What Can I Do? Chương 12:

Thảo luận về Chuyển đổi Việc làm
Công bằng và Hợp lư

Jane Fonda điều hợp
Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Lời người dịch:

Dưới đây là bản dịch trang 189-198 trong Chương 12 của cuốn sách “What Can I Do? My Path from Climate Despair to Action – Tôi có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến Hành động v́ Biến đổi Khí hậu”, buổi giảng diễn về Chuyển đổi Việc làm Công bằng và Hợp lư, dưới h́nh thức thảo luận bàn tṛn do Jane Fonda chủ tọa và điều hợp, giữa các diễn giả:

* Samantha Smith: đến từ Na Uy, nơi đặt trụ sở của Trung tâm Chuyển đổi Công chính của Liên minh Nghiệp đoàn Quốc tế (International Trade Union’s Just Transition Centre) mà bà là Giám đốc Điều hành. Bà đại diện cho phong trào nghiệp đoàn toàn cầu đang giúp các nghiệp đoàn và đồng minh của họ có được kế hoạch cụ thể về phương cách thực sự thúc đẩy quá tŕnh chuyển đổi công chính các việc làm từ công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sang công nghiệp nhiên liệu tái tạo.

* Michael Leon Guerrero: Giám đốc Điều hành của Labor Network for Sustainability - Mạng lưới Lao động cho Thế giới Bền vững, trước đây đă từng là điều-phối-viên quốc gia của Climate Justice Alliance - Liên minh Công lư Khí hậu, đă tham gia thâm sâu vào các phong trào lao động và khí hậu trong nước Mỹ.

* Winona LaDuke: nhà hoạt động môi trường, tác gia, đồng sáng lập tổ chức Honor the Earth – Vinh danh Trái đất (với nhóm Indigo Girls), là một nhà kinh tế phát triển nông thôn, đang trồng cây gai dầu công nghiệp trên vùng đất của bộ tộc Ojibwe ở phía bắc Minnesota. Bà kêu gọi tập trung vào tầm quan trọng của phát triển kinh tế thích hợp với từng khu vực và hệ sinh thái, bao gồm cả việc hồi sinh ngành công nghiệp vật liệu của nước Mỹ đă từng phát triển mạnh trước khi bị chuyển ra nước ngoài. Bà đă ứng cử Phó Tổng thống Mỹ hai lần vào các năm 1996 và 2000, từ Đảng Xanh.

 

*

Samantha Smith: “Trong quá tŕnh chuyển đổi công chính, tất cả các việc làm mà đặc biệt là việc làm xanh đều phải là những việc làm tốt. Không chỉ là những việc làm mới mà những công nhân của ngành nhiên liệu hóa thạch trước đây có thể chuyển đổi sang, mà mọi việc làm đều phải tốt: Mọi công nhân phải có đủ các quyền tại nơi làm việc, như quyền thành lập nghiệp đoàn,... Mọi người lao động phải có được mức lương xứng đáng. Được chăm sóc sức khỏe. Được sống xứng đáng khi về hưu. Và đó là điều kiện chung cho mọi người lao động, cho dù làm việc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, hay làm việc trong nhà máy Tesla, hay xây dựng các trang trại năng lượng gió ngoài khơi.

“Mặt khác của quá tŕnh chuyển đổi công chính là: một số lĩnh vực thải nhiều khí nhà kính như các ngành nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, điện, thép, giao thông, vận tải, sẽ phải thay đổi lớn hàng loạt, và một số sẽ bị loại bỏ dần. Việc làm của mọi người trong các lĩnh vực ấy sẽ thay đổi rất nhiều. Và chuyển đổi công chính đối với người lao động trong các lĩnh vực ấy có ư nghĩa khác nhau cho từng nhóm lao động khác biệt. Người lao động lớn tuổi phải có được cầu nối qua việc nhận lương hưu. Người lao động trẻ tuổi phải được đào tạo lại, hay đào tạo kỹ năng mới hướng đến việc làm mới và tốt, với mức lương tương đương. Mọi người lao động sẽ có được những quyền lợi mà ở Châu Âu chúng tôi gọi là bảo trợ xă hội, có nghĩa là được chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ thu nhập. Và không ai bị bỏ rơi lại phía sau cả.

