|
Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai 劉阮入天台
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng Văn Cao
Nguyên
tác : U Minh Lục
Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai
Nguyên
tác : U Minh Lục
Theo sách “Thái B́nh Quảng Kư-太平廣記“ quyển 41, trích dẫn sách “U Minh Lục“ của Lưu Nghĩa Khánh, người triều Tống, thời Nam triều th́ : Vào năm Vĩnh B́nh ngũ niên, tức năm 62 CN, đời vua Hán Minh Đế, ở Diễm huyện, có hai người là Lưu Thần và Nguyễn Triệu rủ nhau vào núi Thiên Thai để hái thuốc, bị lạc ở trong núi mười ngày, hết lương thực, đói sắp chết, th́ thấy ở đằng xa trên núi có cây đào, đầy những trái, nhưng vách cao đèo sâu, không có đường lên, bèn víu vào những dây leo mà lên, rồi hái mỗi người ăn mấy trái cho khỏi đói, Trong người trở nên khỏe khoắn. Sau đó hai người xuống núi, lấy bát múc nước uống, định rửa tay, thì thấy một chiếc lá rơi lạc lõng, c̣n xanh tươi, nõn nà, từ trong lòng núi trôi ra, sau lại thấy có một cái bát trôi ra theo, trong chén còn sót lại những hạt vừng.
Hai người mới bảo nhau: -Nơi đây ắt là có người ở không xa. Bèn cùng nhau lội xuống suối, đi ngược trở lại chừng hai ba dặm, đến một chân núi, gặp được một con suối lớn, có hai người con gái đứng bên kia bờ, trông dáng dấp yêu kiều diễm lệ vô cùng. Hai người con gái thấy Lưu Thần và Nguyễn Triệu cầm bát múc nước, mới cười, bảo : -Lưu, Nguyễn nhị lang, xin hãy trao lại cái chén cho thiếp !
Lưu Thần và Nguyễn Triệu vốn chưa từng biết hai nàng, nay hai nàng lại gọi tên một cách thân mật, tựa hồ như người quen biết cũ, hân hoan vui vẻ, và hỏi hai chàng vì sao đến trễ. Rồi mời Lưu Thần, Nguyễn Triệu về nhà. Ngôi nhà mái lợp bằng loại tre lớn. Các vách phía nam và phía đông, mỗi phía đều có kê một chiếc giường rộng lớn, trên phủ gấm tía lụa hồng, ở mỗi góc giường đều có treo khánh ngọc, chuông vàng, và đầu giường có chừng mười đứa thị nữ đứng hầu. Hai nàng mới bảo với Lưu Thần, Nguyễn Triệu : -Nhị vị lang quân, sơn xuyên vất vả, hẳn là mệt nhọc, mau ăn đi thôi. Rồi đem cơm vừng đen, thịt ḅ rừng, đãi hai chàng. Rất là ngon miệng. Ăn xong th́ uống rượu. Sau đó có một đám tì nữ, mỗi người trên tay cầm bốn năm trái đào, chúm chím tươi cười chúc tụng : -Kính chúc nhị vị cô nương kén được rể mới. Lưu, Nguyễn rượu say túy lúy, vừa mừng vừa sợ, rồi cùng hai nàng vui vẻ mãi cho đến thật khuya, th́ hai nàng mới mời hai chàng lên giường, mỗi người một giường, rồi lên sau. Nghe giọng nói và thanh âm của hai nàng ngọt ngào, êm ái, khiến hai chàng hết hẳn lo âu phiền muộn. Sống ở đấy được mười ngày, hai chàng bỗng chạnh niềm cố quốc, bèn ngỏ ư muốn trở về quê. Thì hai nàng nói : -Nhị lang, đến đây, là duyên từ kiếp trước đưa lại, sao nay lại muốn trở về ? V́ thế, Lưu Nguyễn mới ở lại với hai nàng thêm nửa năm nữa. Một hôm, vào tiết xuân sang, cỏ xanh mơn mởn, hoa lá rộn ràng, cây cối xum xuê. Oanh hát, yến ca, đua