|


Cơ sở hạ
tầng cho Green New Deal
trong Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba
Jeremy Rifkin
Phạm Vũ Thịnh dịch
|
Lời người dịch:
Jeremy Rifkin,
nhà kinh tế học có tầm nh́n xa trông rộng về năng lượng, là giảng
viên cao cấp tại Executive Education Program - Chương tŕnh
Giáo dục Cấp Giám Đốc của Trường Wharton tại University of
Pennsylvania - Đại học Pennsylvania; và là Chủ tịch của
Foundation on Economic Trends - Quỹ Xu thế Kinh tế ở Washington,
DC; đồng thời là cố vấn cho Liên minh Châu Âu và các nguyên thủ
quốc gia trên thế giới; tác giả của 19 cuốn sách về kinh tế,
năng lượng, đặc biệt nổi tiếng từ các thuyết giảng về “Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba”.
Theo Jeremy Rifkin, nhân loại đang tiến dần đến đỉnh
của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba với nỗ lực thực hiện
Green New Deal - Thỏa thuận Mới màu Xanh.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 cung cấp kỹ thuật xây
dựng cơ sở hạ tầng cho Green New Deal.
Dưới đây là bản lược dịch Phần 1 Chương 1 trong cuốn
sách “The Green New Deal - The Bold Economic Plan to Save Life on
Earth” (Thỏa thuận Mới màu Xanh - Kế hoạch Kinh tế Táo bạo để
Cứu sự Sống trên Trái đất) của Jeremy Rifkin, xuất bản tháng 9
năm 2019. |
|
Chúng ta cần một tầm nh́n kinh tế
Green New Deal cho nước Mỹ và thế giới. Tầm nh́n ấy phải
hấp dẫn và khả thi, ngay ở các thành phố lớn, thị trấn nhỏ và cả
các cộng đồng nông thôn. Và sẽ phải được triển khai nhanh chóng và
mở rộng quy mô trong ṿng chừng hai mươi năm, để chúng ta đáp ứng
đúng thời hạn của yêu cầu khử carbon cho nền kinh tế toàn cầu, tái
nạp năng lượng từ điện xanh, cùng các dịch vụ bền vững đi kèm. Do
đó, chúng ta cần lùi lại một bước mà đặt câu hỏi: "Sự thay đổi
vĩ đại về mô h́nh kinh tế trong lịch sử lần này sẽ xuất hiện như
thế nào?". Nếu chúng ta biết được sự thay đổi ấy sẽ diễn ra
như thế nào, th́ các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới có thể vạch
ra được lộ tŕnh cần thiết để thực hiện
Green New Deal.
Mô h́nh cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Những chuyển đổi kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử đều có
chung một mẫu số. Tất cả đều yêu cầu ba yếu tố, mỗi yếu tố tương
tác với các yếu tố kia để cho phép toàn bộ hệ thống hoạt động như
một tổng thể vẹn toàn. Ba yếu tố đó là (1) môi thể truyền thông
(phương tiện thông tin liên lạc), (2) nguồn điện (năng
lượng, nhiên liệu), và (3) cơ chế vận chuyển (giao thông
vận tải). Nếu không có truyền thông, chúng ta không thể quản lư
hoạt động kinh tế và đời sống xă hội. Nếu không có năng lượng,
chúng ta không thể cung cấp động lực cho hoạt động kinh tế và đời
sống xă hội. Không có giao thông vận tải và hậu cần
(logistics),
th́ chúng ta không thể di chuyển loan tải hoạt động kinh tế và đời
sống xă hội. Ba hệ điều hành đó chung sức với nhau, tạo nên
cơ sở mà các nhà kinh tế học gọi là nền tảng công nghệ có mục
đích chung, tức là cơ sở hạ tầng cho toàn xă hội. Cơ sở
hạ tầng cho truyền thông, năng lượng và vận chuyển mới
cũng sẽ làm thay đổi định hướng không gian / thời gian của xă
hội, cả các mô h́nh kinh doanh, mô h́nh quản lư, môi trường xây
dựng, môi trường sống, đến cả bản sắc (identity)
của mọi người nữa.
Vào thế kỷ 19, công nghệ in chạy bằng hơi nước cùng điện báo; than
đá dồi dào; và đầu máy xe lửa trên hệ thống đường sắt quốc gia, đă
được kết nối trong một nền tảng công nghệ có mục đích chung
để quản lư, cung cấp động lực và di chuyển loan tải hoạt động xă
hội, khởi đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.
Trong thế kỷ 20, điện năng tập trung, điện thoại, đài phát thanh
và truyền h́nh; dầu hỏa giá rẻ; và xe động cơ đốt trong (nội
nhiên) chạy trên các hệ thống đường bộ quốc gia, đă hội tụ để
tạo ra cơ sở hạ tầng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần
thứ hai.
Và bây giờ, chúng ta đang ở giữa cuộc Cách mạng Công nghiệp lần
thứ ba. Mạng Internet-truyền-thông số hóa đang hội tụ
với mạng Internet-năng-lượng-tái-tạo được số hóa, chạy bằng
điện từ năng lượng mặt trời và gió, và mạng
Internet-giao-thông-vận-tải (và hậu cần) được số hóa
gồm các loại xe tàu tự động chạy bằng điện và pin nhiên liệu, dùng
năng lượng xanh, trên nền tảng là mạng Internet-của-mọi-thứ
(Internet of Things - IoT), bao trùm tất cả cơ sở
thương mại, gia cư và kỹ nghệ, sẽ biến đổi xă hội và kinh tế trong
thế kỷ 21.
Ngày nay, các bộ phận cảm-biến (sensors
- nhiệt. ánh sáng,
chuyển động,...) được gắn vào mọi thiết bị, đồ dùng,
máy móc, kết nối mọi thứ với mọi người, trong một mạng tế bào
thần-kinh kỹ thuật số, mở rộng quy mô trên toàn bộ nền kinh tế
toàn cầu. Hiện đang có hàng tỷ cảm-biến được gắn vào các dây
chuyền vật liệu, các nhà kho, hệ thống đường sá, dây chuyền sản
xuất của nhà máy, mạng lưới truyền tải điện, văn pḥng, nhà ở, cửa
hàng và xe cộ; liên tục theo dơi trạng thái và hiệu năng của chúng
mà cung cấp mọi dữ liệu trở lại cho mạng Internet-truyền-thông
mới, mạng Internet-năng-lượng-tái-tạo, và mạng
Internet-giao-thông-vận-tải-và-hậu-cần. Đến năm 2030, có thể
sẽ có hàng ngh́n tỷ cảm-biến như thế kết nối môi trường tự nhiên
lẫn nhân tạo trong cùng một mạng lưới thông minh phân tản trên
toàn cầu.
