Hạ cờ tây

Thanh Anh

Ngày xửa ngày xưa hầu hết những người sống ở miền Tây, Nam kỳ lục tỉnh, nuôi chó để giữ nhà. Ngoài cái bổn phận không thể thiếu này, chó c̣n được dùng đi bắt chuột, dí gà vịt hay ḅ vô chuồng, đôi khi c̣n được dùng đi t́m trẻ con bị ma giấu.

Nuôi chó ở nhà quê không tốn kém như ở thành thị. Chó chỉ ăn cơm thừa cá cặn sau mỗi bửa cơm gia đ́nh, giàu hay nghèo giống nhau. Thông thường khi ăn cơm người ăn bỏ đầu hay xương cá vô cái chén dành cho thú vật. Sau khi ăn xong lấy chút cơm thừa, nước canh hay mắm kho c̣n dưới đáy tô, đáy nồi trộn thêm cho chó ăn.

Xui xẻo cho con chó nào ở nhà nghèo rách mồng tơi th́ không có cơm mà chỉ có xương cá pha với nước rửa chén thôi.

Dù được nuôi như thế nào đi nữa th́ chó vẫn rất trung thành với chủ nhà. Đêm đêm nằm trước cửa nhà sủa khi có người qua lại và sẵn sàng chiến đấu nếu có người lạ bước vô sân nhà. Chỉ người lạ thôi v́ nếu người quen, nhờ vào mũi thính, đă đến nhà nhiều lần th́ nó chỉ sủa báo hiệu chớ không tấn công.

Thời đó người miền Tây không xem chó như thú cưng như bây giờ và cũng không dùng thịt chó như món khoái khẩu trên bàn nhậu. Quan niệm chung là “nuôi chó để giữ nhà”.

Hồi nhỏ hay nghe người ta nói “Đồ chó đẻ” hay “Đồ chó chết” để chửi người khác khi tức giận mà không biết làm ǵ hơn.

Không hiểu tại sao người ta dùng chó như một h́nh ảnh xấu xa, hung dữ trong khi nó rất trung thành và lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ chủ nhân khi gặp nguy hiểm.

Tùy theo trường hợp sử dụng, hai câu chửi nầy mang ư nghĩa giống nhau nhưng “chó chết” nhẹ hơn và đôi khi c̣n được dùng khi mắng yêu ai đó.

“Đồ chó đẻ” dùng để ám chỉ cho những ai không biết phải quấy, nhân nghĩa trong đạo làm người. Hổn hào với cha mẹ, không kính nể ai hết chỉ biết làm sao cho được phần ḿnh, ai ra sao ráng chịu.

“Đồ chó chết” dùng để ám chỉ người vô dụng, không c̣n xài được nữa.

……

Nhà tui có nuôi con chó “Phèn”, v́ lông nó màu vàng. Khi nó bắt đầu có triệu chứng già yếu, Tía tui xin một con chó “Mực” nhỏ lông màu đen về nuôi, chuẩn bị thay thế chó Phèn khi nó chết đi.

Ban đầu hai con Phèn Mực sống với nhau rất thuận thảo. Con Phèn lúc nào cũng có vẽ đàn anh, nhường phần cho Mực ăn. Dần dà khi Phèn yếu đi th́ Mực lấn áp, chẳng những không nhường ăn mà c̣n cắn xua đuổi Phèn đi chỗ khác.

Thấy Phèn yếu quá không c̣n sống được bao lâu, tui theo Tía bơi xuồng đi tới kinh Ông C̣, cách nhà khoảng 5 cây số đường chim bay, thả chó Phèn xuống nước rồi bơi xuồng về rất nhanh mặc cho nó bơi theo, rên sủa nghe rất thương tâm làm tui rươm rướm nước mắt, Tía tui con mắt đỏ hoe.

Bỗng một đêm nghe chó cắn lộn, mở cửa ra thấy con Mực đang tấn công con Phèn. Tía sai một đứa lấy cơm cho Phèn ăn, một đứa giữ con Mực không cho lại gần.

