
Socrates Allen
(Tôi tạ tội)

The Death of Socrates
(Jacques-Louis David, 1787)
Tranh "Cái chết của Socrates" do hoạ sĩ Pháp
Jacques-Louis David (1748-1825) sáng tác năm 1787, mô tả cảnh
Socrates nhận chén thuốc độc tử h́nh. Socrates đă có thể chịu lưu
đày chối bỏ triết thuyết của ḿnh, nhưng ông chọn cái chết.
Socrates chỉ tay lên trời, biểu lộ ḷng sùng kính Thượng Đế và ư
bất khuất trước cái chết. Học tṛ của ông, Plato ngồi cúi đầu ở
cuối giường, và Crito đặt tay lên đầu gối của thầy.
Woody Allen

Lời người dịch:
Woody Allen là một biểu tượng của tầng lớp
nghệ sĩ trí thức Mỹ hiện đại, và thành phố New York
trung-thượng-lưu. Ông tên thật là Allen Stewart Konigsberg, sinh
năm 1935, là một kịch tác gia, kịch sĩ tấu hài, nhà văn, nhạc sĩ
Jazz chuyên thổi hắc-tiêu clarinet,... được biết tiếng sâu rộng
nhất là trong lănh vực phim ảnh: đạo diễn, tài tử chính, viết kịch
bản phim. Từ năm 19 tuổi đă viết kịch bản cho các chương tŕnh
ti-vi The Ed Sullivan Show, The Tonight Show. Sau này viết và dựng
kịch trên sân khấu Broadway: "Don't Drink the Water", "Play It
Again, Sam",..., chủ quản và chủ diễn chương tŕnh ti-vi The Woody
Allen Special. Thành công lớn trong sự nghiệp đạo diễn, diễn xuất,
kịch bản: phim "Annie Hall" đoạt bốn giải Oscar năm 1977, kể cả
giải Phim hay nhất; phim "The Purple Rose of Cairo" và phim "Vicky
Cristina Barcelona" đoạt giải Golden Globe năm 1986 và 2009,...
Cho đến nay, ông đă đoạt 4 giải Oscar sau 21 lần được đề cử Oscar:
14 lần với tư cách nhà viết kịch bản, 6 lần đạo diễn, và một lần
diễn viên chính.
Tác phẩm văn học th́ có các tập truyện &
tiểu phẩm & kịch bản "Getting Even", "Without Feathers", "Side
Effects", "Mere Anarchy".
"My Apology" (Tôi tạ tội) là tác phẩm thứ 5
trong tập "Side Effects" (1980) của Woody Allen; bản dịch này từ
nguyên tác trong tập hợp-tuyển "Complete Prose - Woody Allen" từ
Nhà xuất bản Picador năm 1997.
Trong tất cả các danh
nhân của mọi thời đại, tôi muốn được là Socrates
[1]
nhất. Chẳng phải chỉ
v́ ông là một nhà tư tưởng vĩ đại, bởi chính tôi cũng đă từng được
biết là có những thấu thị sâu sắc, tuy bao giờ cũng là về một cô
tiếp viên hàng không người Thụy Điển và mấy chiếc c̣ng tay. Không,
đối với tôi, điểm hấp dẫn nhất của nhà hiền triết số một của Hy
Lạp này là sự dũng cảm của ông đối với cái chết. Ông đă quyết
không chối bỏ những nguyên tắc của ḿnh, đă chọn hy sinh tính mạng
để chứng tỏ chân lư. Bản thân tôi th́ không có dũng khí bất khuất
trước cái chết được như ông; mỗi khi có tiếng động th́nh ĺnh kiểu
tiếng nổ đằng ống khói xe hơi là tôi nhảy ngay lên tay ẳm của
người đối thoại. Kết cuộc, cái chết dũng cảm của Socrates đă xác
chứng ư nghĩa cuộc đời ông, là thứ mà đời tôi hoàn toàn không có,
tuy nó vẫn có chút liên quan với Sở Thuế vụ. Thú thật là tôi đă
lắm lần thử đặt ḿnh vào cương vị của nhà hiền triết vĩ đại này,
nhưng lần nào cũng vậy, tôi ngủ thiếp đi trong cơn mộng như sau
đây.
(Cảnh pḥng giam
tôi. Thường là tôi ngồi một ḿnh suy ngẫm những vấn đề luận lư sâu
sắc kiểu như: một đồ vật có thể xem là tác phẩm nghệ thuật hay
không, nếu c̣n được dùng để lau chùi bếp ḷ? C̣n bây giờ th́ đang
có Agathon [2]
và Simmias
[3]
vào thăm tôi)
Agathon: -A, anh bạn
lâu năm thông tuệ của tôi. Những ngày bị giam cầm, anh thấy sao
nào?