Kết nối mọi thứ và mọi người thông qua mạng
Internet-của-mọi-thứ (Internet of Things - IoT)
như thế mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Trong nền kinh tế
kỹ thuật số mở rộng này, mọi cá nhân, gia đ́nh và doanh nghiệp sẽ
có thể kết nối từ nhà ở hay nơi làm việc của họ, với IoT -
Internet-của-mọi-thứ, và truy cập được Dữ liệu Lớn (Big
Data) chảy khắp mạng lưới toàn cầu World Wide Web,
ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, sản xuất và dịch vụ của họ, và mọi
khía cạnh của đời sống xă hội. Từ đó, họ có thể khai thác Dữ liệu
Lớn đó bằng những phân tích của riêng ḿnh và tạo ra các thuật
toán và ứng dụng của riêng họ để tăng hiệu quả và năng suất tổng
hợp, giảm lượng khí thải carbon cá nhân (carbon
footprint - vết chân carbon), giảm chi
phí cận biên (marginal cost)
trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, cũng như
tái chế chất thải,... làm cho các doanh nghiệp và nhà ở của họ trở
nên xanh hơn và có hiệu năng cao hơn, trong một nền kinh tế toàn
cầu hậu-carbon mới thành h́nh. (Chi phí cận biên
là chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, sau khi
chi phí cố định đă được trang trải.)
Chi phí cận biên của một số hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
kỹ thuật số mới và xanh này thậm chí sẽ giảm đến
gần bằng không, bắt buộc hệ thống tư bản chủ nghĩa phải
thay đổi từ căn bản. Trong lư thuyết kinh tế, chúng ta được dạy
rằng thị trường tối ưu là thị trường trong đó các doanh nghiệp bán
sản phẩm ra với giá bằng chi phí cận biên. Các doanh nghiệp
được khuyến khích đưa vào các kỹ thuật công nghệ mới và các đối
sách hiệu quả khác để có thể làm giảm chi phí cận biên của việc
sản xuất cùng phân phối hàng hóa và dịch vụ, cho phép họ bán với
giá rẻ hơn, giành được thị phần lớn hơn và mang lại đủ lợi nhuận
cho các nhà đầu tư của họ.
Trong hệ thống kinh tế mới đang xuất hiện, quyền sở hữu (ownership)
nhường chỗ cho quyền truy cập sử dụng (access),
người bán và người mua trên thị trường trở thành nhà cung cấp và
người dùng trong mạng lưới cung cầu.
Trong mạng lưới nhà cung cấp / người dùng đó, các ngành, các lĩnh
vực được thay thế bằng những "năng lực chuyên biệt" (specialized
competencies) kết hợp với nhau để quản lư ḍng chảy
hàng hóa và dịch vụ không bị gián đoạn trong mạng lưới thông minh,
mang lại đủ lợi nhuận ngay cả ở mức lợi nhuận thấp, nhờ lưu lượng
truy cập liên tục 24/7 trên toàn hệ thống.
Cần để ư rằng: tỷ suất lợi nhuận của một số hàng hóa và dịch vụ
giảm xuống thấp đến mức gần như không c̣n nữa ngay cả trong các
mạng lưới tư bản, v́ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và phân
phối gần như miễn phí. Điều này đă và đang xảy ra, làm nảy sinh
một hiện tượng mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ -
the sharing economy”.
Ngày nay, bất kỳ giờ nào cũng có hàng trăm triệu người trên khắp
thế giới đang sản xuất và chia sẻ âm nhạc, video YouTube, sinh
hoạt mạng xă hội và nghiên cứu của riêng họ. Một số người đang
tham gia các khóa học trực tuyến mở rộng, quy mô lớn, do các giáo
sư tại các trường đại học giỏi nhất giảng dạy, và thường nhận được
tín chỉ đại học miễn phí. Tất cả những ǵ người ta cần đến chỉ là
một điện thoại thông minh, một nhà cung cấp dịch vụ, và một ổ cắm
điện.
Và càng ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới đang sản xuất
điện mặt trời và điện gió của riêng họ để sử dụng ngoài lưới điện,
và có thể bán lại cho lưới điện, cũng lại với chi phí cận biên gần
như cho không. Nắng và gió chưa từng gửi một hóa đơn đ̣i tiền đến
ai. Càng ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ
chia sẻ nhà ở, xe hơi, quần áo, dụng cụ, thiết bị thể thao và một
loạt các hàng hóa và dịch vụ khác. Một số mạng chia sẻ như Uber là
mạng lưới nhà cung cấp / người dùng tư bản, nơi chi phí cận biên
của việc kết nối người đi xe và tài xế gần như bằng 0, tuy các nhà
cung cấp vẫn c̣n đ̣i một mức giá cho quyền truy cập sử dụng
tạm thời. Các mạng chia sẻ khác th́ là các tổ chức phi lợi nhuận
hoặc hợp tác xă, nơi các thành viên tự do chia sẻ kiến thức,
hàng hóa và dịch vụ với nhau miễn phí. Hàng triệu cá nhân đang xây
dựng kiến thức về thế giới và chia sẻ trên Wikipedia, một trang
mạng phi lợi nhuận được truy cập nhiều hạng năm trên thế giới, tất
cả đều miễn phí.
Việc chia sẻ nhiều loại hàng hóa ảo lẫn cụ thể là nền tảng của một
nền kinh tế tuần hoàn mới thành h́nh, cho phép loài người
sử dụng ít đi những tài nguyên của Trái đất, và truyền lại những
ǵ họ không c̣n sử dụng nữa cho người khác; bằng cách đó, giảm
thiểu đáng kể lượng khí thải carbon. Nền kinh tế chia sẻ là
cốt lơi của kỷ nguyên Green New
Deal - Thỏa thuận mới màu xanh.
