|


Green New Deal toàn diện và triệt để
Kate Aronoff et al.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời người dịch:
Dưới đây là bản lược dịch các trang 21
– 27, Chương 1 trong cuốn sách “A Planet to Win - Why We Need a
Green New Deal” (Chiến thắng cho Trái đất – Tại sao Chúng ta
cần một Thỏa thuận Mới màu Xanh) của Kate Aronoff, Alyssa
Battistoni, Daniel Aldana Cohen, và Thea Riofrancos, do Naomi
Klein viết lời tựa, Verso Books xuất bản tháng 11 năm 2019. |
|
Để đạt được mức phát thải thực chất bằng không (0) từ lĩnh vực
điện năng vào giữa những năm 2030, th́ nước Mỹ cần phải xây dựng
năng lượng sạch mới nhanh chóng ít nhất là hơn
mười lần so với những năm gần đây. Cùng với các khoản đầu tư
của công vào việc phục hồi hệ sinh thái, vào cơ sở hạ tầng xanh và
công tác bảo tồn môi sinh, các dự án xây dựng này sẽ đ̣i hỏi một
lượng lao động khổng lồ, và do đó tạo ra hàng triệu việc làm
xanh phẩm chất cao. Đơn giản là trong lịch sử chưa hề
có tiền lệ nào về chuyện khu vực tư nhân huy động nguồn vốn đó một
cách rộng răi và nhanh chóng như thế cả. Đến nay, với sự hỗ trợ
của chính quyền, các nhà tư bản xanh đă phát triển được các
công nghệ năng lượng sạch giá rẻ và hiệu quả. Thế nhưng trong khi
các công ty năng lượng mặt trời dần dần có thể cạnh tranh thắng
thế hơn than, họ không thể làm ra luật để chấm dứt sử dụng than
hoặc biến đổi lưới điện và hệ thống năng lượng trên quy mô rộng
lớn.
Trong kế hoạch Green New Deal
toàn diện triệt-để th́ khu vực công (chính quyền) sẽ
chỉ đạo đầu tư và điều phối sản xuất, như đă làm trong thời kỳ Thế
chiến thứ hai (New Deal). Các cơ quan công quyền của chính
phủ có thể làm được những công việc phức tạp như vậy không?
Thực tế là họ đă làm được cách đây bảy mươi lăm năm, chỉ với
những tập giấy viết và bảng phấn. Vào những năm 1940, các
cơ quan công quyền mới được tổ chức, chung sức với quân đội
và các doanh nghiệp được chính phủ trợ cấp, đă tăng gia sản xuất
máy móc chiến đấu với tốc độ không tưởng tượng được trước đó.
Ngành công nghiệp được nhà nước hỗ trợ đă xây dựng nhà máy lớn
nhất thế giới trong ṿng chưa đầy một năm gần Ypsilanti, tiểu bang
Michigan; từ đó tiếp tục sản xuất mỗi giờ một máy bay ném bom
B-24. Qua đêm, các nhà máy sản xuất ghế xe hơi chuyển sang sản
xuất dù nhảy, và dây chuyền lắp ráp xe Cadillac bắt đầu sản xuất
xe tăng.
Ước chi có thể dùng ví dụ khác hơn là nỗ lực chiến tranh trong Thế
chiến thứ hai để diễn tả sự tương đồng về quy mô hành động công
cộng đó. Tuy nhiên, điểm mấu chốt vẫn là: chúng ta có thể xây dựng
và thúc đẩy một khu vực công có khả năng quản lư chỉ đạo quá tŕnh
chuyển đổi nhanh chóng và công bằng. Hơn nữa, người ta thường quên
rằng cơ năng chính quyền ngày nay đă được xây đắp ngay từ nhiều
thập kỷ trước bởi New Deal trong thời kỳ Thế chiến thứ hai.
Nhưng phái tân-tự-do (về kinh tế, Neoliberals)
trong suốt 4 thập kỷ qua đă đục phá các cơ năng hành chính này,
làm suy yếu nhiều quy luật và nhiều cơ quan liên bang, để trao
quyền cho các doanh nghiệp lớn. Xây dựng lại, củng cố lại các
thiết chế công là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà
chúng ta phải đối mặt ngày nay.