“Và cuối cùng là người lao động phải được sống trong các cộng đồng của họ. Do đó, phần quan trọng của quá tŕnh chuyển đổi công chính là tái-khai-phát các khu vực địa phương để cho những người lao động từ các lĩnh vực bị loại bỏ dần dần ấy có thể có được công việc tốt mới ngay tại nơi họ sống. Người lao động không cần phải dời chỗ; họ có thể ở lại nơi họ đang ở. Và họ cũng có thể giúp tay xây dựng nền kinh tế mới, nền kinh tế ít thải khí nhà kính mà chúng ta cần có”.

Michael Leon Guerrero: “Trước hết, cảm ơn các bạn rất nhiều đă chọn thảo luận về chủ đề thực sự quan trọng này. Thực ḷng tôi nghĩ đây có lẽ là thử thách quan trọng nhất đối với phong trào của chúng ta. Đang có nhận thức phổ biến về sự đối cực phải chọn lựa chỉ một, giữa việc làm và môi trường, nhưng đấy thực sự là một đối cực giả tạo. Tất nhiên vẫn có những mâu thuẫn rất thực tế giữa các lĩnh vực của phong trào lao động và phong trào khí hậu. Và thành thật mà nói, nếu chúng ta không tạo được cầu nối cho cách biệt ấy, th́ tôi nghĩ chúng ta không thể thực sự giành được các chính sách mà chúng ta cần có, như Green New Deal. Và tôi cũng thành thật nghĩ rằng chúng ta không thể giành được Green New Deal nếu không có phong trào lao động ở Hoa Kỳ. Chúng ta đang nói đến 12 triệu thành viên nghiệp đoàn ở đất nước này, và gia đ́nh của họ. Đó là một lực lượng xă hội khổng lồ. Điều đó sẽ rất quan trọng cho chuyện này. Và Franklin D. Roosevelt (FDR), với New Deal nguyên thủy, đă hiểu điều này. New Deal đă chẳng phải là một chương tŕnh phúc lợi xă hội, mà là một chương tŕnh tăng quyền lực cho người lao động. Bên cạnh việc tạo ra tám triệu việc làm mới, FDR và ​​Quốc hội cũng đă thông qua National Labor Relations Act - Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia cùng các điều khoản ủng hộ lao động khác. Bởi v́ FDR đă hiểu rằng: để giành được New Deal, để thực hiện và chứng minh New Deal, ông phải chuyển đổi sở hữu New Deal sang tay quần chúng lao động. Và quần chúng lao động cần phải tổ chức lại. Quả thật quần chúng đă làm đúng như thế, khiến phong trào lao động bùng nổ trong kỷ nguyên của New Deal. Không chỉ thế mà thôi, bất-b́nh-đẳng thu nhập đă tụt xuống mức thấp nhất sau khi các chính sách New Deal được thực thi.

“Vậy mà sau New Deal, t́nh thế đă đi theo hướng ngược lại. Ngày nay, cách biệt giữa những người giàu nhất và đám người c̣n lại chúng ta, đă gần như cao hơn bất cứ thời kỳ nào khác trước đây, phải vậy không? Và vốn liếng tư bản đă làm tất cả những ǵ có thể làm được trong tất cả các thời kỳ đó, để thu hồi tất cả lợi nhuận mà phân phối lại cho thành phần giàu có nhất. Chẳng hạn, Economic Policy Institute - Viện Chính sách Kinh tế vừa công bố một báo cáo cho biết các chủ công ty đă chi 340 triệu USD mỗi năm để chống lại các cuộc vận động tổ chức nghiệp đoàn trên đất nước này. Hơn 40 phần trăm trong số các cuộc vận động đó đă bị phán quyết là vi phạm luật lao động. Đấy là những ǵ chúng ta đang phải đối đầu. Và chẳng phải là t́nh cờ mà trong năm mươi năm qua, kể từ khi Lyndon Johnson phát biểu trước Quốc hội thừa nhận rằng khí hậu sẽ bị ảnh hưởng bởi khí thải carbon; trong cùng khoảng thời gian đó, bất-b́nh-đẳng thu nhập lại đă tăng lên theo tỷ lệ thuận với mức tăng khí thải carbon. Xin xem biểu đồ so sánh dưới đây. Bởi vậy, thiết yếu phải trao quyền cho người lao động và các cộng đồng để thực hiện, đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Green New Deal.

