|
Tế Văn Hầu 濟文侯 Nguyên tác : Nam Thiên Trân Dị Tập 南 天 珍 異 集 Tác giả : Vô Danh Bản dịch : Phạm Xuân Hy
Nguyễn Trăi 阮廌 (1380-1442) (nhưng viết là Tiến 薦, chắc là nhầm) là người làng Nhị Khê 蕊溪, huyện Thượng Phúc上福, (nay là xă Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) cha ông là Phi Khanh 飛卿 (mới đầu có tên là Ứng Long 應龍), đậu, khoa Giáp Dần 甲寅 niên hiệu Long Khánh thứ 2, đời Trần (tức đời vua Trần Trần Duệ tông) làm quan đến Tư Nghiệp 司業, lấy con gái Trần Nguyên Đán sinh ra ông. Nguyễn Trăi là người thông minh mẫn tiệp, bác học quần thư. Năm Canh Th́n, niên hiệu Thánh Nguyên nhà Hồ, ông hai mươi tuổi đậu Tiến Sĩ 進士. Bấy giờ quân Minh sang đánh nước ta, bắt dược cha ông, đem về giam ở điếm canh Lan Sơn Điếm 蘭山店 , ông và các em lẽo đẽo đi theo. Cha ông mới bảo ông rằng : -Cha tuổi tác già nua, đến đây, th́ để cho các em con theo cha, c̣n con, một trăm năm nữa, con đem hài cốt cha về nước cải táng cũng đủ rồi. Nay th́ con hăy về nước đi, cha con thiên tượng, nước ta hai chục năm nữa, phía tây nam ắt có bậc chân chúa hưng khởi, con nên hết ḷng trung với vua, th́ cũng chẳng khác nào trả được cái nhục cho nước, phục thù được cho vua, hoàn thành được chí nguyện của cha, đấy mới là đại hiếu, chứ lẽ nào cứ khư khư ôm chân cha mà gọi là hiếu sao ?. Dặn đi dặn lại hai ba lần như thế. Nguyễn Trăi chỉ biết sụt sùi rơi lệ, không dám ngẩng đầu lên nh́n. Sau đành vái lậy, từ biệt cha trở về nước. Một hôm, Nguyễn Trăi đến miếu Dạ Trạch 夜澤祠, để cầu khấn thần được gặp chân chúa, th́ được thần miếu đáp ứng, bèn đi theo lời chỉ dẫn của thần, đến Lỗi Giang 磊江th́ gặp được Lê Tổ 黎祖 (tức Lê Thái Tổ) huư là Lợi 利. Nguyễn Trăi đến hiên môn 軒門, tức cửa quân, rồi xin vào yết kiến. Vua Lê Thái Tổ bảo với Nguyễn Trăi rằng : -Đêm qua, ta nằm ngủ mơ thấy thần nhân đến cho biết là ngày mai sẽ có bậc hiền thần lương đống đến gặp, nay ông lại đến, y hệt những ǵ thấy trong mộng. Rồi phong cho Nguyễn Trăi là Thừa Chỉ Học Sĩ 承旨學士, để cùng vua hoạch định sách lược đánh đuổi quân Minh. Bấy giờ vua cho xây cất nhà cao tằng lầu ở trên bờ sông Triền Giang 廛江, đắp mô đất cao ở doanh Bồ Đề 菩 提 cho cao, ngày ngày, vua lên trên lầu, nh́n vào trong thành địch, xem xét hành vi của địch, cho phép Nguyễn Trăi thị hầu ở lầu thứ hai, lănh việc viết văn thư, truyền đơn, văn thư, dụ chỉ qua lại, từ Đông Đô đến Tây Đô từ Nghệ An đến Thanh Hoa, viết thư tranh luận, không đánh mà hạ được thành, cũng như các việc quân sự cơ mật, như giảng hoà thông sứ, đều do Nguyễn Trăi liều ḿnh vào trong thành nhiều lần. Sau hơn mười năm vất vả chiến đấu, Lê Tổ mới đuổi được người Minh trở về nước, b́nh định