Green New Deal
và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3

Jeremy Rifkin

Phạm Vũ Thịnh
dịch

 

Lời người dịch:

Jeremy Rifkin, nhà kinh tế học có tầm nh́n xa trông rộng về năng lượng, là giảng viên cao cấp tại Executive Education Program - Chương tŕnh Giáo dục Cấp Giám Đốc của Trường Wharton tại University of Pennsylvania - Đại học Pennsylvania; và là Chủ tịch của Foundation on Economic Trends - Quỹ Xu thế Kinh tế ở Washington, DC; đồng thời là cố vấn cho Liên minh Châu Âu và các nguyên thủ quốc gia trên thế giới; tác giả của 19 cuốn sách về kinh tế, năng lượng, đặc biệt nổi tiếng từ các thuyết giảng về “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba”.

Theo Jeremy Rifkin, nhân loại đang tiến dần đến đỉnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba với nỗ lực thực hiện Green New Deal - Thỏa thuận Mới màu Xanh. Không chỉ v́ đ̣i hỏi phải đối phó kịp thời với hiểm họa biến đổi khí hậu, ngày nay cả market force - lực thị trường cũng đă cho những tín hiệu thúc đẩy Kế hoạch Green New Deal: (1) giá năng lượng tái tạo đă giảm cực nhanh trong ṿng mười năm qua, và từ năm 2019 th́ đă trở nên rẻ hơn giá của bất cứ loại năng lượng hóa thạch nào hay hạch nhân, và sẽ c̣n rẻ hơn nữa trong thời gian tới; (2) Tài sản của ngành nhiên liệu hóa thạch (khoảng 100 ngh́n tỷ USD) sẽ bị mắc kẹt, không sử dụng được, v́ tất cả các nhiên liệu hóa thạch sẽ phải nằm yên trong ḷng đất cùng với việc bỏ phế các đường ống dẫn, các nền tảng khoan đào trên đại dương, các cơ sở lưu trữ, các nhà máy sản xuất năng lượng, nhà máy điện dự pḥng, cơ sở chế biến hóa dầu,...; (3) đă có trên một ngh́n nhà đầu tư quy mô lớn ở ba mươi bảy quốc gia đă cam kết thoái vốn 8 ngh́n tỷ USD tiền quỹ từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, để tái đầu tư vào năng lượng xanh, công nghệ sạch và mô h́nh kinh doanh mới.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 cung cấp kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng cho Green New Deal.

Dưới đây là bản lược dịch phần Dẫn nhập (Introduction) của cuốn sách “The Green New Deal - The Bold Economic Plan to Save Life on Earth (Thỏa thuận Mới màu Xanh - Kế hoạch Kinh tế Táo bạo để Cứu sự Sống trên Trái đất) của Jeremy Rifkin, xuất bản tháng 9 năm 2019.

 

*

... Ngày 7 tháng 2 năm 2019, Dân biểu Hạ viện Mỹ Alexandria Ocasio-Cortez và Thượng Nghị sĩ Ed Markey đă cùng đưa ra Nghị quyết Green New Deal - Thỏa thuận Mới màu Xanh. Một trăm lẻ ba thành viên của Quốc hội Mỹ đă ủng hộ, gồm cả một số nhân vật quan trọng trong Đảng Dân chủ dự định ứng cử chức tổng thống như Bernie Sanders, Kamala Harris, Cory Booker, Elizabeth Warren và Kirsten Gillibrand, Julián Castro và Beto O ' Rourke. Có cả cựu phó tổng thống Al Gore và ba trăm quan chức chính quyền địa phương và tiểu bang trên khắp nước Mỹ, cũng ủng hộ Green New Deal. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Green New Deal đă tiếp thêm sinh lực cho cả các chính trị gia cấp tiến và thế hệ cử tri trẻ sẽ đưa kế hoạch này làm chủ đề trọng tâm của các chiến dịch bầu cử toàn quốc năm 2020.

Các quan chức dân cử đă cảm nhận được một sự thay đổi to lớn trong ư thức quần chúng đang nhanh chóng chuyển vấn đề biến đổi khí hậu từ trạng thái gần như mù mờ trở thành vấn đề trọng tâm mà người dân Mỹ phải đối mặt. Tại các tiểu bang màu xanh cũng như đỏ trên khắp nước Mỹ, các cá nhân, gia đ́nh, người lao động và doanh nghiệp trở nên lo sợ về những thay đổi dữ dội của thời tiết và những tai hại mà biến đổi khí hậu đang tác động lên các hệ sinh thái, gây ra thiệt hại tài sản trên diện rộng lớn, gián đoạn chu kỳ kinh doanh và gây thiệt hại nhân mạng.

