|
T U Ổ I T R Ờ I
Tặng các bạn cùng trang lứa S I N H người
đất Cố Đô, nhà vốn đời
đời đọc sách.
Thưở trẻ có đi du học xứ
Phù Tang, thấy vùng Giang-Hộ là đất lành
nên cứ đó mà ở riết, cũng trên mười
mấy năm. V́ đi xa ăn
học, nên nghĩ để học được
cần phải … ăn.
Trước ăn nhiều món địa phương
không được, sau
lâu quen dần, đâm ra thích, kể cả
những thư như cá sống, rong biển,
mực ma v.v... Nhưng
bạch diện thư sinh không biết tự
nấu ăn, nên phải lân la sống trong các cư
xá học sinh, hoặc gần ở đó, để
có thể đến mua thức ăn, tránh
việc củi lửa.
Khi nào cần thiết lắm th́ t́m
những thứ đă làm bán sẵn ở
chợ, chung qui cũng để đỡ làm
việc bếp núc. Có một món nấu
được rất quen, đó là ḿ ăn
liền. Nhưng
con nhà lính tính nhà quan, không chịu ăn trơn
như thế. Hay
mua thịt xay bán sẵn, bỏ giá sống vào, thêm
chút dưa muối, nấu thành bữa ăn,
cứ vậy ngày nọ qua tháng kia.
Thỉnh thoảng chán th́ đổi vị,
thay thịt ḅ bằng heo hoặc gà, đổi giá
ra rau Tần Ô hay xà lách.
Nhưng chủ yếu chất tươi
chọn lựa vẫn là giá sống, v́ nó
tiện! Sinh hay cười
ḿnh, nghĩ rằng nếu
cứ sống đời du học hoài như
thế, chả biết Thu này sang Đông khác,
thử hỏi
ḷng tôi c̣n giá tới bao giờ ? NHỚ câu "tam thập nhi lập", bèn nghĩ
LẬP đây chắc là lập ... gia đ́nh, nên
muốn cưới vơ..
Cũng phải mất dăm bảy năm,
gặp được người con gái đất
Nam Hà, kết nghĩa làm bạn lâu dài. Thưở vợ "bơ vơ mới về",
thường khiêm tốn mà khoe rằng ḿnh cũng
biết nấu nướng vỏ vẻ "ít
nhiều chi đó".
Vợ phục, cho rằng kẻ sĩ mà
được thế cũng khá hiếm hoi, đáng
quư! Dĩ nhiên
những khi tṛ chuyện, không hề kể ra
việc nấu ḿ ăn liền với tấm ḷng
đầy " băng giá" của ḿnh.
Dù sao vợ thương chồng nên cáng
đáng hết mọi việc nấu nướng
hằng ngàỵ Sinh chả có cơ hội thi thố, đành
ôm tài đợi thời như Gia Cát Khổng
Minh. MỘT hôm, vợ bận
đi thi, nhờ nấu hộ bữa cơm
tối. Sinh nghĩ
ngay đến món ḿ ăn liền quen thuộc, hăm
hở nhận lời.
Vợ về, Sinh hỏi làm bài thi được
không, đáp làm được hết, rồi vô
ăn ḿ, vui như sáo.
Sinh thấy vợ vui vẻ ăn hết,
lấy làm đắc chí, nghĩ ḿnh là vơ lâm cao
thủ, rung đùi ngâm thơ của Huyền Trang
thi sĩ là người
xứ Đại Nam đă một thời nổi
tiếng ở Phù Tang Tam Đảo ngày xưa:
Nắng soi sáng băi phi trường, Thừa thắng xông
lên, chàng biểu diễn lần thứ nh́,
rồi lần thứ ba... Nhưng mỗi lần
không hiểu tại sao mức tiêu thụ cứ
giảm xuống rơ rệt.
Cuối cùng, khi tới chính chàng cũng không
muốn thưởng thức cái món "nhiều
năm kinh nghiệm" của ḿnh
(trong khi cũng chính những nguyên liệu
đó mà vợ nấu th́ ngon hơn), sinh biết nghề ḿnh đă đến .. bước
đuờng cùng. Vợ sợ
chồng hết nghề, nhờ làm việc dễ
hơn là nấu cơm.
Có cái nồi điện nho nhỏ quen
thuộc vốn do con cháu của gịng Chulalongkorn
biếu tặng từ những ngày c̣n ở
xứ Phù Tang, đem ra dùng.
