Cu …. lại hoàn Cu
Được sinh ra trong một gia đ́nh rất giàu có ở làng Cái Vồn. Đất của nhà nó c̣ bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi luôn. Mặc dù giàu có nhưng số nó không may mắn khi lọt ḷng mẹ v́ bị đẻ ngược, cái chân đ̣i ra trước cái đầu. Hên cho nó là gặp được cô mụ giỏi đă giúp nắn nó cho quay đầu ra trước nhưng v́ mất nhiều th́ giờ, bị ngộp nên khi chào đời cái mặt tím lè. Đây là lư do mà nó bị èo uột, không lớn lên trong trạng thái b́nh thường như những đứa trẻ khác trong xóm. Mỗi lần bú sữa vừa xong là ọc ra hết. Ngày càng xanh xao không có dấu hiệu nào cho thấy nó có thể sống sót tới ngày đầy tháng. Mấy ông y tá trong làng đều bó tay đầu hàng nên Tía Má nó phó cho số mạng, nuôi được ngày nào hay ngày nấy. C̣n nước c̣n tát, Tía Má nó mời thầy Ba Ban, người nổi tiếng bắt ma trừ quỷ ở tuốt trong núi Ba Thê, về lập đàng cúng vái với nhan đèn, vàng mă để ông đốt bắt ma bỏ vô hủ cải tầng sại. Sau mấy ngày liên tiếp lên đồng nó vẫn xanh xao, sức khỏe có phần tệ hơn, thầy Ba cho gia đ́nh biết con ma nầy nặng bóng vía lắm ông không bắt nó nổi và xin kiếu ra về. Nghe lời mách bảo cách cứu văn tính mạng đứa con khó nuôi v́ tin bị ông bà hay người khuất mặt quở, Tía Má mang nó cho bà Hai ở kế bên nhà. Bà Hai nấu nồi chè xôi nước cúng và lựa một cái tên xấu đặt cho nó là Cu, đợi đến giờ tốt đem trở về nhà, mướn Tía Má ruột nuôi với một số tiền công tượng trưng. Chuyện có vẽ dị đoan khó tin nhưng có thật v́ từ ngày đó thằng Cu không c̣n ọc sữa, da vẽ bớt xanh xao và cựa quậy tay chưn, không c̣n nằm yên một chỗ nữa …. Một phần v́ bịnh tật lúc sơ sinh, một phần là con trai duy nhứt trong nhà nên Cu lớn lên trong sự nuông chiều của tất cả mọi người, muốn ǵ được nấy. Cu lớn lên trong lúc mấy ông tướng Ḥa Hảo tung hoành gần hết các tỉnh miền Tây gồm có Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lănh, An Giang, Châu Đốc, …. Ông Lê quanh Vinh hay c̣n gọi Ba Cụt, chặt một ngón tay thề trả thù Việt cộng v́ đă ám sát lănh đạo Ḥa Hảo, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, do Nguyễn B́nh trùm khu 5 cầm đầu. Ngoài ra c̣n có ông Nguyễn Giác Ngộ, ông Hai Ngoán Lâm Thành Nguyên, ông Trần Văn Soái nổi tiếng dữ dằn với cái tên Năm Lửa, v.v .. Mấy ông tướng Ḥa Hảo nầy chiến đấu chống nhiều phía, đánh Tây, đánh Việt cộng, và đánh luôn Cao Đài do tướng Trịnh minh Thế cầm đầu. Ngoài những đảng phái kể trên c̣n có một nhóm nhỏ mà người trong vùng rất sợ gọi là “Đạo đâm”. Người ta đồn đăi là cái đạo kỳ quái nầy ŕnh đâm người ngũ với cây song làm bằng gỗ mun đen có hai đầu nhọn quắt. Dân quê ai cũng sợ nên đóng cửa cẩn thận trước khi đi ngủ và ít có ai dám đi ra ngoài vào ban đêm. Đôi khi nữa đêm giựt ḿnh thức giấc mắc tè quá mà sợ mấy ông đạo đâm thêm sợ ma không dám ra ngoài một ḿnh, Cu lần ṃ t́m kẻ hở của vách nhà, vén quần xà lỏn xả bầu tâm sự. Một đêm Tây bắn “ô buưt” tấn công nơi tụ tập của mấy người lính Ḥa Hảo. Nghe tiếng rít gió của đạn bay ngang và những tiếng nổ rất gần nhà, gia đ́nh Cu chung xuống “trảng xê”, lấy tấm ván ngựa dầy cui làm cái nấp trảng xê, ai cũng sợ im lặng ngồi khấn vái cho tai qua nạn khỏi. Có mấy tiếng nổ quá lớn làm cho cái nấp trảng xê rung rinh, mấy con ḅ kêu rống om x̣m. Chờ yên yên chút, Tía Cu đẩy nấp tấm ván ngựa qua một bên đi xem xét t́nh h́nh. Đang lây quây với mấy con ḅ, tiếng ô buưt rít và tiếp theo là một tiếng nổ long trời lở đất phía bên kia con rạch. Tía