Một cuộc thăm ḍ dư luận vào tháng 12 năm 2018 do Chương tŕnh Yale về Truyền thông Biến đổi Khí hậu hợp tác với Trung tâm Truyền thông về Biến đổi Khí hậu của Đại học George Mason thực hiện, đă cho thấy 73% số người được hỏi nghĩ rằng hiện tượng nung nóng toàn cầu đang xảy ra (tăng 10% kể từ năm 2015), và gần một nửa (46%) nói rằng họ đă trải qua những tác động của hiện tượng nung nóng toàn cầu (tăng 15% kể từ năm 2015). Hơn nữa, 48% người Mỹ đồng ư rằng mọi người trên khắp nước Mỹ  “đang bị tổn hại bởi sự nung nóng toàn cầu ngay bây giờ”, gia tăng 16% kể từ năm 2015. Đáng chú ư nhất là: đa số người Mỹ tin rằng sự nung nóng toàn cầu đang gây thiệt hại lớn cho người nghèo trên thế giới (67%), cho các loài động thực vật (74%), và cho các thế hệ tương lai (75%).

Sự đảo ngược của tâm trạng quốc dân như thế đă đến sau hậu quả của một số sự kiện khí hậu thảm khốc ngày càng gia tăng trong thập kỷ qua. Điều khiến biến đổi khí hậu trở nên đáng kinh sợ là đă phá vỡ thủy-quyển (hydrosphere) của Trái đất, vốn cần thiết để duy tŕ sự sống. Trái đất là hành tinh nhiều nước (water). Hệ sinh thái của chúng ta đă phát triển qua hàng triệu năm cùng với các chu kỳ nước trải khắp hành tinh qua các đám mây. Điều trọng yếu là: Nhiệt độ trên Trái đất cứ tăng thêm một độ C, do sự gia tăng khí thải làm nung nóng toàn cầu, th́ khả năng giữ nước của không khí lại tăng lên khoảng 7%, dẫn đến lượng mưa tập trung nhiều hơn trong các đám mây và tạo ra nhiều thêm hiện tượng nước khắc nghiệt cực độ: nhiệt độ mùa đông lạnh giá và tuyết rơi dày đặc; lũ lụt mùa xuân tàn khốc; hạn hán kéo dài vào mùa hè và cháy rừng kinh hoàng; các cơn băo khốc liệt cấp 3, 4 và 5 gây chết người, tất cả các tai biến này gây ra vô số thiệt hại về nhân mạng, tài sản, và phá hủy các hệ sinh thái. Quần-xă sinh-vật (biomes) của Trái đất, đă phát triển song hành với một chu kỳ thủy-văn khá quy tắc trong 11.700 năm kể từ khi kết thúc kỷ nguyên băng hà cuối cùng, ngày nay không thể thuận-ứng kịp với biến đổi theo đường cong hàm-số-mũ (exponential curve) hiện đang chi phối chu kỳ thủy-văn của Trái đất, nên đang trên đường sụp đổ ngay lúc này đây.

Do đó, không có ǵ đáng ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát cử tri Mỹ được thực hiện ngay sau cuộc bầu cử quốc gia năm 2018 hỏi ư kiến ​​của họ về việc khởi động kế hoạch Green New Deal để giải quyết biến đổi khí hậu, giống như cuộc động viên New Deal lần trước vào những năm 1930 giúp cứu nước Mỹ thoát khỏi Đại Suy thoái, đă ghi nhận sự ủng hộ rộng răi từ tất cả các khuynh hướng chính trị. Green New Deal “sẽ tạo ra 100% điện năng của quốc gia từ các nguồn tái tạo và sạch trong ṿng 10 năm tới; nâng cấp mạng lưới năng lượng, các ṭa nhà và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của quốc gia; tăng hiệu năng sử dụng năng lượng; đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh; và cung cấp đào tạo để có việc làm trong nền kinh tế xanh mới.Chín mươi hai phần trăm đảng viên Dân chủ ủng hộ ư tưởng này, bao gồm 93% đảng viên Dân chủ cấp tiến và 90% từ trung dung đến bảo thủ. Tuy đảng viên Cộng ḥa th́ chỉ 64%, bao gồm 75% đảng viên Cộng ḥa từ trung dung đến cấp tiến, và 57% bảo thủ, cũng ủng hộ các mục tiêu chính sách được nêu trong Green New Deal. Và tám mươi tám phần trăm cử tri độc lập cũng tán thành các chính sách đó.

