Ngọc Lan … than Thanh Anh Tui tới San Jose một buổi chiều ngày thứ Sáu đầu năm 1990. Lấy hành lư xong bước ra th́ mấy người bạn đă chờ tui từ lâu uà lại bắt tay, chào hỏi lung tung không kịp trả lời. Họ chia nhau mang hành lư ra xe. Lên xe vẫn tiếp tục thăm hỏi, v́ có nhiều chuyện thay đổi lắm sau hơn 15 năm xa cách. Xuống xe trước mặt tui là một nhà hàng tên Pagolac, nằm trên đường Story Road, người chù quán là một anh bạn quen cùng nhóm. Bước vô trong thấy có một bàn dài mà mấy bà xă của mấy người bạn đă ngồi chờ sẵn. Tui chào hỏi cho phải phép rồi ngồi xuống hớp một ngụm bia lạnh cho bớt khát. Pagolac nổi tiếng với “ḅ 7 món” nhưng ở đây c̣n có món cá nướng trui chấm mắm nêm ngon hết xẩy luôn. Ăn uống no nê thằng bạn thân chở tui về khách sạn nằm sát cao tốc 101 gần phi trường. Nơi đây hơi ồn v́ tiếng động cơ máy bay khi cất cánh nhưng rất tiện v́ tất cả những cuộc hội thảo tui tham dự đều được sắp xếp trong cùng khách sạn nầy. Đầu thập niên 1990 thành phố San Jose, nơi cư ngụ của gần 100 ngàn người Á châu, đă trở thành một trong những nơi giàu có nhứt nước Mỹ nhờ vào hăng xưỡng công nghệ điện tử mọc lên như nấm với danh xưng “thung lũng Silicon”. Cư dân Á châu ở đây đeo theo những hăng điện tử kiếm sống, từ kỹ sư văn pḥng cho tới thợ lắp ráp linh kiện dưới h́nh thức dây chuyền. Thu nhập cũng khá và đời sống ổn định nhưng họ không ngại đi làm thêm kiếm tiền nếu điều kiện sức khỏe và hoàn cảnh cho phép. Có người làm hai việc, một chính và một phụ bán thời gian với quan niệm c̣n sức c̣n làm, tiền trước mắt có cơ hội mà không lấy uổng lắm. Khi có chút đỉnh dư dă, cư dân ở đây đầu tư mua nhà ở mặc dù rất mắc mỏ. Có người phải phóng đại lương lên cao, với sự giúp đỡ của văn pḥng dịch vụ chuyên nghiệp, để đủ điều kiện mượn tiền ngân hàng rồi cong lưng ra trả nợ. Khi trả nợ không nổi người chủ nhà sửa sang nhà xe rồi cùng vợ con dọn ra ở, 3 pḥng ngũ trong nhà th́ cho thuê hay cho share pḥng. Dịch vụ mua bán nhà là nghề bán thời gian thích hợp với rất nhiều người thời bấy giờ. Sau giờ làm việc cho hăng trong tuần hay cuối tuần là xách xe chở khách đi coi nhà. Mua hay bán được một căn nhà 200K$, th́ cũng kiếm được từ 3K$ tới 5K$ sau khi đă tặng lại cho người mua nhà cặp máy giặt máy sấy, đôi khi c̣n cho thêm cái tủ lạnh. Tui cũng có mấy người bạn làm nghề tay trái là môi giới mua bán nhà cửa. Sau một đêm khó ngũ v́ lạ giường và bị lệch giờ giấc, dậy sớm đi xuống pḥng ăn sáng uống cà phê cho tỉnh ngũ thôi, ngồi chờ anh bạn hẹn đi ăn phở uống cà phê “phin” pha sửa đặc, thứ không có hay rất hiếm nơi tui sinh sống. Ăn sáng xong anh bạn rũ tui đi theo đến chỗ hẹn với người mua nhà cách đó không xa lắm. Thấy về khách sạn nằm một ḿnh cũng buồn, tui