carbon. Carbon tuần hoàn theo các chu kỳ xuyên qua các tầng đất phủ trên hành tinh, và trên khắp các đại dương. Và vấn đề là do cách chúng ta đốt những nhiên liệu hóa thạch đă được lưu trữ trong ḷng đất bao lâu nay, khiến thải ra một lượng lớn carbon vào bầu khí quyển mà trước đây không có nhiều carbon đến thế. Điều đó được gọi là khí thải carbon do con người tạo ra. Đó thực sự là vấn đề. Và sự phụ thuộc vào đầu vào (input) dựa trên nhiên liệu hóa thạch này được bào chữa bằng lối nói rằng tại v́ nạn nghèo đói trên hành tinh, nên chúng ta cần sản xuất nhiều hơn nữa để cung cấp thực phẩm cho thế giới. Trên thực tế th́ chúng ta cần sản xuất thật ít khí thải carbon hơn. Và cần chọn sản xuất những thứ thực phẩm thích hợp với môi trường. Quay trở lại nền nông nghiệp tái sinh sẽ tốt hơn cho hành tinh về chu tŕnh carbon, và cả về mặt phúc lợi của chính chúng ta nữa. Chúng ta đang nói về biến đổi khí hậu, là một hiện tượng mà nhân loại chưa từng gặp phải trước đây. V́ vậy, hầu hết chúng ta không chuẩn bị để thậm chí tin là có thật. Bởi v́, nếu những ǵ khoa học cho chúng ta biết về những tai họa mà biến đổi khí hậu gây ra cho chúng ta trong thời gian ngắn như thế, là đúng, th́ điều đó có nghĩa là lối sống hiện tại của chúng ta sẽ không c̣n khả thi được nữa rồi. Và điều đó quá khủng khiếp để chúng ta chấp nhận. Từ chối nó th́ dễ dàng hơn nhiều."

Jim Goodman: “Nông dân có thể là một phần của giải pháp cho biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta làm nông. Chúng ta có thể giảm lượng khí thải, giữ carbon dưới ḷng đất và trong đất chứ không phải trong khí quyển, và điều đó sẽ tốt hơn cho khí hậu, tốt hơn cho người làm nông, tốt hơn cho hành tinh, và tốt hơn cho sức khỏe của tất cả chúng ta.”

Jane Fonda: “Tôi đọc thấy rằng ba phần năm đất nông nghiệp được sử dụng để nuôi ḅ và ḅ thải nhiều khí mê-tan. Thế th́ chúng ta có nên ngừng ăn thịt đỏ, hay có cách nào để chăn nuôi ḅ mà không có hại? Hay chỉ cần giảm lượng thịt chúng ta ăn là được?”

Jim Goodman: “Đúng, đó là cách chúng ta sản xuất thịt ḅ. Và chúng ta không cần ăn thịt ba lần một ngày; thậm chí chúng ta cũng không cần phải ăn thịt ba lần một tuần. Tôi nghĩ mọi người nên ăn ít thịt hơn, nhưng đó là một lựa chọn cá nhân. Các nông trại nhỏ có thể có một con lợn hoặc một con ḅ sữa, vài con gà, và đó là một phần thực sự quan trọng của nông trại đó v́ cung cấp được protein. Cung cấp được cả phân bón cho đất, và mức tác hại rất thấp. Thế nhưng chúng ta lại chăn nuôi ḅ thịt ở đất nước này trong nhà chuồng tù túng, cho chúng ăn không ǵ ngoài ngô và đậu nành sản xuất ở đâu đó giữa Kansas, Texas, Nebraska, để rồi chúng được chở đến một nơi nào khác để giết mổ, nghĩa là cần có rất nhiều phương tiện vận tải, cần rất nhiều cây trồng độc canh, rất nhiều cây cối bị đốn phá, và các loài nhai lại như ḅ thải ra khí nhà kính bẫy giữ nhiệt, thải ra khí mê-tan qua quá tŕnh tiêu hóa, và tất cả những điều này tạo ra một loại thịt không tốt cho sức khỏe người ăn, v́ súc vật đă không phải nuôi bằng cỏ. Chúng ta cần dừng loại h́nh sản xuất đó mà quay trở lại quy mô chăn nuôi nhỏ hơn nhiều, được tích hợp vào hệ thống canh tác.

 “Đối với một nông dân chăn nuôi ḅ sữa hữu cơ th́ một phần của yêu cầu chính là gia súc phải được chăn thả ngoài đồng. Chăn nuôi trên đồng cỏ mới có ư nghĩa đối với gia súc. Gia súc thích sống trên đồng cỏ; chúng sinh ra để sống như thế. Vậy mà bây giờ người ta chỉ cho chúng ở trong kho kín với những chiếc máy bơm”!

Phạm Vũ Thịnh dịch
01 Apr 2021


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com