nhau hót líu lo, khiến hai chàng càng nặng thêm niềm tư hương cố thổ, lại khẩn khoản xin với hai nàng cho trở về nhà. Hai nàng nói : - Duyên kiếp ràng buộc. Chị em thiếp biết làm ǵ bây giờ. Nhưng rồi, cũng gọi mấy chục đứa tỳ nữ đem nhạc cụ đàn sáo, chiêng phách, đến diễn tấu, để tiễn biệt hai chàng về quê. Khi Lưu Lang và Nguyễn Triệu về đến quê, thấy họ hàng làng xóm, đều tinh tán không c̣n ai. Xóm cũ năm xưa, nay hoàn toàn xa lạ, không c̣n nhận ra được nữa. Cũng may có đứa trẻ, cháu bẩy đời, thuật lại là ông cố cố tổ ngày trước vào núi hái thuốc, lạc đường không thấy về nữa. Đến năm Thái Nguyên bát niên nhà Đông Tấn, tức năm 383 CN đời Tấn Hiếu Vơ Đế Tư Mă Huy (362-396), người ta bỗng lại thấy Lưu, Nguyễn bỏ ra đi. Nhưng không ai biết là đi đâu. **** Hậu thế, có người bâng khuâng nghe lời ca thiên cổ, cao vút, mơ hồ từ xa vọng lại : « Thiên Thai ! Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên » Làm bản dịch này. Rồi âm thầm đưa tay lau nước mắt. ............ GHI CHÚ CỦA PHẠM XUÂN HY Thái B́nh Quảng Kư - 太平廣記 Thái B́nh Quảng Kư là một tổng tập tiểu thuyết, trong « tứ đại loài thư » do Lư Phường và Ấp Mông phụng chỉ soạn, gồm 500 quyển, và mục lục có 10 quyển. Tháng 3 năm 977, tức năm thái B́nh hưng quốc nhị niên Lư Phưởng vâng chiều chỉ soạn, năm sau hoàn thành. V́ sách soạn vào năm Thái B́nh Hưng Quốc đời vua Tống Thái Tổ, nên có tên gọi như vậy. Thái b́nh Thiên Quốc tuyển chọn từ cả các sách của Đạo tạng, và Đạo Phật, cùng với các sách Bút Kư, Ti sử, Tiểu thuyết có đến 475 chủng, và phân thành 94 loại và 150 tiểu loại như : Thần Tiên, Nữ Tiên, Đạo Sĩ, Phương Thuật, Đồng Bộc,Nô T́, Ảo Thuật, Thần, Quỷ, Yêu Vọng, Súc Thú, Thảo Mộc… Thái B́nh Quảng Kư, v́ chuyện ǵ cũng có, nên được coi là nguồn gốc cho nhiều tiểu thuyết gia, bảo tồn được một số lớn các truyện cổ liên quan đến các vấn đề xă hội, king tế, điển cuồng, phong tục… Lưu Nghĩa Khánh - 劉義慶 Lưu Nghĩa Khánh (403-444), tự là Quư Bá, là văn học gia triều nhà Tống thời Nam Triều, theo sách Tống Thư, có truyện về ông, cho biết Lưu Nghĩa Khánh là người giản dị, chất phác, không ham muốn nhiều, mê say văn học nghệ thuật, đón mời bốn phương các văn học gia tụ tập trong nhà ḿnh. Lưu Nghĩa Khánh là người thuộc tông thấy của nhà Lưu Tống, tức nhà Tống (năm 420-479) thời Nam Triều do Lưu Dụ kiến lập, và được tập tước (chứ tước vị của cha ông) là Lâm Xuyên Vương, và từng đảm nhậm chức Thứ Sử Kinh Châu trong tám năm, tạo được nhiều chính tích. Sau lại đảm nhậm chức Giang Châu Thứ Sử, nhưng được một năm, nhân v́ đồng ư trong việc biếm chức Vương Nghĩa Khang nên bị Tống Văn Đế tức giận, trách cứ, bị triệu hồi về kinh, và bổ nhậm làm Nam Kinh Thứ Sử, Đô Đốc Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty. Được ít lâu bị bệnh, xin về hưu, năm 444 CN, đời Tống Văn Đế, Lưu Nghĩa Khánh qua đời ở Kiến Khang (tức Nam Kinh ngày nay). Từ nhỏ, Lưu Nghĩa