|
Chỉ ôm mơ ước – người Việt có quá lạc quan? Văn Lang Tôn-thất Phương Thói quen ǵ đó mà có lâu ngày th́ trở thành nếp suy nghĩ, lâu dần trở thành văn hóa. Ở đây, tôi không dám nói đến vấn đề lớn như “văn hóa”, chỉ muốn thử t́m xem lối suy nghĩ của nhiều người Việt ḿnh vẫn có là do đâu mà ra. Có một chuyện vẫn thường được lặp đi lặp lại trên Internet (đặc biệt trên Facebook) và thu hút được khá nhiều ủng hộ của dân mạng Việt Nam. Đó là để đối kháng với chuyện Việt Nam bị China lấn ép, rất nhiều người Việt đă mạnh mẽ cổ súy “Liên Minh Quân Sự Việt-Mỹ”, “Đồng Minh Việt-Mỹ”, vv... Có người lại hăng hái đ̣i “cứ cho Mỹ thuê Hoàng Sa và Trường Sa trong 100 năm đi”! và họ được rất nhiều người Việt, cả trong lẫn ngoài nước, ủng hộ. Quen với suy nghĩ lạc quan? Cần phải nói là trong những người cổ súy cho “liên minh” nói trên, có nhiều vị đưa vấn đề lên một cách thành thực, v́ họ quan tâm cho an nguy của nước Việt. Nhưng khi đưa ra như thế, không thấy ai phân tích rằng để cho nước Mỹ có thể đồng minh với Việt Nam (trong việc chống China), nước Mỹ sẽ được những lợi ích ǵ? Không riêng ǵ nước Mỹ, quốc gia nào cũng thế (trừ ra một vài nước có giới cầm quyền cam tâm làm chư hầu), khi làm điều ǵ người ta cũng đặt quyền lợi của nước họ lên trước tiên. Họ không giấu diếm điều này, và muốn t́m hiểu đường hướng th́ trên những tài liệu công khai không thiếu ǵ để đọc: Các sách báo về Chính Trị Học, Lịch Sử, Quan Hệ Quốc Tế, Kinh Tế Học, vv... và các báo hàng ngày hay tạp chí như New York Times, Washington Post, Foreign Affairs, Guardian, Times, Asahi, South China Morning Post, vv... Đó là chỉ nói về “tài liệu chết”, c̣n “tài liệu sống” là những thông tin có được qua những hoạt động thương mại, ngoại giao, văn hóa, hành chính, vv... mà không sách vở nào có được. (Một cá nhân không thể nào “bao sân” hết những điều này được. Trong một quốc gia, ngoài các bộ trong chính phủ như Ngoại Giao, Quốc Pḥng, Kinh Tế, vv... c̣n có các đại học, các cơ quan dịch vụ, thương mại, tư vấn, vv.. lo t́m hiểu. Các ngân hàng và công ty lớn cũng có Ban Nghiên Cứu riêng của ḿnh). Nói nôm na th́ thông thường là quyền lợi giữa hai bên phải tương đồng, “bánh ít đi th́ bánh quy lại”. Washington coi trọng South Korea v́ đó là vùng chiến lược quan trọng của họ. Nhật Bản cũng là điểm chiến lược quan trọng của họ (tuy bây giờ không bằng thời Chiến Tranh Lạnh). Vào thời điểm hai thập niên 1950-1960, Việt Nam Cộng Ḥa cũng là vùng chiến lược quan trọng của họ. Sau năm 1971, họ hết xem Sài G̣n là quan trọng, cho nên mới có thoả ước ngầm giữa Kissinger và Chu Ân Lai về một “Decent Interval”, nói cụ thể là phải có một “khoảng thời gian cần thiết” (trong ṿng trên dưới 2 năm) để cho Việt Nam Cộng Ḥa bị diệt vong. Việt Nam ngày nay không có ǵ quan trọng lắm với Washington: Thứ nhất họ có Singapore, Thái Lan, Malaysia, và Phillipines là những “friendly nations” họ tin cậy. Thứ nh́, giới cầm quyền ở các nước đó không xem Washington là thế lực thù địch. Thứ ba, nếu Việt Nam có chút nào quan trọng đi nữa, quyền lợi của Washington ở China to lớn gấp triệu lần so