Mực tiếp tục giành ăn, cắn đuổi chó Phèn làm nó càng ngày càng yếu đi. Cầm ḷng không đặng Tía tui cho nó ăn một bửa no nê rồi mướn anh Năm Chum lối xóm mang Phèn đi bỏ cho chết ở xa với sợi dây thừng đeo trên cổ có cục đá nặng bỏ xuống nước, không cho nó bơi đi đâu được hết. Đó là lần cuối tui thấy chó Phèn.

Thông thường người quê bỏ cho chó chết trong mùa nước lụt nên chuyện thấy xác chó x́nh lên trôi ĺnh b́nh theo gịng nước là chuyện thường.

Phần trên th́ ruồi nhặn bu đầy, phần dưới nước th́ cá rỉa cho tới khi chỉ c̣n lại bộ xương, không ai thèm để ư đến.

Hàm ư của “Đồ chó chết” là như vậy đó.

Chó bây giờ ăn sung mặc sướng và được chủ nhân chăm sóc như một thành viên trong gia đ́nh. Ngoài việc được đi dạo hàng ngày mỗi năm c̣n phải được đưa đi khám sức khỏe, chích ngừa, đánh răng, cắt lông, cắt móng như chăm sóc em bé. Ngày nay người ta xếp hạng chó cao hơn các đấng mày râu.

Nhứt vợ, nh́ Trời, ba con, bốn chó, năm đàn ông

Úi chà khó nghe nhưng có thật …..

Khi chó già bịnh chủ nhân phải chở đi bác sĩ thú y lo hậu sự.

Tui có thằng bạn bất đắc dĩ thừa hưởng con chó khi thằng con trai nó dọn nhà sống chung với người yêu trong khu chung cư cấm thú vật. Chăm sóc con chó một thời gian, mến tay mến chưn nên đi đâu nó cũng coi đồng hồ lo về nhà khi gần tới giờ dẫn chó đi dạo.

Một hôm đi ăn thấy nó không xem giờ và không đ̣i về sớm.

Tao đem con chó chích chết và thiêu rồi, nó muốn khóc nói. Nuôi lâu ngày tao thương nó lắm, nhứt là bây giờ con cái không sống chung với ḿnh nữa, có nó bầu bạn lúc tuổi già cũng vui vui. Ngày lo hậu sự cho nó cả nhà tao ai cũng rươm rướm nước mắt.

……

An Giang là một tỉnh lỵ miền Tây nằm ở đồng bằng sông Cửu Long rất trù phú, ruộng đất ph́ nhiêu c̣ bay thẳng cánh. Người dân ở đây sinh sống với nghề nông và nhờ vào thiên nhiên trời ban cho. Cá dưới sông, rau trên đồng, gà trong sân, vịt trong chuồng, gần như không thiếu thứ ǵ hết. Nhờ vào những ưu điểm nầy mà họ rất rộng răi, hiền ḥa và hiếu khách.

Người lục tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo bắt nguồn từ Phật giáo. Đạo Hiếu nghĩa thờ cửu huyền thất tổ và ông bà cha mẹ do Phật thầy Tây An lập ra. Sau nầy Đức thầy Huỳnh phú Sổ sáng lập đạo Ḥa Hảo, từ đạo Hiếu nghĩa ra. Ngoài thờ cúng ông bà c̣n có thêm vài điều răng cấm và thờ lá cờ màu nâu, tượng trưng cho ruộng đất. Câu chăm ngôn mà người trong vùng thuộc nằm ḷng như sau:

“Tu đâu cho bằng tu tại gia

Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu”

Tín đồ Hỏa Hảo không ăn thịt trâu hay ḅ v́ theo Đức Thầy, trâu ḅ có công giúp đỡ nông dân làm ruộng để mưu sinh.

Nhà tui trong vùng Hỏa Hảo nhưng về đạo giáo th́ gần với đạo Hiếu Nghĩa hơn nên không bị cấm ăn thịt trâu ḅ. Mỗi lần ăn phải đóng cửa. Nếu có ai đến thăm kêu cửa Tía tui ra dấu, ai đang và cơm th́ ngậm đủa, ai đang nhai th́ ngậm miệng, và ai đang gấp đồ ăn th́ rút đủa, ngồi yên không nhúc nhích cho tới khi nghe tiếng chân người khách xa dần.

