Ông Đạo Hai

Thanh Anh

A Ni (Annie) sinh ra trong một gia đ́nh người Pháp gốc Hoa ở Chợ Lớn.

Ba của A Ni là người Hoa sống trên đảo “Ile de Reunion” cuả Pháp nằm trong vùng biển Ấn Độ Dương trước khi gia nhập lính “Lê Dương” (Legionaire) sang Việt Nam trước năm 1945. Sau 3 năm phục vụ ông quyết định ở lại Việt Nam. Ông xin được một chưn vào làm việc “chạy lon ton” cho văn pḥng Tổng trấn miền Tây Nam phần. Không bao lâu sau ông cưới vợ là một phụ nữ người gốc Tiều ở Chợ Lớn.

Sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ và trả quyền độc lập cho Việt Nam năm 1954, nhờ nói được nhiều ngôn ngữ ông xin vào làm việc cho văn pḥng ngoại giao của Pháp trước khi hai nước, trước kia là kẻ đô hộ và kẻ bị hộ, thiết lập bang giao chính thức.

Má cuả A Ni không đi làm, ở nhà lo cho cửa tiệm nằm gần chợ An Đông, mua bán đủ loại đồng hồ hầu hết nhập cảng từ HongKong.

Ba người anh trai của A Ni là “Be” (Albert), “Đê” (Andre’), và Măng (Cle’ment) đều được đi học trường Tây, Jean Jacque Rousseau hay Bác Ái, trong khi A Ni đi học trường Tàu và trường Việt cho tới cuối năm đệ Ngũ, lớp 8 bây giờ, khi mới 15 tuổi.

Ba má cuả A Ni không cho học tiếp v́ câu “Nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô”, trọng nam khinh nữ theo phong tục tập quán rất mâu thuẫn từ ngàn xưa để lại, cho rằng con gái là “Nữ sinh ngoại tộc”. Con gái là con của người ta, con dâu như con ruột. Thậm chí má của A Ni cũng nghĩ như vậy mặc dù cùng là phụ nữ và đă trải qua nhiều bất hạnh trước khi may mắn gặp ba của cô, không chiều chuộng hay lo lắng chăm sóc cô như mấy người anh trai trong nhà.

Không được phép đi chơi giao thiệp với bạn bè, A Ni lo cơm nước, phụ buôn bán và trông coi nhà cửa mỗi khi gia đ́nh đi tham dự party của bộ ngoại giao Pháp.

Một hôm có một anh bước vô muốn mua cái đồng hồ đeo tay nhưng ngại trả giá, đứng lựa mà lâu lâu cứ liếc mắt nh́n A Ni trong khi cô chỉ mĩm cười nh́n người khách hơi là lạ nầy. Từ đó cứ vài ngày anh chàng nầy cũng ghé tiệm lựa đồng hồ một hồi rồi ra về không mua.

Thấy anh chàng “không mua đồng hồ” có khuôn mặt khá dễ coi nên A Ni bắt đầu có cảm t́nh mặc dù chưa biết tên.

Dần dà hai người không c̣n bàn chuyện mua bán đồng hồ mỗi khi gặp nhau mà thế vào đó là những câu chuyện vu vơ, trời trăng mây nước. A Ni đă bắt đầu thấy nhớ nhớ anh Nam, tên người “không mua đồng hồ” mà chỉ vô tiệm để t́m cách làm quen với cô chủ.

Đă nhận được thơ tay rũ đi chơi nhiều lần nhưng A Ni sợ bị la rầy nên từ chối. Khi t́nh yêu chín muồi A Ni đă không dằn ḷng được nữa, nói dối gia đ́nh đi chơi với mấy cô bạn gái gần nhà nhưng thật sự là trốn đi công viên hay xi nê với Nam.

A Ni và Nam đă yêu nhau sau một thời gian t́m hiểu nhưng chưa ai trong gia đ́nh hay biết.

Một hôm má bắt A Ni ăn mặc và trang điểm đi dự dạ tiệc ở đại tửu lầu sang trọng trong Chợ Lớn do một thương gia Hong Kong có quan hệ làm ăn qua lại với gia đ́nh mời. Đây là lần đầu tiên cô được đi dự tiệc cùng với gia đ́nh nên rất vui và không cần thiết phải biết lư do.

