Chân dài tới nách Thanh Anh Tâm nhập học lớp Đệ Nhị trường Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên năm 1971 trong khi Lan vào lớp Đệ Tam cùng năm. Tâm là con ông chủ nhà sách và Lan là con của bà chủ sạp vải ở nhà dài chợ thành phố Long Xuyên. Hai người biết mặt nhau nhưng chưa bao giờ có dịp tṛ chuyện mặc dù ở rất gần nhau và cùng cấp sách đến trường hằng ngày trên cùng một con đường. Một hôm vào giờ ra chơi Tâm cùng đám bạn cùng lớp đùa giởn lấy nùi giẻ lau bảng nhúng nước ném từ trên lầu xuống mấy cô học ở từng dưới. Trong khi cả lớp của Tâm đang chú ư lo giải bài toán khó th́ ông Tổng Giám Thị bước vào. Cả lớp đứng dậy cúi đầu chào xong ngồi xuống chờ nghe lời của ông Tổng Giám Thị. Em nào đă liệng cái nùi giẻ nhúng nước trong giờ chơi, ông Tổng Giám Thị hỏi. Cả lớp im phăng phắt. Sau một phút không ai trả lời ông hỏi tiếp: Các em đừng che chở cho bạn và người làm phải chịu trách nhiệm đừng để cho những bạn khác phải bị vạ lây. Tôi sẽ phạt cả lớp nếu không ai thú nhận. Cả lớp lại im phăng phắt. Không khí rất ngột ngạt khó thở. Trong lúc ai cũng cuối đầu phân vân không biết phải trả lời làm sao cho ổn thỏa th́ Tâm đứng lên thưa: Dạ thưa thầy em làm. Hải ngồi cùng bàn với Tâm mới chính là người đă quăng cái nùi giẻ xuống, trong khi Tâm chỉ là người đi vô cầu tiêu nhúng nước. Hải có vẽ hối hận v́ đă không dám nhận tội, nh́n Tâm đi theo ông Tổng Giám Thị mà trong ḷng vô vàn ái náy. Tâm theo ông Tổng Giám Thị lên văn pḥng làm việc trong khi bạn bè rất lo lắng, sợ Tâm bị đuổi học, đồng nghĩa với đi quân dịch, trong lúc dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến mà hầu hết những sống ở miền Nam đều không mong muốn. Bước vào văn pḥng ông Tổng Giám Thị, Tâm thấy một cô nữ sinh đang cuối mặt dường như đang khóc, có vẽ uất ức lắm. Đây là em Lan, ông Tổng Giám Thị nói. Em lên thưa với thầy là bị các anh lớp trên lầu quăng nùi giẻ nhúng nước từ trên lầu xuống làm áo dài em ướt hết và đầu tóc đóng bột phấn trắng như vôi. Lan ngẩng đầu nh́n người phạm tội với đôi mi ướt v́ c̣n đang khóc. Tâm nhận ra cô hàng xóm và đây là lần đầu tiên Tâm đối diện với Lan trong một trường hợp bất đắc dĩ. Cô cho tui xin lối nghe, Tâm nói. Tụi tui chỉ giởn chút chơi không ngờ ra đến nông nổi như vầy Lan vẫn tiếp tục sụt sùi khóc nhưng trong ḷng nguôi ngoai phần nào sau khi nghe lời xin lỗi. Tâm bị kỷ luật là đuổi học hai tuần lễ và chỉ có thể trở lại trường khi có cha mẹ đến xin phép cho tiếp tục học và bảo đảm là Tâm không tái phạm phá phách. Tan học về Hải ghé ngang qua nhà Tâm hỏi cho biết kết quả sự việc như thế nào và tiện việc xin lỗi bạn v́ không dám nhận tội ḿnh làm. Không sao đâu, Tâm nói. Nếu tao không đem cái nùi giẻ đi nhúng nước th́ chắc chuyện nầy không xảy ra. Dù ǵ th́ tao cũng bị đuổi học rồi, có chơi có chịu. Mà ai thưa ḿnh lên văn pḥng vậy ? Hải hỏi. Lan con bà chủ sạp vải ở gần nhà tao đó, Tâm trả lời. Trời đất, Hải la lên. Lan nó là em bà con cô cậu của tao. Từ gỉả Tâm, thay v́ về nhà Hải đi thẳng qua nhà bà cô t́m Lan xin lỗi. Sau khi nghe Hải kể hết từ đầu tới đuôi, Lan đă hết giận và cảm thấy tội nghiệp