Nền kinh tế chia sẻ hiện c̣n đang trong giai đoạn sơ khai và sẽ
phát triển theo nhiều hướng. Nhưng đảm bảo được điều này: nền kinh
tế chia sẻ là một hiện tượng kinh tế mới, được thực hiện nhờ cơ sở
hạ tầng kỹ thuật số của hệ thống truyền thông, năng lượng và giao
thông vận tải, đang thay đổi đời sống kinh tế. Với quy mô như thế,
nền kinh tế chia sẻ là hệ thống kinh tế mới đầu tiên xuất hiện
trên sân khấu thế giới, kể từ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xă hội
vào thế kỷ 18 và 19.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh của Green New Deal sẽ có sự
tham gia của mọi kỹ năng chuyên môn: lĩnh vực công nghệ thông tin
truyền thông, bao gồm các công ty viễn thông, dây cáp, công ty
internet và ngành công nghiệp điện tử; lĩnh vực điện lực và các
tiện ích điện; lĩnh vực giao thông vận tải và hậu cần; lĩnh vực
xây cất và bất động sản; lĩnh vực sản xuất, bán lẻ; lĩnh vực thực
phẩm, nông nghiệp và khoa học đời sống; cùng lĩnh vực du lịch lữ
hành. Để rồi, cơ sở hạ tầng bền vững thông minh mới ấy tạo ra các
mô h́nh kinh doanh mới và các loại h́nh việc làm hàng loạt mới,
đặc trưng cho sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Quá tŕnh chuyển đổi từ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai sang
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sẽ vô cùng hoành tráng, có thể so
sánh với sự chuyển đổi từ xă hội nông nghiệp sang xă hội công
nghiệp trước đây, và sẽ đ̣i hỏi tài nghệ và kỹ năng tập thể của
hai thế hệ người Mỹ. Để làm được điều này, chúng ta sẽ cần đào tạo
hàng triệu người và đưa họ vào việc làm hoặc trở lại làm việc.
Chúng ta sẽ phải ngừng và tháo bỏ toàn bộ cơ sở hạ tầng năng lượng
hạch nhân và nhiên liệu hóa thạch bị mắc kẹt, như các đường ống,
nhà máy điện, cơ sở lưu trữ, ... Người máy Robot và trí tuệ nhân
tạo không làm được việc đó. Phải có một lực lượng lao động bán
chuyên nghiệp và chuyên nghiệp có tay nghề cao và nhanh nhẹn hơn
thế nhiều.
Mạng lưới thông tin liên lạc sẽ phải được nâng cấp, gồm cả băng
thông rộng toàn cầu. Cần có người làm việc đặt dây cáp và tạo các
kết nối.
Cơ sở hạ tầng về năng lượng sẽ cần được chuyển đổi phù hợp với
năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái tạo khác. Người máy
Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ không lắp đặt được các tấm pin mặt
trời và lắp ráp tuabin gió. Lưới điện tập trung thô sơ sẽ phải
được tái phối trí vào mạng lưới Internet-năng-lượng-tái-tạo kỹ
thuật số phân tản thông minh, để đáp ứng với ḍng điện tái tạo
được sản xuất bởi vô số nhà máy điện vi-mô xanh. Đây
cũng là công việc phức tạp chỉ có thể thực hiện được bởi lực lượng
lao động bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp có tay nghề cao.
Lưới điện truyền tải toàn quốc cũ kỹ của thế kỷ 20 sẽ cần được
thay thế bằng lưới điện quốc gia cao thế thông minh của thế kỷ 21.
Điều này sẽ đưa đến việc sử dụng một lực lượng lao động khổng lồ
trong suốt hai mươi năm chuyển đổi.
Lĩnh vực giao thông vận tải và hậu cần sẽ phải được số hóa và
chuyển đổi thành mạng lưới Internet-giao-thông-vận-tải tự động
hướng dẫn bằng GPS, bao gồm các loại xe tàu thông minh chạy bằng
điện và pin-nhiên-liệu sung điện bằng năng lượng tái tạo và chạy
trên các hệ thống đường bộ, đường sắt và đường nước thông minh. Về
mặt này, cũng sẽ có các nhân viên có kỹ năng công nghệ thấp lẫn
công nghệ cao được đưa vào nhiệm vụ. Khởi dụng giao thông vận tải
chạy điện và pin nhiên liệu như thế sẽ đ̣i hỏi hàng triệu trạm
sung điện và hàng ngh́n trạm tiếp liệu hydrogen. Các đường lộ
thông minh, được trang bị các cảm-biến phổ thông, cung cấp
thông-tin dữ liệu tức khắc về luồng giao thông và chuyển động của
hàng hóa, cũng sẽ phải được lắp đặt. Lại có thêm nhiều việc làm
hơn.
Các ṭa nhà sẽ cần được cải tiến trang bị thêm để tăng hiệu năng
sử dụng năng lượng, được trang bị cả hệ thống thu hoạch năng lượng
tái tạo và chuyển đổi thành các nhà máy sản xuất điện vi-mô. Người
lao động có tay nghề cao sẽ phải lắp đặt vật liệu cách nhiệt, cửa
sổ và cửa ra vào mới. Các công nghệ lưu trữ năng lượng sẽ phải
được xây dựng trong mọi tầng lớp của cơ sở hạ tầng, để đảm bảo sự
cung cấp an định của các loại năng lượng tái tạo vốn không liên
tục. Lại sẽ tạo thêm nhiều việc làm hơn.
Nền kinh tế kỹ thuật số này cũng làm nảy sinh những rủi ro và
thách thức, một phần quan trọng trong số đó, là phải đảm bảo tính
trung lập của mạng lưới, để mọi người đều có quyền truy cập sử
dụng b́nh đẳng, bảo vệ quyền riêng tư, đảm bảo an ninh dữ
liệu, ngăn chặn tội phạm và khủng bố mạng. Làm cách nào để chúng
ta ngăn chặn các quốc gia tấn công vào mạng xă hội của các quốc
gia khác nhằm phát tán thông tin sai lệch ảnh hưởng đến kết quả
cuộc bầu cử? Làm thế nào để chúng ta đẩy lùi việc các công ty
internet khổng lồ chiếm độc quyền và biến dữ liệu trực tuyến cá
nhân của chúng ta thành hàng hóa để bán cho các bên thứ ba?
Mặt tối của mạng lưới Internet sẽ đ̣i hỏi sự giám sát quy chế thật
thận trọng ở các cấp địa phương, tiểu bang và quốc gia, được hỗ
trợ bởi các tầng lớp thiết bị dự pḥng tích hợp sẵn trong hệ
thống, để đảm bảo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào trên cơ sở hạ tầng
Internet of Things – Mạng-lưới-của-Mọi-thứ kỹ thuật số
thông minh đều có thể được giải tỏa bằng cách phân tách, phân cấp
và tổ chức lại thành các mạng lưới mới ở cấp khu vực hoặc cộng
đồng lân cận ngay lập tức để hấp thụ giải tiêu các cú sốc có
thể xảy ra.