đồng ư đi theo anh cho có bạn và tiện thể tham quan thành phố luôn. Ngồi trên xe chờ trong khi anh bạn hướng dẫn người mua nhà tui thấy có mấy tờ tuần san nằm ở hàng ghế phía sau. Định bụng lấy một tờ lên xem có cái ǵ lạ không cho qua th́ giờ thôi nhưng mắt tui không thể rời h́nh ảnh quảng cáo đăng trên trang b́a. “Đêm đại nhạc hội khiêu vũ với sự tham gia của nữ ca sĩ Ngọc Lan”. Mini Club. Thời đó có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng từ trong nước tham gia hoạt động văn nghệ. Hải ngoại cũng như một số ca sĩ mới nổi lên rất được hâm mộ yêu thích, bên nam có Tuấn Vũ, bên nữ có Ngọc Lan. Ngoài khuôn mặt khả ái dễ thương, ca sĩ Ngọc Lan hát được nhiều thể loại nhạc với chất giọng rất truyền cảm và liêu trai làm nhiều người, trong đó có tui, muốn được một lần tận mắt xem cô tŕnh diễn nhạc sống. Đang mê mẫn xem h́nh ca sĩ th́ anh bạn mở cửa xe. Tui liền chỉ cho anh xem mục quảng cáo về đêm đại nhạc hội có ca sĩ Ngọc Lan mà tui thích. Muốn đi xem không? anh hỏi. Tui gật đầu lia lịa. Anh chụp lấy cái điện thoại cầm tay tổ bố lên bấm số cho ai đó. Cái điện thoại cầm tay hiệu Motorola to và nặng lắm không giống như bây giờ. Thời đó có một cái mang theo là phải có đẳng cấp trong xă hội, không phải ai cũng có điều kiện sở hữu nó. Anh Phan K. hả? Tom Century21 đây. Anh bạn tui hỏi thăm về đêm đại nhạc hội khiêu vũ tối hôm đó và bỏ nhỏ là có người bạn từ xa đến rất thích ca sĩ Ngọc Lan nên muốn đặt một bàn cho 10 người cạnh sàn nhảy. Bỏ điện thoại xuống anh bạn quay qua tui báo cáo t́nh h́nh. Anh cho biết Phan K. là chồng của một ca sĩ nổi tiếng từ Việt Nam xuất thân từ một ḷ đào tạo những nữ ca sĩ nổi danh mang tên bắt đầu là Phương H. .. đang làm chủ một salon chăm sóc sắc đẹp cho quư bà ở San Jose. Chính anh Phan K. là người chụp ảnh ca sĩ nhạc sĩ để đăng quảng cáo trên mất tờ tuần san và dường như cũng nằm trong ban tổ chức nên chẳng những sẽ có bàn tốt mà anh c̣n nói sẽ mời ca sĩ Ngọc Lan tới bàn tṛ chuyện với tụi tui cho thỏa thích. Ăn tối xong tui mặc đồ bộ thắt caravat theo vợ chồng mấy người bạn đi Mini Club mà trong bụng vui lạ thường. Cô tiếp viên hướng dẫn tụi tui tới một bàn nằm ngay bên sàn nhảy. Tui lựa chỗ ngồi, sau khi mấy chị bạn chọn xong, hướng về sân khấu với hy vọng được nh́n người ca sĩ mà ḿnh từng ao ước được mắt thấy tai nghe cô tŕnh diễn. Phần đầu chương tŕnh chỉ toàn là ca sĩ địa phương hát, không xuất sắc lắm nhưng cũng không tệ lắm nhờ vào băng nhạc chơi rất hay, đàn lấn tiếng hát. Khi người hướng dẫn chương tŕnh tuyên bố giờ giải lao, anh bạn Tom đứng dậy đi t́m anh Phan K. Tui nghĩ anh Tom muốn biết chính xác khi nào ca sĩ Ngọc Lan tŕnh diễn. Một cô có thân h́nh mảnh mai, hao hao giống ca