cho Tâm, người dám đứng ra nhận tội một ḿnh, thay v́ khai ra tất cả những người bạn có tham dự. Mỗi ngày trên đường đi đến trường, Lan đều liếc liếc vào nhà Tâm. Lan cũng tự hỏi tại sao ḿnh phải làm vậy nhưng không có câu trả lời nào thỏa đáng. Một hôm trên đường vế, đang lúc liếc vô như mọi ngày th́ cũng cùng lúc Tâm nh́n ra, bốn mắt chạm nhau. Lan kéo nhanh nón lá xuống che mặt, đi nhanh như chạy về nhà. Suốt đêm hôm đó cả Tâm và Lan đều khó ngũ, suy nghĩ mông lung. Từ hôm đó ngày nào Tâm cũng ngồi phía sau quầy sách canh chừng giờ Lan đi học về, chỉ để có một khoảnh khắc ngắn ngủi cho bốn mắt gặp nhau. Dần dần Lan không c̣n kéo nón lá xuống che mặt đi nhanh như những ngày đầu mà c̣n nhoẻn miệng cười làm duyên. Lại những đêm dài khó ngũ, nghe tim thổn thức …. Sau hai tuần bị đuổi Tâm đi học trở lại, không dám phá phách nữa, dồn mọi cố gắng lo cho việc thi Tú Tài. Bằng Tú Tài như lá bùa hộ mạng cho thanh niên trong thời điểm chiến tranh khốc liệt. Đậu Tú Tài là có cơ hội đi học tiếp. Rớt Tú Tài là phải vào quân đội và có thể không bao giờ trở về với gia đ́nh khi h́nh hài c̣n nguyên vẹn. Một hôm đang lúc đi học về trên cầu Hoàng Diệu, cầu nối liền bờ khu hành chánh và khu thương mại chợ Long Xuyên, Tâm thấy dáng một nữ sinh đi phía trước giông giống Lan. Tâm bước đi nhanh hơn và bắt kịp cô nữ sinh khi đến giữa cầu. Lan đi học về hả, Tâm hỏi bâng quơ để bắt đầu câu chuyện khi biết chắc là Lan. Dạ, Lan trả lời suông cụt ngũng, sau khi liếc ngang qua và nhận ra Tâm. Tui muốn mời Lan đi uống sinh tố, Tâm mạnh dạn nói, để xin lỗi việc quậy phá tháng trước làm Lan phải bị áo dài bị ướt và mái tóc bị ăn vôi. Anh đâu có lỗi ǵ đâu, Lan không trả lời thẳng lời mời. Anh Hải của tui nói anh không phải là người ném cái nùi giẻ mà. Lỗi của tui là đă đi nhúng nước nó, Tâm trả lời. Thật t́nh tụi tui lúc nào cũng có ư quậy phá để gây chú ư của mấy cô học dưới lầu vào giờ chơi. Hôm nay nếu nhận lời đi uống sinh tố là Lan đă tha lỗi cho tui và tui hứa sẽ không bao giờ đùa giởn như vậy nữa. Hứa thiệt hông đó ? Lan hỏi lại cho có lệ thôi. Thay v́ qua cầu Hoàng Diệu quẹo trái về nhà, hai người mới làm quen đi thẳng tới đường Phạm Hồng Thái, quẹo trái đi tới khu nhà lồng bán sinh tố bên cạnh rạp chiếu bóng Tân Đô. Sở dĩ phải đi ṿng vo xa như vậy là Lan sợ những người gần nhà trông thấy. Hai người đă đi uống sinh tố rất nhiều lần. Đôi khi c̣n hẹn nhau đi công viên hay qua cồn Phố Ba ăn mận nữa. Dường như chưa ai để ư mối t́nh đang lớn dần theo ngày tháng của họ hết. Tháng 3 năm 1972 mùa hè đỏ lửa. Tháng 6 cùng năm, Tâm đậu Tú Tài. Gia đ́nh vui mừng một th́ Lan vui mừng đến mười lận, khi biết người ḿnh yêu đă có mănh bằng bỏ túi, tiếp tục trên c̣n đường học vấn và hai đứa c̣n được tiếp tục lén lút hẹn ḥ. Mùa hè đỏ lửa đă cướp mất hy vọng của nhiều người. Tâm bị gọi đi nhập ngũ quân trường Thủ Đức v́ bị đôn quân do tuổi trên giấy tờ cao hơn 1 tuổi so với qui định của chính quyền. Ngày nào cả hai cùng trông thư từ người ḿnh yêu. Trong quân trường Tâm hay bị phạt v́ không tập trung ngày nào không nhận được thư của Lan. Lan suy nghĩ lung tung, lo lắng, thấy