Sau hiệp định Geneve năm 1954, Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, một số người miền Bắc không chấp nhận chế độ Cộng sản đă di cư vào Nam. Gần 2 triệu người di cư được chính phủ Việt Nam Cộng Hỏa, do Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo, đă được định cư gần như trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có tỉnh An Giang.

Ở An Giang chính phủ đào kinh và cho đất hoang nơi chưa có người khai phá canh tác, nằm hơi xa những con rạch, rất khó cho việc đi lại và di chuyển lúa thóc cho nông dân.

Từ Cái Sắn có Kinh số 1 cho tới Kinh số 7, thuộc quận Thốt Nốt. Kinh H, Kinh G, F .., C…., Kinh A, thuộc quận Thoại Sơn Núi Sập, chạy dài tới Rạch Sỏi thuộc tỉnh Rạch Giá luôn.

Hầu hết những người Bắc di cư đều thuộc thành phần trí thức hay khá giả.

Lúc đầu họ khai thác vùng đất mầu mỡ sinh sống gần như độc lập, không tiếp cận với người ở làng xă chung quanh.

Dần dà họ cũng làm quen với lối sống của người miền Tây, qua việc buôn bán hay ruộng nương và đây là thời điểm mà chuyện bắt trộm chó ăn thịt được lan truyền trong làng xóm làm ai cũng phải coi chừng khi có người lạ đi ngang nhà, ngay cả mấy người đi mua ve chai hay bán cà rem.

Trong xóm tui bác Ba Nuôi là người lên án gắt gao ngững người ăn thịt chó, cho đó là vô nhân đạo. Có khi bác cầm dao phai rượt những người đi ngang nhà mà bác nghi là kẻ đi trộm chó.

Ngoài làm ruộng ra bác Ba c̣n mua bán lặt vặt kiếm thêm chút đỉnh để tiêu xài. Có một năm ngày gần Tết bác đi vô Kinh F mua pháo về bán lẽ cho người trong làng. Thấy kiếm ăn được năm nào bác cũng đi Kinh F mua pháo.

Một hôm thấy bác ở trần đứng dưới sông tay chưn quậy quậy tui hỏi:

Làm ǵ dưới nước vậy bác Ba?

Ṃ cá bây ơi, bác trả lời sau lúc do dự.

Nước ṛng chưa hết mà, tui hỏi tiếp, sao bắt cá được?

Bắt cá th́ tao nói bắt cá, bác trả lời với vẽ bực dọc.

Thấy vậy tụi tui không dám hỏi tiếp. Làm bộ bỏ đi về nhà nhưng chui vô bụi rậm gần đó ŕnh xem bác làm ǵ.

Bác Ba quậy quậy một lúc rồi lặn xuống nước mang cái bao bố tời đi lên nhà. Thấy nghi nghi tụi tui đi ra sau vườn ḍm lén qua nhà bác. Tui suưt bật miệng la lên khi thấy bác kéo con chó bị trấn nước chết từ trong bao bố tời ra.

Từ đó không c̣n thấy bác Ba chửi rủa hay cầm dao phai rượt người qua lại nữa.

Dần dà rồi một số người miền Tây cũng bắt đầu ăn thịt chó. Họ chỉ nghĩ ăn nhậu cho vui, thịt ǵ cũng được và không c̣n thành kiến như xưa nữa. Dù vậy họ cũng không muốn dùng ba chữ “đi giết chó” mà thế vào đó bằng “Hạ cờ tây”.

“Hạ cờ tây” là “Hạ cầy tơ”. Giết chó làm mồi nhậu.

……

Trước năm 1975 bà Bảy ở trong ngọn con rạch nhỏ của nhà tui sinh sống nhờ vào mua bán rau cải ở chợ làng.