Khánh đă nổi tiếng là người tài hoa xuất chúng, yêu thích văn học. Về sáng tác, ngoài tác phẩm nổi danh là « Thế Thuyết Tân Ngữ », c̣n sáng tác « U Linh Lục », thuộc loại Chí Quán Tiểu Thuyết, trong đó có truyện « Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai. », kể truyện người gặp tiên. Thiên Thai Sơn - 天台山 Tức núi Thiên Thai. -V́ chữ đải (台) có hai âm là" thai" và "đài", nên núi Thiên Đài Sơn cũng c̣n gọi là núi Thiên Thai Sơn. Núi này nổi tiếng là nơi danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, là nơi bắt nguồn của phái Phật giáo Thiên Thai Tông Trung Quốc.Núi nằm ở phía bắc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang. Ngọn núi chính là Hoa Đỉnh Phong, so với mặt biển cao 1138 mét. Ở trong dẫy núi có rất nhiều cảnh trí tú lệ xinh đẹp như thác treo như giải lụa bạch, nham động, chùa cổ, thanh u, suối reo, cầu đá. Từ các triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, Thiên Thai Sơn đă được Đạo Giáo coi là "Đất phúc động trời". Các đạo sĩ nổi tiếng như Cát Huyền đời Tam Quốc, Đào Hoằng Cảnh thời Nam Bắc Triều, Tư Mă Thừa Trinh, từng đến đây hái thuốc hoặc tu luyện. -Đến đời Tùy xây Quốc Thanh Tự, và Trí Di pháp sư đến đây sáng lập ra phái Thiên Đài Tông.Đến năm Trinh Nguyên nhị thập niên nhà Đường, tức năm 804 CN, có nhà sư Nhật Bản tên Tối Trừng đến Thiên Đài học tập, và khi trở về Nhật lập ra phái Thiên Đài Tông Nhật Bản, đồng thời mang theo hạt trà, và từ đấy người Nhật biết uống "trà tàu". Các bậc thi nhân danh tiếng, các nhà danh họa, từng đến đây du lăm, và lưu lại đây nhiều bài thơ, nhiều bức họa. Một giải thích khác về núi Thiên Thai, như sau : Thiên Thai Sơn, theo nghĩa hẹp, hiện nay chỉ dẫy núi ở huyện Thiên Thai tỉnh Chiết Giang, thật ra, danh xưng Huyện Thiên Thai đă được Tống Thái Tổ nhà Bắc Tống, tức Triệu Khuông Dẫn đặt tên, vào niên hiệu Kiến Long nguyên niên, tức là năm 960. Thiên Thai Tông - 天台宗 Thiên Thai Tông (thai c̣n đọc là đài) là một chi phái của Phật Giáo Trung Quốc, nhân v́ người sáng lập ra Thiên Đài Tông là Trí Ỷ, lấy Thiên Thai Sơn làm cơ sở truyền giáo, đồng thời lấy Pháp Hoa Kinh làm y cứ chủ yếu để truyền giáo. Cũng v́ thế nên gọi là Thiên Thai Tông. Đến thế kỷ thứ 9, Thiên Thai Tông truyền sang Nhật Bản. Đến thế kỷ thứ 11 th́ truyền sang Triều Tiên. Hán Minh Đế - 漢明帝 Năm Vinh B́nh Ngũ niên tức năm 62 CN, là niên hiệu của vua nhà Hán, là năm Lưu Nguyễn đi hái thuốc và bị lạc vào Thiên Thai. Hán Minh Đế (28CN-75) tên là Lưu Trang, con thứ tư của Hán Quang Vơ, làm vua từ năm 58 CN đến năm 75, làm vua được 18 năm, có một niên hiệu là Vĩnh B́nh. Đến năm 383 CN, tức niên hiệu Thái Nguyên thứ tám, đời vua Tấn Hiếu Vơ Đế Tư Mă Huy, Lưu, Nguyền lại đi, nhưng không biết đi đâu. (hư cấu) Phạm Xuân Hy PARIS ngày 25-7-2020. Những tháng ngày buồn cô liêu và bị cấm túc.
Cảm tưởng về thơ văn của anh Phạm Xuân Hy xin gởi về Japan_ob@yahoo.com |