TOP 1% CHIA SẺ THU NHẬP VS. LƯỢNG KHÍ THẢI CO2
Phần chiếm hữu thu nhập của nhóm người giàu nhất 1% dân số, so sánh với mức tăng khí thải CO2

Nguồn: Đồ thị của Todd E. Vachon, School of Management and Labor Relations - Khoa Quản lư và Quan hệ Lao động, Đại học Rutgers. Nguồn dữ liệu: Thống kê lịch sử của Hoa Kỳ, uniontats.com, Saez (2020); Dự án Carbon Toàn cầu: Trung tâm Phân tích Thông tin Carbon Dioxide.

Không thể có con đường nào tiến tới nền kinh tế chúng ta cần có để bảo vệ khí hậu mà lại không qua một quá tŕnh chuyển đổi công chính. Và điều đáng tiếc là, ở Mỹ, chúng ta có vẻ đă có nhiều ví dụ xấu về chuyển đổi việc làm hơn là ví dụ tốt.

“Chúng tôi đă nói chuyện với các công nhân vận chuyển than ở Pennsylvania. Họ nói: "Hăy nh́n xem, chúng tôi đă trải qua chuyện chuyển đổi này ba lần rồi. Mỗi lần họ sa thải năm trăm công nhân. Chúng tôi đă trải qua các chương tŕnh đào tạo và tất cả mọi thứ khác, mà rồi chẳng có việc làm nào cả, hoặc chỉ có loại công việc thực sự tồi tệ.” Chúng tôi nghe như thế này lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Bởi vậy, người lao động và phong trào lao động, cần phải được tham gia bàn luận, và cả các cộng đồng cũng thế, trong việc định h́nh không chỉ các chính sách mà c̣n cả việc thực hiện các chính sách đó nữa. Việc quyết định phải nằm trong tay của các cộng đồng và người lao động, bởi v́ các cộng đồng không giống nhau. Không thể dùng phương pháp may cắt đồng phục trong việc này được."

Winona LaDuke: “Đúng vậy, không thể có chỉ một kích cỡ mà xài chung cho mọi người được. Bản chất của thế giới này là dựa trên hệ sinh thái, v́ vậy Green New Deal hoặc bất kỳ nền kinh tế xanh nào cũng có nghĩa là những thứ khác nhau ở những nơi khác nhau, tùy theo những ǵ đang có và những ǵ người ta cần ở nơi ấy. Ở một mức độ nào đó, tôi tin rằng mọi thứ sẽ phải được bản-địa-hóa rất nhiều. Chúng ta phải di chuyển vật chất ít hơn và hiệu năng hơn. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải xây dựng các nền kinh tế khu vực”.

Michael Leon Guerrero: “Chúng ta có thể sáng tạo trong quá tŕnh chuyển đổi. Không nhất thiết phải dùng cùng một loại mô h́nh ở mọi nơi. Có rất nhiều giải pháp tồn tại trong các cộng đồng. Và nếu chúng ta trao quyền cho mọi người thực hiện các giải pháp đó và trao quyền cho các cộng đồng nơi các giải pháp của chúng ta đang được khai phát, th́ sẽ có được tiềm năng to lớn thậm chí c̣n phát huy được cả trong lĩnh vực kỹ thuật nữa. Tôi đă nói chuyện với một thợ sửa xe buưt ở San Jose, California. Anh ấy nói: "Chúng tôi đă chuyển từ xe buưt diesel sang xe buưt hybrid, và bây giờ chúng tôi sắp chuyển sang xe buưt điện, tất cả chỉ trong ṿng mười năm. Khi chúng tôi có xe buưt hybrid, họ giao cho chúng tôi một đội xe gồm 5 chiếc mà không cung cấp cho chúng tôi bất kỳ bộ phận lẻ nào. V́ vậy, chúng tôi giữ một chiếc xe buưt lại chỉ để tách lấy các bộ phận lẻ. Rồi tôi phải huấn luyện công nhân cách thay thế sửa chữa nữa.” Đó chỉ là một ví dụ khác để nói lên rằng nếu chúng ta không thực sự có công nhân hoặc cộng đồng hiểu biết được những chuyện như thế từ căn bản, mà tham gia vào, th́ chúng ta sẽ làm sai, đó là lư do tại sao quyền thực hiện phải thuộc sở hữu của người lao động.