có cái ǵ đó thiếu thiếu ngày nào ông phát thư ghé ngang mà mấy đứa em không ghẹo “chị Lan ơi có thư của bồ nè”. Gần một năm trôi qua. Khóa học Sĩ Quan Trừ Bị ở Thủ Đức kết thúc. Tâm chọn binh chủng rằng ri mũ nâu, đóng quân ở B́nh Long, gần biên giới Việt-Miên. Hai người vẫn liên lạc trao nhau tấm ḷng yêu thương gói ghém trong những bức thư t́nh. Hẹn gặp nhau trong những ngày về phép. Lần về phép đầu tiên, sau vài ngày bàn bạc, hai người quyết định thưa chuyện t́nh cảm của ḿnh cho gia đ́nh biết. Hai bên gia đ́nh đồng ư không do dự v́ là lối xóm và rất môn đăng hộ đối. Gia đ́nh Tâm cho biết sẽ lo cưới hỏi khi việc xin thuyên chuyển cho Tâm về làm cho một quân trấn ở tỉnh An Giang. Ông bà ta có câu “Người tính không bằng Trời tính”. Việc lo cho Tâm về An Giang cứ bị trục trặc, kéo dài gần hai năm mà chưa xong. Sau lần về phép đầu năm 1975, Tâm trở lại đơn vị vài tuần th́ các tỉnh vùng cao nguyên thất thủ. Lan khóc gần hết nước mắt ngày hai người chia tay, Tâm khăn gói lên đường đi Sài G̣n bằng xe đ̣. Lan bịn rịn nh́n theo, nước mắt lăn dài trên má mà không biết ḿnh đang khóc, vẫy tay chào người ḿnh yêu khi Tâm bước chân lên phà Vàm Cống mà mắt cứ luôn hướng về Lan. Lan vẫn đứng yên rươm rươm nước mắt nh́n theo chiếc phà chuyển ḿnh lùi xa dần hướng về phía bên kia sông Hậu giang. Ngày quân đội VNCH được lịnh bỏ căn cứ rút lùi dần về Nha Trang, Đà Lạt, trung đội của Tâm theo đại đội rút vê Thủ Dầu Một. Đêm 28 tháng 4, Tâm nhận lịnh dẫn trung đội rời căn cứ, với nhiệm vụ chận đường toán VC đang di chuyển về hướng thành phố Biên Ḥa. VC xả súng khi chúng phát hiện ra anh trinh sát của Tâm. Không đợi Tâm ra lịnh, những người lính của anh bắn trả, tiến về phía anh trinh sát đang bị thương để bảo vệ sự sống c̣n của người bạn lính. Khi tiếng súng của VC xa dần, Tâm chạy nhanh về hướng anh trinh sát, định bụng xem xét t́nh h́nh vết thương, trong khi anh truyền tin đang gọi tiếp viện và báo cáo có binh sĩ bị thương cần trực thăng cứu cấp tải thương. Tâm chưa chạy được ba bước th́ một tiếng nổ điếc tai dưới chân của Tâm. Tâm ngă quỵ, bất tỉnh ….. tấm thẻ bài bị văng ra khỏi cổ. Khi tỉnh dậy mở mắt ra nh́n xung quanh nhưng không nhận ra cái thứ ǵ quen thuộc cả. Ngó tới ngó lui chỉ thấy bác sĩ và y tá người Mỹ. Nghe đau dưới chân. Tâm ráng vận dụng hết sức gạt cái mền che chân. Tâm điếng lặng người khi thấy đôi chân bị cưa tới gần đầu gối. Tâm chỉ biết nh́n đôi chân mà nước mắt trào ra lúc nào không hay, mặc dù Tâm là người rất mạnh mẽ. Đầu óc Tâm rối bời. Hết nghĩ tới Lan rồi nghĩ tới gia đ́nh. Không biết Lan và gia đ́nh có biết tin ḿnh bị cưa hai chân chưa ? Lan sẽ c̣n yêu nữa không khi biết ḿnh tật nguyền như vầy ? trung đội rằng ri ra sao ?, vân vân và vân vân …. Với một số vốn ngoại ngữ ít ỏi Tâm cũng lần ṃ ra chuyện ǵ đă xảy ra với ḿnh. Đôi chân đạp ḿn bị nổ khi Tâm đạp lên khi chạy lên lo cho anh lính trinh sát của ḿnh. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tâm được đưa hạm ra đội, trong lúc c̣n đang hôn mê, dưới sự quyết định của người chỉ huy trưởng quân y viện Biên Hoà. Tâm được vào một trại tạm cư ở Okinawa, hằng ngày lo học tiếng Anh và lo thủ tục nhập cư qua Mỹ. Rất nhớ gia đ́nh và nhớ Lan nhiều lắm nhưng không thể liên lạc được. Đôi khi Tâm nghĩ cũng không nên liên lạc với Lan nữa v́ đôi chân tàn phế sẽ không mang lại hạnh phúc cho người ḿnh yêu. Tâm được một gia đ́nh người Mỹ bảo lănh ra khỏi trại tạm trú khi sang định cư ở tiểu bang miền Đông nước Mỹ. Gia đ́nh lo lắng mọi chuyện cho Tâm, từ lo đi học tiếng Anh, dẫn Tâm đi bác sĩ chửa trị đôi chân. Họ mua cho Tâm một xe lăn máy. Tâm chỉ cần bấm nút điều khiển là có thể di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác không mấy khó khăn. Họ c̣n mua chiếc xe minivan có thiết bị đặc biệt cho người khuyết tật, để chở Tâm và chiếc xe lăn từ nhà đến những nơi cần thiết. Tâm được nhận vào đại học năm 1978, cũng là năm Tâm nhận được đôi chân gỉả bằng plastic. Lúc đầu Tâm không quen, đi té lên té xuống. Với sự chăm sóc chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn, dần dà Tâm đă xử dụng được đôi chân gỉả đi lại mà không c̣n cần xe lăn máy nữa. Sau nhiều năm tháng khuyên bảo của gia đ́nh thứ hai của ḿnh, Tâm miễn cưỡng viết một lá thư gởi về cho gia đ́nh, qua trung gian của một người quen bên Pháp, nhưng không viết thư cho Lan. Sáu tháng sau Tâm hồi hộp mở lá thư hồi âm của người em trai. Gia đ́nh Tâm đă phải giao nhà cho cách mạng, về quê nội trong Mương Khai sinh sống. Gia đ́nh mừng lắm khi biết anh c̣n sống. Người em trai chỉ cho biết ngắn gọn về gia đ́nh Lan bị đày đi vùng kinh tế mới, nhưng không rơ là đi đâu. Không ai có tin tức ǵ hết từ sau ngày rời khỏi thành phố Long Xuyên. Tâm ngồi thừ ra, suy nghĩ mông lung. Nhớ gia đ́nh nhiều nhưng nhớ Lan nhiều hơn. Không biết người ḿnh yêu trôi dạt nơi đâu và sống ra sao bây giờ ? Mấy năm sau ra trường Tâm vào làm việc cho một hăng điện tử ở tiểu bang Virginia, nơi có nhiều cựu quân nhân VNCH cư ngụ. Dần dà Tâm quen với cuộc sống chạy đua của người Mỹ, ra khỏi nhà khi mặt trời chưa mọc, về tới nhà phố đă lên đèn. Cuối tuần đi tham dự những buổi nói chuyện chính trị trong cộng đồng người Việt trong vùng. Thật ra Tâm chỉ hy vọng t́m lại được h́nh ảnh oai hùng xa xưa, những ngày c̣n chỉ huy trung đội rằng ri chiến đấu với VC, cho tới ngày bị đạp ḿn mất cả hai bàn chân. Đi làm một thời gian, Tâm dành dụm gởi tiền về VN giúp đỡ gia đ́nh. Ba má Tâm sửa sang lại phủ thờ Ông Bà và Cửu Huyền Thất Tổ rất khang trang, cất nhà 3 tầng lầu với tương đối đầy đủ tiện nghi, pḥng cầu nhà tắm, tủ lạnh, và máy điều ḥa không khí. Người em trai dùng mặt tiền từng dưới buôn bán tạp hóa. Mặt sau có nhà bếp, ở giữa có pḥng ngũ cho vợ chồng họ. Tầng hai có 2 pḥng ngũ và pḥng thờ cúng Phật và Ông Bà. Tầng ba có 2 pḥng ngũ và sân thượng hầu hết là dùng để phơi đồ. Măi đến năm 1985, chính quyền vô sản bắt buộc phải mở cửa v́ kinh tế kiệt quệ, mở cửa kêu gọi khúc ruột ngàn dậm về kiến thiết quê hương, tiến nhanh lên với kinh tế thị trường tư bản theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Tâm đem chuyện muốn về VN thăm gia đ́nh với ông bà bảo lănh. Ông bà chẳng những không phản đối mà c̣n khuyến khích Tâm nên thực hiện càng sớm càng tốt. Người