12 ngụy biện táo tợn nhất
 về việc tăng thuế đối với người giàu

 Robert Reich
Phạm Vũ Thịnh dịch

 

 

Lời người dịch:

Robert B. Reich là Giáo sư về Chính sách Công tại Đại học California ở Berkeley và là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Blum về Các nền kinh tế đang phát triển. Ông từng là Secretary of Labor - Bộ trưởng Bộ Lao động trong chính quyền Clinton, được Tạp chí Time xếp hạng là một trong mười Bộ trưởng có hiệu quả nhất thế kỷ 20. Ông đă viết 15 cuốn sách, bao gồm các cuốn bán chạy nhất "Aftershock", "The Work of Nations", "Beyond Outrage", "The Common Good" và gần đây nhất là "The System: Who Rigged It, How We Fix It". Ông c̣n là biên tập viên sáng lập của tạp chí American Prospect, chủ tịch của Common Cause, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, và là người đồng sáng tạo bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng "Inequality For All" và bộ phim tài liệu trên Netflix "Saving Capitalism".

Dưới đây là bản dịch lời giảng giải của Robert B. Reich trong video “12 Myths About Taxing the Rich“ 16 April 2019. Những hàng chữ nghiêng trong ngoặc đơn là lời giải thích thêm từ kư giả Richard Elfers của báo The Courier-Herald:

https://www.youtube.com/watch?v=pnoLAMHwf2I

 

Một số chính trị gia đang kêu gọi đánh thuế cao hơn đối với người giàu. Đương nhiên, những đề xuất này đă gây ra một cơn sóng lũ phản đối, chủ yếu là từ… những người giàu có! Dưới đây là 12 ngụy biện táo tợn nhất mà lớp người này đang hô hoán lên:

Ngụy biện 1: Mức thuế cận biên cao nhất áp dụng lên tất cả tổng thu nhập hoặc tài sản của người giàu.

Không đúng đâu. Mức thuế cận biên cao nhất sẽ chỉ áp dụng lên phần thu nhập hay tài sản vượt quá một mức nhất định mà thôi. Mức thuế thu nhập 70% do Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez đề xuất sẽ chỉ áp dụng lên phần lợi tức vượt quá 10 triệu USD một năm mà thôi. Mức thuế tài sản 2% do Nghị sĩ Elizabeth Warren đề xuất sẽ chỉ áp dụng lên phần tài sản vượt quá 50 triệu USD.

Ngụy biện 2: Tăng thuế đối với người giàu là một ư đồ của phe tả.

Cáo buộc vớ vẩn! 70% dân chúng Mỹ, kể cả 54% người thuộc Đảng Cộng ḥa, ủng hộ việc tăng thuế đối với các gia đ́nh kiếm được hơn 10 triệu USD một năm (theo kết quả thăm ḍ của Fox News! 24 Jan 2019). Và ư nghĩ rằng người giàu phải trả phần thuế công bằng của họ vốn là một quan niệm truyền thống của người Mỹ. Từ năm 1930 đến 1980, thuế suất thu nhập cận biên (cao nhất) vẫn thường là 78%. Từ năm 1951 đến 1963, thi đă vượt quá 90%, xin nhắc lần nữa, mức thuế cận biên cao nhất này chỉ tính trên phần thu nhập vượt quá một ngưỡng rất cao mà thôi. Vả lại, nếu xem xét tất cả các khoản khấu trừ và tín dụng thuế nữa, th́ những người rất giàu có đă chỉ trả có hơn phân nửa phần thu nhập cao nhất của họ bằng thuế mà thôi.

(Vào những thời điểm thuế cao đánh vào người giàu, quốc gia này thịnh vượng và người lao động có công việc được trả lương cao.

Những người bảo thủ gọi việc tăng thuế là “xă hội chủ nghĩa” cũng là lừa dối. Hoạt động mang tính xă hội này cung cấp đường sá, cứu hỏa và cảnh sát bảo an, trường học và quân đội. Cần cẩn thận khi từ ngữ “xă hội chủ nghĩa” được sử dụng để tuyên truyền gây nhầm lẫn và kích động phản cảm.

Như Reich đă chỉ ra, chính những người giàu mới chống lại việc phải trả thuế cao hơn. Họ là những người đưa ra những lư do tại sao họ không nên trả nhiều hơn, sử dụng các từ ngữ và cụm từ cảm tính như “chủ nghĩa xă hội” và “tự do”, và hô hoán là bị đánh thuế 70% trên thu nhập, là điều không đúng thực tế.)

Ngụy biện 3: Thuế tài sản (wealth tax) là vi hiến.

Là chuyện rác rưởi! Hầu hết các địa phương vẫn đánh thuế tài sản hàng năm đối với giá trị nhà cửa của người dân, vốn là nguồn tài sản chính của các hộ gia đ́nh, đối với hầu hết mọi người. Thuế đó được gọi là property tax - thuế bất động sản. Người giàu có th́ thường giữ phần lớn tài sản của họ trong cổ phiếu và trái phiếu (chứ không chỉ bất động sản), vậy th́ tại sao những h́nh thức của cải này lại được trốn thuế? Điều I, Mục 8 của Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền đặt ra và thu thuế.