được đại loạn, xây dựng được nghiệp lớn, mà công lao giúp đỡ tán trợ của Nguyễn Trăi th́ rất nhiều. Bài « B́nh Ngô Đại Cáo », vào năm Mậu Thân 戊申, (sau khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi, mới ra lệnh cho Nguyễn Trăi soạn ), trong bản cáo văn « B́nh Ngô Đại Cáo » này Nguyễn Trăi đă viết câu không dè dặt : « Toại sử Tuyên Đức chi giảo đồng độc binh vô yếm 隧 使 宣 德 之 狡 童 黷 兵 無 厭 Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức 宣德 nhàm vơ không thôi- , Bởi v́ ông vốn oán ghét thâm sâu người Minh đă sát hại đồng bào ḿnh. Người Minh đă nói về bài « B́nh Ngô Đại cáo » rằng : -Người viết cáo văn này, con cháu tất cả sẽ không được an toàn. Sau này, v́ liên hệ đến vụ án Thị Lộ 氏路, ông bị mang hoạ, người ta cho rằng lời nói đó linh nghiệm. Nguyễn Trăi nhờ công huân được vua Lê Thái Tổ phong là Quan Phục Hầu 冠服侯, ban cho quốc tính 國姓 họ Lê (tức họ của vua Lê Thái Tổ). Phàm, điển chương chế độ, lễ nhạc, h́nh pháp, đều do ông sắp xếp định liệu. Ông là bậc khai quốc công thần, nên c̣n được đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, bổ nhậm qua các chức : - Nhập Nội Hành Khiển 入內行遣 - Môn Hạ Tỉnh Tả Ty 門下省左司 Tri Tây Bắc nhị lộ quân dân bạ tịch. - Gián nghị đại phu 諫議大夫, kiêm Hàn lâm thừa chỉ học sĩ. - Nhập thị kinh diên tri chế cáo 行侍經筵知制誥, - Hành Xu mật viện sự - Ngũ kinh bác sĩ 五經博士, Kiêm Trung Thư Ngự Sử , Tri Quốc Sử Tam Quán sự - Và được đề cử Côn Sơn Tư Phúc Tự, - Tứ Kim Ngư Đại Thượng Hộ Quân, phong Quan Phục Hầu Thượng Trụ Quốc ( Sự trạng lai lich đời ông có ghi trong Ức Trai Tập ). Ông lấy người vợ trước là họ Trâu 鄒, sinh ra Phù Lại 扶賚, sau ông lại lấy người vợ họ Trần và Nguyễn Thị Lộ, v́ vụ án Nguyễn Thi Lộ, ông cùng với các con, anh em, thân tộc, đều bị chu di tam tộc, (Lúc đó ông sáu mươi tuổi). Duy có người thiếp họ Trần bấy giờ đang có thai th́ trốn thoát, ẩn cư ở nước Bồn Man Quốc 盆蠻國 (tức Luang Prabang), sinh con trai, đặt tên là Anh Vũ 鵡鸚. Chừng Anh Vũ lớn lên, được người mẹ họ Trần ấy kể truyện về ông, cho biết khi ông về ở ẩn, dậy học ở trong xă, trước học xá có hai ụ đất cao, có cây đại thụ đă lâu đời. Bên trong, ruột cây bị rỗng không, và mục nát, ông mới bảo học tṛ của ông sớm đến chặt cây đó đi, để cho học xá rộng răi khoang quang. Đêm hôm ấy, ông nằm ngủ, mộng thấy có một thần nữ đến nói với ông rằng : -Xin tướng công 相公 hăy khoan chặt cây, chờ cho thiếp sinh nở đă, sáu bẩy ngày hăy chặt. Sáng sớm ngày hôm sau, khi ông c̣n ngủ chưa dậy, học tṛ của ông y theo lời ông dậy, đă hạ xong cây đại thụ đó rồi, t́m thấy trong ruột cây có ba quả trứng, bèn dùng đao đập vỡ một quả, c̣n hai quả đem về tŕnh ông, rồi