Sự ủng hộ rộng răi đối với Green New Deal trong giới đảng viên Dân chủ, cả Cộng ḥa và cử tri độc lập như thế, cho thấy một bước ngoặt tiềm năng như thác đổ trong chính trị Mỹ, hàm chứa những tác động sâu rộng đối với các cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và sau đó nữa. Biến đổi khí hậu không c̣n chỉ là một vấn đề học thuật hàn lâm, hay một mối quan tâm chính sách c̣n lâu dài, mà ngược lại, đă trở thành một thực tế đáng kinh sợ đối với hàng triệu người Mỹ cảm nhận rằng đất nước và thế giới đang đối mặt với một tương lai mới thật khổ năo chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Công chúng Mỹ chẳng phải là thành phần cử tri duy nhất đang sợ hăi và bị thúc đẩy phải hành động. Giới quyền lực toàn cầu gồm các nguyên thủ quốc gia, CEO của các công ty nằm trong danh sách Fortune 500, và các tỷ phú đă hội họp ở Davos, Thụy Sĩ, tại cuộc họp thường niên của World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1 năm 2019, đă xôn xao về những lời cảnh báo nghiêm trọng từ các nhà khoa học. Các cuộc trao đổi về những tác hại của biến đổi khí hậu đang gây ra đối với các nền kinh tế, doanh nghiệp và cộng đồng tài chính, đă bao trùm các phiên họp công khai lẫn riêng lẻ. Một cuộc khảo sát những người tham dự cuộc họp cho biết các vấn đề khí hậu đă chiếm 4 trong 5 rủi ro hàng đầu có thể gây ra thiệt hại lớn nhất cho nền kinh tế. Gillian Tett của Financial Times báo cáo rằng mặc dù “Người dân Davos hầu như lo sợ rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên phổ biến hơn,” họ đồng ư rằng “thế giới không có cơ chế hiệu quả để đáp ứng.

Cùng lúc với Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp tại Davos, một nhóm gồm 27 người đă đoạt giải Nobel, 15 người từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Mỹ, 4 cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, và 2 cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ đă cùng kư tên trong thư kêu gọi Chính phủ Mỹ ban hành thuế phát thải carbon như một phương tiện tốt nhất và nhanh nhất để giúp cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang các năng lượng xanh, công nghệ xanh và cơ sở hạ tầng mới của kỷ nguyên không-carbon. Larry Summers, cựu Bộ trưởng Ngân khố và chủ tịch danh dự của Đại học Harvard, đă phát ngôn cho nhóm này rằng: “Sức nghiêm trọng của vấn đề biến đổi khí hậu tập trung tâm trí khiến mọi người gạt bỏ những khác biệt sang một bên. Ngay cả những người ít khi đồng ư về chuyện ǵ có vẻ cũng đồng ư về điều này. Điều đó thật đáng chú ư.”

Những người đă kư tên trong thư đó nói rằng thuế carbon được đề xuất ấy sẽ gửi “một tín hiệu bằng giá cả mạnh mẽ để hướng bàn tay vô h́nh của thị trường dồn các tác nhân kinh tế về phía một tương lai ít carbon, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Họ khuyến nghị rằng thuế carbon “nên tăng hàng năm cho đến khi đạt được các mục tiêu giảm phát thải, và phải trung lập về doanh thu để tránh các tranh luận về quy mô của chính phủ,” bởi v́ “giá carbon liên tục tăng sẽ khuyến khích cải tiến công nghệ kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tăng tốc sự chuyển đổi sang hàng hóa và dịch vụ carbon thấp và không-carbon.” Đề xuất này gồm cả một tính năng bổ sung được thiết kế "để đạt được tối đa tính công bằng và khả năng tồn tại hữu dụng của việc tăng thuế carbon." Tất cả doanh thu từ thuế carbon sẽ được “trả lại trực tiếp cho công dân Hoa Kỳ thông qua khoản trợ cấp hay giảm thuế một lần và b́nh đẳng, để phần lớn các gia đ́nh Mỹ, kể cả những người dễ bị thiệt hại nhất, sẽ được hưởng lợi về mặt tài chính bằng cách nhận được từ 'cổ tức carbon' này nhiều hơn chi phí họ phải trả v́ giá năng lượng tăng.

