Kinh tế “Trickle Down - nhỏ giọt xuống”
và kinh tế “Build-up - xây từ dưới lên”

 Robert Reich
Phạm Vũ Thịnh dịch

 

 

Lời người dịch:

Robert B. Reich là Giáo sư về Chính sách Công tại Đại học California ở Berkeley và là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Blum về Các nền kinh tế đang phát triển. Ông từng là Secretary of Labor - Bộ trưởng Bộ Lao động trong chính quyền Clinton, được Tạp chí Time xếp hạng là một trong mười Bộ trưởng có hiệu quả nhất thế kỷ 20. Ông đă viết 15 cuốn sách, bao gồm các cuốn bán chạy nhất "Aftershock", "The Work of Nations", "Beyond Outrage", "The Common Good" và gần đây nhất là "The System: Who Rigged It, How We Fix It". Ông c̣n là biên tập viên sáng lập của tạp chí American Prospect, chủ tịch của Common Cause, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, và là người đồng sáng tạo bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng "Inequality For All" và bộ phim tài liệu trên Netflix "Saving Capitalism".

Dưới đây là bản dịch bài viết của Robert B. Reich “Trickle-Down Economics Doesn’t Work but Build-Up Does  – Is Biden Listening?” December 20, 2020:

https://robertreich.org/post/638051231827378176

 

Giải pháp thực dụng thay thế cho kinh tế học “Trickle Down - nhỏ giọt xuống” có thể gọi là kinh tế học “Build-up - xây từ dưới lên”. Robert Reich

Làm thế nào để chi trả các kinh phí tài chính khổng lồ cho đại dịch covid-19, cũng như các nhu cầu bị tŕ hoăn khác của xă hội sau cuộc khủng hoảng năm nay (2020)?

Các chính trị gia hiếm khi muốn tăng thuế đối với người giàu. Joe Biden đă hứa sẽ làm thế, nhưng Quốc hội đang bị chia rẽ theo hai đảng không hơn kém nhau bao nhiêu th́ c̣n lưỡng lự. Bởi v́ họ đă tin vào một trong những ư niệm nguy hiểm nhất về kinh tế, đó là: tăng trưởng kinh tế đ̣i hỏi người giàu phải trở nên giàu hơn nữa. Thật là chuyện rác rưởi!

Nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith từng gọi đó là lư thuyết "ngựa và chim sẻ": "Nếu cho ngựa ăn đầy đủ yến mạch, một số lúa đó sẽ lọt xuống đường cho chim sẻ ăn".

Chúng ta biết đấy là kinh tế học “nhỏ giọt xuống”.

Trong một nghiên cứu mới đây, David Hope của London School of Economics - Trường Kinh tế London và Julian Limberg của Trường Đại học King's College ở London, đă bác bỏ lư thuyết đó (*). Họ đă xem xét dữ liệu trong nửa thế kỷ qua ở các nền kinh tế tiên tiến, và nhận thấy rằng việc cắt giảm thuế đối với người giàu đă làm gia tăng bất b́nh đẳng chứ không có bất kỳ ảnh hưởng ǵ đáng kể đến việc làm hoặc tăng trưởng kinh tế. Chẳng có ǵ “nhỏ giọt xuống” cả.

Trong khi đó, người giàu đă trở nên giàu hơn rất nhiều. Kể từ khi đại dịch bùng phát, chỉ 651 tỷ phú Mỹ đă thu thêm được khối tài sản trị giá 1 ngh́n tỷ USD. Với món lời trời cho này, họ có thể gửi tặng ngân phiếu 3.000 USD cho mỗi người dân Mỹ mà vẫn giàu có hệt như trước đại dịch. Nhưng xin đừng nín thở chờ ngân phiếu nhé!

Thị trường chứng khoán th́ đă đạt mức cao kỷ lục. Có thêm nhiều đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên (IPO) đến công chúng đă được tung ra trong năm nay, c̣n nhiều hơn trong hai thập kỷ trước nữa. Một làn sóng IPO công nghệ cao đă đổ tiền ào ào vào túi các nhà đầu tư, người sáng lập và nhân viên ở Thung lũng Silicon.

Ồ, và thuế suất xuống thấp nhất trong lịch sử.

Thế nhưng, cùng lúc đó, hơn 20 triệu người Mỹ không có việc làm, 8 triệu người rơi vào cảnh nghèo khốn, 19 triệu người đang có nguy cơ bị đuổi nhà, và 26 triệu người đang đói. Các nhà kinh tế ḍng chính đang bàn tán về cuộc hồi phục "h́nh chữ K": tầng lớp khá giả thu được nhiều lợi nhuận nhất, trong khi lớp người ở nửa dưới th́ tiếp tục trượt dốc.

Không cần phải có bằng tiến sĩ về triết học, đạo đức mới thấy rằng ngay bây giờ là thời điểm tốt để đánh thuế và phân phối lại một phần lợi nhuận từ những người giàu có hàng đầu, cho những người bị khó khăn ở tầng dưới đấy. Thực tế, Vương quốc Anh đang xem xét biện pháp đánh thuế khẩn cấp lên tài sản.

Biden đă từ chối đánh thuế tài sản, nhưng có lẽ ông nên tham vọng hơn và t́m cách thay đổi toàn bộ tư duy kinh tế.

Phương pháp thực dụng thay thế được cho kinh tế học “nhỏ giọt xuống” có thể gọi là kinh tế học “xây từ dưới lên”: Người giàu không chỉ nên chi trả cho cuộc khủng hoảng tàn khốc ngày nay, mà họ c̣n nên đầu tư vào đời sống thoải mái lâu dài của công chúng nữa. Bản thân những người giàu sẽ được lợi khi làm như vậy, và cả mọi người khác cũng vậy.