em trai và gia đ́nh đứng vẫy tay gọi to khi Tâm bước ra khỏi cửa phi trường Tân Sơn Nhứt. V́ đă xem h́nh trước khi về VN, nên Tâm dễ dàng nhận ra ba má và người em trai. Ai nấy cũng mừng rỡ gặp lại nhau sau một thời gian dài xa cách. Mọi người lên chiếc xe minivan 15 chỗ ngồi đi về Long Xuyên. Tâm kể lại những ǵ đă xảy ra cho ḿnh từ sau khi bị đạp ḿn, mất đôi chân cho tới cuộc sống hiện tại. Ba má Tâm không ngừng cám ơn Trời Phật phù hộ và ông bà bảo lănh đă bảo bộc và đỡ đần Tâm để có được ngày đoàn tụ như thế nầy. Nôn nóng muốn biết tin tức của Lan v́ nảy giờ không ai đề cập đến, Tâm nh́n người em trai như dọ hỏi. Em có đi U Minh Hạ tháng rồi, người em nói, khi có người cho biết chổ ở chính xác của gia đ́nh chị Lan khi bị đẩy đi kinh tế mới nhưng không ai biết v́ hầu hết những người đang sinh sống ở đó là dân tứ xứ tới lập nghiệp trong những năm gần đây. Tâm buồn rười rượi không c̣n cảm hứng, ngồi trầm ngâm suy nghĩ mông lung. Thôi con, má Tâm nói, chắc là con với nó có duyên mà không có nợ. Ba má biết tụi con thương nhau, chỉ chờ ngày cưới hỏi là xong nhưng chiến tranh đă làm đảo lộn mọi thứ. Lúc con bị mất tích ngày nào nó cũng qua nhà ḿnh nghe ngóng tin tức cho tới tối mới đi về mà con mắt đỏ hoe. Nó có ghé từ giă gia đ́nh ḿnh trước khi đi kinh tế mới. Nó nói là không tin con đă chết và hy vọng có ngày con trở về, hai đứa sẽ làm đám cưới như đă dự định. Tâm cảm thấy thương Lan nhiều hơn bao giờ hết. Cảm xúc dâng trào, cố gắng kềm chế không khóc nhưng nước mắt vẫn ứa ra. Qua phà Mỹ Thuận, bác tài dừng xe trước một quán hủ tiếu ở chợ Sa Đéc cho mọi người dùng cơm trưa. Sau đó bác tài lái xe xuyên qua Lai Vung, Lấp Ṿ, tới Vàm Cống. Khi xe xuống phà Vàm Cống, Tâm không xuống xe hứng gió như mọi người, chỉ bấm nút hạ kiếng cửa sổ ngắm sông nước và hít không khí mát mẻ của Hậu giang sau mấy chục năm mới trở lại. Tâm mơ màng nhớ lại ngày trở lại đơn vị sau Tết 1975, Lan đă bịn rịn đứng phía bên kia bờ vẩy tay cho tới khi phà ra giữa sông, không c̣n nhận ra nhau nữa ra về với cặp mắt đỏ hoe… Anh ơi mua dùm em vài tờ giấy số, tiếng một phụ nữ rao bán. Định bụng không mua nhưng nghe giọng nói quen quen, Tâm nh́n xuống cùng lúc người bán vé số ngẩng đầu lên năn nỉ tiếp. Một khoảnh khắc trôi qua. Bốn mắt nh́n nhau không tin những ǵ ḿnh đang thấy. Lan phải không ? Tâm rất xúc động hỏi to. Không trả lời câu hỏi, người phụ nữ hạ tay đang cầm mấy tờ giấy số xuống, chụp lẹ cái nạn gỗ đưa vào nách làm chân, cố gắng bước đi nhanh như chạy trốn. Tâm dặn người tài xế đậu bên lề chờ sau khi lên phà rồi bước xuống xe đi t́m Lan. Lan muốn tránh mặt nhưng không biết làm sao nên đứng ở đầu phà chờ lên bờ cho nhanh khi vừa cập bến. Tâm chạy đến nắm lấy tay Lan. Sao em lẫn trốn, Tâm nói như muốn khóc, anh đă t́m em gần hơn mười năm nay. Anh vẫn yêu thương em như ngày nào. Em bị tật nguyền, Lan nói, không xứng đáng với anh nữa. Tâm d́u Lan lại ngồi trên băng cập vách phà, lấy tay kéo ống quần lên chỉ cho Lan đôi chân gỉả bằng nhựa của ḿnh. Tâm kể cho Lan nghe những ǵ đă xảy ra cho ḿnh trong trận đánh cuối cùng và lư do tại sao không thể liên lạc