Gia đ́nh được hướng dẫn đến bàn tiệc nơi đă có hai người trung niên, trạc tuổi 40, đă ngồi chờ sẵn. Sau khi giới thiệu A Ni biết ông Wong là chủ hăng xuất nhập cảng đồng hồ ở Hong Kong và người kia là trợ lư của ông Wong.

Bửa tiệc rất thịnh soạn bắt đầu với toàn món ngon vật lạ. Bào ngư, vi cá, tôm càng, … cộng với rượu Cognac Martell, những thứ mà chỉ gia đ́nh giàu có mới được thưởng thức.

Ông Wong không ăn nhưng uống nhiều. Lâu lâu ngó A Ni cười híp mắt không thấy đường luôn.

Ăn xong theo lời ba má bốn anh em A Ni lấy Taxi về nhà trước v́ ông bà có chuyện riêng cần bàn với ông Wong.

Từ ngày đó ba má A Ni t́m cách thuyết phục cô nhận lời làm vợ ông Wong mặc dù biết ông ta chưa ly dị xong với bà vợ bên Hong Kong và lớn tuổi gần như cha chú của con gái ḿnh. Lư do là ông Wong đă hứa mở hăng làm ăn lớn ở Việt Nam và giao cho gia đ́nh A Ni quản lư. Ngoài ra ông Wong c̣n hứa sẽ mua một căn nhà mặt tiền ở Saigon để sinh sống với A Ni sau ngày cưới.

A Ni một mực phản đối không nghe lời ba má làm đám cưới với ông Wong nên bị cấm cung không cho đi đâu hết. Nam cứ lăng văng trước tiệm đồng hồ nhưng không gặp được người yêu cả mấy tuần luôn.

Có khi không khuyên can được, má kêu mấy ông anh đè A Ni cho bà đánh với cây chổi lông gà có cán làm bằng mây. Đau lắm nhưng A Ni ráng chịu không khóc.

Lễ cưới vẫn tiến hành cho dù A Ni có muốn hay không.

Bị má với mấy ông anh xúm vô mặc quần áo cưới dù cho A Ni không muốn, la khóc trong tuyệt vọng.

Thông thường cô dâu rất vui khi lên xe hoa theo chồng nhưng lễ rước dâu của A Ni th́ ảm đạm vô cùng. Cô dâu A Ni bị ép làm dâu trong khi đă có người yêu, không phải là người đi rước dâu.

Khi sửa soạn bước lên xe hoa, A Ni chợt thấy Nam ngồi trên chiếc xe Honda gần đó nh́n cô với cặp mắt buồn rười rượi.

A Ni vụt chạy về hướng Nam la lớn như ra lịnh:

Đạp máy xe lẹ lên.

Nam vội vă đạp xe cho nổ như lời A Ni ra lịnh mà chưa biết để làm ǵ.

A Ni chạy ùa tới nhảy lên yên sau xe hối Nam chạy đi cho nhanh mặc dầu cả hai đều không biết đi đâu, chỉ đi khỏi đây rồi tới đâu tính tới đó.

Mấy ông anh A Ni rượt theo. Nam cố gắng hết sức chạy cho nhanh. Chiếc xe Honda mất thăng bằng, lạng qua lạng lại một hồi rồi vượt qua lằn giữa đâm thẳng vào đầu xe vận tải đang chạy ngược chiều.

Đầu bị va chạm mạnh xuống đường, Nam giẫy dụa một lúc rồi năm yên không nhúc nhích.

A Ni bị văng ra xa, đầu cũng bị va chạm mạnh máu ra rất nhiều nhưng c̣n cử động.

Nam qua đời trên đường đến nhà thương.

A Ni may mắn hơn c̣n sống sót nhưng v́ va chạm quá mạnh nên không c̣n tỉnh, không nhớ ai hết và những ǵ đă xảy ra cho ḿnh.

Gia đ́nh hối hận cho chuyện ép gả cưới con em ḿnh trong khi không hay là A Ni đă có người yêu mà không nói cho ai biết. Mà dù cho có biết đi nữa th́ chuyện gả cho ông Wong cũng không thay đổi v́ ông giàu có và hứa hẹn làm ăn lớn ở Việt Nam với gia đ́nh.

Sau khi điều trị ở bịnh viện tâm thần Biên Hoà một thời gian, ba má đem A Ni về Chợ Lớn nuôi dưỡng trong nhà với hy vọng thời gian sẽ giúp A Ni phục hồi trí nhớ và sinh hoạt b́nh thường như những người khác.