Phần chiếm hữu thu nhập của nhóm người giàu nhất 10% dân số, so sánh với mức tăng số đoàn viên nghiệp đoàn, Hoa Kỳ 1918-2018

Nguồn: Đồ thị của Todd E. Vachon, School of Management and Labor Relations - Khoa Quản lư và Quan hệ Lao động, Đại học Rutgers. Nguồn dữ liệu: Thống kê lịch sử của Hoa Kỳ, uniontats.com, Saez (2020); Dự án Carbon Toàn cầu: Trung tâm Phân tích Thông tin Carbon Dioxide.

“Tôi muốn nói vài điều về dân chủ và làm thế nào để đưa mọi người tham gia vào quá tŕnh chuyển đổi. Bởi v́ mọi người phải đồng ư mới chuyển đổi được, trong các nền dân chủ. Họ phải đồng ư thay đổi.

“Hăy lấy thành công của nước Đức về thỏa thuận chuyển đổi công chính trong lĩnh vực điện và khai thác than làm ví dụ. Nước Đức là một nền kinh tế lớn. Họ đốt rất nhiều than. Họ muốn hành động giảm hiểm họa khí hậu. Các nghiệp đoàn của họ hiểu điều này và thực sự đang thúc đẩy chính phủ thành lập một ủy ban giải quyết vấn đề chính trị là làm thế nào để loại bỏ dần nhiệt điện than, vốn sử dụng rất nhiều người lao động. Và có cả áp lực chính trị từ các tổ chức môi trường nữa, v́ vậy cuối cùng, chính phủ đă thiết lập đối thoại giữa giới chủ nhân và các nghiệp đoàn, chính quyền địa phương, và chính phủ liên bang. Đến năm nay, họ đă đạt được một thỏa thuận sẽ loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than ở Đức vào năm 2038, hoặc trước đó nữa, cùng với một quá tŕnh chuyển đổi công bằng hợp lư cho mọi người lao động hiện đang làm việc trong ngành nhiệt điện than và khai thác mỏ than.

“Làm thế nào để người thợ mỏ than ở Đức ủng hộ việc ngừng khai thác than được chứ? Vậy mà họ làm được đấy, phải thế không? Có khoảng từ hai mươi ngh́n đến ba mươi ngh́n công nhân ngày nay làm việc trong các mỏ than và nhà máy nhiệt điện than, và các nghiệp đoàn của họ đă thương lượng về việc chuyển đổi công chính nhắm loại bỏ chính các lĩnh vực của họ.

“Để đạt được thỏa thuận chuyển đổi công chính của Đức là một quá tŕnh dài. Điều quan trọng nhất đối với công nhân mỏ than là sẽ không có công nhân nào bị bỏ rơi lại phía sau. Không ai bị sa thải. Công nhân lớn tuổi sẽ được cân nhắc để có được cầu nối qua việc nhận lương hưu. Họ và mọi người khác sẽ được chăm sóc sức khỏe. Công nhân trẻ sẽ được đào tạo lại khi họ đang c̣n làm việc. Họ sẽ không phải trả tiền để được đào tạo lại. Họ sẽ được chuyển sang công việc tốt mới. Nếu họ chuyển sang một công việc kiếm được ít tiền hơn, th́ họ sẽ nhận được một khoản tiền bù trừ một lần, để đưa họ về mức lương như khi họ làm việc trong ngành than.