Allen: -Này Agathon,
giam cầm là ǵ chứ? Chỉ có thân xác là chịu giới hạn thôi, chứ tư
duy của tôi bay lượn tự do, không bị ngăn cản ǵ bởi bốn bức tường
này cả. V́ thế, tôi hỏi rằng: giam cầm có là sự thật hay không?
Agathon: -A, nếu anh
muốn ra ngoài tản bộ th́ sao nào?
Allen: -Câu hỏi hay
đấy. Tôi không ra ngoài được.
(Ba chúng tôi ngồi
kiểu cổ điển, không khác ǵ đồ trang trí trong pḥng. Cuối cùng,
Agathon lên tiếng)
Agathon: -Tôi sợ rằng
tin xấu đây. Anh đă bị kêu án tử h́nh!
Allen: -À, tôi tiếc
là đă gây ra tranh căi trong Viện Nguyên lăo.
Agathon: -Chẳng tranh
căi ǵ cả. Phán quyết nhất trí đấy.
Allen: -Thật thế sao?
Agathon: -Quyết định
ngay lần bỏ phiếu đầu tiên mà!
Allen: -Tôi đă trông
đợi có người ủng hộ tôi hơn thế.
Simmias: -Viện Nguyên
lăo nổi giận v́ ư tưởng của thầy về một quốc gia thiên đàng trần
thế.
Allen: -Có lẽ tôi
chẳng bao giờ nên đề xướng một nhà vua triết gia!
Simmias: -Nhất là
cùng lúc đó, thầy lại chỉ tay vào ḿnh mà đằng hắng.
Allen: -Dù vậy, tôi
không xem những kẻ xử tội tôi là ác.
Agathon: -Tôi cũng
thế.
Allen: -Ờ, phải rồi...
Chứ ác chẳng qua chỉ là thiện quá thừa đó thôi.
Agathon: -Sao lại thế
được?
Allen: -Cứ nghĩ thế
này: nếu có người hát lên một bài ca hay, th́ đẹp lắm. Thế nhưng
nếu anh ta cứ hát đi hát lại măi, th́ người nghe đâm ra nhức đầu.
Agathon: -Đúng thế.
Allen: -Và nếu anh ta
nhất định không chịu ngừng hát th́ thế nào cũng đến lúc người ta
muốn nhét vớ-tất vào tận họng anh ta thôi.
Agathon: -Vâng, đúng
lắm.
Allen: -Thế khi nào
th́ bản án sẽ được thi hành?
Agathon: -Bây giờ là
mấy giờ rồi?
Allen: -Ngay hôm nay
sao?
Agathon: -Chứ họ cần
pḥng giam mà!
Allen: -Thế th́ cứ để
họ làm. Cứ để họ giết tôi. Hăy ghi chép vào sử sách rằng tôi thà
chết chứ không chối bỏ nguyên tắc tôn sùng sự thật và tự do suy
tưởng. Đừng khóc, Agathon!
Agathon: -Tôi có khóc
đâu. Dị ứng phấn hoa đấy thôi.
Allen: -Đối với người
của trí tuệ th́ chết không phải là điểm cuối, mà chính là điểm
khởi đầu.
Simmias: -Sao lại thế
được?
Allen: -Ờ... chờ cho
một phút...
Simmias: -Xin cứ suy
nghĩ đi.
Allen: -Simmias này,
con người không hiện hữu trước khi được sinh ra, phải thế không?
Simmias: -Đúng thế.
Allen: -Mà cũng không
hiện hữu sau khi chết chứ ǵ?
Simmias: -Vâng, đồng
ư.
Allen: -Hừm...
Simmias: -Rồi sao?
Allen: -Ờ... chờ cho
một phút... Tôi có hơi rối loạn rồi đây. Anh biết đấy, họ chỉ cho
tôi mỗi một món thịt cừu mà chẳng bao giờ nấu thật chín cả.
Simmias: -Phần đông
người ta nghĩ chết là hết. V́ thế, họ sợ hăi.
Allen: -Chết, là một
trạng thái phi-hiện-hữu. Cái ǵ không hiện hữu th́ không có thật.
Do đó, cái chết không có thật. Chỉ sự thật là có thật. Chân và Mỹ,
hoán đổi cho nhau được, mà cũng là thuộc tính của nhau... Nhưng mà
này, họ có bảo xử h́nh tôi bằng cách nào không?