sĩ Ngọc Lan, mặc áo dạ hội rất thướt tha từ trong hậu trường sân khấu bước ra, nh́n tui khi đi ngang qua bàn. Cô đi trở lại nh́n tui lần nữa với nụ cười rất thân thiện như gặp người quen. Trong pḥng thiếu ánh sáng nên không nhận ra là ai, tui suy nghĩ lung tung. Anh Tư phải không? Cô dừng lại bàn nơi tui ngồi hỏi. Dạ phải, tui trả lời. Anh nhớ em không? Cô hỏi tiếp. Xin lỗi nghe tui không nhớ cô là ai, tui trả lời trong khi mấy người bạn ngồi chung bàn nh́n tui như dọ hỏi. Em là Lan con gái vựa củi Ba Anh ở kế bên nhà trọ của anh gần nhà thờ chợ Long Xuyên nè, cô nói một dọc luôn. Ngọc Lan hả? tui hỏi lại. Dạ em Lan “than” nè anh Tư “chà”. Tui nhớ lại năm học đệ Tứ, lớp 9 bây giờ, Tía tui mua căn nhà trọ ở bờ sông nằm sát vựa củi của bác Ba Anh. Tên bản hiệu “Vựa củi Ba Anh” nhưng thực ra vựa bán đủ thứ, nào là cây tràm, than Cần đước, củi khúc, củi chẻ, v..v. Nhà bác có 5 người con gái không có con trai. Hai người chị lớn đă có gia đ́nh, sinh sống ở xa. Chị thứ Ba tên Cúc học trên tui một lớp. Lan thứ Tư đang học Đệ Lục ở tuổi 13. Cô em út c̣n ở tiểu học. Bác Ba trai lo việc buôn bán. Bác Ba gái lo nội trợ và nấu cơm tháng cho mấy học sinh vùng quê xa ra ở trong căn nhà trọ của bác đi học. Nhà không có con trai nên chị Cúc và Lan phải tiếp bác Ba buôn bán than củi cũng như nấu ăn rửa chén. Nhà trọ nằm sát vứa củi nên tui hay tṛ chuyện với bác Ba trai khi bác ngồi uống trà, kiểm soát than củi. Đôi khi tui tiếp bác một tay khiêng mấy cây tràm khá nặng chồng lên vựa cho ngay hàng thẳng lối nên bác Ba thương tui lắm. Có một lần Lan đang lui cui chất than vô vựa, trên mặt dính lọ than đen, ngẩng lên chào khi thấy tui đi học về. Bửa nay đi hát bội sao mà tha lọ nghẹ vậy? tui cười đùa hỏi. Biết tui ghẹo cô lấy tay lau qua lau lại làm lọ lem ra trên mặt gần như chỗ nào cũng dính than đen thùi. Thấy tui ôm bụng cười Lan bỏ chạy vô nhà rửa mặt, soi gương thấy sạch sẽ mới ra làm tiếp. Lan c̣n hồn nhiên và ngây thơ lắm. Tui xem như em gái nên hay đùa giởn gọi là Lan “than”. Than là v́ dính lọ nghẹ của than Cần đước. Lan cũng nghịch ngợm không kém, gọi tui là anh Tư “chà” v́ màu da ngâm đen bẩm sinh của tui. Hai năm sau tới tuổi dậy th́ Lan trổ mă đẹp hẳn ra. Mỗi lần mặc áo dài màu đi nhà thờ chiều thứ Bảy, Lan “than” trang điểm chút son phấn trong rất ư đẹp mắt, làm rất nhiều anh trồng cây si trước nhà thờ. “Lạy Chúa con là người ngoại đạo Nhưng con tin có Chúa ngự trên cao” Thằng bạn học cùng cở nhưng khác lớp với tui, tên Tam con của ông phó tỉnh, không thân lắm nhưng gần như ngày nào nó cũng ghé nhà trọ tui chơi. Mục đích của nó là t́m cách gặp mặt tṛ chuyện với Lan. Chiều thứ Bảy nào Tam cũng dẫn xe Honda đi bộ theo Lan từ vựa củi tới nhà