Tin Văn: Murakami Haruki 

Phạm Vũ Thịnh biên dịch

Haruki được giải thưởng truyện ngắn Frank O'Connor

Ngày 25 tháng 9, 2006, Giải thưởng quốc tế đắt giá nhất về truyện ngắn Frank O'Connor năm 2006 đă được trao cho Murakami Haruki với tập truyện ngắn "Blind Willow, Sleeping Woman" (Cây liễu mù và cô gái ngủ) gồm hiện kim 35 ngàn đồng Euro.

Ban giám định là 5 tác gia của các nước Anh, Mỹ, Đức, Ái Nhĩ Lan, trưởng ban Tom McCarthy, thẩm định "Đây thật là một tuyển tập tuyệt tác của một bậc thầy về văn xuôi", đánh giá cao "cảm nhận xuất chúng về hiện thực huyền ảo", "bút pháp điêu luyện", "tài năng hiện đại trong việc sáng tạo những độc thoại triền miên về nỗi sợ hăi", "những t́nh tiết đào sâu xuống nhiều tầng ư nghĩa". "Murakami viết thật đường hoàng, không ngần ngại đối đầu với những t́nh huống khó khăn, nan giải giữa những con người thường xuyên hiểu lầm về nhau". "Đọc xong tác phẩm của Haruki, những h́nh tượng và t́nh huống ông sáng tạo ra, vẫn c̣n lưu lại lâu dài khó quên".

Ghi chú: Tập truyện được giải "Blind Willow, Sleeping Woman" thu tập các truyện ngắn đă xuất bản trong nhiều tập truyện khác nhau; ở Việt Nam, có thể đọc trong 5 tập truyện Murakami Haruki từ Nhà Xuất bản Đà Nẵng: "Đom Đóm", "Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo", "Sau Cơn Động Đất", "Bóng Ma ở Lexington", và "Người Ti-Vi".

Murakami Haruki được giải thưởng văn học Kiriyama

Ngày 23 tháng 7, 2007, tập truyện ngắn "Blind Willow, Sleeping Woman" (Cây liễu mù và cô gái ngủ) của Murakami Haruki được trao Giải thưởng Kiriyama vinh danh những tác phẩm văn học thúc tiến sự cảm thông giữa các dân tộc và đất nước thuộc Nam Á và ven Thái B́nh Dương.

Báo New York Times, phần b́nh luận văn học viết: "Ai cũng có thể kể những chuyện nghe như giấc mộng, nhưng chỉ những nghệ sĩ hiếm hoi (như Haruki) mới khiến chúng ta cảm thấy như chính ḿnh đang ở trong giấc mộng ấy". Báo Time Out New York viết: "Những truyện ngắn của ông đạt được mức thăng bằng tuyệt vời giữa vẻ dị thường và sự tỉnh táo b́nh thường, khi hiện thực được đào xới thẳng thừng đến nát bấy. Ông là mẫu người nghệ sĩ hiếm có, không những chỉ sáng tạo ra những cảnh trí phi thường, mà c̣n đưa được chúng ta vào trong đó một cách thật dễ dàng".

Murakami Haruki được giải thưởng Kafka, Tiệp Khắc

   Giải thưởng văn học Franz Kafka của Tiệp Khắc năm 2006 đă được quyết định trao cho Murakami Haruki. Lễ trao giải được định vào ngày 28/10/2006 tại Prague, Murakami Haruki sẽ nhận được tiếu-tượng Franz Kafka và 10 ngàn Mỹ kim. Ông là tác gia thứ 6 được giải, trong số đó có nhà văn Mỹ Philip Roth.

   Trong hai năm 2004 và 2005 vừa qua, hai tác gia được giải Kafka là Elfriede Jelinek (Áo) và Harold Pinter (Anh) đă được luôn giải Nobel văn học vài tháng sau đó, nên giới văn học Nhật Bản càng thêm hy vọng Murakami Haruki cũng sẽ có được vinh dự tương tự, trong tương lai không xa.

   Tạp chí The New York Times số ra ngày 11/12/2005 trong mục b́nh chọn 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất năm 2005 đă nêu tên cuốn "Kafka On The Shore - Umibe no Kafuka - Kafka Bên Bờ Biển" của Murakami Haruki đầu tiên, tán thưởng rằng đây là công tŕnh của một tác gia đường-đường tự tín.