với Việt Nam: China vừa là một thị trường lớn để đầu tư, vừa là một thị trường tiêu thụ khổng lồ. China lại có nhiều tiền dự trữ, có nguồn cung cấp hàng hoá to lớn; về quân sự họ có bom nguyên tử, không ai dễ ǵ gây hấn với họ nếu không muốn cả hai đều cùng chết. Vậy th́ Việt Nam có ǵ để cho Washington làm đồng minh để chống China? (Ví dụ đảo Trường Sa nằm trong chủ quyền VN 100% đi nữa, không nên quên là hiện tại Washington đang không đủ tiền để lo về y tế cho người Mỹ nghèo, họ đi thuê đảo Trường Sa của Việt Nam để làm ǵ?). Tóm lại, phải chăng nhiều người Việt chúng ta chỉ nh́n vấn đề theo ước mơ, một loại ước mơ giống như mơ được trúng số? Nó cũng tương tự những ước mơ có ngày sẽ đi đến thời “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”, rằng “thế giới sẽ đại đồng, sẽ không c̣n biên giới quốc gia, xă hội không cần chính phủ”, vv... Trên thực tế, người Việt đă từng có lúc lập chính sách dựa trên những ước mơ như thế. Phải chăng chúng ta chưa biết từ bỏ lối suy nghĩ “chỉ dựa trên ước mơ”? Lập kế hoạch dựa trên … mơ ước Nói cho đúng, ước mơ tự nó không có ǵ xấu, con người phải có ước mơ. Ước mơ cá nhân ḿnh sẽ sung túc, đất nước ḿnh sẽ giàu mạnh, rằng “đường ta đi có bước chân tự do, người Việt Nam sống với nhau thật thà”, vv... Nhân loại đă từng ước mơ bay lên cung trăng, đi tàu ngầm xuống đáy biển, và họ đă làm được. Vấn đề là ước mơ phải có cơ sở, mà người Việt chúng ta h́nh như ít coi trọng việc truy t́m cơ sở cho sự việc. Giống như học giả Phan Kế Bính nhận xét, người Việt chúng ta th́ việc ǵ cũng hay cười, “trăm điều, chỉ ‘h́’ một cái coi như xong việc”. Ông Mạc Đỉnh Chi là khâm sai đặc mệnh toàn quyền, qua Trung Quốc công cán. Nhưng ông quên ḿnh đang mang nặng vận nước trên vai: Khi thấy bức tranh của vị đại quan Trung Quốc thêu con chim sẻ, ông bèn thoải mái xé rách, rồi biện luận kiểu quân tử Tàu với chủ nhà… Con cháu đời sau nghe chuyện lấy làm thích thú, tin tưởng một cách dễ dăi, chẳng cần suy nghĩ thiệt hơn, cứ rung đùi đem kể cho nhau nghe. Chuyện ông Cống Quỳnh: Bên Tàu sai sứ qua nước Việt. Sứ muốn gây khó dễ, chê cổng hẹp không đi qua. Cả Triều Đ́nh gồm bao nhiêu anh tài văn vơ đều hết chuyện để chơi, nên sai ông Cống Quỳnh giả làm người vác lọng, gơ lọng lên đầu ông Đại Sứ cho ông ta rượt theo, thế là mắc mưu chui qua cửa... Như vậy mà con cháu đời sau lấy làm hể hả kể cho nhau nghe, không đặt vấn đề logic là thế nào. Chuyện Ông Táo cũng thế: Người chồng cũ t́m đến, đúng lúc anh chồng mới đi về. Chị vợ bèn chỉ đống rơm để ông chồng cũ trốn vào, và anh chàng cam tâm chịu chết cháy, để cuối cùng cả hai người kia cũng nhảy vô lửa “tự thiêu”... Sao từ đầu anh ta không bước ra đường làm như kẻ bộ hành vô t́nh đi qua, đừng trốn vô đống rơm, để cho mọi người khỏi chết? Chuyện như thế mà cả xă hội chấp nhận được, truyền từ đời nọ qua đời kia, và chỉ suy nghĩ theo một chiều hướng duy nhất: Chết chóc! Sao không giải thích như người Hy Lạp, rằng gió nhẹ là những thở dài của một vị thần linh vị đang nhớ một vị thần nữ? Sao từ đầu không giải thích chuyện “Táo” là do hai chàng thư