Những bước đầu Green New Deal:
Kinh nghiệm của nước Đức


Jeremy Rifkin

Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Lời người dịch:

Jeremy Rifkin, nhà kinh tế học có tầm nh́n xa trông rộng về năng lượng, là giảng viên cao cấp tại Executive Education Program - Chương tŕnh Giáo dục Cấp Giám Đốc của Trường Wharton tại University of Pennsylvania - Đại học Pennsylvania; và là Chủ tịch của Foundation on Economic Trends - Quỹ Xu thế Kinh tế ở Washington, DC; đồng thời là cố vấn cho Liên minh Châu Âu và các nguyên thủ quốc gia trên thế giới; tác giả của 19 cuốn sách về kinh tế, năng lượng, đặc biệt nổi tiếng từ các thuyết giảng về “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba”.

Dưới đây là bản lược dịch các trang 61-65 trong Chương 2 (Power To The People – Giao quyền lực cho dân chúng), của cuốn sách “The Green New Deal - The Bold Economic Plan to Save Life on Earth (Thỏa thuận Mới màu Xanh - Kế hoạch Kinh tế Táo bạo để Cứu sự Sống trên Trái đất) của Jeremy Rifkin, xuất bản tháng 9 năm 2019

 

nước Đức, chính phủ liên bang đă thiết lập một giá-biểu cho tư nhân bán điện vào lưới điện, trên toàn quốc, để khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp, khu dân cư và cá nhân lắp đặt các tấm pin mặt trời và tuabin gió, cho họ được giá ưu đăi nhiều hơn giá thị trường khi họ bán điện dư dùng của họ vào lưới điện. Khuyến khích này đă phát huy tác dụng nhanh chóng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội khu phố, và nông dân đă thành lập các hợp tác xă điện lực, được bảo đảm vay vốn ngân hàng, và hiện nay đang sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió mà họ đang bán lại được cho lưới điện quốc gia. Năm 2018, tất cả năng lượng tái tạo đă chiếm 35,2% nguồn năng lượng trong tổng sản lượng điện của Đức; gần 25% tổng sản lượng điện là từ năng lượng mặt trời và gió, phần lớn được sản xuất bởi các hợp tác xă điện lực nhỏ.

Các công ty điện lực hùng mạnh một thời của Đức như E.ON, RWE, EnBW và Vattenfall nay chỉ sản xuất có 5% lượng điện xanh mới của thế kỷ 21, đưa họ ra ngoài biên của cuộc chơi “tạo ra” điện xanh. Cũng cần hiểu cho họ, các công ty này rất thích hợp cho việc tạo ra điện từ các nguồn năng lượng tập trung như than đá, dầu hỏa và khí đốt tự nhiên, vốn đ̣i hỏi lượng vốn lớn để khai thác, vận chuyển và biến đổi thành điện năng trên lưới điện. Yêu cầu về vốn khổng lồ chắc chắn phải dẫn đến việc xây dựng các hoạt động kinh doanh khổng lồ, tích hợp theo chiều dọc, để hưởng được lợi thế từ quy mô lớn, mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư của họ.

Ngược lại, các nguồn năng lượng xanh mới th́ phân tản thay v́ tập trung (và tích hợp theo chiều ngang). Mặt trời chiếu khắp nơi, gió thổi khắp nơi, nghĩa là năng lượng có thể được khai thác ở mọi nơi: trên các mái nhà và dọc theo địa h́nh, thật sự cho được hàng triệu vị trí thích hợp để xây dựng những nhà máy siêu nhỏ tạo ra điện năng. Việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh là “tạo sức mạnh cho dân chúng”, theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, v́ hàng trăm triệu người dân trở thành nhà sản xuất năng lượng và điện lực của chính họ, ngay tại nơi họ làm việc và sinh sống. Đây là khởi đầu của quá tŕnh dân-chủ-hóa-quyền-lực vĩ đại trong các cộng đồng trên thế giới.