Quá tŕnh chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số hoàn toàn và
cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba tạo ra một bước nhảy vọt về
hiệu quả tổng hợp vượt xa những lợi ích mà Cách mạng Công
nghiệp lần thứ hai đă đạt được trong thế kỷ 20. Trong giai đoạn từ
1900 đến 1980 ở Hoa Kỳ, tổng hiệu suất năng lượng (tỷ lệ
công việc hữu ích và tiềm năng có thể được khai thác từ năng lượng
và vật liệu) đă tăng đều đặn, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ
tầng của quốc gia, từ 2,48% lên 12,3%. Tổng hiệu suất năng lượng
bắt đầu chững lại vào cuối những năm 1990 ở mức 13% và sau đó đạt
đỉnh 14% vào năm 2010 với sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng Cách
mạng Công nghiệp lần thứ hai. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng đáng
kể về tổng hiệu suất năng lượng mang lại cho Hoa Kỳ năng suất và
tăng trưởng vượt trội chưa từng có, vẫn c̣n 86% năng lượng mà đất
nước này sử dụng trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai đă bị
lăng phí trong quá tŕnh truyền tải. Các quốc gia công nghiệp hóa
khác cũng đă trải qua các hiệu quả tổng hợp tương tự như thế.
Cho dù chúng ta có c̣n muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng Cách mạng Công
nghiệp lần thứ hai dựa trên carbon đi nữa, cũng khó có tác dụng ǵ
có thể đo lường được về hiệu quả và năng suất tổng hợp. Hiệu
năng của năng lượng hóa thạch đă băo ḥa, không tăng thêm được
nữa. Và các công nghệ được thiết kế và chế tạo để sử dụng những
năng lượng hóa thạch này, như động cơ đốt trong và lưới điện tập
trung, đều đă cạn kiệt về năng suất, không c̣n tiềm năng để khai
thác nữa.
Ngược lại, các nghiên cứu mới cho thấy rằng với sự chuyển đổi sang
nền tảng Internet of Things – Mạng-lưới-của-mọi thứ, và cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba, có thể hy vọng được việc tăng tổng
hiệu suất năng lượng lên đến 60% trong ṿng 20 năm
tới, dẫn đến việc tăng năng suất cao trong khi chuyển đổi sang
một xă hội năng lượng tái tạo gần 100% không-carbon, và một
nền kinh tế tuần hoàn có khả năng phục hồi cao.
Tôi thường xuyên gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia, thống đốc, thị
trưởng trên khắp thế giới; và trong các cuộc thảo luận, tôi mô tả
sự chuyển đổi cơ sở hạ tầng xanh thông minh sang nền kinh tế Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba không-carbon, vốn là trọng tâm của
Green New Deal, sau đó hỏi
họ xem có kế hoạch nào khác tốt hơn, để giảm thiểu tai họa biến
đổi khí hậu đồng thời tạo ra các doanh nghiệp mới và cơ hội việc
làm mới kèm theo. Phản ứng mà tôi thường gặp là sự im lặng, bởi v́
giải pháp duy nhất để thay thế, là tiếp tục bị mắc kẹt trong một
nền kinh tế Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai dựa trên carbon đang
chết dần, mà hiệu quả và năng suất tổng hợp đă đạt tới đỉnh trước
đây nhiều thập kỷ rồi, và hiện đang lôi thế giới vào nguy cơ
tuyệt chủng lần thứ sáu. Vậy th́ có c̣n ǵ ḱm hăm được Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba?
Ngày nay, Hoa Kỳ là nước lùi xa hẳn so với các quốc gia công
nghiệp phát triển cao, và thậm chí cả với nhiều quốc gia đang phát
triển nữa. Trong báo cáo năm 2017 của
World Economic Forum
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng phẩm chất cơ sở hạ
tầng của các quốc gia, th́ Hoa Kỳ xếp hạng 9 khiêm nhượng,
đứng sau các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sĩ và Hàn
Quốc,... Một báo cáo khác của McKinsey Consulting dự đoán
rằng Hoa Kỳ sẽ phải tăng đầu tư cơ sở hạ tầng tổng thể hiện tại
thêm 0,5% GDP nữa từ năm 2017 đến năm 2035, chỉ để bắt kịp với nhu
cầu cơ sở hạ tầng thông thường lâu nay của đất nước.
Thật không may, liên quan đến thước đo chính về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đang
tiến hành, th́ Hoa Kỳ thậm chí c̣n xếp hạng tệ hơn nữa, đứng
thứ 19 ảm đạm trong các quốc gia trên thế giới về tỉ số đăng
kư internet băng thông rộng cố định, với tốc độ internet chậm hơn.
Và liên quan đến sự h́nh thành của mạng lưới
Internet-năng-lượng-tái-tạo kỹ thuật số và mạng lưới
Internet-giao-thông-vận-tải tự động, th́ Hoa Kỳ thậm chí c̣n không
được kể vào trong danh sách nữa.
Thật đáng buồn khi chúng ta nhớ lại rằng trong các cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai, Hoa Kỳ đă không có bất kỳ
quốc gia nào khác trên thế giới xứng mặt đối thủ trong việc cam
kết mang toàn bộ lực lượng của chính quyền quốc gia, cùng các tiểu
bang, các địa phương và nền kinh tế, để xây dựng cơ sở hạ tầng có
đẳng cấp cao nhất thế giới. Rơ ràng là Hoa Kỳ đă quá trễ hạn kỳ
phải thẳng thừng đánh giá lại các ưu tiên kinh tế của ḿnh trong
một thế giới đang nhanh chóng bỏ lại phía sau những ǵ đă trở
thành lạc hậu trong thế kỷ 21.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba đă và đang khuếch trương
càng ngày càng mạnh mẽ ở cả EU - Liên minh Châu Âu và China.
Các văn pḥng của tôi ở Brussels và Washington DC, đă hợp tác chặt
chẽ với EU trong hơn 20 năm qua về cấu tưởng và triển khai cơ sở
hạ tầng Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba. Và từ năm 2013, văn
pḥng của chúng tôi tại Bắc Kinh cũng đă làm việc cùng với lănh
đạo của China trên một lộ tŕnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba
tương tự, và việc triển khai hiện đang được thực hiện trong Kế
hoạch 5 năm lần thứ 13.
Nói cho công bằng th́ hầu hết người Mỹ đều biết rằng nhiều thứ họ
phụ thuộc vào hàng ngày là đến từ tiền đóng thuế, qua các chương
tŕnh của chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang: trường
công lập mà con cháu chúng ta theo học, con đường chúng ta lái xe,
kiểm soát viên không lưu hướng dẫn các chuyến bay của chúng ta,
Dịch vụ Thời tiết Quốc gia giúp chúng ta theo sát thời tiết địa
phương, các bệnh viện công chăm sóc người bệnh, sở đăng bộ xe cơ
giới của chúng ta, Bưu điện Hoa Kỳ phân phối các gói hàng và thư
từ của chúng ta, các sở cứu hỏa và cảnh sát bảo vệ chúng ta an
toàn, các nhà tù giam giữ phạm nhân đă bị kết án, các hệ thống dẫn
nước vào các cơ sở kinh doanh và nhà ở của chúng ta, các cơ quan
vệ sinh tái chế chất thải,...