Không chỉ có người Mỹ nhiệt thành kêu gọi một Green New Deal. Hơn một thập kỷ trước, một phong trào tương tự về vấn đề biến đổi khí hậu đă lan rộng khắp Liên minh châu Âu, cũng đă được gọi là “Green New Deal - Thỏa thuận mới màu xanh” và đă truyền cảm hứng cho một số đông các nhà hoạt động ngày càng tăng. Danh xưng này trở thành cố định và là khẩu hiệu có sức mạnh kêu gọi tập hợp hầu hết các đảng phái chính trị trên khắp các quốc gia thành viên của EU - Liên minh châu Âu cho đến ngày nay, cung cấp một chủ đề trọng tâm trong cuộc bầu cử năm 2019 để chọn chủ tịch mới của Ủy ban châu Âu và các thành viên của Nghị viện châu Âu.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, trên một triệu sinh viên học sinh thuộc Thế hệ Z đă gia nhập hàng ngũ với những đàn anh thế hệ trước, cùng bước ra khỏi lớp học "xuống đường" trong một cuộc đ́nh công kéo dài nguyên một ngày chưa từng có bao giờ, tham gia vào hơn 2.000 cuộc biểu t́nh trên 128 quốc gia, phản đối sự bất lực không hành động của các chính phủ đối với hiểm họa biến đổi khí hậu, và yêu cầu chuyển đổi toàn cầu sang kỷ nguyên xanh hậu-carbon.

Mặc dù có sự đồng thuận rộng răi trên toàn bộ quang-phổ chính trị (political spectrum) rằng việc chuyển đổi sang một xă hội không-carbon là việc khó khăn, nhưng vẫn tồn tại một đường tiến có khả năng ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ thêm nửa độ C có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất, và cho chúng ta cơ hội chỉnh đốn lại mối quan hệ của loài người với hành tinh. Khả-năng-tính ấy là: Năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái tạo khác đang nhanh chóng trở thành thực dụng. Theo một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2018 của Lazard, một trong những ngân hàng đầu tư độc lập lớn nhất thế giới, chi phí năng lượng được b́nh đẳng hóa (levelized costs of energy - LCOE) của các hệ thống lắp đặt năng lượng mặt trời cỡ lớn đă giảm mạnh xuống c̣n 36 USD / megawatt-giờ, trong khi gió giảm xuống c̣n 29 USD / megawatt-giờ, trở thành “rẻ hơn so với cả các nhà máy hiệu năng cao nhất từ khí đốt, than và ḷ phản ứng hạch nhân”. (LCOE là một tỉ số đánh giá kinh tế, bằng tổng chi phí trung b́nh để xây dựng và vận hành một cơ sở phát điện trong suốt thời gian tồn tại, chia cho tổng sản lượng năng lượng trong suốt thời gian tồn tại đó). Trong ṿng tám năm tới, năng lượng mặt trời và gió sẽ c̣n rẻ hơn rất nhiều nữa so với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, buộc ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch phải đối mặt với thách thức.

Carbon Tracker Initiative, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London phục vụ ngành công nghiệp năng lượng, báo cáo rằng sự sụt giảm mạnh của giá sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió “chắc chắn sẽ dẫn đến t́nh trạng hàng ngh́n tỷ USD tài sản bị mắc kẹt trong lănh vực doanh nghiệp, và gây thiệt hại lớn cho các quốc gia dầu khí thất bại trong việc tự tái tạo để chuyển hướng kinh doanh.” Đồng thời “đặt hàng ngh́n tỷ USD tài sản vào rủi ro, cho các nhà đầu tư kém nhận thức không biết đến tốc độ tiến hóa của quá tŕnh chuyển đổi năng lượng đang diễn ra”. Tài sản bị mắc kẹt gồm tất cả các nhiên liệu hóa thạch sẽ phải nằm yên trong ḷng đất do nhu cầu sút giảm, cùng với thất thu từ việc bỏ phế các đường ống dẫn, các nền tảng khoan đào trên đại dương, các cơ sở lưu trữ, các nhà máy sản xuất năng lượng, nhà máy điện dự pḥng, cơ sở chế biến hóa dầu, và các ngành kỹ nghệ gắn liền với việc khai thác sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