Có một thời trước đây, các đảng chính trị lớn của Mỹ đă dẫn đường vào hai lư thuyết (tương phản) này. Phát biểu trước Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ năm 1896, nhà dân túy William Jennings Bryan nhận định rằng: "Có hai quan niệm về chính quyền. Có những người tin rằng, chỉ cần lập ra luật pháp để làm cho những người khá giả trở nên thịnh vượng thêm, th́ sự thịnh vượng của họ sẽ ṛ rỉ nhỏ giọt xuống những người ở dưới họ. Ngược lại, ư niệm của đảng Dân chủ lại là nếu lập ra luật pháp để làm cho quần chúng thịnh vượng, th́ sự thịnh vượng của họ sẽ thông lên mọi tầng lớp bên trên".

Kinh tế “xây từ dưới lên” đă đạt đến đỉnh cao trong các thập kỷ ngay sau Thế chiến thứ hai, khi những người Mỹ giàu nhất đóng thuế thu nhập cận biên (ở tầng suất cao nhất) từ 70% đến 90%. Doanh thu từ đó đă giúp tài trợ cho những đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và nghiên cứu cơ bản, tạo ra tầng lớp trung lưu lớn nhất và năng suất cao nhất mà thế giới từng thấy.

Nhưng rồi bắt đầu từ những năm 1980, nước Mỹ rút lui dần khỏi đầu tư công. Kết quả là cơ sở hạ tầng đổ nát, trường học thiếu thốn, hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng vô cùng rối loạn, và cốt lơi của nghiên cứu cơ bản bị thu hẹp. Năng suất đă giảm mạnh.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết rằng đầu tư công sẽ được đền đáp xứng đáng. Các nghiên cứu cho thấy lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng trung b́nh là 1,92 USD cho mỗi USD từ quỹ công được đầu tư, và lợi tức cho giáo dục mầm non là từ 10% đến 16%, từ đó 80% lợi ích được đưa đến cho công chúng.

Vấn đề vắc-xin Covid ngày nay đă cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào sức khỏe cộng đồng, và đại dịch đă cho thấy sức khỏe của mỗi người ảnh hưởng như thế nào đến mọi người khác. Vậy mà hiện nay 37 triệu người Mỹ vẫn không có bảo hiểm y tế. Một nghiên cứu trên tờ Lancet ước tính chính sách Medicare for All - Bảo hiểm Y tế cho mọi người, sẽ ngăn ngừa 68.000 ca tử vong không cần thiết mỗi năm, đồng thời tiết kiệm chi phí quốc gia.

Nếu chúng ta không thực hiện kế hoạch ǵ táo bạo tầm cỡ Green New Deal - Thỏa thuận mới màu xanh, th́ chúng ta sẽ phải chi ra hàng ngh́n tỷ đồng để đối phó với những cơn băo, cháy rừng, lũ lụt và mực nước biển dâng cao gây thiệt hại càng ngày càng khốc liệt.

Lợi nhuận từ các khoản đầu tư công như thế sẽ rất lớn. Mà cái giá phải trả cho việc không làm như thế th́ sẽ c̣n lớn hơn, đến mức những con số thiên văn.

Kinh tế học “nhỏ giọt xuống” là một tṛ lừa bịp độc ác. C̣n lợi ích của kinh tế học “xây từ dưới lên” là có thật. Ở thời điểm này, giữa một đại dịch toàn cầu và hứa hẹn về một thế giới sau đại dịch, giữa chính quyền Trump và chính quyền Biden, chúng ta sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách thay đổi mô h́nh từ kinh tế “nhỏ giọt xuống” sang kinh tế “xây từ dưới lên”.

Phạm Vũ Thịnh dịch
14 May 2021

(*) Chú thích:

Nghiên cứu mới đây của David Hope của London School of Economics - Trường Kinh tế London và Julian Limberg của Trường Đại học King's College ở London đă công bố trên báo chí rằng:

“Kết quả của chúng tôi cho thấy... việc cắt giảm thuế lớn đối với người giàu làm tăng tỷ trọng thu nhập quốc dân trước khi trừ thuế của tầng lớp 1% thu nhập hàng đầu, trong những năm sau mỗi lần cải cách giảm thuế. Mức độ của hiệu ứng này khá lớn; tính trung b́nh, mỗi cuộc cải cách lớn dẫn đến tỷ trọng thu nhập quốc dân trước khi trừ thuế của tầng lớp 1% thu nhập hàng đầu tăng thêm 0,8%. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả kinh tế, được đo bằng GDP thực tế trên đầu người và suất thất nghiệp, th́ không có ảnh hưởng ǵ đáng kể bởi các đợt cắt giảm thuế lớn đối với người giàu. Các tác động ước lượng cho các biến số này rất nhỏ đến không thể phân biệt được với số không về mặt thống kê.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hàm chứa ư nghĩa quan trọng đối với các cuộc tranh luận hiện tại xung quanh hiệu quả kinh tế của việc đánh thuế người giàu, v́ chúng cung cấp bằng chứng nhân quả hỗ trợ lượng bằng chứng càng ngày càng tăng từ các nghiên cứu tương quan, cho kết luận rằng việc cắt giảm thuế đối với người giàu thật sự làm tăng tỷ trọng thu nhập hàng đầu cho lớp người giàu hàng đầu, nhưng ít ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này có thể là tin vui đối với các chính phủ khi họ t́m cách tu bổ tài chính công cộng sau cuộc khủng hoảng COVID-19, v́ chúng ngụ ư rằng không nên quá lo nghĩ về hiệu quả kinh tế của việc đánh thuế cao hơn đối với người giàu.”


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com