Hội thảo quốc tế về Murakami Haruki ở Tokyo, Nhật Bản

   Một buổi hội thảo quốc tế về Murakami Haruki đă được tổ chức ở Đại học Tokyo cuối tháng 3-2006, là dịp để dịch giả ở 13 nước ngoài thảo luận về văn chương và dịch văn Murakami Haruki.

   Tiểu thuyết gia Richard Powers, Mỹ, cho biết rằng ở Mỹ, Haruki được xem là một trong số hiếm hoi những tác gia ngoại quốc có tầm ảnh hưởng quan trọng. "Làm thế nào cùng một tác gia ấy mà lại vừa là tác gia ăn khách vượt bực ở Ư và Hàn quốc, vừa là hiện tượng văn hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ, vừa là tác giả văn học được kính nể nhất ở những nơi khác biệt hẳn nhau như Nga và Trung quốc!

   Dịch giả Đài Loan Lai Ming Chu (Lại Minh Châu), đă dịch trên 30 tác phẩm Haruki ra tiếng Trung quốc, nói rằng mặc dù người Trung quốc có phản cảm đối với quân đội Nhật ngày trước, nhưng tác phẩm của Haruki vẫn được ưa chuộng v́ thích hợp với các thế hệ đang thể nghiệm những điều hay điều dở của phát triển kinh tế tư bản.

   Dịch giả Pháp Corinne Atlan cho biết bản dịch tác phẩm Haruki "Kafka On The Shore - Kafka Bên Bờ Biển" từ khi phát hành tháng 1 năm nay đă bán được 48 ngàn cuốn, mặc dù "người Pháp thường không mua sách có tên người Nhật trên b́a".

Murakami Haruki diễn giảng ở Boston, Mỹ

   Murakami Haruki đang sống ở Boston, Mỹ, làm việc với Đại học Harvard, và diễn giảng tại các cơ sở văn hoá giáo dục trong vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời nhất nước Mỹ.

   Ngày 06/10/2005, Murakami Haruki đă có một buổi diễn giảng tại Đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) ở Boston, một trong những đại học danh tiếng nhất Mỹ, giảng-đường 800 chỗ ngồi đầy nghẹt không c̣n ghế trống, người nghe ngồi cả xuống sàn pḥng, trên bậc cấp. Người đến sớm 30 phút cũng không được vào trong, phải đứng đầy ngoài hành lang, ngoài sân để nghe. Nhân viên cảnh bị đă phải đến bắt buộc mọi người ngồi xuống sàn và giữ trật tự. Người đi nghe phàn nàn ban tổ chức của Đại học nổi danh là mũi nhọn khoa học kỹ thuật trên thế giới ấy, đă không chuẩn bị một thính đường lớn hơn, và không nghĩ ra chuyện bắt loa sang một thính đường lớn khác cho số người đi nghe quá đông đảo, hoặc không chịu quảng bá đồng thời trên mạng lưới internet. Kết cuộc người đến nghe đă tán thưởng là buổi giảng rất hay lạ (amazing).

   Một buổi diễn giảng tương tự cũng đă thành công ở Đại học Tufts ngày 18/11/2005 với đề tài "Frogs, Earthquakes, and the Joys of Short Fiction" (Những ếch, động đất, và hứng thú của truyện ngắn), người chủ tŕ, giới thiệu là Jay Rubin, Giáo sư Văn học Nhật Bản ở Đại học Harvard, cũng là dịch giả của nhiều tác phẩm Haruki, đặc biệt là tuyển tập truyện ngắn "After The Quake - Jishin No Atode - Sau Cơn Động Đất" có những chi tiết "cậu ếch", "động đất" dùng làm đề tài trong buổi diễn giảng.  