Ngay lúc này, ở hậu trường đang sôi sục một cơn địa chấn, khi bốn trong số các lĩnh vực chính chịu trách nhiệm cho sự nung nóng toàn cầu, là lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT - Information and Communications Technology) kể cả viễn thông, lĩnh vực điện lực và tiện ích điện, lĩnh vực giao thông vận tải và hậu cần, cùng lĩnh vực xây cất, đều đang bắt đầu tách ra khỏi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch mà nghiêng về việc sử dụng các loại năng lượng xanh mới rẻ hơn. Kết quả là trong ngành nhiên liệu hóa thạch, “khoảng 100 ngh́n tỷ USD tài sản có thể bị mắc kẹt

Bong bóng carbon này là bong bóng kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Và các nghiên cứu và báo cáo trong 24 tháng qua, từ bên trong cộng đồng tài chính toàn cầu, lĩnh vực bảo hiểm, các tổ chức thương mại toàn cầu, chính phủ các quốc gia và nhiều cơ quan tư vấn hàng đầu trong ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải và ngành bất động sản, đều gợi ư rằng sự sụp đổ chắc chắn phải xảy ra của nền văn minh công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2030, khi các ngành kinh doanh chính tách rời khỏi nhiên liệu hóa thạch để thay vào đó, dựa vào năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái tạo khác ngày càng rẻ hơn, cùng các công nghệ kỹ thuật không-carbon kèm theo. Nước Mỹ, hiện là quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu, sẽ bị rơi vào tầm ngắm tai hại giữa giá năng lượng mặt trời và gió đang giảm mạnh, và sự sụp đổ nhu cầu dầu hỏa, cùng với sự tích lũy tài sản bị mắc kẹt trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Cần nhận thức rơ ràng rằng sự gián đoạn khổng lồ này đang xảy ra, một phần lớn là do thị trường đă lên tiếng. Mọi chính phủ sẽ phải chạy theo thị trường, nếu không, sẽ phải đối mặt với hậu quả tai hại. Các chính phủ biết dẫn đầu trong việc mở rộng quy mô của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba không-carbon mới- mẻ này sẽ đi trước mà tránh được thiệt hại. Các chính phủ không di chuyển được theo với các lực thị trường, mà thay vào đó vẫn cứ duy tŕ một nền văn hóa nhiên liệu hóa thạch thế kỷ 20 đang sụp đổ này, th́ sẽ thất bại.

Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi trên toàn thế giới, phong trào thoái vốn khỏi ngành dầu mỏ mà đầu tư vào năng lượng tái tạo đang nhanh chóng tăng tốc mạnh mẽ. Con bài vạn-năng trong cuộc chơi này có lẽ là tổng số trên 40 ngh́n tỷ USD trong các quỹ hưu trí toàn cầu, trong đó 25,4 ngh́n tỷ USD nằm trong tay lực lượng lao động Mỹ. Các quỹ hưu trí đă trở thành nguồn vốn lớn nhất trên thế giới từ năm 2017. Nếu các quỹ hưu trí vẫn cứ được duy tŕ đầu tư vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, th́ thiệt hại tài chính đối với hàng triệu người lao động Mỹ sẽ không thể lường được khi bong bóng carbon vỡ tung.

Một cuộc bàn luận sâu sắc vừa bắt đầu trong cộng đồng tài chính, xung quanh việc liệu có nên cứ tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch với khoản đầu tư hàng ngh́n tỷ USD, hay là nên từ bỏ con tàu sắp đắm mà đầu tư vào năng lượng xanh mới cùng các cơ hội kinh doanh và việc làm mới sẽ đến với việc xây dựng và mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng xanh mới ở Mỹ và trên khắp thế giới. Nhiều nhà đầu tư quy mô lớn, dẫn đầu là các quỹ hưu trí toàn cầu, đă bắt đầu rút tiền mặt từ ngành nhiên liệu hóa thạch mà đầu tư vào năng lượng tái tạo, tạo thành chiến dịch đầu tư / thoái vốn lớn nhất trong lịch sử tư bản. Cho đến nay, đă có trên một ngh́n nhà đầu tư quy mô lớn ở ba mươi bảy quốc gia, gồm cả một số thành phố và liên đoàn lao động lớn nhất thế giới, đă cam kết thoái vốn 8 ngh́n tỷ USD tiền quỹ từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, để tái đầu tư vào năng lượng xanh, công nghệ sạch và mô h́nh kinh doanh mới sẽ đưa chúng ta đến một tương lai không-carbon.