Tháng Năm năm 1974, gia đ́nh A Ni bao xe đi núi Sam Châu Đốc cầu an vào dịp lễ Vía Bà, ngày 23 tháng 4 âm lịch.

Lễ nầy lớn lắm, người ta đông nghẹt chen chưn không lọt. Hầu hết những người đến đây là để cầu an và mượn số tiền tượng trưng của Bà về làm ăn, năm sau mang trả với số tiền lời hậu hỉnh nếu may mắn làm ăn phát đạt.

Đường chim bay từ Saigon tới Châu Đốc chỉ cách nhau khoảng 240 cây số thôi nhưng phải mất cả ngày đường mới đi tới. Lái xe qua được những cây cầu lớn nhỏ là cả một vấn đề cộng thêm thời gian qua bắc (phà) Mỹ Thuận và Vàm Cống c̣n cực khổ hơn, chưa kể là đôi khi đường bị mấy ông nằm vùng đắp ụ.

Chưn hai cây cầu lớn Bến Lức và Long An đôi khi bị ḿn, cột lục b́nh thả trôi theo ḍng nước, chạm vô nố hư hao nguy hiểm cho xe có trọng tải nặng qua lại. Nếu ngày gặp may, xe du lịch có thể qua nhưng hành khách trong xe phải xuống xe đi bộ qua cầu.

Những cây cầu nhỏ xa đồn bót bị ḿn tự chế giựt, hầu hết vào ban đêm, không bị thiệt hại nặng nhưng có khi phải chờ cả nửa ngày mới qua được.

Qua khỏi ngă ba Trung Lương đi về hướng Mỹ Thuận, đường xá trong khu vực Cái Bè, Cai Lậy bị đắp ụ gần như mỗi đêm. Ụ làm bằng rơm trộn với bùn, dài chừng 2,3 mét nằm chắn ngang giữa đường. Xe 4 bánh không dám mạo hiểm lái qua v́ sợ ụ có ḿn. Mất cả buổi mấy anh lính trong vùng mới dọn dẹp cái ụ sau khi rà ḿn xong mới lưu thông được.

Xe A Ni tới bắc Mỹ Thuận, sông Tiền giang, khoảng trưa trưa gần giờ cơm. Xe du lịch, xe chở hành khách, và xe hàng sắp hàng chờ qua bắc dài lắm trong khi xe quân đội và công chức được ưu tiên xuống bắc không phải chờ như bên dân sự.

Ngồi trong xe chờ lâu vừa đói thêm nóng nực, ba A Ni đề nghị xuống xe vô quán ăn trưa.

Đủ loại quán ăn hai bên đường xuống bắc. Cơm dĩa với sườn nướng, chim cúc nướng, ốc cao chằng nghịch nướng, chuột nướng, thịt nướng, gà nướng, tôm càng nướng …. chỉ thiếu chó nướng v́ chưa phổ biến ở miền Tây.

Tiệm bán hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang, bà Năm Sa đéc cũng chen chút hiện diện hai bên đường.

Thịt nướng trên ḷ than trên lề đường xe chạy bụi bậm bay tùm lum nhưng thơm ngon lạ lùng nên thực khách thưởng thức mà không quan tâm vấn đề vệ sinh cho lắm.

Qua được bắc Mỹ Thuận lái xuyên qua thành phố Sa Đéc, Lấp Ṿ tới lượt sắp hàng đợi xuống bắc Vàm Cống qua sông Hậu giang.

Mặc dù số lượng bắc (phà) ở Vàm Cống ít hơn ở Mỹ Thuận nhưng b́nh thường không phải đợi lâu v́ xe cộ qua lại hầu hết phục vụ cho dân chúng cho 3 tỉnh, Angiang, Châu Đốc, và Rạch Gía trong khi bắc Mỹ Thuận phải phục vụ ngoài 3 tỉnh nầy thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Chương Thiện, Bạc Liêu, và Cà Mau, nói chung là hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ trừ Long An, Mỹ Tho, Kiến Ḥa (Bến Tre), G̣ Công, và Kiến Phong (Cao Lănh).

Từ Vàm Cống lái ngang qua chợ Long Xuyên đi về hướng Châu Đốc phải qua cầu Nguyễn Trung Trực, cầu quay duy nhứt trên đường Saigon đi Châu Đốc, do người Pháp xây vào những năm 1897-1899. Tiếp theo là những địa danh như Trà Ôn, Cần Xây, Mặc Cần Dưng, Chắc Cà Đao, Năng Gù, Châu Phú mới tới thành phố Châu Đốc.