“Như thế, các công nhân mỏ than của Đức ngày nay sẽ có được những công việc tốt khác nhờ thỏa thuận này. Nhiều người trong số họ vẫn sẽ làm việc trong ngành năng lượng, nhưng đó sẽ là năng lượng sạch. Và các khu vực nơi họ sinh sống, bao gồm cả các khu vực ở Đông Đức cũ đă được phi-công-nghiệp-hóa sau khi nước Đức thống nhất, sẽ nhận được 40 tỷ euro trong ṿng hai mươi năm, từ chính phủ liên bang, để xây dựng các cơ sở hạ tầng xanh, như đường sắt cao tốc và băng tần thông tin rộng, cơ sở hạ tầng mềm như trường học và bệnh viện, và những thứ khác tạo ra công ăn việc làm, giúp cho mọi người duy tŕ mức sống, và họ không phải rời bỏ các khu vực sinh sống.

“Chúng tôi gặp rất nhiều loại quy tŕnh này ở Just Transition Centre - Trung tâm Chuyển tiếp Công chính. Về cơ bản, chúng tôi chỉ làm việc với các công nhân và nghiệp đoàn trong các lĩnh vực thải khí cao: ngành điện than, hạch nhân, khai thác mỏ, xe hơi, thép, giao thông vận tải và xây cất. Người lao động và nghiệp đoàn từ các ngành này cũng giống như bất kỳ ai khác, họ hiểu rằng biến đổi khí hậu là một hiểm họa đang đến gần. Họ chỉ thiếu những con đường thực sự đưa họ đến những công việc mới ít thải khí và tốt nữa. Họ sẽ thương lượng về một sự chuyển đổi công chính và sẽ đồng ư với công việc mới tốt bằng hoặc tốt hơn công việc mà họ đang có hiện nay.

“Một quá tŕnh chuyển đổi công chính đ̣i hỏi sự tham gia của giới lao động tại bàn hội nghị, cùng với các cộng đồng, giới chủ nhân công ty và chính phủ. Quá tŕnh đàm phán về chuyển đổi công chính như thế có ư nghĩa rằng người lao động định h́nh tương lai của chính họ. Thế nhưng tương lai đó phải cụ thể để mọi người có thể tin tưởng vào đó. Một công nhân trong ngành công nghiệp hẳn là muốn tiếp tục là một công nhân công nghiệp. Họ sẽ hoàn toàn bằng ḷng khi có được nhiều kỹ năng hơn, việc làm tốt hơn, lư tưởng nhất là được mức lương cao hơn và nhiều triển vọng mới trong nền kinh tế xanh, nhưng họ phải được thấy trước các bước tiến và cam kết để điều đó có thể xảy ra một cách cụ thể.”

Samantha Smith: “Một điều nên nói thêm về kinh nghiệm ở nước Đức. Vai tṛ của chính phủ liên bang rất quan trọng trong việc yểm trợ các thỏa thuận với người lao động và các khu vực địa phương. Chính phủ, quốc hội, đă thông qua tất cả các luật, quy định và ngân sách khác nhau cần thiết để thực hiện các thỏa thuận này. Thế nhưng, có lẽ điều quan trọng nhất theo quan điểm của tôi, là sự kiện các nghiệp đoàn khai thác mỏ và năng lượng đă tham gia ở bàn đàm phán trong suốt quá tŕnh, mặc dù đó là quá tŕnh về việc loại bỏ dần một số việc làm của chính các thành viên của họ. Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, họ phóng ra khỏi pḥng đàm phán để đi gặp và thuyết phục các thành viên của họ về thỏa thuận này. Nghĩa là, họ đă quyết tâm thực hiện thỏa thuận này, đúng thế không? Bởi họ biết rằng đây là thỏa thuận tốt nhất mà họ có thể đạt được cho thành viên của họ và cũng là cho các khu vực nơi các thành viên của họ sinh sống. Đó là một thỏa thuận vô cùng tốt đẹp cho người trong các cộng đồng và cho người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp đó."