Cu bị sức ép đẩy lọt xuống hầm chứa cứt ḅ. Má Cu hoảng hồn hoảng vía, từ trảng xê chui ra kêu “ông ơi ông ơi” mà không nghe ai trả lời. Má Cu chạy tới chuồng ḅ th́ thấy Tía Cu bất tỉnh nằm yên không nhút nhích ở đó. - Mấy đứa đâu, bà kêu la, ra đây tiếp má vớt Tía mau lên. Anh chị em Cu chạy ra, mỗi người một tay khiêng Tía xuống hầm trảng xê. Cả nhà ai cũng lo sợ nhưng cũng may là Tía Cu chỉ bị ngất xỉu v́ bị sức ép của tiếng nổ chớ không bị thương tích ǵ hết. Thời đó lộn xộn dữ lắm, văn pḥng xă ấp chưa có, hay có nhưng hầu như không có ai làm việc cho nhà nước. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra vào thời kỳ nầy không có giấy khai sanh. Sau khi ông tướng Ba Cụt ra “đầu hàng” rồi bị xử tử năm 1956, chính phủ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă phong chức cho một số tướng lănh Hỏa hảo để xoa dịu sự giận dữ của tín đồ và sát nhập các lực lượng kháng chiến chống đối vào quân đội quốc gia, với hy vọng toàn dân miền Nam sẽ ủng hộ để thắng cuộc tổng tuyển cử hai miền Nam-Bắc, chọn một thể chế cho đất nước Việt Nam theo hiệp định Geneve đă kư kết hai năm trước đó. Văn pḥng làng xă trong vùng cũng bắt đầu hoạt động vào những năm nầy. Trường Tiểu học đầu tiên ở làng Cái Vồn được cất xong vào năm 1958 khi Cu đă lên 10. Giấy khai sanh không có để xin đi học, Tía Má Cu nhờ hai người ra ṭa làm chứng xin giấy “Thế v́ khai sanh”, 6 tuổi với cái tên Đàm văn Cụ, thay v́ 10 tuổi và tên Cu cúng cơm không thanh lịch chút nào. Suốt những năm học Tiểu học, ở nhà vẫn xài tên Cu. Thầy cô ở trường kêu tên Cụ theo trong giấy thế v́ khai sanh. Cụ học rất giỏi, nhứt là môn Toán. Động tử xuôi chiều, ngược chiều, vận tốc, khoảng cách hay là ṿi nước đóng mở với dung tích của hồ, vừa được thầy ra đề th́ không bao lâu là Cự giơ tay tuyên bố kết quả đầu tiên và chính xác. Năm nào cũng đứng đầu lớp, được thầy Sáu dạy lớp Nhứt đặt cho cái tên “gà Đẻn”. Tại Cụ da ngâm ngâm đen mà học giỏi trong lớp nên thầy Sáu tặng cho cái biệt hiệu gà Đẻn như sự khen thưởng và muốn học tṛ trong lớp bắt chước làm theo. Nhân vô thập toàn. Cu học giỏi nhưng lại mê cờ bạc, bầu cua cá cọp. Năm nào cũng xin tiền đi “cúng” vào dịp lễ cúng đ́nh. Bài cào, x́ dách, cát tê, x́ phé thứ nào Cu cũng chơi thua trắng túi nhưng Tía Má Cu không la rầy, cho đó là bạc lẽ để mua vui trong những dịp lễ làng. Thi đậu Trung học ở trường tỉnh, Cụ được sắp ngồi chung lớp với mấy thằng bạn sống ở chợ tỉnh. Thấy Cụ từ quê ra có nhiều tiền túi, mấy thằng bạn học dụ đánh bài cát tê ngoài công viên sau khi tan học. Ngày nào cũng thua, Cụ nhịn không ăn hàng để dành tiền đánh bài với hy vọng gỡ lại nhưng thua lại càng thua cho đến một hôm có thằng bạn ngồi cùng bàn cho biết Cụ là bị mấy thằng ở chợ đánh bài lận nên nó sẽ không bao giờ có cơ hội ăn hay gỡ lại được. Cát tê có 4 người chơi. Nhóm chơi của Cụ có 5 hoặc 6 người, 4 chơi và 1 hay 2 ngồi ngoài coi ké. Sau lưng Cụ lúc nào cũng có thằng hùn vốn đánh ké, lâu lâu bàn vô bàn ra cách “chưng bài”, nên ăn hay nhịn, thiệp con bài nào, vân vân và vân vân ….. Đây là thằng giả bộ giúp Cu đánh bài ăn nhưng thực sự nó thông đồng với 3 thằng đang chơi mà Cụ không hề hay biết, chỉ thấy lâu lâu nó lấy tay chùi miệng, vuốt mũi, dụi mắt hay ṿ ṿ cái lỗ tai. Ngón cái tượng trưng cho con Ách. Ngón trỏ là con Già. Ngón giữa là con Đầm. Ngón Áp út là con Bồi. Miệng là Cơ. Mũi là Rô. Mắt là Chuồn. Tai là Bích. Ngón tay cái quẹt