Gia đ́nh A Ni vô khách sạn ngũ sau một ngày dài ngồi xe mệt mỏi.

Sáng hôm sau cả nhà thức sớm đi núi Sam thăm viếng miếu Bà.

Theo một trong những truyền thuyết kể lại, cách đây hơn mấy trăm năm, người dân phát hiện ra tượng Bà trên đỉnh núi Sam. Mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà xuống nhưng không được.

Sau đó qua miệng Bà “người lên Đồng” chỉ bảo, 9 cô gái đồng trinh lên mang tượng Bà xuống. Đến chưn núi th́ tượng Bà nặng lên không khiêng nổi nữa. Dân chúng nghĩ Bà đă chọn nơi an vị nên đă lập miếu thờ ngay đó.

Cúng vái xong xuôi gia đ́nh ngồi ăn cơm chay chung với những người cũng đi hành hương.

Cô bị bịnh ǵ vậy bà? một bà ngồi bên cạnh hỏi.

Cháu bị mất trí nhớ hơn một năm nay, má A Ni trả lời.

Chuyện văn tâm sự một hồi bà bạn mới quen cho biết có ông Đạo Hai ở Mương Trâu, trên đường đi Núi Sập thuộc tỉnh Angiang, đă từng chữa hết bịnh mất trí tương tự như trường hợp của A Ni.

Đạo Hai tên thật là C̣i, sinh ra trong ngọn rạch Bờ Ao. Tên C̣i là do thầy Long Châu, một trong những đệ tử chân truyền của giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương với phương châm hiếu nghĩa làm đầu, đặt cho khi ba má ông mang tới nhờ chửa bịnh và nuôi nấng.

C̣i sống ở tịnh xá với đầu tóc búi cho đến năm 18 tuổi th́ xin thầy trở về lo mưu sinh và phụng dưỡng ba má v́ ông là con một. Gia đ́nh C̣i không khả giả chỉ có mấy công đất hương quả nên phải làm lặt vặt mọi thứ để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Nhiều lần ba má bàn chuyện muốn đi coi vợ nhưng C̣i đều từ chối với lư do là không muốn bận bịu chuyện vợ con.

Thấy C̣i có vẽ hơi bí ẩn không như người b́nh thường, với cái đầu tóc búi, nhưng hiền lành hiếu thảo nên ai ai cũng thương mến.

Một hôm C̣i khi đang dùng lưới cào cá dưới rạch Bờ Ao lúc nước ṛng gần tới đáy th́ nghe văng vẳng:

C̣i ơi có bắt được con cá nào không?

Không, C̣i trả lời trong khi đưa bàn tay quơ qua quơ lại ra dấu khi biết người hỏi là hàng xóm.

Thời đó người ta chơi số đuôi số đầu dữ lắm. Mấy ông thầy cho số cũng theo đó mà lập đàn thờ cho số lấy tiền cúng tổ sinh sống.

Ông hàng xóm chạy đi mua ngay số đuôi 05 v́ C̣i đă đưa bàn tay 5 ngón quơ qua quơ lại.

Tuần lễ đó ông hàng xóm trúng lớn khi kết quả hai số đuôi là 05. Ông mang một số tiền làm quà tặng cho C̣i và gia đ́nh và không tiếc lời cám ơn. C̣i được gọi là thầy từ đó.

Vô t́nh cái quơ tay cuả C̣i đă được đồn đại ra ông là thầy cho số giỏi nên người chơi số đuôi kéo đến nhà xin số đông nghẹt không c̣n chỗ ngồi luôn.

Họ bàn ra bàn vô hai con số để mua, từ 00 tới 99, cho mỗi động tác của thầy C̣i như điệu bộ ngồi, tướng đi, nháy mắt, giọng cười, lắc đầu, v … v …

Sau ngày xổ số có người trúng có người thua. Người trúng nói người thua là tại v́ không hiểu rỏ hay bàn sai ư thầy C̣i. Nhà thầy C̣i càng ngày càng thêm đông người lui tới.

Không chỉ có người tới xin số mà c̣n có người tới xin thầy C̣i chửa bịnh.