Agathon: -Thuốc độc
Hemlock (độc cần)
đấy.
Allen: -Thuốc độc à?
Agathon: -Anh nhớ thứ
dịch thể màu đen ăn thủng qua bàn cẩm thạch nhà anh đấy chứ?
Allen: -Thật thế à?
Agathon: -Chỉ cần một
cốc đầy thôi. Tuy họ có sẵn cả một b́nh pḥng hờ trường hợp anh
nhổ ra.
Allen: -Chẳng biết có
đau đớn lắm không nhỉ?
Agathon: -Họ yêu cầu
anh đừng gây huyên náo làm kinh động đến những người tù khác đấy.
Allen: -Hừm...
Agathon: -Tôi bảo mọi
người rằng anh thà chết dũng cảm chứ không chối bỏ những nguyên
tắc của ḿnh.
Allen: -Đúng thế...
Ờ, nhưng mà khái niệm "lưu đày" có được họ nhắc đến không?
Agathon: -Họ đă băi
bỏ "lưu đày" từ năm ngoái rồi. Bởi thủ tục phiền phức quá.
Allen: -Thế à... ừm...
(hoang mang lo lắng nhưng cố tỏ vẻ
b́nh tĩnh)
Tôi... ờ... thế... ờ... có tin ǵ nữa không?
Agathon: -À, tôi t́nh
cờ gặp Isosceles. Anh ta có sáng kiến về một loại tam giác mới.
Allen: -Thế à... thế
à... (đột nhiên, bỏ mọi gắng gượng
can đảm)
Này, tôi phải nói thật với các anh. Tôi không muốn chết! Tôi c̣n
trẻ quá mà!
Agathon: -Nhưng đây
là cơ hội để anh chết cho Sự Thật kia mà!
Allen: -Đừng hiểu lầm
tôi. Tôi hết ḿnh v́ Sự Thật. Nhưng mặt khác, tôi có hẹn ăn trưa ở
Sparta vào tuần sau, và tôi không muốn sai hẹn tí nào cả. Đến
phiên tôi mời mà. Các anh biết đấy, dân Sparta dễ nổi nóng đánh
nhau lắm.
Simmias: -Triết gia
thông tuệ nhất của chúng ta lại là một thằng hèn sao chứ?
Allen: -Tôi không
phải là thằng hèn mà tôi cũng không là anh hùng. Tôi ở giữa hai
thái cực đó.
Simmias: -Một thứ sâu
bọ co rúm lại!
Allen: -Gần đúng đấy.
Agathon: -Nhưng chính
anh vừa chứng minh cái chết là không có thật kia mà!
Allen: -Này, hiểu
giùm cho tôi. Tôi đă chứng minh rất nhiều điều. Nhờ thế mới trả
được tiền nhà trọ. Vài lư thuyết, vài quan sát. Thỉnh thoảng lại
có những nhận xét tinh quái, những câu châm ngôn. Đủ để có hiệu
quả hơn là đi hái trái ô-liu. Nhưng đừng v́ thế mà đánh giá quá
mức chứ!
Agathon: -Nhưng anh
đă lắm lần chứng minh linh hồn là bất tử kia mà!
Allen: -Bất tử thật
đấy chứ! Trên sách vở ấy. Anh thấy chưa! Triết học là thế đấy.
Không có tác dụng ǵ mấy một khi anh bước ra khỏi pḥng học.
Simmias: -Thế c̣n "h́nh
tượng" vĩnh cửu th́ sao? Thầy đă bảo rằng mọi "h́nh tượng" là có
thật và hiện hữu vĩnh viễn đấy thôi!
Allen: -Tôi đă nói
thế phần lớn là về những vật thể nặng kia! Một bức tượng, hay ǵ
đấy. Chứ người ta th́ khác hơn nhiều.
Agathon: Nhưng anh đă
giảng giải dài ḍng rằng cái chết chỉ như giấc ngủ đấy thôi!
Allen: -Vâng, nhưng
điểm khác biệt là nếu anh chết mà có ai hô: Mọi người thức dậy đi!
Sáng rồi đấy! th́ anh khó mà t́m cho ra đôi dép!
(Người xử h́nh đến
với một cốc thuốc độc. Nét mặt hắn trông thật giống Spike
Milligan, kịch sĩ tấu hài người Ái-Nhĩ-Lan)
Người xử h́nh: -À,
đây rồi. Ai phải uống thuốc độc đây?