Từ lâu, các nhà phê b́nh cho rằng niềm say đắm của dân Đức đối với năng lượng tái tạo có ẩn chứa một khía cạnh đen tối hơn, đó là việc nước này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào than bẩn. Thực tế là, trong khi năng lượng mặt trời và gió chiếm gần 25% các nguồn năng lượng trong tổng sản lượng điện của Đức, và hiện thời đă rẻ hơn than đá, th́ nước Đức lại vẫn phụ thuộc vào than cho hơn một phần ba nhu cầu năng lượng trong nước. Tại sao nước Đức vẫn sử dụng than đá? Là v́ c̣n liên quan đến chính trị của việc làm thế nào để cứu trợ những địa phương của Đức c̣n phải phụ thuộc vào việc khai thác than đá để duy tŕ nền kinh tế và công ăn việc làm ở địa phương. Để giải quyết vấn đề này, một ủy ban của chính phủ Đức đă thông báo vào tháng 1 năm 2019 rằng họ sẽ bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng nhằm loại bỏ hoàn toàn năng lượng từ than đá, trong ṿng 20 năm tới, đổi lại, sẽ bồi thường cho các vùng khai thác than 40 tỷ Euro để hỗ trợ địa phương của họ chuyển đổi sang kinh tế kỷ nguyên xanh. Các quốc gia khác trên thế giới c̣n tiếp tục dựa vào than, đang theo dơi thử nghiệm này của nước Đức, và nhận ra rằng họ cũng sẽ phải nhanh chóng loại bỏ dần than đá trong khi hỗ trợ các địa phương c̣n sản xuất than tiếp tục duy tŕ được độc lập về kinh tế.

Năm 2006, Utz Claassen, Giám đốc điều hành của công ty điện lực EnBW, đă mời tôi đến Đức trong hai dịp riêng biệt để gặp gỡ các nhân viên cấp cao của công ty, nhằm giúp đưa ra chiến lược chuyển đổi công ty khỏi nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạch nhân sang năng lượng tái tạo cùng các dịch vụ thuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba. Kết quả là Utz Claassen đă nhanh chóng vào cuộc, thông báo cho năm trăm nhân viên cấp cao của ḿnh tại một cuộc họp đại chúng, rằng EnBW sẽ dẫn đầu các công ty sản xuất và tiện ích điện năng của nước Đức tiến vào kỷ nguyên mới của các dịch vụ năng lượng tái tạo phân tản hậu-carbon. Năm 2012, EnBW đă công bố kế hoạch chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và điện hạch nhân, và đặt quan tâm nhiều hơn vào việc sản xuất và các dịch vụ năng lượng tái tạo.

Năm 2008, tôi cũng đă nhận được lời mời tương tự từ công ty E.ON để tham gia một cuộc thảo luận công khai với Chủ tịch công ty là Tiến sĩ Johannes Teyssen, về mô h́nh kinh doanh mới để quản lư các dịch vụ năng lượng trong xă hội xanh đang tiến hành. Tám năm sau, E.ON tách thành hai công ty, một công ty c̣n lưu lại với các doanh nghiệp kế thừa trong lĩnh vực năng lượng nhiên liệu hóa thạch và hạch nhân; và một công ty nữa tập trung vào các dịch vụ năng lượng tái tạo, để điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi đột phá trong lĩnh vực năng lượng và điện năng của Đức đang bị buộc phải thay đổi mô h́nh kinh doanh (cho phù hợp với t́nh h́nh mới).

Vattenfall và RWE, hai công ty điện lực lớn khác của nước Đức, cũng đă công bố các chiến lược chuyển đổi tương tự dựa trên mô h́nh kinh doanh mới mà chúng tôi đă giới thiệu ở châu Âu. Các công ty điện lực của Đức, mới chỉ một thập kỷ trước đó thuộc hạng khổng lồ vô song của ngành công nghiệp điện lực toàn châu Âu, nay đă thay đổi hướng đi v́ đă nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một chế độ năng lượng cũ kỹ và lạc hậu cùng với cơ sở hạ tầng kèm theo đấy là các tài sản nhiên liệu hóa thạch bị mắc kẹt, đă không c̣n là một mô h́nh kinh doanh khả thi nữa rồi.

Phạm Vũ Thịnh dịch
30 Apr 2021

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com