Nhờ lúc ở tịnh xá làm thuốc và xem thầy Long Châu chửa bịnh nên thầy C̣i cũng biết chút đỉnh về phân chất chính của thuốc Nam như vỏ cây quế, gừng, nghệ, mật ông, v … v …

Đă chửa khỏi bịnh rất nhiều người nên tiếng tăm của thầy C̣i nổi lên như cồn, từ trong ngọn rạch Bờ Ao ra tới chợ Long Xuyên rồi lan dần qua tỉnh thành khác như Rạch Giá, Cần Thơ, Cao lănh, lên tới tận Saig̣n luôn.

Nhà trong rạch Bờ Ao trở nên chật hẹp và khó đi lại cho người ở xa tới với xe du lịch. Một gia đ́nh người Hoa ở chợ Long Xuyên, sau khi thầy C̣i chửa khỏi bịnh nan y cho con ḿnh, mua một mẫu đất ở sát bên đầu cầu Mương Trâu cất tịnh xá mời thầy C̣i về đó trụ tŕ tiếp tục việc cứu nhân độ thế.

Từ đó người ta gọi thầy C̣i là ông Đạo Hai.

Sau mấy ngày suy nghĩ, từ khi ở núi Sam về, ba má A Ni quyết định thuê bao xe đi xin ông Đạo Hai chửa bịnh cho cô.

Sau khi nghe kể những ǵ đă xảy ra cho A Ni, ông Đạo Hai cho biết căn bịnh tâm lư nầy phải cần thời gian dài nhưng có hy vọng sẽ chửa khỏi.

Gia đ́nh đặt hết hy vọng vào ông Đạo Hai nhưng hơi lo lắng cho việc phải thường đi lại từ Chợ Lớn tới Mương Trâu sẽ mất nhiều th́ giờ và không ít tiền bạc. Ba má năn nỉ ông Đạo Hai cho A Ni tá túc ở tịnh xá trong thời gian trị bịnh.

Ông đă đồng ư sau một lúc suy nghĩ xem dàn xếp pḥng ốc thế nào cho ổn thỏa với tất cả những đạo hữu đang giúp đỡ cho tịnh xá.

Ba má A Ni đặt lên bàn thờ nghi lễ một phong b́ và từ giả ra về trong khi cô ngồi ngó lên trần nhà, mắt lờ đờ không quan tâm những ǵ xảy ra xung quanh.

A Ni được một nữ đạo hữu sắp xếp ở cạnh pḥng nơi mà ông Đạo Hai tụng niệm mỗi sáng sớm và chiều tối trước khi đi ngủ.

Không biết nhờ vào thuốc hay tiếng tụng niệm hằng ngày của ông Đạo Hai mà A Ni bắt đầu nhận thức được những chuyện xung quanh nhưng hoàn toàn không nhớ ḿnh là ai và tại sao lại ở đây. A Ni không c̣n nh́n mông lung lên trần nhà nữa và dường như có sự sống dần dần trở lại trong mắt cô.

A Ni thích đi ra đồng xem mấy đứa nhỏ lối xóm bắt dế mun, dế lửa cho đá nhau hay xuống mương xem tụi nó đắp đập tát nước bắt cá rô cá sặc lên kho quẹt.

Cảm thấy cuộc sống ở đây rất an lành và thanh thản, cô bắt đầu yêu mến cái xứ Mương Trâu khỉ ho c̣ gáy rất ít người biết đến ngoài dân cư trong những vùng lân cận.

Một hôm đang đi trên bờ ruộng nghe tiếng vang inh ỏi trên đường xe chạy Long Xuyên – Núi Sập. A Ni chạy lên đường xem chuyện ǵ xảy ra.

Cô muốn ngất xỉu khi thấy hai người ḿnh mẩy đầy máu nằm cạnh hai chiếc xe gắn máy “gi đông” dẹo qua một bên, bánh xe th́ cong ṿng.

Tối đêm đó nằm trằn trọc không sao ngũ được. A Ni cố t́m trong trí nhớ, v́ dường như cái h́nh ảnh tai nạn xe gắn máy đă gợi cho cô chuyện ǵ đă xảy ra trong quá khứ, nhưng không tài nào nhớ nổi cho đến khi ngủ thiếp đi hồi nào không hay….

Đang ngủ ngon giấc ông Đạo Hai giựt ḿnh ngồi dậy khi nghe tiếng kêu la thất thanh phát ra từ pḥng A Ni.