sinh yêu một nữ thần con vua Lửa, và v́ t́nh yêu, hai chàng t́nh nguyện ở bên nàng đến tận muôn đời? Ngay như chuyện về “gia phả” của dân tộc, ngẫm kỹ thấy dân ta thật … khó hiểu. Ông Lạc Long Quân kết duyên cùng bà Âu Cơ (tới ngang đây th́ tốt: Ngụ ư ta là con rồng cháu tiên). Một hôm, ông bảo bà rằng Rồng và Tiên “thủy hỏa khác nhau”, không hợp (Tại sao không hợp? Vậy trước khi lấy nhau sao ông không nói?), phải chia tay (cũng không hiểu tại sao). Thế là chia con như kiểu chia của, mỗi người lấy 50%. Con trưởng của ông trở thành vua Hùng, c̣n bà và 50 người kia số phận ra sao, ông chẳng quan tâm! Chuyện như vậy và không mấy ai thấy có vấn đề, cứ chấp nhận. Đành rằng có thể cắt nghĩa câu chuyện chỉ để mang ngụ ư ta là dân Bách Việt (trăm trứng), vv... Nhưng thế th́ sao không nói rơ “ta là một trong các giống dân Bách Việt, v́ lư đó ǵ đó mà rốt cục kéo nhau đến đây, lập thành bộ lạc”, vv... có phải khỏe cho con cháu đời sau không? Nhưng, xin thắc mắc: Ông muốn bỏ đi, và đă “kéo quân” lên núi; th́ tại sao bà không “bám trụ” mà cũng phải đem con về vùng biển nào đó? Cái “bất động sản” đang có, tự nhiên bỏ hoang, phí cả bao công lao! Hay là ... sau khi tuyên bố “bận ḷng chi nữa”, ông tom hết bao nhiêu của ch́m của nổi theo ḿnh, chỉ để lại vườn không nhà trống, nên bà (và đàn con) đành phải lênh đênh góc bể bắt ốc ṃ cua? Chuyện “Nàng Tô Thị”: Có hai anh em, thằng anh vốn mất dạy từ nhỏ nên có một lúc cầm dao chém lên đầu cô em đổ máu trầm trọng. Hắn không thèm kêu xe cứu thương hay chở em đi cấp cứu, cũng không ở lại chăm sóc mà bỏ trốn biệt tăm, làm bà mẹ v́ nhớ hắn hiu hắt mà chết! Mấy chục năm sau, cô gái lớn lên, trở thành một mỹ nhân quyến rũ. Vận mệnh xui khiến làm nàng vô t́nh phải thành vợ thằng anh vô trách nhiệm đó. Và đến khi hắn ta khám phá ra ḿnh đă tưng bừng cô em gái đến có con, hắn lại lặng lẽ chuồn êm, không thấy nói có để lại tiền bạc của cải ǵ cho nàng nuôi đứa bé (Chỉ có ông nhạc sĩ Lê Thương hư cấu lên chuyện hắn đi đánh giặc, nhưng chuyện th́ chỉ nói hắn trốn biệt. Có thể hắn lại quất ngựa đến một nơi an toàn, và t́m một cô nhẹ dạ nào đó để tưng bừng!) Nhưng từ buổi hắn đi, cô vợ (là nàng Tô Thị) v́ không hiểu tại sao chồng “tự nhiên mất tích”, nên cứ “đứng đợi chồng về”. Bồng bé sơ sinh mà leo lên đứng trên núi cao, chẳng sợ ǵ sấm sét. Rồi không biết tại sao, cả hai mẹ con hóa thành đá.... Đời sau nh́n tượng đá đó, cứ tiếp nhau ca ngợi chuyện của nàng như một biểu tượng cao quư của ḷng chung thủy, cho đến khi một nữ độc giả Việt Nam nhận ra lối nhận định này có vấn đề (Xin trích từ Internet): “Chị Tô Thị … Nếu chị không có con cái, tôi chả dám lạm bàn. Nhưng đây chị có một đứa con, mà chỉ v́ một anh chồng đểu giả hèn hạ, chị bế con lên đỉnh núi cho sét đánh th́ chị cũng chả hay ho ǵ. Chị phải ở lại và kinh doanh buôn bán, lấy thằng kỳ hào khét tiếng nào kia rồi thành bà lớn. Phát triển ngành nghề thành một thương hiệu. Hoặc chí ít, cũng phải tự tạo cho ḿnh được niềm vui khi sinh sống với đứa con ḿnh đẻ ra. Hoặc nếu chị quá nhớ thương thằng chồng chị, th́ cũng phải đợi đến khi con