thờ, ngồi chờ cho tới giờ tan lễ, dắt xe đi bộ hộ tống Lan về nhà. Một thời gian không bao lâu sau đó, Tam làm tài xế “xe ôm” không lương mỗi ngày chở Lan đi học hay đi nhà thờ. T́nh cảm của Tam và Lan lớn rất nhanh nhưng bị một rào cản rất lớn là sự khác biệt tôn giáo. Gia đ́nh Tam theo đạo Phật, trong khi Lan đạo Công giáo. Gia đ́nh bác Ba Anh lo lo khi thấy t́nh cảm Tam và Lan đă gần đến lúc chín mùi. Bác Ba nói với Tam là muốn người lớn hai bên giáp mặt nói chuyện một lần như vậy người hàng xóm sẽ không c̣n dị nghị khi thấy hai đứa lén lút hẹn ḥ đi chơi. Rất khó thuyết phục nhưng Tam dọa bỏ học đi lính nếu gia đ́nh không chấp nhận đến gặp gia đ́nh Lan. Miễn cưỡng lắm nhưng ông phó tỉnh đồng ư v́ Tam đang sửa soạn thi Tú Tài phần một. Hai gia đ́nh vui vẻ bàn chuyện tương lai cho hai đứa cho đến khi bác Ba ra điều kiện là Tam phải vô đạo Công giáo. Ông phó kiếu từ ra về mà không trực tiếp trả lời. Trên đường về nhà gia đ́nh ông phó cho biết đây là điều kiện không thể chấp nhận được và cấm không cho Tam gặp Lan nữa. Hai đứa khóc rất nhiều khi lén lút gặp lại nhau sau mấy tuần xa cách. Bắt đầu nghĩ quẫn khi thấy không thể tiếp tục yêu nhau v́ hai gia đ́nh không thay đổi ư định. Một hôm không thấy Tam xuống lầu đi học như mọi ngày, bà phó sai người làm lên pḥng xem xét. Nghe tiếng la hoảng hốt, cả nhà chạy lên pḥng thấy Tam đă cắt cổ tay tự tử. Ông phó bồng Tam leo lên xe Jeep hối anh cận vệ bóp c̣i chạy nhanh qua bịnh viện. Gia đ́nh bác Ba cũng đang có mặt ở bịnh viện, đang chờ bác sĩ cho biết kết quả nối mạch máu cổ tay cho Lan. Chúa Phật đă phù hộ cho hai kẻ yêu nhau nhưng v́ sợ không đến được với nhau trọn đời trọn kiếp nên làm liều. Cả hai đều được cứu sống, chỉ hơi mất máu thôi. Có lẽ hai người hẹn nhau cắt tay cùng một lúc nhưng chưa có hay thiếu kinh nghiệm nên đă ngất xỉu khi thấy máu trước khi cắt ĺa động mạch. Tam rớt Tú tài năm đó nhưng được học lại, không phải đi quân dịch với lư do gia cảnh v́ là con trai một. Gia đ́nh ông phó suy nghĩ lại, sợ cái tính làm liều, đồng ư cho Tam đi học giáo lư và đám cưới được tổ chức rất long trọng ở trong nhà thờ một năm sau ngày hai đứa tự tử hụt…. Anh Tam bỏ em rồi, Lan “than” nh́n tui than thở. Suy nghĩ về quá khứ bị gián đoạn, ngạc nhiên nh́n Lan tui ḍ hỏi: Thiệt hông? chuyện xảy ra như thế nào? Tui nhớ hai người đă làm mọi cách để đến được với nhau bất chấp mạng sống mà. Lan cho biết đại khái là sau khi đến định cư ở San Jose, cả hai vợ chồng đi làm chung cho một hăng điện tử và có cuộc sống tạm ổn định. Được một thời gian Tam đổi hăng, làm ca đêm lương cao hơn cho có thêm thu nhập. Tại v́ hai vợ chồng người làm ngày người làm đêm nên gần như không có th́ giờ cho nhau nữa và đây