Thấy A Ni tay chưn giăy dụa, kêu la ú ớ không thành tiếng, ông Đạo Hai bước vô pḥng nắm tay trấn an. Thấy cô giăy dụa không ngừng ông ôm vô ḷng nói:

A Ni A Ni A Ni có tui đây đừng sợ đừng sợ.

A Ni tiếp tục giăy dụa thêm vài phút rồi ngủ thiếp đi. Ông Đạo Hai không dám về pḥng v́ sợ cô bị ác mộng nữa nên ngồi trước cửa pḥng canh chừng cho tới sáng.

Sáng ra A Ni không nhớ ǵ đă xảy ra trong khi mê sảng.

Cơn ác mộng có phần trầm trọng hơn, có đêm bị 3, 4 lần. Những đêm như vậy ông Đạo Hai phải canh chừng ôm A Ni ngủ suốt đêm luôn.

Có lẽ ṿng tay của ông Đạo Hai đă mang lại cho A Ni sự bao che ấm áp nên sau mấy đêm không c̣n bị ác mộng nữa nhưng ngược lại cô cảm thấy cô đơn lạnh lẽo, cần một ṿng tay cho có được giấc ngủ an lành.

Ông Đạo Hai đă từng nghĩ tu hành để báo hiếu cho cha mẹ và cứu nhân độ thế cho tới ngày phải bất đắc dĩ ôm A Ni ngủ mà miệng luôn niệm chú mấy đêm để tránh chuyện nam nhi thường t́nh thế tục.

Suy nghĩ tu hành chân chính của ông đă bị lung lay. Ông bắt đầu tự hỏi cứu nhân độ thế có phải sống khổ hạnh không?

Chuyện ǵ đến phải đến.

Sau mấy đêm trằn trọc ông Đạo Hai sang pḥng A Ni mặc dù cô không kêu la như những khi bị ác mộng….

Đi xuống thăm lần nầy ba má A Ni rất vui mừng khi thấy con gái ḿnh đă hết bịnh, hết lời cám ơn ông Đạo Hai trong khi ông đứng yên không biết ăn nói làm sao chuyện của ông và A Ni.

Khi nghe A Ni muốn ờ lại Mương Trâu tiếp tục nghĩ dưỡng và giúp đỡ ông Đạo Hai trị bịnh cứu người, ba má cô đồng ư không do dự chút nào v́ chưa biết chuyện lẹo tẹo của ông thầy thuốc và cô bịnh nhân.

Ba tháng sau ông Đạo Hai cắt búi tóc và giao phó công việc trong tịnh xá cho người đệ tử thân tín nhứt khi A Ni cho biết đă có thai.

Gia đ́nh lại thuê xe từ Chợ Lớn xuống Mương Trâu lảm tiệc cưới đơn giản cho C̣i và A Ni.

Ba má A Ni cho cặp vợ chồng son một số tiền xem như của hồi môn để mua một sạp bán đồ gia dụng hàng xén, ở nhà dài chợ Cái Vồn. Từ đó ai cũng gọi tên chị là Ni cho gọn.

Ni có sẵn kinh nghiệm buôn bán từ nhỏ nên kinh tế gia đ́nh khá ổn định…

Đầu tháng 3 năm 1975, nghe theo lời gia đ́nh C̣i bán cái sạp, từ giả bà con cḥm xóm về Chợ Lớn sinh sống chung với ba má vợ.

Ông già vợ chạy đôn chạy đáo và cuối cùng cũng xin được cho C̣i và hai đứa cháu ngoại có quốc tịch Pháp, pḥng khi bất trắc…

Một hôm t́nh cờ gặp lại C̣i, tóc ngắn với cái tên Tây là Nicolas, khi ăn nhậu nhà người bạn ở ngoại ô Paris vào khoảng đầu thập niên 1990.

Anh C̣i nhớ tui không? nh́n anh tui hỏi.

Anh giật ḿnh khi nghe kêu tên cúng cơm, ngó mặt tui hồi lâu lắc đầu.

Anh không nhớ cũng phải v́ tui ở trọ ngoài chợ tỉnh đi học, ít có dịp đi vô ngọn rạch Bờ Ao, trong khi anh nổi tiếng và rất bận rộn làm thầy cho số.

Tư chà ở ngang chùa cô Tám nè, tui nói tiếp như trả lời.

Chà con chú Bảy hả? anh hỏi lại.

Đúng rồi, tui vui cười trả lời khi biết anh c̣n nhớ ḿnh.

