
Trở lại bến phong kiều
Phạm
Vũ Thịnh
Nhà văn Hồ Dzếnh viết truyện
ngắn "Ngày gặp gỡ" trong tập truyện "Chân trời cũ" -
1944, kể lại câu chuyện một lữ khách trọ lại nhà một cô lái đ̣ bên
bờ sông Ghép - Thanh Hóa:
Trích: "Đêm ấy là đêm đầu tiên trong
cuộc đời giang hồ, người lữ khách đặt lưng trên chiếc giường tre
ẽo ợt, giữa những tiếng và h́nh ảnh khác hẳn với những cái quen
biết ở quê hương.
Mái nhà tranh lợp sơ sài, để chảy
xuống mặt khách một ḍng ánh trăng hạ tuần, và ngừng lại ở đấy
thành những đồng hào mới long lanh.
Gió thổi trong vườn cau, xào xạc.
Tịch mịch dễ làm đuối ḷng người. Lữ
khách lúc này, đă thấy chết chí phiêu lưu, bôn tẩu, để cảm khái
trong niềm thương nhớ, trong giây phút chạnh ḷng tưởng đến một
mảnh đất xa xôi.
Lữ khách ngạc nhiên ghé tai vào cơi
yên lặng, cái yên lặng mênh mông và u uất, không bị phá bởi một
tiếng súng bắn cướp nào như ở quê hương.
Mấy tiếng tù và khuya rúc lên, bay
vào gian nhà vắng. Lắng biết mọi người đă ngủ yên cả, vị thần tử
của giang sơn Trung Quốc vắt chân chữ ngũ, khe khẽ ngâm một bài
thơ cổ, qua nỗi xúc động đột nhiên tụ lại trong người:
"Uỵt lọc, vú
thày sướng mủn thín,
Coóng phống, d́ phổ, tui sảo ḿnh,
Cú chấu sèng ngồi Hồn Sán ś,
Dề phun, chống séng tâu hạc śn"
Ngay lúc ấy, từ gian buồng bên nổi
lên mấy tiếng ǵ như chuột rúc. Lữ khách thấy đứt mạch cảm hứng,
càu nhàu trong bóng tối:
- Ấy dà! Cầm tổ xỉ a! (Chà! Lắm
chuột thế!)
Nhưng đó không phải là tiếng chuột
rúc. Đó là tiếng người con gái chở đ̣ ban tối cười qua hai làn môi
kín đáo khép lại"... (Hết trích.)
*
Chuyện bên lề tập truyện cho biết cô
lái đ̣ sau này đă kếthôn với người lữ khách ấy, và sinh ra Hà
Triệu Anh tức là nhà văn Hồ Dzếnh, cũng là nhà thơ tác giả của
tuyệt tác thơ phổ nhạc "Chiều" nguyên đề là "Màu cây trong
khói".
Và bài thơ được ngâm trong đêm đó là
"Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế, một trong những
bài Đường thi được yêu mến nhất.
PHONG KIỀU DẠ BẠC
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Phỏng Dịch:
Đêm Neo Bến Phong
Kiều
1
Trăng tà quạ rúc trời sương
Cây im lửa đóm nằm suông hững hờ
Nửa đêm neo bến Cô Tô
Hàn Sơn vẳng tiếng chuông chùa buồn tênh
2
Trăng tà quạ rúc trời đầy sương
Cây im lửa đóm người nằm suông
Cô Tô bến lặng đêm già nửa
Chùa cổ Hàn Sơn vẳng tiếng chuông
Tác giả: Trương Kế tự là Ư Tôn,
người Tương Châu tỉnh Hồ Bắc. Năm 14 niên hiệu Thiên Bảo đời Đường
Huyền Tông (756), thi đậu tiến sĩ. Cuối niên hiệu Đại Lịch đời
Đường Đại Tông, vào triều làm chức Tự bộ viên ngoại lang. Về hưu
rồi mất tại Hồng Châu.
Để biết thêm nhiều chi tiết lư thú
về bài thơ "Phong kiều dạ bạc" này, xin mời đọc bài biên khảo rất
công phu của nhà thơ, nhà biên khảo Vương Hải Đà (Vương Ngọc
Long), trong trang mạng sau đây:
http://www.vuonghaida.com/VAN/PhongKieuDaBac.htm
*
Theo chỗ tôi t́m hiểu th́ Chữ Hán
trải qua hàng ngàn năm đă tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa mà phát
sinh ra năm lối viết (gọi là "書 - thư") căn bản, là Triện, Lệ,
Thảo, Hành, Khải. Sau đây là bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" viết theo
các thư pháp của năm lối viết chữ Hán ấy, mà tôi đọc thấy và yêu
thích.
Triện:
Triện - ví dụ 1:

Triện - ví dụ 2:

H́nh chụp bức
trướng của một thân hữu ở Canada đem từ Việt Nam sang, viết bài "Phong
Kiều Dạ Bạc" bằng chữ Triện theo lối âm-dương: chữ đen nền trắng
và chữ trắng nền đen đan xen nhau.
Lệ:

Thảo:
Thảo - ví dụ1:

Thảo - ví dụ 2:

Hành:

Khải:

*
Xin ghi thêm đôi điều sơ lược về
lịch sử các lối viết chữ Hán:
Giáp-cốt-văn 甲骨文字 là tên gọi
loại chữ viết cổ được khai quật từ di tích của triều đại nhà
Thương, khoảng từ năm 1600 TCN (trước Công nguyên) đến năm 1046
TCN, gồm những kư tự ghi chép về bói toán cổ đại, được ghi trên
mai rùa hoặc xương động vật (như xương bả vai của loài ḅ,...) là
dạng chữ Hán lâu đời nhất có thể xác nhận được hiện nay. Mặc dù
Giáp cốt văn có dạng chữ tượng h́nh, nhưng cũng đă phát triển đến
mức trừu tượng khá cao. V́ là chữ Hán cổ nhất có thể xác nhận, nên
được sử dụng làm cơ sở để giải thích về h́nh dạng các loại kư tự
phát hiện thêm sau đó.
Xuất hiện sau Giáp cốt văn là loại
Kim-thuộc-văn 金文 gồmcác kư tự được đúc hoặc khắc trên bề
mặt đồ đồng cuối đời nhà Thương và trong đời nhà Chu 1046 TCN -
256 TCN.
Có nguồn gốc từ Kim-thuộc-văn là
Triện-thư-thể, dạng kư tự c̣n được gọi là Cổ triện, tức
lối viết chữ Triện cổ, chung cho chữ Hán, chữ Mông Cổ và chữ Măn
Châu, vào cuối đời nhà Chu, sau đó phát triển trong thời Chiến
Quốc - Thế kỷ thứ 5 TCN - 221 TCN, được hệ thống hóa và tiêu chuẩn
hóa thành lối viết chữ chính thức gọi là chữ Triện (dùng
trong ấn triện, con dấu - seal script.)
Vào đầu thời Tây Hán, 206 TCN - 8,
đă có sự chuyển đổi đơn-giản-hóa từ lối viết chữ Triện sang lối
viết chữ Lệ (có nghĩa là quy tắc - clerical script) dùng
cho văn thư chính thức.
Rồi từ lối chữ Lệ, nỗ lực đơn giản
hóa thêm đă giúp nảy sinh ra lối viết chữ Hành (có nghĩa là
bước vội, hay chạy - running script).
Và cũng từ trong thời đại này, dạng
chữ Lệ lại được đơn giản hóa cực kỳ để tạo ra lối viết chữ Thảo Lệ,
thích hợp cho lối viết tắt viết nhanh (người Việt gọi là viết tháu.)
Đến thời Đông Hán, 25–220, lối chữ
Thảo Lệ đă phát triển hơn nữa, trở thành lối viết tốc kư
tiêu-chuẩn-hóa ngày nay gọi là Thảo-thư (lối chữ Thảo -
cursive script).
Cũng trong thời đại này, lối viết
chữ Lệ phát triển mạnh mẽ thêm lên khi Nho giáo được chính thức
hóa là quốc giáo dưới chính quyền ổn định, việc sử dụng Lệ-thư để
ghi khắc bán-vĩnh-viễn trên đá trở nên phổ biến.
Từ thời Nam Bắc Triều 420 - 589 cho
đến cuối đời nhà Đường năm 907, lối chữ Khải đơn giản hóa
và tiêu chuẩn hóa thêm từ lối chữ Lệ đă trở thành lối viết chữ Hán
tiêu chuẩn chính thức (regular script.)
*
Ngày nay, có thể hiểu tóm gọn như
sau:
Lối chữ Triện (篆書 Triện thư, seal
script) cổ nhất và nhiều kiểu mẫu h́nh dạng nhất, được dùng nhiều
trong thư họa và con dấu (ấn triện.)
Lối chữ Lệ (隷書 Lệ thư, clerical
script) đơn giản hóa từ chữ Triện, vốn đă được dùng để viết sổ
sách tư liệu trong triều đ́nh thời xưa.
Lối chữ Thảo (草書 Thảo thư, cursive
script) là lối viết nhanh viết tắt được giới trí thức ưa chuộng để
ghi nhanh trong bản thảo, bản nháp, các bản văn không chính thức.
Lối chữ Hành (行書 Hành thư, running
script) đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa thêm nữa từ lối chữ Lệ.
Lối chữ Khải (楷書 Khải thư, regular
script) là lối chữ mẫu mực, tiêu chuẩn, viết từng nét tách
bạch không dính vào nhau, trong khung vuông đúng nghĩa "chân
phương", được dùng cho văn kiện văn bản chính thức ngày nay, và để
dạy học.
Hán tự là loại chữ tượng h́nh, mỗi
chữ phát sinh từ một h́nh tượng cụ thể, hoặc từ một khái niệm hay
liên tưởng khơi gợi được h́nh ảnh như trong một khung tranh. Do đó,
thêm với chức năng cố hữu của văn-tự là truyền đạt và ghi giữ, Hán
tự đặc biệt c̣n có vẻ đẹp của tranh ảnh, khiến cho thay v́ chỉ cần
một lối chữ viết (chữ Khải chẳng hạn), ngày nay và cả sau này nữa,
năm lối chữ viết nói trên đều c̣n song song tồn tại và phát triển,
cả trong lĩnh vực nghệ thuật như thư họa, lẫn lĩnh vực thực dụng,
thương mại như ấn triện, sưu tập và buôn bán thư pháp tranh ảnh.
Và cả năm lối chữ viết ấy đều có giá
trị mỹ thuật riêng, "mỗi lối một vẻ mười phân vẹn mười".
Phạm Vũ Thịnh
Sydney, 16/11/1996 - viết thêm
02/02/2023
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|