Các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy rằng, ít nhất về lư thuyết,
người Mỹ ủng hộ việc chi nhiều hơn từ các quỹ liên bang, tiểu bang
và địa phương để cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy đến
chi tiết cụ thể là bao nhiêu, cho chuyện ǵ và liệu việc triển
khai cơ sở hạ tầng đó có phải là trách nhiệm của chính phủ, hay
nên đặt vào tay của thị trường, th́ có phản ứng chia rẽ gay gắt.
Tại Liên minh Châu Âu, công dân EU nhận ra tầm quan trọng của việc
duy tŕ mối quan hệ đối tác cân bằng giữa chính phủ và thương mại,
đồng thời đánh giá cao vai tṛ của chính phủ trong việc cung cấp
cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, từ đó cả cộng đồng doanh
nghiệp và công chúng đều được hưởng lợi trong cuộc sống hàng ngày
của họ. V́ thế, người nộp thuế ở châu Âu sẵn sàng gánh vác mức
thuế cao hơn để đổi lại những lợi thế mà họ được đảm bảo với
các dịch vụ công cộng, từ chăm sóc sức khỏe phổ thông toàn dân đến
hệ thống đường sắt cao tốc.
Ngược lại, ở mọi nơi chúng ta nh́n thấy trên khắp nước Mỹ ngày
nay, cơ sở hạ tầng công cộng đang ở trong t́nh trạng hư hỏng tồi
tệ: đường sá, cầu cống, đập nước, trường học công, bệnh viện,
phương tiện giao thông công cộng,... Cứ bốn năm một lần, Hiệp hội
Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ (American
Society of Civil Engineers - ASCE) báo cáo về t́nh
trạng cơ sở hạ tầng của đất nước, bao gồm vận tải đường sắt, đường
thủy nội địa, đê, cảng, trường học, xử lư nước thải và chất thải
rắn, xử lư chất thải nguy hiểm, công viên, hàng không và năng
lượng. Trong báo cáo năm 2017, ASCE đă cho cơ sở hạ tầng công cộng
của nước Mỹ điểm hạng D+ thấp một cách đáng xấu hổ.
Ghi nhận rằng cơ sở hạ tầng công cộng đang xuống cấp trầm trọng
đang trở thành lực cản kéo nền kinh tế Mỹ xuống thấp, và là mối đe
dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe, hạnh phúc và an ninh của quốc
gia, báo cáo của ASCE cảnh báo rằng nước này chỉ chi trả có một
nửa hóa đơn cơ sở hạ tầng của Mỹ, để lại một khoảng cách kinh
phí đầu tư lớn gây tổn hại cho các doanh nghiệp, người lao động và
gia đ́nh.
Điều này có nghĩa là đường sá xấu tệ và thời gian di chuyển dài
hơn, cầu sập, chậm trễ ở sân bay, lưới điện cũ kỹ và thiếu điện,
hệ thống phân phối nước không an định, hư hỏng, hay tai nạn trong
hệ thống cống rănh và một loạt các dịch vụ công cộng khác, tất cả
“dẫn đến chi phí cao hơn cho các doanh nghiệp để sản xuất và
phân phối hàng hóa và dịch vụ.” Theo ASCE, “chi phí cao hơn
này rồi sẽ chuyền sang người lao động và gia đ́nh”. ASCE ước
tính rằng cơ sở hạ tầng tiếp tục xuống cấp của quốc gia sẽ khiến
GDP của Hoa Kỳ thiệt hại 3,9 ngh́n tỷ USD, dẫn đến doanh thu bị
mất 7 ngh́n tỷ USD và mất 2,5 triệu việc làm tính đến năm
2025. Để khỏi c̣n nghi ngờ ǵ về mức độ thiệt hại và tác động
trên gia đ́nh người dân Mỹ, ASCE ước tính rằng “v́ chi phí cho
cơ sở hạ tầng xuống cấp tác hại đến thu nhập khả dụng (disposable
income) của các gia
đ́nh, và phẩm chất cùng số lượng việc làm trong nền kinh tế Hoa
Kỳ, nên từ năm 2016 đến năm 2025, mỗi hộ gia đ́nh sẽ bị mất $
3,400 mỗi năm trong thu nhập khả dụng.”
ASCE kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ cần đầu tư thêm 206 tỷ USD hàng
năm trong ṿng 10 năm (2016–2025) vào cơ sở hạ tầng, chỉ để
đạt đến hạng B, tổng cộng sẽ cần đến 4,59 ngh́n tỷ USD vào
năm 2025. Tức là 2 ngh́n tỷ USD nhiều hơn số tiền Hoa Kỳ
hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Lịch sử cho chúng ta biết rằng sức sống của một quốc gia được đo
bằng sự sẵn sàng của các công dân chấp nhận hy sinh một phần thu
nhập và của cải để đảm bảo cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng nhằm
nâng cao năng suất, sức khỏe và hạnh phúc chung của người dân.
Có thể nói là nước Mỹ “khôn từng xu mà dại từng đồng”
khi dân Mỹ nói chung là coi nhẹ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng.
Và mặc dù trong ngắn hạn, điều này chỉ có nghĩa là đường xấu, cầu
ọp ẹp, giao thông công cộng không đáng tin cậy và điện thoại di
động chậm, nhưng về lâu dài, nếu chúng ta không đầu tư vào cơ sở
hạ tầng Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, th́ có thể gây ra mối đe
dọa nặng nề cho hiện hữu của chúng ta và trái đất. Có lẽ nếu chúng
ta hiểu rơ hơn về lợi nhuận của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, th́ việc dùng thuế thu được vào cơ sở hạ tầng sẽ dễ dàng
được chấp nhận hơn. Một nghiên cứu toàn diện năm 2014 của Đại
học Maryland cho National
Association of Manufacturers - Hiệp hội các nhà sản
xuất quốc gia, đă nói lên tất cả. Nghiên cứu ấy cho thấy rằng cứ
mỗi đô la đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng
thêm 3 đô la GDP của đất nước. Hơn thế nữa, McKinsey Global
Institute ước tính rằng tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng chừng
1% GDP, sẽ tạo thêm được 1,5 triệu việc làm cho nền kinh tế
Mỹ.
Cơ sở hạ tầng nên thuộc Quyền Sở hữu của Ai?