Bản thảo do chính tay Murakami Haruki viết bị mua bán trái phép trên mạng

   Sự kiện nhiều bản thảo do chính tay Murakami Haruki viết đang bị mua bán trên mạng và qua tay các tiệm bán sách cũ mà không được phép của tác giả, vừa bộc lộ ở Nhật Bản. Tờ nguyệt san Bungei Shunju (Văn nghệ Xuân Thu) số ra ngày 10/02/2006 đă có bài viết của Murakami Haruki lên tiếng về chuyện nầy. Trong bài cậy đăng dài 16 trang tựa đề là "Sự sống và chết của một biên tập viên", Haruki cho biết đă có nhiều bản thảo của ông bị thất thoát và đang bị mua bán đấu giá trái phép trên mạng hoặc qua tay các tiệm bán sách cũ. Ví dụ bản thảo ông dịch tác phẩm "Cung điện băng" (The Ice Palace) của F. Scott Fitzgerald, gồm 73 trang mỗi trang 400 chữ (Nhật) đang được rao giá trên một triệu Yen từ một tiệm bán sách cũ. Những bản thảo nầy ông đă trực tiếp trao cho một biên tập viên của công ty xuất bản Chuo Koron (Trung ương Công luận). Người biên tập nầy đă rời công ty, sau đó chết năm 2003.

   Haruki viết: "Trên căn bản, quyền sở hữu bản thảo thuộc về tác giả" và "C̣n rất nhiều bản thảo của tôi đă bị thất thoát, mất tung tích. Ngay đây, tôi muốn minh định rằng những bản thảo đó đă trở thành một thứ đồ ăn cắp đă bị trộm đi bất hợp pháp, và đem ra bán buôn với mục đích làm tiền bất chính".

   Công ty xuất bản Chuo Koron Shinsha (Trung ương Công luận Tân xă, tên mới của công ty Chuo Koron) đă công bố lời xin lỗi: "Chúng tôi xin lỗi đă làm phiền đến ông Murakami Haruki".

Lá Thư Boston - Murakami Haruki
   (theo http://opendoors.asahi.com/asahido/)

Thư ngày 20/04/2006 :

   Lần thứ 7 tham gia chạy việt dă Boston Marathon

   Thứ Hai 17/04/2006 là ngày nghỉ lễ Patriot Day của Tiểu bang Massachusetts. Mỗi năm, cuộc đua việt dă quy mô Boston Marathon được tổ chức vào ngày nầy. Tôi cũng đă tham gia cuộc đua năm nay. Mới tháng 11 năm ngoái đây đă chạy xong cuộc đua New York City Marathon, chưa đến một năm mà chạy việt dă toàn-cự-ly 2 lần th́ có phần cực nhọc thật, nhưng nghĩ ḿnh sẵn được sống ở ngay trong thành phố Boston nầy, nên tôi đă quyết định tham gia.

   Đây là lần thứ 7 tôi chạy Boston Marathon, do đó đă nhớ được hầu hết các chỗ dốc, các góc quẹo. Nhưng có phải nhờ thế mà chạy nhanh được đâu. Lần nầy quả là cực nhọc thật. Thành quả về thời gian th́ chẳng khá được [1]. Tuy nhiên, chạy được hết quăng đường đua ấy khiến tôi rất vui. Và bia sống thật ngon nữa. Vậy là tôi đă hoàn tất được 27 lần chạy việt dă toàn-cự-ly rồi.

   Điểm tuyệt vời của Boston Marathon là người đứng xem ven đường đua luôn luôn cổ vũ rất nồng hậu, nhiệt thành. Mọi người thanh viện hết ḷng. Chính tôi cũng đă lên tinh thần rất nhiêù khi được thanh viện như thế. Các bạn tôi đă đứng đợi ven đường chạy, cả những người Nhật không hề quen biết cũng đă cổ vũ cho. Tôi c̣n được cả những người Mỹ gốc Triều Tiên Hàn quốc sống ở Boston thanh viện cho nữa. Thấy tôi, họ hô lớn "Korea! Korea!". Diện mạo người Nhật Bản và người Triều Tiên mới nh́n th́ khó mà phân biệt được. Mỗi lần họ nh́n tôi mà hô như thế, tôi đều cảm ơn trong ḷng mà mỉm cười, giơ tay vẫy lại. Có vẻ ǵ như là giả mạo lư lịch ấy, nhưng quả thật được thanh viện th́ vui thích lắm.