Sự xuất hiện của bong bóng carbon và tài sản nhiên liệu hóa thạch bị mắc kẹt, đồng thời với phong trào phổ biến khắp thế giới ủng hộ Green New Deal - Thỏa thuận mới màu xanh toàn cầu, mở ra cánh cửa cơ hội cho khả năng chuyển đổi cơ sở hạ tầng sang kỷ nguyên sinh thái gần như không-carbon trong 20 năm tới.

Trong khi lời kêu gọi về một Green New Deal toàn cầu đang nhanh chóng tăng tốc, th́ những người đề xuất và ủng hộ đă nhận ra rằng vẫn chưa có được đường lối rơ ràng dẫn đến một cuộc “Cách mạng Công nghiệp” để hoàn thành sứ mệnh đó. Cuốn sách này (The Green New Deal) sẽ chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong hai thập kỷ qua ở Liên minh Châu Âu và gần đây là ở Cộng ḥa Nhân dân China, giúp cả hai chính phủ chuẩn bị cho quá tŕnh chuyển đổi theo kiểu Green New Deal sang Cách mạng công nghiệp lần thứ ba không-carbon (TIR - Third Industrial Revolution). Tôi hy vọng và mong đợi rằng phong trào cơ sở cho Green New Deal hiện đang lan rộng khắp nước Mỹ sẽ thấy những kinh nghiệm của tôi là hữu ích khi nước Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xanh, hậu-carbon, để tránh được hiểm họa biến đổi khí hậu, và tạo ra một nền kinh tế và xă hội công bằng và nhân đạo hơn.

Một lưu ư có tính cách cá nhân hơn, là tôi muốn đề cập đến những người đă bày tỏ sự hoài nghi về một Green New Deal, và khả năng thực hiện bước chuyển đổi kinh tế tầm cỡ này trong khoảng thời gian ngắn chỉ có 20 năm. Các công ty và ngành công nghiệp toàn cầu mà tôi hợp tác: viễn thông, tiện ích điện, giao thông vận tải và hậu cần, xây dựng và bất động sản, sản xuất tiên tiến, nông nghiệp thông minh và khoa học đời sống, cùng cộng đồng tài chính, đều biết rằng công tŕnh này có thể hoàn thành được. Chúng tôi đă bắt tay vào việc ở nhiều khu vực trên thế giới rồi.

Và đối với những quan chức dân cử trên khắp nước Mỹ, những người lập luận rằng Green New Deal là không thực tế, tôi muốn nói rằng các chính phủ của Liên minh Châu Âu và Cộng ḥa Nhân dân China biết rằng một sự chuyển đổi trên quy mô này có thể thực hiện được trong ṿng một thế hệ. Họ đều đang làm việc đó ngay trong lúc này đây. C̣n ở đây tại Hoa Kỳ, chúng ta đă đến muộn quá giờ hẹn. Đă đến lúc cần phải cởi bỏ những tấm chắn che mắt và cho thế giới thấy chúng ta có thể làm được ǵ khi quyết đặt tâm trí vào một tầm nh́n mới, lần này là Green New Deal cho nước Mỹ, cho nhân loại, cho mọi sinh vật cộng sinh, và cho hành tinh chung của chúng ta. Tôi hy vọng rằng nước Mỹ sẽ tham gia cùng với Liên minh Châu Âu và China dẫn dắt thế giới vào kỷ nguyên sinh thái không carbon.

Dấu ấn của nước Mỹ, ngay từ những ngày đầu lập quốc, là niềm lạc quan xắn tay áo lên làm được mọi việc, đă giúp ​​nước Mỹ trải qua hơn hai trăm năm phấn đấu, gian khổ, thử thách và cơ hội. Đây là DNA văn hóa của chúng ta. Giờ đây, một thế hệ người Mỹ mới đang dơng dạc bước lên sân khấu quốc gia và toàn cầu, để thực hiện một sứ mệnh chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Rất có khả-năng-tính là Green New Deal sẽ tiến bước dài mạnh và tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng răi của mọi người, đặc biệt là những thế hệ dưới bốn mươi tuổi, tầng lớp những người rành kỹ thuật số, đă sẵn sàng và nhiệt thành muốn ghi dấu ấn của họ vào thực thể chính trị trong nhiều thập kỷ tới.

Phạm Vũ Thịnh dịch
21 Mar 2021

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com