lại đập vỡ thêm một quả nữa, trông h́nh dạng giống như là rắn. Duy quả trứng c̣n lại, bẩy ngày sau, quả nhiên nở thành một con rắn, càng ngày càng thấy nó lạ lùng. Bèn thả nó đi . Một đêm, ông ngồi đọc sách, thấy có một ḍng máu từ trên nóc nhà rớt xuống, làm thấm đến ba tờ giấy. Ông buồn than thở: -Thế này, th́ nó oán đến ba đời nhà ḿnh đây ! Sau này, ông gặp Thị Lộ bán chiếu ở ngoài đường, thấy nàng tư dung đẹp đẽ, sắc sảo, bèn trào phúng nói đùa : -Cô nương quê quán làng nào đấy ? Đến đây bán chiếu gon, chiếu c̣n hay hết ? Xuân xanh đương độ hoa nở, thế th́ bao nhiêu tuổi, có chồng chưa được mấy con ? Người con gái đáp : -Nhà thiếp ở bờ Hồ Tây đến đây bán chiếu « gon », việc ǵ ông hỏi hết hay c̣n, nay tuổi chừng độ trăng tṛn lẻ, chồng c̣n chưa có, có chi con ? Ông đem ḷng yêu thích, mà lấy nàng làm vợ. (Đoạn văn trên đây nguyên là bài thơ thường gọi là “Bài thơ Bán Chiếu Gon”, chữ nôm, dịch ra hán văn-coi chú thích) Hơn mười năm sau, ông mới phát giác ra là ở rốn có cái vẩy. Kịp đến thời vua Lê Thái Tông lên ngôi, lúc đó ông đă về hưu ẩn dật, vua có mấy lần đến thăm nhà, thấy Thị Lộ đẹp th́ sinh ḷng ưa thích, mới kín đáo xuống mật chiếu vời nàng vào hầu. Ông có làm bài thơ trách rằng : Thiên cao địa hậu tứ thời thành, 天高地厚四時成 Khả trách hà nhân đạo bất minh, 可责何人道不明 Kính diện tuy thanh trần dĩ nhiệm, 镜面雖清塵已染 Đức tâm phương nhuệ dục tuỳ tranh, 德心方銳欲谁争 Nhân thanh tằng hiệu Chu vương đức, 聲曾效周王德 Thệ chỉ tương đam Hán đế t́nh, 誓指相耽漢帝情 Hạnh đắc thiên nhân tương bán trợ, 幸得天人相半助 Tất nhiên xă tắc cánh xuân sinh, 必然社稷更春生 Và Thị Lộ cũng có thơ đáp lại : Đan tâm khẩn khẩn sự do thành, 丹心懇懇事由成 Thuỳ vị cương thường đạo bất minh, 谁謂綱常道不明 Nhật hoả hà ưu vân thốn điểm 日火何憂雲寸點 Mộc cù khởi phụ cát luỵ tranh , 木樛豈負葛纍争 Anh hùng miễn đại anh hùng chí, 英雄勉大英雄志 Nữ tử phi nhi nữ tử t́nh, 女子非兒女子情 Phúc quyến thiên duyên cầm sắt hợp 福眷天緣琴瑟合 Nghiệm chư tôn tử thánh hiền sinh, 騐諸孫子聖賢生 Sau vua Lê Thái Tông đến vườn Lệ Chi, Thị Lộ được vua yêu thưởng thức, rồi đột ngột băng hà 崩遐. Đ́nh thần bí mật xét xử ông, buộc ông vào tội chu di tam tộc. Rồi sau mới đến Thị Lộ. Thị Lộ xin được ra sông để tắm, lập tức hoá ra một con rắn trắng, lặn xuống nước biến đi không trở lại nữa, mới hay là ông bị « rắn báo oán ». Đến đời vua Lê Thánh Tông xét công tích ban ơn cho các công thần, nhiều lần xuống chiếu để xem những di tích. Lúc bấy giờ Anh Vũ tuy nghe thấy, nhưng c̣n sợ án oan của ông chưa được rửa sạch, mới trở về nước và cải ra họ Trần. Vào kỳ Thu thí, Anh Vũ đi thi Hương, trúng Gỉai Nguyên, nghe cách chư sinh bàn bạc đến chuyện cũ, được biết là nhà vua xuống chiếu đi t́m nhiều lần, quả