với Lan cũng như với gia đ́nh trong mấy năm trời. Tin tức từ chiến trường cho hay là không t́m thấy xác của anh, Lan nghẹn ngào nói. Đêm nào em cũng cầu nguyện cho anh c̣n sống trở về. Sau đó nhà em bị liệt kê vô tư bản mại sản, nhà cửa bị tịch thu và phải đi vùng kinh tế mới sinh sống. Tại sao em bị ra nông nổi như vầy ? Tâm hỏi. Lan không muốn khóc nhưng nước mắt cứ tuôn trào, không sao ngăn được. Chưa kịp trả lời th́ phà cập bến. Tâm giúp Lan đứng lên, hai người theo đoàn người lẫn xe chen lấn xuống phà cho nhanh. Lan dùng nạn làm chân đă lâu nên việc đi xuống phà không khó khăn lắm, mặc dù rắt đông người chen lấn. Đang định dẫn Lan tới chào hỏi gia đ́nh, Lan ra dấu cho Tâm dừng lại trước một tiệm hủ tiếu bên đường. Đây là Cúc, Lan nói, bạn cùng lớp hồi đó và cũng là bồ của anh Hải. Anh có nhớ không ? Thấy mặt quen quen nhưng anh không nhớ, Tâm gải đầu trả lời. Cúc mĩm cười chào Tâm rồi vội vă mang tô hủ tiếu nóng hổi cho người khách đang hối. Em đang sống nhờ ở đây với Cúc, Lan nói. Sáng tiếp bán hủ tiếu, chiều em bán thêm giấy số trên phà. Hai người đang chờ Cúc trở lại để hàn huyên th́ người em trai chạy đến hối lên xe v́ công an đang đuổi không cho đậu trên lề đường chờ khách. Chú có nh́n ra chị Lan không ? Tâm hỏi người em trai. Chị Hai, người em la lớn. Em t́m kiếm chị cả chục năm nay. Tâm phải năn nỉ cộng thêm lời bàn vô của Cúc, Lan mới chịu lấy chút đỉnh đồ dùng lên xe theo Tâm về Mương Khai. Tâm giới thiệu Lan với gia đ́nh và ông bà bảo lănh. Ba má Tâm rất mừng gặp lại Lan nhưng rất buồn khi biết gia đ́nh của Lan đă mất trên đường vượt biên. Ăn cơm tối xong, gia đ́nh sấp xếp cho Lan ngũ ở tầng trệt cho dễ đi lại. Tâm xin người em trai giăng cho cái mùng ngay giữa nhà nơi đi lại từ trước nhà tới nhà bếp. Khi mọi người về pḥng nghĩ sau một ngày dài đi đón Tâm, Lan chống nạn đến bên góc mùng xem Tâm c̣n thức hay đă ngũ sau một hành tŕnh quá dài về thăm quê hương. Tâm có ngũ được đâu mặc dù rất mệt mỏi. Em không ngũ được hả ? Tâm hỏi khi thấy Lan. Dạ hơi khó v́ lạ chỗ và em muốn tâm sự nếu anh chưa ngũ, Lan trả lời. Tâm vén mùng chung ra ngồi bên cạnh nghe Lan kể câu chuyện đau ḷng đă theo đuổi gần 20 năm….. Gia đ́nh em bị đi kinh tế mới. Đi vùng kinh tế mới thực ra là đi khai hoang, nơi mà chó ăn đá gà ăn muối, dưới sự kiểm soát gắt gao của một số cán bộ có học thức cao không hơn đọt khoai lang. Sáng sớm ra đồng đào mương lên luống trồng cây. Chiều về mỗi đầu người nhận được một chén gạo. Ăn cơm tối xong phải đi tham gia học tập nâng cao giá trị giai cấp cách mạng. Một hôm em đang múc đất dưới mương th́ đạp lên vật cứng dưới chân. Em rút chân lên, định dùng tay ṃ xem là cái ǵ. Em chỉ nghe một tiếng nổ lớn rồi bắt tỉnh không c̣n biết ǵ nữa. Khi tỉnh dậy em mới biết là ḿnh trong bịnh viện và cái bàn chân phải không c̣n nữa. Lan vén ống quần lên cho Tâm xem xong nói tiếp Ba má em quyết định vượt biên, khi em gần b́nh phục, với 4 cây vàng cuối cùng c̣n lại. Chủ tàu chỉ cho 4 người đi với số vàng nầy. Ba má em không biết làm sao v́ kẻ đi người ở. Em xin ở lại với hai lư do. Một là v́ tật nguyền em sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển. Hai là em của em c̣n trẻ sẽ có cơ hội học hỏi tiến thân. Em c̣n một lư do nửa nhưng không nói cho ba má biết là em vẫn nuôi hy vọng anh c̣n sống trở về với em. Tâm xúc động siết chặt tay người yêu trong khi Lan kể tiếp Đêm vượt biên, ăn cơm chiều gia đ́nh em 4 người chuẩn bị sẵn sàng chờ trời sụp tối đi ra điểm hẹn. Ba má và hai đứa em được đưa xuống khoang hầm chiếc ghe nhỏ, nằm yên chờ ra khơi. Đúng giờ hẹn, một chiếc ghe lớn chạy tới gần, quăng dây cho chủ ghe nhỏ cột vào cái khoen bằng sắt xong ra dấu cho ghe lớn rồ máy kéo đi. Đi chưa được bao xa th́ bị công an tuần duyên phát hiện. Công an dùng loa phóng thanh bắt ghe dừng lại cho họ kiểm soát, sẽ xả súng nêu không tắt máy dừng lại theo lời họ yêu cầu. Người chủ ghe lớn nghĩ có máy mạnh có thể chạy thoát nên tăng tốc độ và cho người chặt sợi dây kéo chiếc ghe nhỏ bỏ lại. Ghe nhỏ bị ch́m do sóng đánh khi bị cắt dây. Tất cả những người nằm dưới khoang hầm, trong đó có gia đ́nh em, đều chết ngộp v́ không mở được miệng hầm thoát ra ngoài. Em nấn ná ở vùng kinh tế mới, trồng khoai, trồng chuối, trồng rau sinh sống. Một chiều nọ có một người đàn bà đứng tuổi ghé xin tá túc. Thấy em thật t́nh bà thú thật là trên đường vượt biên mà điểm hẹn rất gần nhà em, nơi gia đ́nh em đă ra đi mà không bao giờ đến được bến bờ tự do. Chuyến vượt biên của bà bị lộ. Công an lùng bắt những người tham gia. Bà may mắn thoát được chạy về nhà em xin cho ở tạm thêm vài ngày, chờ việc truy nă lắng xuống, sẽ trở về quê quán. Khi biết hoàn cảnh của em, bà muốn nhận làm con nuôi và về sống chung phụ với bà buôn bán vải trên một vĩa hè chợ quê gần Rạch Miễu. Sau mấy đêm suy nghĩ, em quyết định bỏ cái xứ chó ăn đá gà ăn muối theo bà về sống ở gần bắc Rạch Miễu. Em gọi bà là Má Hai từ đó. Má Hai chạc tuổi ba má em. Có một đời chồng nhưng không có con. Chồng Má Hai bỏ đi theo người đàn bà khác và nghe đâu đă vượt biên. Em tật nguyền, đi đứng khó khăn, không giúp đỡ ǵ nhiều cho Má Hai ngoài việc lo bếp nút hay ngồi coi chừng sạp vải mỗi khi Má Hai đi lo công việc bên ngoài. Cuộc sống của Má Hai và em hơi chật vật nhưng b́nh yên, không thiếu thốn ǵ cho đến ngày công an phường ra lệnh giải tỏa khu chợ ổ chuột để nới rộng đường phố. Má Hai phản đối quyết liệt, đ̣i phải được bồi thường thỏa đáng. Sau đó Má Hai bị mời lên công an phường làm việc mấy ngày liên tục. Việc buôn bán bị ế ẩm thêm vào đó phải đóng tiền phạt về tội phá rối an ninh trật tự và cản trở công an thi hành công vụ. Má Hai bực tức hơn v́ chẳng những không được bồi thường thỏa đáng mà c̣n lại phải đóng phạt nữa. Má Hai ra đứng giữa đường, trời nắng chan chan, kêu tên mấy thằng công an ra chửi. Chửi bới một hồi, Má Hai ngă qụy không nhúc nhích. Mọi người xung quanh chạy lại giúp em đỡ Má Hai dậy, kêu xe ôm chở đi cứu cấp. Má Hai đă bỏ em ra đi trên đường đi đến nhà thương. Công an lợi dụng thời điểm hiếm có nầy, quăng đồ đạc ra đường, san bằng cái nhà, hay nói đúng hơn là cái cḥi, nơi Má Hai và em chung sống hơn cả chục năm. Những người lối xóm thương t́nh cho em tá túc. Họ cũng trao lại cho em những thứ có chút