(Những người giàu thường có phần lớn tài sản của họ trong cổ phiếu và trái phiếu. Chúng được coi là miễn thuế và không được tính là thu nhập. Những h́nh thức của cải này không bị đánh thuế là thu nhập trừ khi chúng được bán xong và thực hiện lợi tức)

Ngụy biện 4: Khi thuế đánh vào người giàu được cắt giảm, họ đầu tư nhiều hơn và mọi người đều được hưởng lợi, c̣n nếu thuế đánh vào người giàu bị tăng lên th́ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại.

Cực kỳ dối trá! Thuyết kinh tế “Trickle Down - Nhỏ giọt xuống” là một tṛ đùa tàn nhẫn. Cả Donald Trump, George W. Bush lẫn Ronald Reagan đều đă cắt giảm thuế đối với người giàu, mà chẳng có ǵ “nhỏ giọt xuống” cả. Và không có bằng chứng nào cho thấy thuế cao hơn đối với người giàu làm chậm tăng trưởng kinh tế. Mà ngược lại, trong thời kỳ mức thuế cận biên cao nhất ở khoảng từ 71 đến 92%, th́ mức tăng trưởng kinh tế trung b́nh đă là 4% mỗi năm. Thế nhưng khi mức thuế cận biên cao nhất xuống thấp cỡ 28 đến 39% th́ tăng trưởng chỉ đạt trung b́nh 2,1% mà thôi.

Ngụy biện 5: Cắt giảm thuế đối với các tập đoàn kinh doanh th́ họ sẽ đầu tư nhiều hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Lại một điều sai lầm nữa! Sau khi Trump và Đảng Cộng ḥa giảm thuế suất doanh nghiệp vào năm 2018, các tập đoàn kinh doanh lớn nhất của Mỹ đă cắt bỏ nhiều việc làm hơn là tạo thêm. Họ sử dụng phần lớn tiền tiết kiệm được từ thuế giảm (1 ngh́n tỷ đô la), để tăng giá cổ phiếu (của họ) bằng cách mua lại cổ phiếu của tập đoàn họ, kết cuộc chỉ làm giàu cho các giám đốc điều hành và các nhà đầu tư giàu có của họ, mà không mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế.

(Các CEO đă sử dụng số tiền tiết kiệm được từ thuế giảm là 1 ngh́n tỷ đô la, để mua lại cổ phiếu, làm tăng giá cổ phiếu của công ty kết cuộc tăng thu nhập của chính họ, vốn dựa vào mức độ tăng giá cổ phiếu. Ví dụ như công ty ATT được giảm thuế đă mua lại cổ phiếu và sa thải 80.000 công nhân sau đó)

Ngụy biện 6: Người giàu đă trả nhiều hơn phần thuế công bằng mà họ đáng phải trả.

Đây là lời lừa gạt, bởi chỉ tập trung vào thuế thu nhập, cố ư bỏ qua gánh nặng thuế lớn càng ngày càng tăng cho những người dân Mỹ có thu nhập thấp hơn họ; bao gồm thuế trả lương nhân viên, thuế bán hàng của tiểu bang và địa phương, và thuế tài sản, lấy đi một phần lớn hơn từ tiền lương của các gia đ́nh có thu nhập thấp, so với những người có thu nhập cao.

(Những người bảo thủ nói rằng 1% là tầng lớp giàu nhất đă trả 40% thuế thu nhập liên bang. Có người c̣n bảo là người giàu đóng đến 95% thuế cho quốc gia. Hiển nhiên là điều bịa đặt. Trong video khác của một người ở Đại học Prager, người phụ nữ này cho rằng thuế lũy tiến là không công bằng và nên bị hủy bỏ. Theo bà, nhiều người không nộp thuế v́ được miễn thuế do thu nhập thấp, họ lại muốn người giàu phải trả nhiều hơn. Cũng chỉ là những cáo buộc vô-căn-cứ.

Vấn đề là cần tính tất cả những loại thuế như Reich đă đề cập, chứ không chỉ thuế thu nhập mà thôi,  v́ tất cả mọi người đều phải trả những loại thuế hàng hóa; tất cả chúng ta đều phải trả thuế bất động sản, v́ chúng ta sở hữu nhà đất hoặc trả tiền thuê nhà được chủ nhà dùng để trả thuế bất động sản,...).  

Ngụy biện 7: Người giàu không nên bị đánh thuế nhiều hơn bởi v́ họ đă trả capital gains tax (thuế trên phần vốn tăng) rồi.

Cũng là lời lừa gạt! Các gia đ́nh giàu có thường tránh trả thuế capital gains tax bằng cách chuyển tài sản của họ cho những người thừa kế. Trên thực tế, phần lớn nhất của các bất động sản lớn được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra capital gains - lợi nhuận làm tăng vốn đầu tư, th́ chưa hề bị đánh thuế v́ lợi nhuận ấy mới ước tính mà chưa thực hiện (chưa bán xong và thu lợi).