vua có ḷng thương, Anh Vũ bèn đi lên kinh, mong t́m được người quen của cha cất nhắc. Nguyễn Trăi được vua Lê Thánh Tôn gia phong là Đặc Tiến Kim Tố Vinh Lộc Đại Phu, tước Tế Văn Hầu Thượng Trụ Quốc (coi chú thích), ban ruộng đất để lo việc thờ cúng. Anh Vũ sinh ra ba người con là Tổ Tạc, Tổ Lưu và Tổ Giám. (1) Tổ Giám làm quan đến Thừa Chính Sứ, phụng mệnh đi sứ sang Tầu, thuyền qua biển Đông Hải, th́nh ĺnh gió bao, song to nổi lên, Tổ Gíam lấy là sứ giả khấn vái, cầu xin th́ lập tức sóng yên biển lặng Lúc trở về, Tổ Giám, biển lại nổi sóng như lúc đi. Bấy giờ, Tổ Giám mới ngửa cổ lên trời than : -Ai ngờ con “quái vật” này thù dai và thâm độc đến thế ! Rồi chỉnh đốn lại mũ măng, y phục, nhẩy xuống biển, t́m đến thuỷ cung 水宫.
CHÚ THÍCH 1- Tế Văn Hầu - 濟文侯 Nguyễn Trăi 阮廌(1380-1442) có các tước hiệu : - Ngày 18-3-1428, tức năm Mậu thân, vua Lê Thái Tổ phong cho Nguyễn Trăi tước Quan Phục Hầu. Ngày 3-5- 1429 , tức năm Kỷ Dậu, Lê Thái Tổ phong cho Nguyễn Trăi là Á Hầu, trong số 93 khai quốc công thần khác.. - Năm 1464, tức năm Giap Th́n, vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết minh oan phong cho Nguyễn Trăi là Tán Trù Bá, rồi lại gia phong là Đặc Tiến Kim Tố Vinh Lộc Đại Phu, tước Tế Văn Hầu Thượng Trụ Quốc, ban ruộng đất để lo việc thờ cúng. Lại có thuyết cho rằng tước hiệu « Tế Văn Hầu », sau 70 năm Nguyễn Trăi bị hoạ, ngày 8 tháng 8 năm 1512 vua Lê Tương Dực mới phong tước này cho ông. ( Chúng tôi chỉ xin nêu tước hiệu này để tồn nghi, v́ chưa có t́m được tài liệu ) Trong truyện này, Nguyễn Trăi 阮廌 lại viết lầm là Nguyễn Tiến 阮薦, và sách Hoàng Việt Văn Tuyển của Bùi Huy Bích, cũng chép là Nguyễn Tiến 阮薦, có thể là do sự sao chép nhiều lần mà lầm lẫn giữa chữ Trăi 廌, (có nghĩa là con giải trăi (c̣n đọc là Trĩ), và chữ Tiến 薦 có nghĩa tiến bộ tiến thủ. Trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, nguyên bản chữ Hán, viết là Nguyễn Trăi 阮廌, với rất nhiều lần. Xin so sánh sự khác biệt hai chữ này dưới đây : 薦 chữ Tiến, và chữ Trăi 廌 2- « Nam thiên Trân Dị Tập 南天珍異集” : Thiên Nam Trân Dị Tập là một tác phẩm văn học gồm những đoản bút kư tiểu thuyết viết bằng Hán văn, gồm 135 truyện, đề cập đến các nhân vật Việt Nam như Nguyễn Trăi, Nguyễn Quư Đức, Lê Cảnh Tuân, Loa Đại Vương Truyện Kư ... Bản gốc viêt bằng tay, không đề tên tác giả. Nhưng theo lời tựa đề ngắn ngủi của sách, th́ người ta được biết Nam Thiên Trân Dị Tập đă dựa vào sách « Công Dư Tiệp Kư » của Vũ Phương Đề có sẵn trước, người đời sau sửa lại những chỗ lầm lẫn, ngoa ngộ, thiếu khuyết, viết thêm vào. Năm 1992, « Nam Thiên Trân Dị Tập » được « Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện » tức trường « Viễn Đông Bác cổ » cũ, cùng với « Đài Loan Học Sinh Thư Cục » và một số học giả, chuyên gia Hán Nôm, thâu góp những tác phẩm viết bằng hán văn của ta ngày xưa, đính chính, xuất bản, phát hành trong tủ sách « Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San », đây là một công tŕnh đồ sộ quư giá, in ấn kỹ càng, được chia ra làm 5 loại tiểu thuyết, không có phần lịch sử : -Thần Thoại tiểu thuyết. -Truyền Kỳ tiểu thuyêt -Lịch Sử Diễn Nghĩa tiểu thuyết -Bút Kư tiểu thuyết -Hiện Đại tiểu thuyêt, số lượng rất ít. 3- Tư Nghiêp 司業 Tên gọi chức quan, coi về việc giáo dục. Ở Trung Quốc từ sau triều nhà Tùy, tại Quốc Tử Giám, tức là cơ quan tối cao về việc dạy học, đặt ra chức Tư Nghiệp, làm phó, trợ giúp việc tế lễ, trông coi những chính sách dậy dỗ nho sinh. Đến cuối đời nhà Thanh chức này bị băi bỏ. Ông Chu Văn An đời nhà Trần cũng từng coi Quốc Tử Giám Tư Nghiệp. 4- Năm Canh Th́n 庚辰1400 Tức năm 1400, niên hiệu Thánh Nguyên nguyên niên, Hồ Quư Ly xưng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, mở khoa thi Thái Học Sinh 太學生, tức Tiến sĩ, Nuyễn Trăi đậu khoa này, và được bổ làm Chánh Chưởng Ngự Sử Đài 正掌御史台 , là viên quan chính coi việc giám sát các cơ quan, quan lại. 5- Năm Đinh Hơi 丁亥1407 Nhà Hồ mất, quân Minh bắt Hồ Qúy Ly, Hồ Hán Thương về Kim Lăng, tức Nam Kinh. Nguyễn Trăi theo cha đến Aỉ Nam Quang, nghe lời cha khuyên trở về, t́m găp Lê Lợi ; bị quân Minh bắt tạm giam ở Đông Quan (Hà Nội). Vào tháng 8 năm 1407, Minh Thành Tổ là Chu Lệ ra lệnh đổi An Nam là Giao Chỉ, và đặt quan cai trị, chia nước ta thành Tam Ty, ba ty, và bổ nhiệm : -Đô Thiêm Sự Lă Nghị làm Giao Chỉ Đô Chỉ Huy Sứ Ty - Hoàng Trung làm Phó Đô Ty ; -Hoàng Phúc làm Bố Chính Ty và Án Sát Ty 6-Năm Mậu Thân 戊申 1428 là năm, vua Lê Thái Tổ : -Lên ngôi xưng đế, làm vua (1428-1433) -Đặt niên hiệu: Thuận Thiên -Đặt quốc hiệu : Đại Việt -Kiến đô ở Đông Đô tức Thăng Long -Ban quốc tính cho Nguyễn Trăi là Lê Trăi, cùng với 93 người công thần khác. - Ngày 15 tháng 4 năm 1428 sau khi vua lên ngôi th́ ban lệnh cho Nguyễn Trăi 阮廌, soạn” B́nh Ngô Đại Cáo” bằng Hán văn, trong đó có câu viết cứng cỏi, đanh thép, không sợ hăi : « Toại sử Tuyên Đức chi giảo đồng độc binh vô yếm 隧 使 宣 德 之 狡 童 黷 兵 無 厭 Và được Trần Trọng Kim dịch : Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức nhàm vơ không thôi » 7- Năm Nhâm Tuất 壬戌 1442 Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư th́ ngày 16 tháng 8 năm 1442 giết Hành Khiển 行遣 Nguyễn Trăi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba đời. Trước đây, Nguyễn