đỉnh giá trị mà công an quăng ra đường trước khi phá nhà. Hỏa táng xong em mang cái thố đựng tro của Má Hai vào tịnh xá gởi, nhờ các sư cô tụng kinh cầu an. Sư cô thấy hoàn cảnh khó khăn của em cho em tá túc ở tịnh xá. Em quyết định bán hết những gỉ có thể bán được, để có chút ít dằn túi pḥng thân và mua vé số bán cho người qua lại trên phà. Cuộc sống rất khó khăn nhưng em không có sự lựa chọn nào khác. Hơn một tháng trước t́nh cờ em gặp lại Cúc và con trai nó trên phà. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi, nói không ra lời và tụi em khóc nhiều lắm. Cúc cho biết anh Hải bị bọn hải tặc Thái Lan bắn chết và đạp xác anh xuống biển khi anh cầm dao chống cự lại bọn hải tặc khi chúng bắt Cúc và một số phụ nữ khác qua tàu của chúng để hăm hiếp. Cúc cũng bị xô xuống biển khi bọn hải tặc nh́n thấy cái bụng bầu gần 6 tháng. May là bám được miếng ván, lênh bênh trên biển cả ngày trước khi được tàu đánh cá vớt đem vô đất liền. Sau đó Cúc về nhà của ba má ở bến bắc Vàm cống sinh nở rồi bán hủ tiếu sống nuôi con qua ngày. Em theo Cúc về Vàm Cống sống từ ngày gặp lại nó, tính tới nay mới chừng hơn một tháng thôi, có lẽ Trời Phật đă xui khiến sắp xếp cho em gặp lại anh. Tâm nắm tay Lan thật chặt. Lan ngă đầu tựa vào vai Tâm. Hai người ngồi yên không nói lời nào, nhớ lại những kỷ niệm, những phút giây êm đềm bên nhau và lời hứa hẹn ngày xưa. Chúng ta làm đám cưới càng sớm càng tốt nghe, Tâm bất chợt nói. Mặc dù Lan rất mong muốn và chờ đợi điều nầy từ lâu lắm rồi nhưng bây giờ bị tật nguyền nên do dự. Em bây giờ đi đứng khó khăn với hai cái nạn gỗ, Lan gượng gạo trả lời. Lo thân em c̣n không xuể th́ làm sao lo cho gia đ́nh được. Em không phải lo cho chuyện nầy, Tâm cắt lời nói. Anh có hơn ǵ đâu, chúng ḿnh hai đứa mà sẽ lấy một que mà chống chọi chung sức lo gầy dựng gia đ́nh. Em cũng biết là anh cũng đă mất hai chân nhưng nhờ mấy ông bác sĩ chân tay bên Mỹ giúp đỡ nên đâu ai biết ḿnh bị tật nguyền, đi đứng b́nh thường như những người khác. Chỉ cần một thời gian ngắn sau khi sang sống với anh bên Mỹ, em sẽ không c̣n cần nạn gỗ nữa như anh bây giờ. Lan chỉ gục đầu khóc mà không trả lời. Lan khóc v́ sung sướng. Anh không sợ bàn bè ghẹo là anh có vợ một chân chống nạn gỗ sao ? Lan hỏi yêu. Tâm cười an ủi trả lời: Chẳng những không sợ mà c̣n khoe với tụi bạn là vợ anh có “chân dài tới nách” khi tụi nó khoe về Việt Nam có mèo nhí chân dài hơn cả thước. Lan mĩm cười ngước lên nh́n Tâm, trong ḷng trào dâng hạnh phúc. Đồng hồ gỏ 3 tiếng. Tiếng xe gắn máy và kèn inh ỏi báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Trong nhà mọi người đều thức dậy, mỗi người lo một việc. Lan trở vào pḥng nhưng không sao chợp mắt được. Những cay đắng khổ đau chồng chất từ ngày chia tay ở bến bắc Vàm Cống năm 1975 tan biến dần, thay vào đó là một niềm hy vọng hạnh phúc chan chứa t́nh yêu thương tưởng chừng như không bao giờ có thể xảy ra. Lan van vái với ông bà cha mẹ chứng giám và phù hộ cho ḿnh từ nay có được cuộc sống mới b́nh yên và hạnh phúc bên người yêu sau bao nhiêu năm xa cách trắc trở …. ..... Thanh Anh - Trương Quang Thưởng - Exryu USA
|