miệng là mấy thằng kia biết Cụ có con ách Cơ. Ngón tay giữa dụi mắt là Cụ có con đầm Chuồn …. Đây là những tín hiệu cho mấy thằng kia biết là Cụ có con ǵ lớn trên tay khi bắt bài lên, hay dấu con ǵ ở dưới khi “chưng” bài. Cụ chỉ có thể thắng khi tụi kia không có bài tốt thôi th́ làm sao mà ăn hay gỡ cho nổi. Thấy đánh cát tê không khá, Cụ xoay qua thụt bi-da ăn tiền với đám bạn khác cũng ở chợ Long Xuyên. Trong đám có thằng tên Quí là vô địch ở tiệm bi da Lạc Hồng, bên cạnh cổng chính ra vào của trường. Được chấp đánh “ba bi” nhưng gần như Cụ không bao giờ ăn nổi, mỗi lần chơi là mỗi lần chung tiền cho Quí. Không phải thua tài nghệ khi thụt với “ba bi” mà thua v́ bị gian lận điểm. Một hôm t́nh cờ Cụ bắt gặp thằng Quí khi ghi điểm cho nó lên bảng th́ tiện thể nó bôi điểm của Cụ luôn, khi Cụ lo nhắm banh sửa soạn thụt, thành ra đánh trúng có điểm hoài mà không tới số thắng được. Từ đó Cụ bỏ đánh cát tê cũng như bi da với mấy thằng bạn học ở chợ luôn. Không ai để ư đến cái tên Cụ cho tới khi lên lớp đệ Ngũ, lớp Tám bây giờ, khi cả lớp bắt đầu đùa giởn với “nói lái” và hay gọi bạn bè với tên Tía Má của tụi nó. Lớp Cụ có thằng Lâm con ông thiếu tá quận trưởng tên Liễn. Ngày nọ tan trường cùng mấy thằng bạn đi trên cầu về nhà thấy Lâm ngồi trên xe Jeep, cả đám kêu nó: - Liễn Liễn … Ba thằng Lâm nghe có tiếng ai kêu ḿnh quay đầu t́m kiếm. Biết bị hố nặng cả đám cúi đầu đi một nước. Về nhà Lâm bị ông già bố cho một trận nên giận cả lớp, không đùa giỡn như trước cả tuần lễ. Thằng Liêm trong lớp cũng bị tụi bạn chọc khi nhắc tới tên nó. Liêm tượng trưng cho thanh liêm chính trực ngoài đời nhưng lớp của Cụ đă biến nó thành tṛ đùa với cái tên ghép “Liêm chồn”. Thằng Côn bị ghép là “Côn lằn”. Thằng Lái thành “Lái dở” ….. và c̣n nhiều tên bị ghép lắm. Một hôm vào giờ Lư Hóa, sau khi cho phép cả lớp ngồi, cô giáo sư trẻ tên Nga mới đến dạy ngày đầu mở sổ danh bạ của lớp điểm danh. Cả lớp cười rần khi cô kêu: - Đàm văn Cụ? - Dạ có mặt, Cụ trả lời. Cô Nga không hiểu tại sao cả lớp cười nhưng cũng không dừng lại hỏi lư do, tiếp tục điểm danh trong khi Cụ tức giận đỏ mặt v́ biết cả lớp đang đùa giởn với cái tên “Đàm văn Cụ” nói lái trại trại ra thành “Đ. giăng càm”. Năm sau Tía Má Cụ ra văn pḥng xă, với sự giúp đỡ của ông trưởng ấp xin đổi tên Cụ ra thành Cự. Cu thêm dấu nặng thành Cụ, từ đó chỉ thêm dấu ư thành Cự Từ đó tên Cụ không c̣n nữa, tên Cu cúng cơm xài ở nhà. Và tên Cự cho giấy tờ chính thức như thẻ căn cước hay bằng cấp từ năm học đệ Tứ. Tết Mậu Thân năm Cự đang học đệ Tam th́ phía bên kia, không tôn trọng thỏa thuận đ́nh chiến cho dân ăn Tết, tổng tấn công hầu hết các tỉnh thành miền Nam. Cự quyết định nghĩ học về quê làm ruộng với gia đ́nh mặc dù ai cũng phản đối việc nầy. Hai năm sau Cự nhờ mai mối cưới vợ ở Định Mỹ, phía bên kia sông làng Cái Vồn. Gia đ́nh Cự sống khá giả nhờ vào đất đai của gia đ́nh để lại cho đến khi bị tịch thu sau tháng Tư năm 1975. Ba năm sau Cự vượt biên, với vợ và 4 đứa con. Sau mấy ngày lênh đênh trên biển, được tàu đánh cá vớt đưa đến trại tị nạn Songkhla Thái Lan an toàn. Trong bụng muốn đi định cư ở Pháp v́ biết chút đỉnh tiếng Pháp nhưng thấy hầu hết mấy người ở cùng trại tị nạn xin đi Mỹ nên Cự cũng nạp đơn cầu may. Cuối cùng rồi Cự và gia đ́nh được sang Mỹ định cư, sau sáu tháng sống trong trại tị nạn, với tên họ không có dấu : “Cu Van Dam”. Cu lại hoàn Cu …. Thanh Anh - Trương Quang Thưởng
|