Thi Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cớt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trăi, rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trăi bị tội ấy. Ngày 9 tháng 9 năm 1442, giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, v́ khi Nguyễn Trăi sắp bị hành h́nh có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc. Chức vụ của Nguyển Trăi là Nhập Nội Hành Khiển. Hành Khiển là chức quan có từ thời nhà Trần, cũng gọi là Thứ Tướng, địa vị sau Thái Úy, điều hành chính quyền, phần lớn do tông thất đảm nhậm, hay hoạn quan. Đến thời Trần Khắc Chung th́ sĩ đại phu được giữ chức Hành Khiển, diên tục đến thời Nguyễn Trăi. 8- Tuyên Đức 宣德 Là niên hiệu của vua Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ ,thời gian tại vị (1426-1435), cháu của Minh Thành Tổ là Chu Lệ,người phái Trương Phụ đem quân đánh nhà Hồ . Tuyên Đức là vua thứ 5 triều nhà Minh, bấy giờ, năm 1428, Tuyên Đức mới lên ngôi được 3 năm, là năm Nguyễn Trăi viết B́nh Ngô Đại Cáo. Mặc dầu là lời lẽ cứng cỏi trong « B́nh Ngô Đai Cáo », nhưng vua ta để tránh cảnh loạn ly giặc giă, vua Lê Thái Tổ vẫn khôn khéo ôn hoà đem đúc « Đại Thân Kim Nhân 代身金人 », « người vàng », sang triều cống Tầu để cầu phong. « B́nh Ngô Đại Cáo » được coi là bản Tuyên Ngôn Độc Lập, cũng như được xưng tụng là một áng Thiên cổ hùng văn 天古雄文. 9- Tướng Công 相公 Có các nghĩa : 1-Nguyên là từ để xưng hô một cách kính trọng Tể Tướng. 2-Gọi người học tṛ học thức là Tướng Công -Người vợ cũng xưng hô gọi chồng một cách kính trọng là Tướng công, hoặc gọi là quan nhân, hoặc một cách yêu dấu th́ xưng hô là « khanh » 3-Đời Thanh gọi nam kỹ, nam xướng là Tướng Công, nên chỗ tập trung cư trú của các nam kỹ là Tướng Công Đường. 10- Thừa Chỉ Học Sĩ 承旨學士 Tiếp thụ thánh chỉ, ư kiến, của nhà vua . -Đời nhà Đường trong Hàn Lâm VIện có chức quan là Học Sĩ Thừa Chỉ, địa vị ở trên các Học Sĩ. Phàm các lệnh phế bỏ, hay bổ nhiệm, những việc chính sự trọng yếu đều được truyền đến. -Các triều Tống, Nguyên tiếp tục noi theo . -Thời Ngũ Đại có chức Xu Mật Viện Thừa, và Phó Thừa Chỉ -Đến triều Minh th́ chức này bị phế. 11- Tiến Sĩ 進士 Tùy Dạng Đế vào niên hiệu Đại Nghiêp đặt ra khoa Tiến Sĩ để tuyển lựa nhân tài đầu tiên -Các triều Đường, Tống duyên tục theo. Phàm đi thi Cử nhân tại Lễ Bộ người được hợp cách trúng tuyển th́ gọi là Tiến Sĩ. -Đường triều khoa Tiến Sĩ và khoa Minh Kinh được coi là trọng yếu hơn cả. -Các triều Nguyên, Minh, Thanh, sau khi Điện Thi trúng tuyển được ban xuất thân, và cũng gọi là Tiến Sĩ( Giap bảng), nhưng chia làm 3 Giáp : -Đệ Nhất Giáp lấy ba người, ban danh xưng Tiến Sĩ Cập Đệ - Đệ Nhị Giáp và Đệ Tam Giáp