Green New Deal
là lời kêu gọi mạnh mẽ của các thế hệ trẻ như thế hệ thiên niên kỷ
và thế hệ Z, hiện nay là thành phần cốt lơi của sinh hoạt xă hội
Mỹ, nhằm xoay chuyển nước Mỹ tiến lên, lần này với một chương
tŕnh hoạt động quan trọng hơn rất nhiều, là không chỉ cải thiện
triển vọng xă hội và hạnh phúc về kinh tế của mọi người Mỹ, mà c̣n
đặt nước Mỹ và người Mỹ lên vị trí hàng đầu trong việc giảm thiểu
biến đổi khí hậu và cứu văn sự sống trên Trái đất. Sự chuyển đổi
từ cơ sở hạ tầng Cách mạng công nghiệp lần thứ hai dựa trên nhiên
liệu hóa thạch đang chết dần, sang cơ sở hạ tầng Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba xanh và thông minh, không thải khí nhà kính,
chính là cốt tủy của Green New
Deal.
Cách mạng về cơ sở hạ tầng đ̣i hỏi một nền kinh tế
thị-trường-xă-hội (social-market economy) lành mạnh,
tập hợp được cả chính phủ, công nghiệp và xă hội dân sự ở tất cả
các cấp độ, với sự phối hợp thích ứng giữa vốn công, vốn tư nhân
và vốn xă hội. Tại Hoa Kỳ, cả Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
của thế kỷ 19 và Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai của thế kỷ 20
đều đă dựa trên quan hệ hợp tác công tư mạnh mẽ và bền vững trong
việc xây dựng và mở rộng quy mô các cơ sở hạ tầng mới đă làm thay
đổi cuộc sống của người Mỹ.
Công chúng Mỹ có thể biết về kế hoạch New Deal đă đi kèm
với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Nhưng có thể không
biết rằng một New Deal nữa cũng đă đi kèm với cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, mặc dù đă không được gọi là New Deal. Đạo
luật Morrill Land-Grant Acts
của chính phủ liên bang Mỹ năm 1862 và 1890 đă thiết lập các
trường đại học và cao đẳng công lập trên khắp đất nước, cung cấp
giáo dục và kỹ năng cần thiết để chuyển đổi nền nông nghiệp và
công nghiệp của Mỹ. Hàng triệu người Mỹ đă theo học các trường này
trong hơn 150 năm qua. Đến học ở các trường Penn State, Ohio
State, University of Georgia, Texas A&M, University of Arizona,
University of California, hoặc bất kỳ đại học nào từ đạo luật cấp
đất này ở mọi tiểu bang của đất nước, th́ phải biết ơn luật
Morrill Land-Grant Acts của
chính phủ liên bang. Và chính phủ liên bang cũng đă tài trợ cho
việc lắp đặt thiết bị điện báo đầu tiên, trải dài từ Ṭa nhà
Capitol đến Baltimore. Đạo luật Homestead của chính phủ liên bang
đă nhượng hơn 270 triệu mẫu đất công của liên bang, cỡ 10% tổng
diện tích đất của Hoa Kỳ miễn phí cho 1,6 triệu gia đ́nh. Đạo luật
Pacific Railroad Acts - Đường
sắt Thái B́nh Dương của chính phủ liên bang cho phép phát hành
trái phiếu chính phủ và cấp đất cho các công ty đường sắt, đẩy
nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt xuyên lục địa.
Rồi New Deal của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt trong
những năm 1930 đă không chỉ gồm các cải cách tài chính mới, mà c̣n
bao gồm các chương tŕnh liên bang quy mô lớn, kể cả Cơ quan Quản
lư Công tŕnh Công cộng (Public Works
Administration - PWA), để thúc đẩy quá tŕnh chuyển đổi cơ
sở hạ tầng sang Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai. Và Cơ quan Quản
lư Dự án Công việc (Work Projects
Administration - WPA) đă thuê hàng triệu người thất nghiệp
thực hiện các dự án công tŕnh xây cất công cộng, bao gồm việc xây
dựng các ṭa nhà, đường sá, và quản lư các khu đất công. Chính
quyền Roosevelt cũng đă đưa vào một dự án phát điện khổng lồ là
Tennessee Valley Authority -
Cơ quan Quản lư Thung lũng Tennessee, xây dựng các đập nước khổng
lồ để sản xuất thủy điện có trợ cấp, giá rẻ, cho các cộng đồng
nông thôn chưa được điện khí hóa. Sau đó, chính phủ đă hỗ trợ các
vùng nông thôn thiết lập các hợp tác xă điện lực để đưa điện lực
đến với hàng triệu người Mỹ sống ở các vùng sâu vùng xa của đất
nước. Như đă đề cập, National
Interstate and Defense Highways Act - Đạo luật Đường Cao
tốc Quốc pḥng và Liên tiểu bang năm 1956 của chính phủ liên bang
đă kết nối đất nước với một hệ thống đường lộ duy nhất, phát triển
các vùng ngoại ô nước Mỹ. Đạo luật GI Bill của chính phủ liên bang
cung cấp giáo dục đại học miễn phí cho gần 8 triệu cựu chiến binh
sau Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên, cung cấp kiến
thức cần thiết để thúc đẩy lực lượng lao động phẩm chất cao, vừa
hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng Cách mạng Công nghiệp lần
thứ hai vừa quản lư các cơ hội kinh doanh mới gắn liền theo đó. Cơ
quan Quản lư Nhà ở Liên bang (Federal
Housing Administration - FHA) được tạo ra năm 1934 đă giúp
hàng triệu người Mỹ có đủ khả năng sở hữu nhà ở sau Thế chiến, ở
các vùng ngoại ô phát triển nhanh chóng ngay gần các lối ra của
đường cao tốc liên bang (mặc dù cần lưu ư rằng các nhóm dân thiểu
số thường bị FHA phân biệt đối xử trong việc đảm bảo các khoản thế
chấp để vay tiền mua nhà).
Hiện nay, Green New Deal cũng sẽ đ̣i hỏi một nỗ lực tương
tự để thành công.
Cơ sở hạ tầng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai đă
được thiết kế để có tính cách tập trung, từ trên xuống, độc
quyền, và cần được tích hợp theo chiều dọc để hưởng lợi thế kinh
tế từ quy mô lớn, mang lại lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư.
Kết quả là ngày nay vào cuối cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
hai, các công ty trong danh sách Fortune 500 toàn cầu, hầu hết có
trụ sở tại Hoa Kỳ, đạt doanh thu 30 ngh́n tỷ USD, tương đương với
khoảng 37% GDP toàn cầu, mà chỉ có 67,7 triệu nhân
viên trên tổng số lực lượng lao động toàn cầu gần 3,5 tỷ
người (dưới 2%). Con số thống kê này cho
chúng ta thấy rơ lợi nhuận của kỷ nguyên công nghiệp đă phân chia
bất b́nh đẳng như thế nào.