   Ngay giữa khoảng đường đua có Đại học nữ sinh Wellesley College , bà Hilary Clinton xuất thân từ trường nầy, các cô nữ sinh viên trong trường đă đổ xô ra đứng đầy ven đường thành hàng dài, thanh viện nhiệt liệt bằng những tiếng hô lớn, lanh lảnh đến đau cả tai. Vui lắm. Có mấy cô trương tấm bản đề "Kiss Me" (Hôn tôi đi), "Hug Me" (Ôm tôi đi), ... dăm ba tuyển thủ dư giả th́ giờ, đang chạy cũng đă ghé lại ôm hay hôn các cô ấy thật. Tôi th́ không mạnh bạo được như họ. Trong đám, có cô c̣n mang tấm bản đề "Flash Me" (Cho tôi xem chút đi) nữa. Cô nầy to gan thật! Chẳng tay đua nào dám cho cô ấy xem chút cả.

   Boston đang là mùa hoa anh đào măn khai, hoa mộc lan nở rộ màu tím, cây dogwood (sơn thù du) bắt đầu đâm chồi nẩy lộc. Cảnh sắc thật đẹp, nhưng cũng bắt đầu mùa dị ứng phấn hoa. Đây đó có nhiều người hắt hơi. May là tôi không bị chứng nầy.

   Boston Marathon đă xong, sắp sửa vào hẳn mùa xuân, và cũng là mùa đua 3 môn Triathlon. Tôi cũng định sẽ cố gắng luyện tập bơi lội và xe đạp. Tất nhiên, công việc th́ cũng tiếp tục chứ. Chúc tất cả các bạn cũng khoẻ mạnh và hăng hái.

[1] Haruki khiêm nhượng thế thôi, chứ ông đă chạy 42 Km trong 4 giờ 15 phút 13 giây, một thành tích khả quan (Chú thích của người dịch)

Thư ngày 16/05/2006 :

   Lễ Biểu dương Tác giả Ưu tú của Boston Public Library

   Từ cuối tháng Tư đă có vài cuộc lễ lạc xă giao liên tiếp. Tôi vốn là người ít - kém - không xă giao, nên thường tránh những dịp như thế. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng phải gồng ḿnh mà tham gia, bởi dù sao, cũng là người trong xă hội, khi cần th́ phải làm thôi.

   Ngày 30/04/2006 đă có lễ Biểu dương Tác giả Ưu tú trong năm của Thư viện công cộng Boston Public Library, tôi cũng là một trong các tác giả được biểu dương trong năm nay, nên đă đến dự buổi tiệc kỷ niệm tối hôm ấy. Thiệp mời ghi "xin mang Black-Tie (cà vạt đen)", nghĩa là "hăy mặc lễ phục tuxedo (áo đuôi tôm)" đấy, nhưng tôi không có sẵn thứ quần áo ấy, mà có đi thuê về mặc th́ chắc cũng trông không khác ǵ anh hầu bàn trong quán ăn hạng nh́, nên tôi chỉ mặc áo thun đen tṛng thêm áo blouson mà thôi. Chẳng làm sao hơn. Tuy vài trăm người dự tiệc, hầu hết đều mặc lễ phục tuxedo cả. Boston là nơi có khuynh hướng cấp tiến về chính trị, thế mà về chuyện nghi thức th́ lại có phần bảo thủ.

   Những người được thưởng đều là người sống ở New England, hoặc có dây mơ rễ má với vùng nầy, chỉ có tôi là hoàn toàn chẳng có quan hệ ǵ với nơi nầy cả, nên tôi cứ thắc mắc v́ sao mà ḿnh lại được mời đến dự thưởng. Tuy nhiên, quả thật New England là đất có rất nhiều tác gia ưu tú. Tôi rất thán phục.

   Phần thưởng là khay thủy tinh lớn từ hiệu kim hoàn danh tiếng Tiffany (đúng lúc tôi đang cần nên rất thích) và bút bi bằng bạc cũng từ Tiffany. Nhưng có nhiều người ưa đọc diễn văn dài ḍng quá, làm buổi tiệc kéo dài đến khuya, và tôi cũng buồn ngủ. Tôi vốn dở chuyện lễ lạc như thế nầy.