Phần lớn những ǵ chúng tôi đang đề xuất được gọi là chính sách
công nghiệp (industrial policy). Như đang phổ biến rộng
răi ở Châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á, và xa hơn nữa; như đă thấy
trong các thành quả của ARRA (American Recovery and
Reinvestment Act, Đạo luật Phục hồi và Tái đầu
tư của Mỹ, là một dự luật kích thích tài chính được Tổng thống
Barack Obama kư vào ngày 17 tháng 2 năm 2009, nhằm đối phó với
cuộc Đại suy thoái trong thời kỳ đó). Nói rộng hơn th́ tại Hoa
Kỳ, nghiên cứu quân sự do chính quyền tài trợ đă tạo ra hầu
hết các công nghệ được ứng dụng rộng khắp hiện nay, trên điện
thoại thông minh, như GPS, mạng Internet và các bộ phận vi-xử-lư.
Viện Y tế Quốc gia và chương tŕnh Advanced Research
Projects Agency-Energy (ARPA-E) – dự án nghiên cứu tiên tiến
về năng lượng, của Bộ Năng lượng Mỹ thường xuyên tài trợ
cho những sáng kiến mang tính đột phá. Hầu hết việc phát triển cơ
sở hạ tầng đă kết hợp đầu tư công và tư. Các bang lớn như
California và New York đă và đang thử nghiệm các công cụ Green New
Deal như: các quy chế tích cực chặt chẽ, ngân hàng xanh, và
nhắm phát triển đầu tư xanh vào các cộng đồng bị thiệt
tḥi.
Sự tham gia của quần chúng sẽ là điều cần thiết để đảm bảo
việc huy động quy mô lớn như thế sẽ không ảnh hưởng xấu đến cuộc
sống của người dân. Quyền lực liên bang không cần phải là kiểm
soát từ trên xuống. Tất cả các nghiệp đoàn, tổ chức phi lợi nhuận
và các nhóm cộng đồng sẽ giúp chỉ đạo quá tŕnh chuyển đổi. Giống
như đă làm (thành công) ở nước Đức, chúng ta có thể thúc
đẩy thực hiện các hợp tác xă cộng đồng cho năng lượng mặt trời
và gió trên đất liền. Trong các cộng đồng thuộc tầng lớp lao
động, vốn có tỷ lệ vượt trội là những người da đen và da nâu, th́
đầu tư có thể trao quyền cho mọi người để tham gia quyết định về
sản xuất, đồng thời hướng quỹ công cho các nhu cầu của họ. Tất cả
những điều này có thể giúp định hướng chính quyền rời khỏi việc
giam giữ tù nhân hàng loạt (mass incarceration) mà
hướng tới phúc lợi cộng đồng.
Chúng ta cũng sẽ mở rộng các định chế phi-thị-trường chịu trách
nhiệm giải tŕnh và được điều hành bởi các cộng đồng chứ
không phải chính phủ, chẳng hạn các công đoàn tín dụng và tiện ích
công cộng, các quỹ đất đai và hợp tác xă công nhân. Và chúng ta
hoan nghênh người lao động đồng sở hữu các công ty tư doanh
lớn, thông qua các thỏa thuận như “quỹ sở hữu toàn diện” (inclusive
ownership funds) đang được bàn luận ở Hoa Kỳ và
Vương quốc Anh. Các dự án do liên bang tài trợ sẽ được kiểm soát
tại địa phương. Cũng như các thư viện h́nh ảnh kiêm trung tâm phục
hồi kinh tế (resiliency centers),
các vườn rau cộng đồng sử dụng cư dân trong khu vực, và hợp tác xă
của các nhà thầu trang bị các ngôi nhà chống mưa nắng,... Mục đích
không phải là trao cho chính quyền ở Washington DC nhiều quyền lực
tập trung hơn, mà là để công quỹ của liên bang được dùng, ở nhiều
quy mô khác nhau, để trao quyền cho các cộng đồng địa phương
quản lư tốt hơn cuộc sống của chính họ.