Bà sống độc thân không con cháu và rất tốt với bà con cḥm xóm, không có nhiều tiền bạc nhưng ai cần ǵ bà cũng giúp hết.

Sau 1975 đùng một cái bà được vinh danh “Mẹ chiến sĩ anh hùng” khi tên Thanh lên nắm chức chủ tịch tỉnh, với sự ngạc nhiên của mọi người trong làng.

Tiếng vô lời ra. Dân làng đồi đăi là bà Bảy đă nuôi nấng tên Thanh nằm vùng mà không ai hay biết trong suốt một thời gian dài.

Bà đă được tặng một căn nhà ngoài chợ huyện, sau khi chính quyền đuổi gia đ́nh một cựu sĩ quan không quân VNCH đi vùng kinh tế mới.

Khi khu nhà đất ở bị huyện huy hoạch để xây khu công nghệ, với chủ trương Kinh tế thị trưởng theo định hướng Xă hội chủ nghĩa (quá sic luôn), chính phủ hứa sẽ bù đắp và ai cũng sẽ có một căn nhà khang trang trong một chung cư đă có đồ án xây dựng.

Cát đă được sáng múc thổi lên khu công nghệ trong khi khu chung cư cất chưa xong đă sập lên sập xuống mấy lần.

Đă khiếu nại nhiều lần không xong, bà Bảy đi gặp ông chủ tịch Thanh cũng không được v́ lư do ông bận lắm, việc nhà nước quá tải.

Bà dọn về nhà trong ngọn nhà tui ở với hy vọng ông chủ tịch, mà bà đă cứu mạng và nuôi dưỡng trong thời kỳ chiến tranh, sẽ quan tâm xem xét đặc biệt.

……

Sau mấy ngày được cho dưỡng sức v́ về VN thăm nhà đường xa mệt mơi, Tía tui đưa danh sách bà con cḥm xóm mà tui phải thăm viếng cho phải lẽ, trong đó có bà Bảy.

V́ không xa nhà lắm nên tui chọn thăm viếng bà đầu tiên sau khi cà phê ăn sáng với mấy anh em trong gia đ́nh.

Sau khi chào hỏi xong, bà sai đứa cháu điện thoại mua cho tui một ly cà phê sửa đá mặc dù tui từ chối nhiều lần v́ uống nước đá bị Tào Tháo rượt mệt lắm nhưng đây là tập tục hay thói quen của người Việt Nam, khách tới nhà không trà th́ rượu.

Con nghe nói bà sắp dọn ra chợ huyện ở phải không? Tui hỏi.

Không biết chừng nào bây ơi, bà trả lời. Tụi nó cứ hẹn lần hẹn ṃ hoài.

Bà có nhờ ai can thiệp không? tui hỏi tiếp.

Nhờ cậy cái ǵ? Bà nói với vẽ không hài ḷng. Bây coi đó hồi đó tao nuôi lo cho thằng Thanh chủ tịch không biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ tao muốn gặp nó cũng không được, lúc nào nó cũng bận, nó trả ơn tao như vậy đó.

Chắc bận thiệt, tui nói vô. Mẹ chiến sĩ anh hùng như bà Bảy th́ phải được quan tâm chớ.

Như không c̣n kềm chế được nữa, bà Bảy phun ra một dọc luôn:

Hồi đó nó bị bắn thương tích không nặng lắm nhưng máu ra nhiều và bị nhiễm trùng, v́ nó trốn ngâm ḿnh dưới nước mấy tiếng đồng hồ, tao phải lặn lội đi mua trụ sinh, băng bó rồi giấu nó trong nhà cả tháng trời, lo ăn lo uống. Bây ǵờ có chút chuyện nhờ tới nó th́ nó không tiếp, bây coi có tức chết hay không?

Tui chưa kịp có phản ứng thích hợp để an ủi th́ bà giận dữ nói tiếp:

Biết nó vô ơn bạc nghĩa như vầy, hồi đó thay v́ đi mua thuốc trụ sinh, tao đi báo lính dân vệ hay cảnh sát bắt nó cho rồi, đúng là cái đồ chó đẻ.