Agathon:
(chỉ vào tôi)
-Người này!
Allen: -Ôi, cốc thuốc
to thế! Lại bốc khói như thế à?
Người xử h́nh: -Đúng
thế. Phải uống cho kỳ hết, v́ nhiều khi, chất độc lắng xuống đáy
cốc.
Allen:
(Thường th́ đến đây, cách ứng xử của tôi hoàn
toàn khác với Socrates, và người ta bảo là tôi hay hét lên trong
khi ngủ) -Không!
Tôi không uống! Tôi không muốn chết! Cứu tôi! Cứu tôi với! Không!
Tôi không muốn chết! Cứu tôi với!
(Người xử h́nh
trao cho tôi cốc thuốc độc bốc khói mặc cho tôi nhăn nhó cầu khẩn
tuyệt vọng. Rồi do bản năng sinh tồn tiềm ẩn trong tôi, cơn mộng
luôn luôn chuyển sang hướng tốt, và có người sứ giả đưa tin đến)
Sứ giả: -Ngưng cả lại!
Viện Nguyên lăo đă bỏ phiếu lại. Xoá bỏ các phán quyết trước. Ông
được đánh giá trở lại và phán quyết lại là được vinh danh!
Allen: -Có thế chứ!
Có thế chứ! Họ đă thức tỉnh! Tôi là người tự do! Tự do! C̣n được
vinh danh nữa chứ! Nhanh lên, Agathon! Simmias! lấy mấy cái xách
cho tôi. Tôi phải đi ngay đây. Praxiteles sẽ muốn bắt tay sớm vào
việc điêu khắc tượng bán thân của tôi đấy. Nhưng trước khi đi, để
tôi kể một chuyện ngụ ngôn đă.
Simmias: -Ôi chao!
quả là một đảo ngược quá đột ngột! Họ có hiểu chuyện họ làm không
nhỉ?
Allen: -Có một nhóm
người sống trong hang tối. Họ không hề biết là bên ngoài hang đầy
ánh sáng mặt trời. Họ chỉ biết thứ ánh sáng duy nhất là từ vài
thỏi đèn sáp nhỏ họ dùng trong việc di chuyển bên trong hang mà
thôi.
Agathon: -Họ lấy đèn
sáp từ đâu ra?
Allen: -Ừ th́, cứ cho
là họ có sẵn đi.
Agathon: -Họ sống
trong hang mà lại có loại đèn sáp à? Nghe chẳng thật tí nào!
Allen: -Cứ chấp nhận
thế đi, có được không?
Agathon: -Được thôi,
được thôi! Nhưng xin đi vào điểm chính ngay cho!
Allen: -Thế rồi một
ngày kia, một người trong bọn họ đi lạc ra khỏi hang và thấy được
thế giới bên ngoài.
Simmias: -Với toàn bộ
sự rơ ràng minh bạch của nó!
Allen: -Chính xác như
thế. Rơ ràng minh bạch.
Agathon: -Khi anh ta
gắng nói cho bọn kia hiểu, chẳng ai tin cả, chứ ǵ?
Allen: -À, không. Anh
ta chẳng nói cho ai cả.
Agathon: -Không nói à?
Allen: -Không. Anh ta
mở một chợ thịt, lấy vợ là vũ nữ, rồi chết v́ chảy máu trong năo ở
tuổi bốn mươi hai.
(Họ nắm giữ tôi
lại và bắt tôi uống thuốc độc. Đến đấy th́ thường thường tôi tỉnh
dậy toát mồ hôi đầm đ́a, và chỉ có mấy quả trứng với cá hồi xông
khói là có thể trấn an được tôi thôi).
Phạm Vũ Thịnh
dịch
Sydney 04/11
Chú thích:
[1]
Socrates : 469-399 trước Công nguyên, triết gia và nhà cải cách
giáo dục Hy Lạp, được xem là người khai sáng nền triết học Tây
phương. Sống vào thời Athens suy thoái rồi bị Sparta đánh bại, ông
bị xử tử (v́ có tư tưởng đối nghịch với người Hy Lạp đương thời về
đạo đức, trí tuệ và chính trị) dưới tội danh "đầu độc giới trẻ" và
"phạm thượng đối với thánh thần".
[2]
Agathon : 448-400 trước Công nguyên, nhà thơ Hy Lạp.
[3]
Simmias : thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đồ đệ của Socrates nhưng
đối nghịch với thầy, không tán đồng linh hồn là bất tử.
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của dịch giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|