Cứ việc bỏ 2 lon gạo vào,
đổ nước cao 1 lóng tay cái, bấm
nút, là xong! ĐƯỢC một hai năm, cái
nồi cũ quá, găy mất nắp.
Chàng muốn bắt cái đinh vít vào để
dùng tiếp, vợ cản lại, bảo:
Đâu có bao nhiêu mà chắp vá coi thảm thương
lắm. Có khách
đến, họ cười cho! Nghe thuận tai,
sắm cái nồi khác, lớn hơn.
V́ mới nên cái "quen tay" của chàng
đối với
nồi cũ trở thành vô dụng.
Vợ phải
dặn : Này
nhé, 5 lon gạo, nước
ở số 6. Sinh đáp
lớn "Nghe rơ, nhớ kỹ", nhưng khi làm
th́ ... không theo. Thấy
nước ở mức số 6 sao cao hơn
tới hai lóng tay cái, nhiều quá, chàng lặng
lẽ rút bớt nửa khấc, nghĩ thầm
phải biết "uyển chuyển áp
dụng sáng tạo lư thuyết (cuả kỹ
thuật nồi cơm điện) thế giới
vĩ đại vào hoàn cảnh (gia đ́nh)
Việt Nam " ! Nhưng đă bớt nước rồi mà cơm
lần nào cũng nhăo.
Chả lẽ rút thêm ! Thấy vợ nấu th́ cơm vừa ăn,
Sinh hỏi lại :
Nước để ở mức nào ?
Đáp: số
6 ! Chàng
thầm lắc đầu, không hiểụ
Từ đó cứ thỉnh thoảng
chịu khó nghe vợ thắc mắc tại sao
đă dặn mức số 6 mà lại đổ
nước quá
nhiều! Một bữa kia, nhà
mua gạo mới. Vợ
lại dặn: Gạo
này phải bỏ nước ở mức sáu rưỡi,
chớ bỏ ở số 6 mà khô.
Bại tướng không dám khoe mạnh, Sinh
ráng làm theo. Nhưng
kiếm hoài không có mức sáu rưỡi,
bảo vợ: Cái
nồi này không có mức sáu rưỡi, chỉ
có sáu, đến một vạch nhỏ ở
giữa, rồi nhảy lên mức số ... mười!
Vợ đang may vá, không đến
được, nói vọng ra :
Ḿnh chịu khó nh́n lại, làm ǵ có
chuyện từ sáu nhảy lên mười ! Sinh coi đi coi lại, không thấy.
Tức chí, bèn lấy kiếng mắt đeo
vào nh́n cho kỹ. Trời
đất! (Sinh
muốn té ngữa) Cái
mức mà xưa nay chàng vẫn nghĩ là 6,
thực sự lại là 8 ! Thảo nào nhảy lên 2 khấc nó chả thành
10 ? C̣n
hồi trước có rút bớt nửa khấc nước
th́ cũng vẫn bảy rưỡi, cơm không
nhăo sao được?!
Nghĩ thương vợ kiên nhẫn, ăn
cơm nhăo theo ḿnh cả mấy tháng trường. ĐÊM nằm, nhớ chuyện nấu cơm ban chiều,
Sinh miên man nghĩ đến tuổi của ḿnh.
Từ mấy năm nay, chẳng những
mắt kém ra mà nói chung sức lực cái ǵ cũng
giảm. Thức
đêm để viết lách đă thấy
mệt, bưng vác cái ǵ nặng 1 chút. hoặc
ngồi không đúng thế vv..
thấy cơ thể mỏi mệt rất lâu.
Đành là luật tạo hóa phải như vậy, nhưng không ngờ nó
đến sớm thế.
Chàng bồi hồi nhớ bài thơ của
cụ Huỳnh Mẫn Đạt:
Tuy rằng muông
cẩu có ân ba Bên cạnh, đứa con gái đầu ḷng đang
mọc răng, thức dậy trong nôi, khóc thành
tiếng. Vợ
chàng ru con nho nhỏ :
Ầu ơ
... Sinh nằm thao thức, nghĩ cho đến khi con khôn lớn, con đường c̣n bao la sông dài biển rộng. Lời ru cứ như 1 điệp khúc, vương vấn măi trong ḷng. Văn-Lang
Tôn-thất Phương, Canberra 1998-10.
|