là nguyên nhân chính làm cho gia đ́nh gẫy đỗ. Tam mang một ít quần áo sang sống chung với người đàn bà khác, làm ca đêm chung hăng, ngay sau khi kư đơn ly hôn. Lan trở thành “Hoa Mẫu Đơn” sống độc thân nuôi con một thời gian th́ gặp một anh chơi guitar trong băng nhạc, tập tành cho Lan ca hát. Lan đă hát cho ca đoàn nhà thờ hồi c̣n nhỏ, có căn bản nhạc lư nên không bao lâu sau đă được tŕnh diễn, hát phụ cho những đại nhạc hội khi thiếu ca sĩ. Sau một thời gian t́m hiểu hai người đă quyết định góp gạo thổi cơm chung. Trong tuần đi làm hăng, cuối tuần đi theo băng nhạc tŕnh diễn trong vùng vịnh, vừa vui vừa có thêm thu nhập. Để em giới thiệu ông xă cho anh, vừa nói cô đứng lên đi về hướng sân khấu. Theo sau lưng cô đi vô phía sau hậu trường. Anh nhạc sĩ, ông xă của Lan, có dáng vẽ phong trần và lịch sự bắt tay chào hỏi tui rất đàng hoàng. Trao đổi chưa được mấy câu th́ người hướng dẫn chương tŕnh mời khách tham dự về vị trí để có thể bắt đầu tŕnh diễn cho phần hai. Lan viết nhanh số điện thoại đưa cho tui, không quên dặn ḍ là tui phải dàn xếp đến ăn cơm gia đ́nh với hai vợ chồng cô. Trở về bàn ngồi háo hức chờ phần tŕnh diễn của ca sĩ mà tui mến mộ. Hơn 11:30 tối rồi mà vẫn chưa thấy Ngọc Lan. Khán gỉả la ó tỏ vẽ không hài ḷng sau khi nghe người hướng dẫn chương tŕnh xin lỗi v́ ca sĩ Ngọc Lan không đến tŕnh diễn được tối nay v́ lư do sức khỏe, ngoài dự tính của ban tổ chức. Tui buồn lắm. Cả ngày háo hức chờ đợi với cái kết không có hậu. Một số khán giả bỏ ra về trong khi người hướng dẫn chương tŕnh tuyên bố có Ngọc Lan “em”, ca sĩ địa phương , thay vào cống hiến bản nhạc “T́nh nhớ”, một trong những bài hát được yêu thích mà ca sĩ Ngọc Lan thường tŕnh diễn. Tui nhận ra Lan “than” khi cô từ trong cánh gà bước ra với cái micro trên tay. Mặc cho những tiếng huưt sáo bất măn từ những người thất vọng, Lan “than” vẫn b́nh tĩnh thể hiện bài hát khá tốt gần như một ca sĩ chuyên nghiệp, mặc dù chỉ là ca sĩ nghiệp dư. Lấy vài bông hồng trên bàn cầm sẵn trên tay chờ đến khúc cuối của bài hát tui bước lên sân khấu trao tặng và từ giả cô luôn. Trên đường về anh bạn Tom của tui không hài ḷng lắm, hứa sẽ t́m anh Phan K. hỏi cho ra lẽ và c̣n đùa là sẽ đ̣i tiền lại vé. Tui hơi thất vọng v́ tiếp tục nghe Ngọc Lan hát mà phải h́nh dung ra khuôn mặt khả ái, duyên dáng, và liêu trai của người ca sĩ tài hoa qua h́nh ảnh quảng cáo trên b́a của các CD. Ngược lại tui rất vui và thầm cám ơn anh Phan K. đă tạo ra cơ duyên cho tui gặp lại Ngọc Lan “than”, người em gái lọ lem cùng xóm trọ sau hơn 20 xa xứ. Từ đó tui luôn mong chờ Ngọc Lan “than” được trở thành ca sĩ nổi tiếng nhưng cho tới thời điểm nầy điều đó vẫn chưa xảy ra…… Thanh Anh - Trương Quang Thưởng
|