Điều đó không có nghĩa là thành quả của hai cuộc cách mạng công
nghiệp đầu tiên trong thế kỷ 19 và 20 đă không mang lại lợi ích
lớn lao cho nhiều người, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Có thể
nói rằng hầu hết chúng ta ở các quốc gia phát triển cao đều khá
giả hơn nhiều so với tổ tiên của chúng ta trước khi bắt đầu thời
đại công nghiệp. Tuy nhiên, cũng công bằng khi nói rằng gần một
nửa dân số thế giới (46%), đang sống với mức dưới 5,50
đô la mỗi ngày tức là ranh giới xác định nghèo đói, th́ tốt
nhất cũng chỉ khá hơn tổ tiên của họ một chút, và có lẽ là lắm
người không khá ǵ hơn. Trong khi đó, lớp người giàu có nhất lại
đă chiến thắng vang dội. Hiện tại, tổng tài sản tích lũy của chỉ
8 cá nhân giàu nhất thế giới cũng đă bằng tổng tài sản của
một nửa nhân loại đang sống trên hành tinh, tức là 3,5 tỷ người.
Ngược lại, cơ sở hạ tầng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba được
thiết kế để có tính cách phân tản, rộng mở và minh bạch,
nhằm đạt được hiệu ứng mạng lưới rộng răi, và khuếch trương quy mô
theo chiều ngang, cho phép hàng tỷ người tương tác trực tiếp với
nhau cả trên thực tế vật lư lẫn không gian mạng, với chi phí cố
định rất thấp và chi phí cận biên gần bằng không, ở các địa phương
và khu vực trải dài trên khắp thế giới. Tất cả những ǵ cần có chỉ
là một chiếc điện thoại thông minh và kết nối mạng internet để họ
có quyền truy cập tức th́ vào Dữ liệu Lớn (Big
Data) và mạng lưới toàn cầu gồm hàng triệu doanh
nghiệp và các trang mạng của họ.
Sự tham gia gần gũi sâu rộng và toàn diện này vào thương mại, mậu
dịch và đời sống xă hội, được thực hiện nhờ nền tảng phân tản
và thông minh của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba hậu-carbon,
đang đi kèm với sự chuyển đổi từ toàn-cầu-hóa sang “toàn-cầu
địa-phương-hóa” (glocalization)
trong đó các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng tương tác
trực tiếp, khỏi phải qua nhiều công ty toàn cầu làm trung gian
thương mại và mậu dịch c̣n sót lại từ thế kỷ 20. Toàn-cầu
địa-phương-hóa khuếch trương rộng lớn lĩnh vực kinh doanh xă
hội (social entrepreneurship)
do sự gia tăng nhanh chóng mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ
cao thông minh quy mô vừa và nhỏ (small to medium
enterprises - SME) liên hợp chặt chẽ thành những mạng lưới
hợp-tác-xă mở rộng quy mô theo hàng ngang bao bọc toàn thế giới.
Nói tóm lại, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba mang đến triển
vọng dân chủ hóa thương mại và mậu dịch trên quy mô chưa
từng có trong lịch sử.
Sự chuyển đổi từ toàn cầu hóa sang toàn-cầu địa-phương-hóa
đang làm thay đổi mối quan hệ giữa các chính quyền quốc gia và
cộng đồng địa phương, có ư nghĩa là sự đảo ngược vị trí trách
nhiệm đối với các hoạt động của nền kinh tế, và các vấn đề quản
trị, từ quốc gia / chính quyền sang các khu vực địa phương.
Sự thay đổi trong quản trị này báo hiệu một cuộc cách mạng trong
cách chúng ta tổ chức đời sống kinh tế và xă hội của toàn nhân
loại.
Vậy rồi chính phủ liên bang sẽ đóng vai tṛ ǵ? Mặc dù
chính phủ liên bang sẽ có vai tṛ quan trọng then chốt trong một
số hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, nhưng trách nhiệm
chính sẽ là thiết lập các bộ luật, quy định, tiêu chuẩn mới, các
ưu đăi thuế và các khuyến khích tài chính khác, để thúc đẩy việc
chuyển đổi thành nền kinh tế không-carbon trên cơ sở hạ tầng Cách
mạng công nghiệp lần thứ ba. Đổi lại, các thành phố, quận hạt và
tiểu bang sẽ được giao nhiệm vụ khai phát các mục tiêu và sản phẩm
thích hợp với t́nh h́nh nhu cầu của riêng họ, cùng lộ tŕnh thực
hiện Green New Deal địa
phương, các địa điểm xây dựng và các sáng kiến triển khai
của chính họ, để chuyển đổi sang mô h́nh Cách mạng Công nghiệp lần
thứ ba. Sau đó, họ sẽ hợp tác xuyên biên giới tạo ra một mạng lưới
cơ sở hạ tầng tích hợp toàn quốc, bao gồm mạng
Internet-truyền-thông, mạng Internet-năng-lượng-tái-tạo và mạng
Internet-giao-thông-vận-tải trên nền tảng mạng lưới tổng hợp
Internet-of-Things - Internet-của-mọi-thứ, trải khắp trên toàn bộ
các ṭa nhà và các môi trường xây dựng. Cơ sở hạ tầng mới của Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba sẽ kèm theo các mô h́nh kinh doanh mới
kết hợp chặt chẽ với các nền tảng cơ sở, và tận dụng được hiệu quả
tổng hợp tiềm năng mới trên khắp các chuỗi phụ gia giá trị
(value chain)
và chuỗi cung ứng (supply
chain) trong
hoạt động sản xuất.
Sự thay đổi một phần quyền lực chính trị từ quốc gia qua khu vực
địa phương như thế sẽ làm thay đổi bản chất của việc quản trị. Mặc
dù tất cả việc chính trị đều sẽ mang tính địa phương, nhưng trong
thời kỳ toàn-cầu địa-phương-hóa (glocal), phát triển
kinh tế cũng sẽ ngày càng được phân bố giữa các địa phương trên
khắp thế giới. “Trao quyền cho khu vực” (regional
empowerment) sẽ là tiếng thét chiến đấu của kỷ
nguyên toàn-cầu địa-phương-hóa (glocal) sắp tới.
