Quần vợt
Thanh Anh Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang có hai sân quần vợt nằm ở công viên Nguyễn Du, bên bờ sông Hậu. Đây là khu vực giải trí có lẽ đă được người Pháp xây cất. Công viên Nguyễn Du rất thơ mộng, dài khoảng hai mét. Bên trái là bờ sông Hậu, bên phải là con đường dọc theo công viên, cặp theo con đường là hồ nước lớn dành cho thuyền bè loại du ngoạn. Sân quần vợt thứ nhứt nằm ở gần cuối công viên. Nằm giữa hai sân là câu lạc bộ và con đường ra vào sân. Cuối đường và cuối hồ nước lớn là một hồ bơi công cộng. Mặc dù không có luật lệ cấm cản nhưng dường như người dân giă b́nh thường không lui tới khu nầy v́ không biết hay không có điều kiện. Những người chơi quần vợt hầu hết là có địa vị trong xă hội như Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Đốc trường, Trưởng Ty, Bác sĩ, Dược sĩ…. hay là những ông chủ tiệm vàng, tiệm phở, hay chủ hầm đá, …. Tui chỉ biết đến khu giải trí nầy khoảng năm 1963, khi có giờ nghĩ v́ thầy cô vắng mặt, cùng với mấy thằng bạn đạp xe máy chạy ḷng ṿng cho qua th́ giờ. Tui cũng không biết quần vợt là cái ǵ và hồ bơi để làm chi v́ ở truồng tắm sông lội như chó thoải mái lắm. Một hôm đạp xe ngang sân quần vợt thấy có hai người chơi tụi tui ngừng lại xem. Tui nhận ra một bên là ông chủ tiệm phở, bên kia là anh lượm banh trong sân khi mấy ông tai to mặt bự tranh tài. Hồi c̣n nhỏ ai nói sao nghe vậy. Tui không biết quần vợt là từ Tennis ra. Tại sao Tennis lại dịch là quần vợt ? như football là đá banh, basketall là bóng rỗ, volleyball là bóng chuyền, vân vân …… Ngay ngày hôm đó tui đă t́m ra câu trả lời khi xem anh lượm banh chơi với ông chủ tiệm phở. Ông chủ tiệm phở ăn mặc sang trọng. Áo trắng quần trắng mang giầy Bata trắng trong khi anh kia ở trần, bận cái quần xà lỏn, trên tay cầm cây vợt mượn mà chắc tiền bo lượm banh của anh sẽ không bao giờ mua nổi. “Quần” xà lỏn + “Vợt” trên tay = Quần Vợt của tui là đơn giản vậy đó. Người Pháp tuyên bố Tennis là từ tiếng Pháp “Tenez” nói trại mà ra. Tenez có nghĩa là “Cầm đi hay Đây nè” khi họ giao bóng, giống như họ cũng nói đặc sản Phở của Vietnam là từ “Pot au Feu” mà ra. Đầu năm Mậu Thân, sau khi học quân sự học đường, tui theo mấy thằng bạn cùng lớp ra công viên chơi. Nghe tiếng là lạ, tụi tui chạy lại sân quần vợt th́ thấy hai cô đầm chơi banh và nói tiếng Pháp với nhau. Đây là lần đầu tiên tui thấy hai người phái nữ tóc vàng vàng mặc jupe đánh banh. Đương nhiên là tui không hiểu ǵ rồi nhưng không quan trọng v́ nh́n hai cô đầm mặc jupe, tung bay trong gió, là ngắm cho măn nhăn chớ không c̣n cần nghe nữa. Hai cô nầy là con của một ông dược sĩ, du học Pháp và có vợ đầm, học Marie Curie ở Saigon về Long Xuyên v́ cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Ngày nào tụi tui cũng lạng qua lạng lại công viên Nguyễn Du với hy vọng được ngắm hai cô nầy. Chỉ được vài lần thôi. Sau đó không bao giờ gặp lại nữa v́ ông Dược sĩ đă đưa gia đ́nh trốn qua Miên, từ đó về Pháp sinh sống luôn. Đầu thập niên 70 tui theo thằng bạn đi xuống nhà ga Shinjuku, ăn cái Big Mac ngon quá trời luôn. Ăn xong nó dẫn tui tới Odakyu Departo mua cây vợt gỗ Dunlop, bộ đồ và giầy tennis làm tốn gần một tháng chuyển ngân. Tui bắt đầu tập tành chơi tennis, trên sân đất trong cư xá Kokusai, với mấy thằng bạn vả nhờ sự dẫn dắt cuả các đàn anh. Truyền thống Sempai Kohai cũng được thể hiện hết ḷng trên sân. Kohai phải lo ủi sân, quét sân, tưới nước. Sempai được ưu tiên chơi trước. Dạy dỗ Kohai khi hết set. Những Sempai có tầm cở khu Kokusai như: anh Bông, anh Thành, anh Phụng, anh Châu, anh Đào, anh Thuận, … tiếp theo là anh Thanh “Đen”, anh Lộc “Tây”. Sempai Komaba có anh Luận, anh Nhàn, anh Vĩnh. …. Năm tui có Dũng Tiến, Hưng, Thạnh, Cảnh, Thịnh, …. Một hôm tụi tui chơi xong lên sân bóng rỗ đá banh sân nhỏ, chờ thằng bạn