Cuối cùng th́ phương pháp tiếp cận ưu tiên là thuế carbon của
những người hô hào loại Green New
Deal giả mạo, coi kinh tế vi-mô là giải pháp cho cuộc
khủng hoảng khí hậu, trong khi những ǵ chúng ta thực sự cần đến
là một nền kinh-tế-chính-trị mới (a
new political economy).
Ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu có nghĩa là chuyển đổi
lề lối tiêu dùng và sản xuất, ưu tiên cho hàng hóa công cộng
mọi người chia sẻ được, để cải thiện phẩm chất cuộc sống toàn
thể, thay v́ cứ phải tiêu thụ những thứ rẻ tiền, giàu carbon mà
chúng ta thực sự không cần đến. Tất cả chúng ta nên ăn ít thịt hơn
và bớt dùng máy bay để đi vui chơi thường xuyên. Nhưng chúng ta
phải cùng nhau thay đổi trong cộng đồng, v́ thế, cần có các giải
pháp thay thế không có carbon. Các cơ quan công quyền sẽ thúc đẩy
sự thay đổi lớn này, sẽ cung cấp việc làm xanh thay cho
những công việc làm hủy hoại môi trường; sẽ xây dựng nhà ở công
cộng, công viên và sân chơi được chính quyền đảm bảo; và khuếch
trương mạnh mẽ các dịch vụ không-carbon như chăm sóc sức khỏe và
giáo dục miễn phí. Đầu tư vào b́nh đẳng (equality)
không phải chỉ là một công việc chính quyền thêm thắt vào để mang
lại cảm giác vui thích v́ làm việc thiện, mà đó là đ̣n bẩy hiệu
quả có hiệu năng cao nhất để loại trừ carbon, bằng cách làm cho
cuộc sống tốt đẹp và tương thích với việc sử dụng tài nguyên ít
hơn.
Chính những người giàu sẽ chịu gánh nặng của sự hy sinh để giải
trừ khủng hoảng khí hậu hiện nay. Họ đă gặt hái hầu như tất cả lợi
ích của tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, và họ đă chi
tiêu tất cả lợi ích đó một cách xa hoa phung phí cho riêng họ.
Trên toàn cầu, 10 phần trăm là những người giàu có nhất phải
chịu trách nhiệm cho một nửa số lượng khí thải carbon của thế giới.
Ở Hoa Kỳ, một phần mười dân số là những người giàu nhất chịu trách
nhiệm cho một phần tư lượng khí thải. Cắt giảm mức tiêu thụ của họ
sẽ có tác động sinh thái lớn hơn rất nhiều, so với bất kỳ những ǵ
phần c̣n lại là chúng ta có thể làm riêng lẻ. Nhà khoa học khí hậu
Kevin Anderson ước tính rằng nếu thành phần 10 phần trăm, là những
người giàu nhất trên toàn thế giới, tiêu thụ ở mức trung b́nh của
người dân châu Âu, th́ lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ giảm sút
khoảng một phần ba. Những người giàu có lại c̣n đổ hàng tỷ USD họ
không tiêu hết vào các khoản đầu tư làm thiệt hại thế giới chung,
từ những căn hộ sang trọng không có người ở tại New York và San
Francisco, cho đến những khoản đầu tư mạo hiểm được ném vào các
công ty chia sẻ xe di chuyển, đang cạnh tranh khiến các phương
tiện giao thông công cộng khốn đốn.
Để tái sử dụng, tái chế và quan trọng nhất là tái phân phối trên
quy mô lớn, một Green New Deal
toàn diện và triệt để sẽ đánh thuế cao hơn trên tài sản sở
hữu, tài sản thừa kế và thu nhập cấp cao, để cắt giảm những tiêu
dùng xa xỉ phung phí cá nhân, thay vào đó giúp tài trợ cho
những thứ xa hoa mà công chúng có quyền chia sẻ và hưởng thụ,
...
