What Can I Do? Chương 15:

Than

Veronica Coptis
Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Lời người dịch:

Dưới đây là bản dịch trang 275-276 trong Chương 15 của cuốn sách “What Can I Do? My Path from Climate Despair to ActionTôi có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến Hành động v́ Biến đổi Khí hậu”, diễn văn của Veronica Coptis, Giám đốc Điều hành của Center for Coalfield Justice - Trung tâm Công lư về Mỏ than, bảo vệ quyền có được nước sạch, không khí trong lành và việc làm lành mạnh cho các cộng đồng dân cư nông thôn, tiền tuyến đối đầu với các công ty khai thác mỏ than.

 

*

Tôi là giám đốc của Center for Coalfield Justice - Trung tâm Công lư về Mỏ than, và chỉ cách Washington DC một khoảng cách ngắn chừng 4 giờ lái xe, chúng tôi làm việc với các cộng đồng có đất, nước, không khí và con người đang bị lợi dụng khai thác cho lợi nhuận tư nhân của các công ty nhiên liệu hóa thạch lớn. Nhưng thứ căn cước mà tôi tự hào nhất, là trở thành người mẹ của đứa con ba tuổi muốn ǵ là đ̣i cho được và một đứa bé hai tháng tuổi quư báu, hiện đang ở nhà với chồng tôi. Nhưng tôi cũng là một người mẹ đang đứng trên tiền tuyến đầy kinh hoàng, lo lắng và hồi hộp. Cá nhân tôi đă lớn lên trong cái bóng đen của cơ sở khai thác than ngầm dưới ḷng đất lớn nhất ở Bắc Mỹ. Nói cho dễ h́nh dung th́ vùng mỏ đó c̣n lớn hơn cả ḥn đảo Manhattan và ngay cả bây giờ, vẫn c̣n sản xuất từ ​​20 đến 30 triệu tấn than mỗi năm. V́ vậy, chúng ta có thể tưởng rằng than đá đă là chuyện quá khứ, nhưng không, than đá chưa tiến gần bao nhiêu đến chỗ chết, mà thực tế vẫn đang hủy hoại các cộng đồng của chúng ta. Tôi hiện đang sinh sống trong ṿng vây của mười bốn giếng đào khí đốt trong ṿng bán kính chỉ một dặm từ nhà tôi, và tôi không thể tin tưởng vào nguồn nước uống công cộng của ḿnh để dám dùng pha sữa bột cho con tôi. Tôi đủ may mắn để có thể mua nước dùng thay thế, nhưng có bao nhiêu bà mẹ trong cộng đồng của chúng ta không có được may mắn đó? Mà đây chỉ là một khó khăn của tôi mà thôi. C̣n hàng trăm bà mẹ khác đang phải đối mặt với những tác động tai hại thực sự đến sức khỏe của con ḿnh, như chảy máu cam, phát ban đỏ, các bệnh ung thư hiếm thấy, và thậm chí có người phải chôn cất con ḿnh ngay lúc này đây. Đă có rất nhiều diễn giả (của Fire Drill Fridays) tỏ ư tuyệt vọng, và tôi rất tức giận. Hăy nhớ lại những khi mẹ bạn nổi giận. Không có ǵ nguy hiểm hơn một đội quân những bà mẹ nổi giận đ̣i hành động ngay bây giờ đây v́ con cái của chúng ta. Khi tôi đi du lịch đến những nơi thị tứ lớn và những khu vực có xu hướng tiến bộ hơn, tôi thường được hỏi rằng: “Nếu tất cả những tác động tai hại như thế đang xảy ra trong cộng đồng của bạn, tại sao lại không có nhiều người phản đối chống cự và ngăn chặn lại?". Vâng, mọi người đang chống lại đấy chứ. Mọi người đă tiếp tục kháng cự trong nhiều thế kỷ qua trong cộng đồng của chúng ta, nhưng các công ty than và khí đốt đă độc chiếm nền kinh tế của chúng ta và lũng đoạn hệ thống chính trị của chúng ta ở tất cả các cấp: địa phương, tiểu bang và liên bang; họ đè bẹp bất kỳ hy vọng nhỏ nhoi nào rằng chúng ta có đủ sức mạnh để giành chiến thắng.

Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi. Và tổ chức của chúng tôi, Center for Coalfield Justice - Trung tâm Công lư về Mỏ than, đang nỗ lực thay đổi tư duy, văn hóa, trái tim và khối óc của những nơi mà nhiều người vẫn cho là giang sơn của Trump, nhưng sự thật hoàn toàn không phải thế. Và chúng tôi đang làm việc này bằng cách đầu tư vào những cư dân sống ở đó và dẫn đầu bằng gương mẫu thực tế. Nhóm của chúng tôi chủ yếu là gồm những người trẻ tuổi và các thành viên cộng đồng đă từng sống trong địa phương của chúng tôi trong nhiều thập kỷ và cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Và tôi có thể nói rằng: cách dễ nhất để động viên một cộng đồng là yểm trợ tài chính cho những người ở địa phương để tổ chức những người hàng xóm của chính họ. Nhưng làm vậy cũng có nguy hiểm. Chỉ cần nói lên, hay chỉ cần tôi đến tham gia vào cuộc biểu t́nh này ngày hôm nay, là mặt chúng ta đă trở thành đích nhắm, và các công ty năng lượng trị giá hàng tỷ đô la sẽ tiến hành các chiến dịch ám sát nhân cách chống lại cá nhân chúng ta. Đe dọa bạo lực đối với chúng ta và thậm chí đối với bất cứ ai mà họ coi là nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế của họ. Nhưng chúng tôi vẫn hành động bất chấp tất cả những mối đe dọa đó. Tại Center for Coalfield Justice, chúng tôi có hàng trăm thành viên dũng cảm đang tập hợp lại với nhau và bắt đầu chứng tỏ rằng chúng ta thực sự có thể tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng của chính ḿnh, và chúng tôi đang hành động bằng cách yêu cầu thống đốc bang Pennsylvania cuối cùng phải bỏ tiền vào nghiên cứu việc khoan đào bằng thủy lực cắt phá (* fracking)  ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dân chúng trong vùng. Chúng tôi đang hành động bằng cách truy tố một trong những công ty than lâu đời nhất và lớn nhất nước, và chúng tôi đă ngăn chặn họ không phá hoại được các con suối trong một lâm viên quốc gia, tiêu tốn của họ khoảng 10 triệu đô la trong sản xuất.

Chúng tôi đang giáo dục và đăng kư các cử tri tham gia để giờ đây chúng ta có thể có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, tôi thực sự hy vọng rằng với “Fire Drill Fridays – Diễn tập Chữa lửa mỗi Thứ sáu” này mà các bạn có trải nghiệm được đặc quyền bị bắt giữ ở thủ đô Washington DC, và biết rằng vẫn có thể thoát ra được; các bạn sẽ c̣n tham gia với các tổ chức dựa trên cộng đồng đang thực hiện những hành động trực tiếp như thế này ở tiền tuyến nữa.

Phạm Vũ Thịnh dịch
05 Feb 2021

(*) Chú thích theo Wikipedia:

Fracking: Thủy lực cắt phá (tiếng Anh: hydraulic fracturing, thường rút ngắn thành fracking) là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong ḷng đất. Đường nứt sẽ chạy theo mạch đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất vốn bị nén chặt trong ḷng đất. Bằng cách bơm chất lỏng trộn với một số hóa chất và cát dưới áp suất cao vào giếng mỏ làm nứt vỡ tầng đá, một số địa chất như khí đốt và dầu mỏ có thể bơm lên được.

 


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"

Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về  t4phamvu@hotmail.com