(Thuế trên capital gains là 30%. Nhưng thực tế là 55% số bất động sản lớn nhất có lợi nhuận từ vốn tăng chưa thực hiện, th́ đă được chuyển cho thế hệ sau chưa bao giờ bị đánh thuế v́ capital gains ấy. Trong một video của “Nomad Capitalist - Nhà tư bản du mục”, diễn giả khuyên nên tránh trả capital gains tax bằng cách dời sang một quốc gia khác có thuế capital gains tax rẻ hơn hoặc không có capital gains tax, hay bằng cách chuyển doanh nghiệp của ḿnh ra nước ngoài, càng sớm càng tốt! Vấn đề ở đây là có rất nhiều cách để giới siêu giàu tránh phải trả thuế capital gains tax.)

Ngụy biện 8: Thuế thừa kế là một loại thuế trên người chết đánh vào hàng triệu người Mỹ.

Cáo buộc vớ vẩn! Thuế thừa kế (estate tax) hiện hành chỉ áp dụng cho phần tài sản vượt quá 11 triệu USD cho cá nhân, hoặc 22 triệu USD cho cặp vợ chồng, chỉ ảnh hưởng đến ít hơn 2.000 gia đ́nh trên toàn quốc.

(Sau khi Tổng thống Biden đề xuất tăng thuế để chi trả cho kế hoạch cơ sở hạ tầng, một số đảng viên Cộng ḥa ở Thượng viện tuyên bố họ muốn cùng nhau loại bỏ thuế thừa kế. Điều đó, tất nhiên, sẽ có lợi cho các tỷ phú)

Ngụy biện 9: Nếu người giàu bị tăng thuế, họ sẽ t́m mọi cách để trốn tránh. V́ vậy, rất ít tiền thuế sẽ thu được.

Lại thêm lời rác rưởi! Kết quả nghiên cứu cho biết: chẳng hạn thuế tài sản 2% theo đề xuất của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, sẽ thu được thêm khoảng 2,75 ngh́n tỷ USD trong thập kỷ tới, mà rất ít kẽ hở để trốn thuế. C̣n mức thuế cận biên 70% đối với phần thu nhập trên 10 triệu sẽ thu được thêm gần 720 tỷ USD trong 10 năm.

Ngụy biện 10: Lư do duy nhất để tăng thuế đối với người giàu chỉ là để thu thêm tiền cho vào ngân sách (để báo cáo hay) mà thôi.

Không đúng! Những đề xuất này sẽ tạo ra nhiều doanh thu lớn và giúp giảm bớt nợ công của quốc gia trong khi chúng ta đầu tư vào trường học, đường sá và tất cả những thứ dân chúng cần đến, một mục đích chính khác là để giảm bất b́nh đẳng, và do đó bảo vệ nền dân chủ chống lại oligarchy (thiểu số chuyên chế, độc tài).

Ngụy biện 11: Thật không công bằng khi tăng thuế đối với những người giàu có.

Thực tế th́, không tăng thuế đối với người giàu mới là không công bằng. Trong 40 năm vừa qua, hầu hết người dân Mỹ đă không thấy thu nhập của họ tăng trưởng ǵ cả, trong khi thu nhập của một nhóm cực thiểu số ở cấp giàu có nhất th́ lại tăng vọt như tên lửa. Chúng ta đang nhanh chóng tiến tới một xă hội bị thống trị bởi một nhóm rất ít người siêu giàu (oligarchy), nhiều người trong số đó chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời họ. Hơn 60% của cải ở nước Mỹ hiện nay là do thừa kế.

Ngụy biện 12: Người giàu có đă tự tay ḿnh kiếm được của cải. Đó là tài sản chỉ riêng họ tạo ra.

Chuyện nhảm! Cũng phải nhờ đất nước (và dân chúng Mỹ) nữa. Người giàu có không thể tạo được hay duy tŕ tài sản lớn lao của họ, nếu không có những ǵ nước Mỹ cung cấp cho: như an ninh quốc pḥng, cảnh sát, luật pháp, ṭa án, ổn định chính trị và Hiến pháp. Và họ cũng không thể đạt đến được vị trí của họ nếu không có những thứ khác mà nước Mỹ cung cấp: như giáo dục, cơ sở hạ tầng và một quốc gia tôn trọng tài sản tư nhân. Vả lại, lập luận rằng đó là “tài sản chỉ riêng họ tạo ra” th́ đă chối bỏ rất nhiều ân huệ khác mà nước Mỹ đă ban tặng ưu tiên cho giới người giàu, mọi thứ, từ việc cứu trợ các chủ ngân hàng lớn ở Phố Wall khi họ gặp khó khăn khủng hoảng tài chính, cho đến trợ cấp nghiên cứu cho những đại công ty dược phẩm Big Pharma.

*

Tóm lại, khi nào nghe nhắc đến một trong những ngụy biện hay huyền thoại này, th́ đừng tin là sự thật.

Phạm Thịnh dịch
16 May 2021


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com