Anh và tui ngồi kể chuyện ở quê và bà con lối xóm của mấy chục năm trước cả giờ đồng hồ, bỏ quên chủ nhà và mấy người bạn nhậu luôn. Cũng may là họ thấy chuyện ở quê là lạ và vui nên lịch sự lắng nghe.

Anh C̣i cho biết là đă đi theo nhà vợ, với quốc tịch Pháp, về Paris mở tiệm ở ga metro Maubert Mutualite’ trong khu quartier Latin ở quận 5 gần nhà thờ Notre Dame de Paris, công viên Luxembourg, trường đại học Sorbonne, và viện bảo tàng Louvre, bán sỉ bán lẻ đồng hồ nhập cảng từ Hong Kong và Nhựt Bản từ đầu năm 1977.

Tui vẫn c̣n một vài thắc mắc muốn hỏi nhưng sợ đụng chạm tự ái nghề nghiệp nên do dự khá lâu.

Hồi đó khi lên thầy (đồng) cho số có ai nhập vô anh thiệt không? Tui bấm bụng hỏi đại.

Có ai nhập đâu và tui có cũng muốn lên chức thầy đâu, anh trả lời. Họ mê tín suy diễn lung tung, bàn vô bàn ra, người hên trúng rồi thăng chức cho tui lên làm thầy.

Anh vui cười kể cho mọi người nghe câu chuyện một hôm đang ngồi tụng niệm th́ có người đến xin số nói: “Thầy có cần ǵ th́ cho con hay”. Tui trà lời “Không”. Họ bàn với nhau mua số 00 tới 09, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.

Tuần đó ra số 20. Họ vui mừng trúng số nhưng có người cho là bàn c̣n hơi dở, mua nhiều số quá trong khi chỉ cần mua số 20 hay 02 là đủ rồi. Lư do là tui chỉ lắc đầu qua lắc đầu lại hai lần khi trả lời “Không”. Lắc đầu hai lần nói không là 20. Nói không lắc đầu qua lại là 02.

Vậy anh c̣n nổi tiếng trị bịnh nan y hay tâm thần th́ sao? tui hỏi tiếp.

Chà biết tâm lư là đôi khi người ta chỉ cần sống lạc quan và có hy vọng, anh trả lời. Khi không c̣n cách nào khác hơn, người bịnh tin tưởng sự nhiệm mầu linh thiêng nào đó sẽ cứu vớt họ nên tui chỉ cầu nguyện và cho bịnh nhân món ăn tâm lư mà họ đang bám víu chớ tui đâu có pháp thuật huyền bí ǵ đâu. Phần thuốc men th́ tui dùng những ǵ học được ở thầy Long Châu. Tui gốc đạo Phật theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương nên rất tin vào sự linh thiên nhiệm mầu của Phật pháp.

Anh ngừng nói vói tay lấy ly rượu van mới rót hớp một ngụm, có vẽ rất xúc động khi nhớ lại chuyện ngày xưa.

Hôm nào rảnh ghé tiệm tui chơi nghe, anh nói. Tui có đồng hồ hiệu như Rolex, Longines, Rado, … giá phải chăng cho người đồng hương.

Rolex giá rẻ là bao nhiêu? Một anh bạn trong bàn nhậu hỏi.

Từ 300 cho tới 6000 đô, anh C̣i cười trả lời.

Rolex giá 300 đô làm ǵ có? anh bạn hỏi vặn lại.

Anh C̣i cười cho biết Rolex có bán với giá nầy nhưng tiền nào của nấy, vỏ Rolex trong ruột là Seiko.

Hồi đó làm thầy cho số đuôi làm ra tiền dễ lắm, anh nói tiếp. Người ta dưng quà hai tay năn nỉ mà tui từ chối không lấy, hay lấy chút ít tượng trưng th́ họ buồn cho là ḿnh không quan tâm đặc biệt phù hộ cho họ được phát tài phát lộc. Bây giờ tui phải uốn cong bảy tấc lưỡi, nói hết nước miếng mới bán được một cái đồng hồ mà lời không bao nhiêu. Mấy bạn xem có ngược đời không?

Tụi tui cười rần một hồi rồi tiếp tục ngồi thưởng thức rượu van với mấy món nhậu khoái khẩu do mấy bà nội trợ trổ tài trong bếp cho tới tối mới từ gỉă ai về nhà nấy.

TQ Thưởng