Michael Leon Guerrero: “Tôi muốn nhắc đến một ví dụ trong nước. Tiểu bang Colorado đă thành lập một Just Transition Office - Văn pḥng Chuyển tiếp Công chính đầu tiên trong cả nước Mỹ, và điều đó thực sự quan trọng. Hiện tại chủ yếu tập trung vào các vùng mỏ than ở Colorado, nhưng nó rất quan trọng v́ đây là một trong những sáng kiến ​​đầu tiên thực sự đi tiên phong cân nhắc vấn đề chuyển đổi công chính. Hầu hết các lư do tại sao các chương tŕnh chuyển đổi ở đất nước này đă không được tốt, phần lớn là v́ chuyển đổi xảy ra chỉ ở đằng đuôi mà thôi. Một nhà máy ngừng hoạt động hoặc chúng ta thông qua NAFTA (Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ), ... đă làm cho người lao động mất việc làm mà sau đó chẳng có bù đắp ǵ thấu đáo cả. Ư tưởng về một văn pḥng chuyển đổi công chính, thực sự lên kế hoạch dự tưởng trước về cách thức chúng ta sẽ đối phó với những chuyển đổi đang diễn ra trong nền kinh tế, là điều mà chúng ta cần phải xem xét, ở cấp tiểu bang lẫn cấp quốc gia. Tầm nh́n xa đó sẽ rất quan trọng cho chúng ta tiến hành thực hiện chuyển đổi trong tương lai."

Samantha Smith: “Đă có những ví dụ thành công (về những người chuyển đổi từ công việc trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch sang công việc trong nền kinh tế xanh). Có những ví dụ ở ngay nước này, và có những ví dụ ở các nước khác nữa. Tôi sống ở Na Uy, nơi mà khoảng 60% tổng số GDP là đến từ các công ty quốc doanh. Ở Na Uy, công ty năng lượng và dầu mỏ lớn của chúng tôi thực sự đang đưa rất nhiều tài nguyên của ḿnh vào việc khai phát năng lượng từ gió ngoài khơi. Và ở Đan Mạch, có một công ty tiện ích quốc doanh đă loại bỏ tất cả tài sản than và khí đốt của họ, và hiện là công ty năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Họ sắp chế tạo hàng tấn tuabin gió ngoài khơi Bờ Đông của Hoa Kỳ. Và chúng tôi cũng có những ví dụ ngay cả ở cấp thành phố, nơi người ta xây dựng nhiều loại ống năng lượng xanh mới thay loại ống cũ, chuyển từ việc làm trong hệ thống giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang làm việc với xe buưt điện. Có rất nhiều ví dụ như thế đang không ngừng xảy ra. Vấn đề là, chuyển đổi như thế phải diễn ra thật nhanh, được mở mang rộng lớn thật nhanh, và chúng ta phải chắc chắn rằng không ai bị bỏ rơi lại phía sau cả”.

Michael Leon Guerrero: “Ví dụ, International Brotherhood of Electrical Workers in California - Hội Anh em Công nhân Điện Quốc tế ở California và ở New York nữa, đang khai phát các chương tŕnh học việc thực sự rất tốt. Và Massachusetts cũng thế. Ở California, người lao động có thể kiếm được một nghề lắp đặt năng lượng mặt trời với mức lương 75 ngàn USD một năm, phải không nào? Tôi nghĩ rằng cơ sở hạ tầng mà các nghiệp đoàn có sẵn để đào tạo công nhân là một nguồn tài nguyên to lớn, cho dù đó là lắp đặt đường ống hay là công việc về điện lực. Và cuối khóa đào tạo sẽ có việc làm thực sự. Các trạm sung điện sẽ cần thiết ở khắp mọi nơi cho hệ thống một đội xe hơi, xe buưt chạy bằng điện, tàu điện quy mô quốc gia. Thực tế, một ví dụ thực sự thích hợp ở Los Angeles là chiến dịch có tên là Jobs to Move America đang làm một công việc thực sự to lớn là đảm bảo rằng việc sản xuất xe lửa và xe buưt sẽ diễn ra ngay tại Hoa Kỳ cho các loại xe chạy bằng điện. United Steelworkers Local 675 ở Los Angeles đại diện cho công nhân nhà máy lọc dầu ở Nam California, vừa tổ chức nhà máy Proterra, một cơ sở sản xuất xe buưt điện. Họ nhận thức rất rơ ràng rằng tương lai không phải là với những việc làm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa. Họ đang cho những ngành công nhiệp khác thấy cần tổ chức như thế nào và cần công nhân của ḿnh tham gia vào việc ǵ."

Phạm Vũ Thịnh dịch
16 Feb 2021

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com