Một dự án hoành tráng như vậy sẽ cần rất nhiều thứ thường được gọi
là "ư chí chính trị", hoặc thứ mà chúng tôi muốn gọi là
quyền lực chính trị. Đây là lúc mà chỗ khác biệt giữa tầm nh́n
Green New Deal toàn diện triệt để,
và tầm nh́n Green New Deal giả mạo
bộc lộ rơ rệt. Giới
chính trị gia được xem là tinh hoa, khi nói về chính sách
xanh, thường cho rằng sự thay đổi đến từ bên trên,
nghĩa là chỉ cần một số chính trị gia đủ mạnh dạn để dẫn đầu hành
động v́ khí hậu, th́ người dân sẽ theo sau. Chúng tôi nghĩ ngược
lại mới đúng: người dân phải dẫn đầu.
Giới tinh hoa về chính sách xanh thường xuyên thuyết
giải về biến đổi khí hậu rằng: người dân b́nh thường không thể
hiểu được về biến đổi khí hậu, và sẽ không bao giờ hy sinh v́ lợi
ích của những thế hệ tương lai gần hay xa hơn. Nhưng chúng tôi
nghĩ rằng vấn đề thực sự chính là v́ lâu nay người dân b́nh
thường đă bị tước bỏ quyền lực của họ. Bắt đầu từ những năm
1970, tầng lớp doanh nhân Hoa Kỳ đă đè nát các liên đoàn lao
động, một trong những công cụ vĩ đại nhất của chúng ta tranh
đấu cho sự b́nh đẳng. Tỷ lệ người lao động được đại diện
bởi nghiệp đoàn đă giảm mất một nửa; trong lúc đó, tiền lương thực
chất của công nhân bị đ́nh trệ, mặc dù năng suất của họ tăng lên.
Tỷ lệ thu nhập của 10% số người làm việc, là những người có thu
nhập cao nhất, đă tăng gần gấp đôi từ thập kỷ 1970, và 1% là giới
thu nhập tối thượng thậm chí c̣n tăng thu nhập nhiều hơn thế nữa.
Đây không chỉ là một sự thay đổi nhờ kinh tế mà c̣n là một sự thay
đổi nhờ chính trị nữa. Giới siêu giàu thậm chí c̣n chiếm quyền
kiểm soát lớn hơn đối với các đảng phái chính trị, viết lại luật
pháp ở mọi cấp chính quyền v́ lợi ích của chính họ.
Trong khi giới tinh hoa đó của đất nước loại bỏ cả các nghiệp đoàn
và quyền lực công, họ đồng thời củng cố cường lực hóa các doanh
nghiệp lớn và lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch. Các hiệp hội tư bản
hàng đầu, như Business Roundtable
- Hội nghị bàn tṛn kinh doanh, US
Chamber of Commerce - Pḥng Thương mại Hoa Kỳ,
National Association of Manufacturers
- Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia, ... đă chung sức thực hiện
việc giảm thuế Big Oil cho chính họ và rút bớt các quy chế
trên các công ty xăng dầu lớn. Mà ngay cả Đảng Dân chủ Mỹ cũng đă
giúp một tay vào đó nữa!
Để phá vỡ quyền lực của giới tinh hoa đang trị v́ đó, và tạo áp
lực phải đặt các ưu tiên cho công chúng lên nền kinh tế, chúng ta
cần phải xây dựng một liên minh quần chúng của những người dân
b́nh thường. Việc xây dựng lại quyền lực công chúng sẽ đ̣i hỏi
phải giải quyết những bất b́nh đẳng và chia rẽ mà chủ nghĩa tư bản
gieo rắc, cả trong các gia đ́nh lao động Hoa Kỳ và xuyên biên giới
nữa. Mọi thứ giờ đây đă trở nên tồi tệ đến mức hầu hết người dân
Mỹ đă sẵn sàng cho sự thay đổi triệt để, như những bất ổn chính
trị gần đây đă cho thấy rơ ràng. Một
Green New Deal cấp tiến (toàn
diện và triệt để) sẽ không cố tránh né tất cả các năng
lượng chính trị này, mà thực sự được xây dựng dựa trên đó, cho lợi
ích chung của mọi người dân.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
03 Apr 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|