ban danh xưng Tiến Sĩ Xuất Thân và Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân. (Trong truyện viết là Nguyễn Trăi đổ Tiến Sĩ vào năm Canh Th́n niên hiệu Thánh Nguyên nhà Hồ tức năm 1400) 12- Hoàng Giáp黄甲 - Năm Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh thứ 2, đời vua Trần Duệ Tôn, tức năm 1374, vua bắt đầu mở khoa Tiến Sĩ, và lấy Đào sư Tích đỗ Trạng Nguyên, lấy Lê Hiến Phủ đỗ Bảng Nhăn. Nguyễn Phi Khanh đậu Hoàng Giáp 黄甲, tức tiến sĩ cập đệ, v́ tên ghi trên loại giấy hoàng chỉ黄纸 (giấy vàng) nên gọi là Hoàng Giáp, ông làm chức Đại Lư Tự Khanh 大理寺卿, chức quan coi về h́nh ngục triều nhà Hồ. Tác phẩm có Nhị Khê Tập. 13- Thu thí 秋試- 鄕試 -Thời xưa ở Tàu cử hành hương thí vào tháng 8, người đỗ th́ gọi là Cử Nhân (Ất bảng), hoặc c̣n gọi là Hiếu Liêm. Theo lệ nhà Thanh ba năm cử hành Hương Thí một lần vào những năm Tư, Ngọ, Măo, Dậu vào tháng 8, nhân v́ là mùa thu ; nhân thế gọi là Thu Thí. Người đậu đầu khoa hương thí được ban là Giải Nguyên 解元 . -Các triều đại sau nhà Tống, nhà Nguyên, như Minh, Thanh, th́ Giải Nguyên được sử dụng để chỉ người học tṛ, chứ không c̣n giữ nghĩa cũ nữa. 14- « Bài thơ Chiếu Gon » bằng chữ nôm (2) : Lời Nguyễn Trăi : Người ở đâu ta bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n
Xuân thu phỏng đă bao nhiêu tuổi 春秋倣㐌包饒些 Đă có chồng chưa được mấy con
Thị Lộ đáp : Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon
Nỗi chi ông hỏi hết hay c̣n
Xuân thu nay đă trăng tṛn lẻ
Chồng c̣n chưa có hỏi chi con
Bá thơ nôm này có nhiều bản, có một vài chữ khác biệt, nhưng tựu chung ư chính không thay đổi. Theo Tự Điển Nôm và Hán Việt của Linh Mục Trần Văn Kiệm th́ “gon 昆” nghĩa là mềm. Và trong truyện dịch ra hán văn như sau : 姑娘何鄉人 Cô nương hà hương nhân 來此賣涼蓆 Lai thử mại lương tịch 涼蓆如今何有餘 Lương tịch như kim hà hữu dư 姑娘風華正茂 Cô nương phong hoa chính mậu 芳齡幾許 Phương linh kỷ hứa 有否夫婿 Hữu phủ phu tế 幾多子息 Kỷ đa tử tức Thị Lộ thưa : 奴家住西湖畔 Nô gia trú Tây Hồ bạn 來此賣涼蓆 Lai thử mại tịch lương 緣何君 問可有餘 Duyên hà quân vấn khả hữu dư 奴家今朝十五月圓早已過 Nô gia kim triêu thập hữu dư 待字閨中何来子息 Đăi tự khuê trung hà lai tử tức Paris, ngày 19-11-2019 lúc 17 giờ15 phút Phạm Xuân Hy ............. Bij chú của ERCT : (1) Chữ "Tổ*" có hoa thị * đă được dịch giả cho biết là Tố Lưu (May 20 2020) (2) Bài thơ "chiếu gon" là thơ viết bằng chữ Nôm, chữ do tổ tiên ta sáng tạo để bểu thị tiếng thuần Việt, không phải là chữ hán, tiếc rằng CHỮ NÔM nay bị mai một đi nhiều. Bài thơ Chiếu gon này năm trong nguyên truyện, dịch giả chép lại để bảo tồn chữ nôm hiếm hoi và nổi tiếng này
Cảm tưởng về thơ văn của anh Phạm Xuân Hy xin gởi về Japan_ob@yahoo.com |