ra sân trễ ở lại chơi với mấy người Thái quen trong shokudo Kokusai. Đá banh sân nhỏ chỉ được “lừa” vô goal chớ không “dứt” từ xa. Bị thua xa, giận quá tui “dứt” mạnh một cái cho hả tức. Trái banh bay cái vèo … nghe cái rầm… cửa kiếng văn pḥng chính (Uketsuke) của Kokusai bễ vụng. Ông giữ cửa cư xá đến ngắm nghía một hồi nói “không sao đâu” làm tụi tui mừng quá lên pḥng đi tắm. Chờ một hồi khá lâu thằng bạn chơi tennis mới lên. Hối thúc lắm nó mới chịu đi tắm cho nhanh để c̣n đi ăn tối. Tắm xong trở về pḥng đang thay quần áo đi ăn, thằng bạn khác hỏi: Mấy trái banh tennis đâu ? Banh ǵ, nó trả lời, tao tưởng banh của tụi Thái nên không mang lên. Mầy vô trách nhiệm quá. Để banh mới khui lại cho chơi mà không mang lên. Mai mốt mua banh chơi một ḿnh đi. Thằng bạn ngồi lên giường, lấy tờ báo gần đó lên đọc trong khi tụi tui hối đi ăn sợ Shokudo đóng cửa. Nó cứ cầm tờ báo đọc không trả lời. Tui giựt tờ báo trên tay mới biết là cặp mắt nó đỏ hoe. Thôi mà hồi năy tao nóng cự nự vậy thôi, thằng bạn khác nói. Xin lỗi mà. Tối nay tao bao. Vừa năn nỉ vừa coi giờ tụi tui phải uốn cong bảy tất lưỡi một hồi nó mới dụi dụi mắt đứng dậy đi ăn. Hú hồn. Thằng bạn nầy hiền quá nên bị ăn hiếp, trong đám chắc có ḿnh nó được lên thiên đàng sau nầy. Năm 1974 tụi tui mang cờ vàng ba sọc đỏ đi ủng hộ đội tennis Viet Nam sang Tokyo tranh ṿng loại cúp Davis với Nhựt Bản.
Đội Việt Nam gồm có : V.V. Bảy, Đinh quốc Tuấn, V.V. Thành, và Lư An (Aline). Nhựt có Sakai là vô địch Á Châu và Hirai là vô địch sinh viên. Mang cờ ra phất vài “jeu” là cất luôn. Trận đơn đầu Tuấn đụng độ với Sakai. Tuấn “sợt” xong lên volley bỏ nhỏ. Lần đầu Sakai đứng cuối sân ngó. Lần thứ hai Sakai chỉ chạy lên được nữa sân. Cờ Viet Nam tung bay với tiếng hô hào của tụi tui. Lần thứ ba Sakai đoán trước nên đă lên tới “lốp” qua đầu Tuấn. Từ đó Sakai điều khiển trận banh cho tới kết thúc chiến thắng. Trận đơn thứ hai, V.V.Bảy đụng độ với Hirai. Tương tự như trận trước, bác Bảy giáng cho Hirai hai “rờ ve” làm anh ta chới với không đở nổi, nhưng rồi Hirai lấy lại tinh thần và nhờ vào sức trẻ, đáng hàng con cháu bác Bảy, nên đă dàng chiến thắng. Nhựt dẫn 2:0. Chiều hôm đó tụi tui mua bia, nhưng phải dấu ông huấn luyện viên, và chút đỉnh đồ nhấm theo đội tuyển Viet Nam về khách sạn nơi họ nghĩ ngơi chờ mai đấu trận đôi. Đang nhâm nhi th́ ông huấn luyện viên bước vào. Cám ơn anh em sinh viên đă đến cổ vơ cho đội nhà, ông nói. Anh em nên về sớm để cho tuyển thủ lấy sức ngày mai c̣n tranh đấu nữa. Anh em tụi tui “dạ dạ” khi ông bước ra cửa. Mấy anh em cứ ở lại nói chuyện cho vui, một tuyển thủ nói. Đánh đấm ǵ cũng không lại mấy Samurai đâu v́ không quen sân đất. Sang đây ngoài việc tranh giải tụi tui c̣n muốn mua một số đồ dùng cần thiết mà ở Việt Nam không có. Mấy anh chỉ dẫn dùm nghe. Như dự đoán, trận đánh đôi cũng thua luôn. Với kết quả 0:3 Việt Nam bị loại ra khỏi cúp Davis năm 1974. Anh em sinh viên chia ra chỉ dẫn và dẫn dắt cho mấy anh tuyển thủ đi mua sắm ngày thứ ba v́ bị loại, không c̣n cần tranh hai giải đơn nữa. Mấy anh tuyển thủ có tâm sự là các anh đại diện cho Việt Nam chơi tennis nhưng gần như không có sự hổ trợ tài chánh từ Bộ Thanh Niên hay một tổ chức chính phủ nào hết. Bây giờ tennis không c̣n là loại thể thao của giới thượng lưu nữa nhưng không phải ai cũng có cơ hội hay phương tiện để chơi. Về Viet Nam thăm gia đ́nh năm 2004, tui có cơ hội chơi quần vợt trên sân ớ công viên Nguyển Du lúc 5 giờ sáng, nơi mà tui nghĩ sẽ không bao giờ có thể đạt chân vô được. Anh bạn đánh đôi với tui là dược sĩ. Đối diện là bà xă anh và bà chủ tiệm vàng ờ Long Xuyên. Mặc dù hai bà đều mặc jupe trắng nhưng vẫn không cho tui cái cảm giác như khi nh́n hai cô Tây lai ngày xưa. Có lẽ c̣n sớm trời không có gió hay trời c̣n tối mắt mờ nên không thấy jupe tung bay…..
|