Một số người ủng hộ thuyết “thị trường quyết định” thừa nhận rằng
cơ sở hạ tầng đang mục nát trên khắp nước Mỹ cần được quan tâm
giải quyết, và họ thậm chí hỗ trợ việc xây dựng vài phần cơ sở hạ
tầng Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba kỹ thuật số thông minh,
nhưng họ vẫn phản đối một Green New
Deal, mà họ bảo sẽ có nghĩa là Chính phủ Lớn (Big
Government) sẽ lấn sân can thiệp nhiều hơn vào các
công việc hàng ngày của quần chúng và các doanh nghiệp Mỹ. Thay
vào đó, họ muốn chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương
khuyến khích khu vực tư nhân bằng các khoản trợ cấp và tín
dụng thuế hào phóng. Với những ưu đăi này, giới khai phát tư nhân
sẽ tiến lên tài trợ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng Cách mạng
công nghiệp lần thứ hai hiện có, lẫn xây dựng Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba.
Quá tŕnh tư hữu hóa cơ sở hạ tầng của quốc gia đă tăng tốc trong
vài thập kỷ nay nhưng hiện đang trên đà bùng nổ khi nước Mỹ chuyển
đổi từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai sang lần thứ ba.
Nhiều doanh nghiệp đang hy vọng lợi dụng cuộc tranh luận hiện tại
về cơ sở hạ tầng đang mục ră của nước Mỹ để thuyết phục tư hữu
hóa phần lớn cơ sở hạ tầng quốc gia nhanh chóng cùng một lúc
trong ṿng vài thập kỷ tới.
Bóng ma tư nhân hóa tất cả các cơ sở hạ tầng công cộng
mà mọi người Mỹ nương dựa vào để tồn tại và phát triển, có vẻ sai
lầm và thiếu khôn ngoan về mặt chính trị. Đặt cuộc sống hàng ngày
của mọi người dân vào tay của một loạt các nhóm lợi ích thương mại
khác nhau không thể truy xét được, mà lâu nay công chúng có rất ít
hoặc hoàn toàn không có quyền kiểm soát, thậm chí càng ít khả năng
tiếp cận và can thiệp, về các dịch vụ thiết yếu duy tŕ sự tồn tại
hàng ngày của mọi người dân, th́ chẳng khác ǵ một sự đầu hàng
từ bỏ trách nhiệm quản trị và giám sát dân chủ. Vậy mà, điều
đó đă và đang xảy ra, thật không may, không chỉ ở Hoa Kỳ mà tuy ở
một mức độ thấp hơn, ở cả các quốc gia khác nữa.
Đáng ngại hơn nữa, hăy xem xét triển vọng tư nhân hóa toàn bộ cơ
sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh tạo nên cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba. Một mặt, cơ hội kết nối loài người trong một hệ
thống thần kinh toàn cầu, cho phép mọi người, nếu họ muốn, tiếp
cận được với nhau như thành phần của cùng một gia đ́nh đa dạng
theo nghĩa bóng, kết nối chặt chẽ trên toàn cầu, mà lại với chi
phí cận biên gần như bằng không, th́ quả là hấp dẫn, đặc biệt là
đối với thế hệ trẻ vốn coi cả hành tinh là nhà ḿnh hoặc sân chơi
mở rộng của ḿnh. Nhưng mặt khác, nếu mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật số
thông minh của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sẽ chỉ nằm trong
tay độc quyền tư nhân của các công ty toàn cầu, có ít hoặc không
có trách nhiệm giải tŕnh đối với cộng đồng mà họ phục vụ,
th́ có khác ǵ cấp cho họ giấy phép miễn phí để có quyền theo
dơi cuộc sống riêng tư của mọi công dân, và những dữ liệu thu
thập được th́ họ có quyền bán lại cho các bên thứ ba để tiếp thị
và quảng cáo, hay cho các đảng phái chính trị và người vận động
hành lang để thực hành hay thúc đẩy các chương tŕnh chính trị
riêng tư?
Khi Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức, bà đă mời tôi đến
Berlin trong những tuần đầu của chính quyền của bà để giải quyết
vấn đề làm thế nào để khuyến khích các cơ hội kinh doanh mới và
tạo việc làm mới ở Đức. Tôi đă mô tả kiến trúc phân tán, mở và
khuếch trương theo chiều ngang của cơ sở hạ tầng Cách mạng Công
nghiệp lần thứ ba, và v́ sao các đặc điểm thiết kế này tốt nhất là
cần được các địa phương, các khu vực tiếp nhận và triển khai, từ
đó điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ, rồi kết nối
kỹ thuật số với các vùng khác. Thủ tướng nhận xét rằng bà thích
cơ sở hạ tầng Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba phân tản, mở rộng
quy mô theo chiều ngang này áp dụng cho nước Đức. Tôi hỏi thủ
tướng lư do tại sao, bà bảo: “Jeremy, anh cần biết thêm một
chút nữa về lịch sử nước Đức. Đất nước chúng tôi là một liên bang
của các tiểu bang, và các tiểu bang này thực thi rất nhiều quyền
độc lập trong việc quản lư các vấn đề kinh tế và cai trị của họ.
Mô h́nh quản trị Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba thích hợp với
nước Đức, đảm bảo rằng quá tŕnh quyết định về kinh tế và sự giám
sát của chính phủ được thực hiện ở ngay cấp địa phương và khu vực”.
Tương tự như vậy, các thành phố, quận hạt và tiểu bang trên khắp
Hoa Kỳ cũng phù hợp đặc biệt để áp dụng mô h́nh tập hợp ngang
hàng, trong việc mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng Cách mạng Công
nghiệp lần thứ ba, điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu địa
phương. Giống như nước Đức, Hoa Kỳ được h́nh thành là một Cộng ḥa
liên bang, trong đó quyền lực chính trị và phát triển kinh tế theo
truyền thống th́ chủ yếu nằm trong tay các cơ quan tài phán quản
lư ở cấp tiểu bang, thành phố và quận hạt. Về phần ḿnh, chính phủ
liên bang được kỳ vọng sẽ đại diện và chủ xướng những lập trường
chung của quốc gia, cung cấp ư thức về bản sắc dân tộc, đảm bảo an
ninh quốc gia, và tạo ra luật lệ, quy chế, quy định và tưởng
thưởng khuyến khích để sắp xếp các địa phương và tiểu bang vào
hàng ngũ trên toàn quốc.
Mặc dù chính phủ liên bang sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc
đặt định khuôn khổ cho sự chuyển đổi Green New Deal, nhưng phần
lớn công tác nặng nề trong việc triển khai cuộc cách mạng cơ sở hạ
tầng xanh, sẽ thuộc về các tiểu bang, thành phố và quận hạt,
thích ứng cho một kỷ nguyên phân tản khuếch trương theo chiều
ngang toàn cầu đang h́nh thành.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
26 Mar 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|