chị dựng vợ gả chồng rồi, chị lên núi cho sét đánh, hay hóa đá, hay làm cái mẹ ǵ đó, tôi éo quan tâm” (Hết trích). Hoá ra, trong rất nhiều truyện (cổ hay kim), nh́n kỹ thấy người Việt ḿnh thực là “đơn giản” đối với những vấn đề mà con người phải trực diện. Giặc Ân kéo đến, hung hăn bậc nào th́ chắc cỡ như quân Nguyên đời Trần. Nhưng không có ghi chép nào về những cố gắng chống trả của nhân dân ra sao, chỉ có chuyện kể rằng cả nước “ngồi chờ” một anh hùng c̣n đang nằm nôi bỗng vươn vai đứng dậy, đánh cho trăm vạn hùng binh của địch chạy tan tành mây khói... Thảo nào sau này có lắm người Việt cứ mong ước “có một đấng anh hùng nào đứng ra cứu đời dẹp loạn” (giùm cho họ, c̣n họ khỏi làm ǵ cả). Chắc cũng do ảnh hưởng của truyền thuyết “vươn vai Phù Đổng” này mới sinh ra suy nghĩ “chờ sung rụng” như thế? Chuyện “Phật bà Quan Âm” cũng vậy. Bà bị nạn, Phật Như Lai hiện ra cứu. Cứu xong, bảo hăy tiếp tục đi nốt con đường ... Không thấy nói sau đó bà liền cố gắng leo đèo lội suối, nỗ lực t́m kiếm thức ăn vv... ǵ cả. Theo trong chuyện, bà không thử nhích cho được một bước, đứng hỏi ngay tại chỗ: “Bụng đói miệng khát, bộ hành làm sao? (Rồi lập tức “Phật Tổ cho ngay trái đào, dạy rằng ăn vào bất tử trường sinh” ...)! Khỏe quá, mới nguy th́ được cứu, đang ngại đường xa đói khát th́ được ngay đào tiên… Nên mới sinh ra những cách suy nghĩ “ngoài biển Đông, chẳng cần làm ǵ hết, có Mỹ nó đánh giùm ḿnh”! (Hay là tin sống tin chết vào câu “bạn nó chiếm Hoàng Sa giùm ḿnh, mai mốt nó đưa lại”!) Chuyện Lục Vân Tiên cũng thế. Đọc Hamlet, người ta thấy anh chàng Hoàng Tử suy đi nghĩ lại, trăn trở t́m mưu kế... Nhưng người hùng Lục Vân Tiên nhà ta th́ khác: Tiên đang mù, một hôm tự nhiên được ông tiên “cho viên thần dược, mắt liền sáng ra”, khỏe ru! Sau này, khi chàng đi đánh giặc th́ mọi sự việc cũng rất nhẹ nhàng: Vân Tiên oai hùng của chúng ta “một ḿnh giữa trận xông vô. Thấy người Cốt Đột biến hô yêu tà. Vân Tiên thôi mới trở ra, truyền quân máu chó đều thoa ngọn cờ. Ba quân gươm giáo đều giơ. Yêu ma trông thấy một giờ vỡ tan. Sa cơ Cốt Đột chạy ngang”… Đúng là “không tốn một viên đạn”! Coi bộ c̣n dễ hơn lúc người hùng “tả đột hữu xung”đánh nhau với giặc cỏ Phong Lai để cứu cô họ Kiều! Và chuyện của một cô Kiều khác – Thúy Kiều: Nhà bị nạn, cả ông bố lẫn cậu công tử bột Vương Quan đang bị trói, mọi người bàng hoàng ngơ ngác, chưa biết phải làm sao... th́ bỗng nhiên người đẹp bèn đưa tay lên: “để cho tiện thiếp bán ḿnh chuộc cha”! Sao mà có thể nhanh chóng và đơn giản như thế được? Có cái nhà to sù sụ đó, sao không bán? Sao không chọn giải pháp ít đau ḷng hơn, chẳng hạn cho cậu Vương Quan đi … “xuất khẩu lao động”, làm cu li vác gạo ở kinh đô, vv... Hay là cả gia đ́nh này, lẫn bà con thân thích hai bên nội ngoại, đều giả vờ không biết con gái đi bán thân cho người ta th́ sẽ khổ đến chừng nào? Chuyện nàng công chúa Tiên Dung cũng thuộc vào hạng đứng đầu sổ của sự vô lư (và dễ dăi): Nàng là lá ngọc cành vàng, chàng là vô sản đói rách. Nhà nghèo quá, chỉ có một cái khố mà hôm đó ông bố của chàng cần xử dụng, nên chàng đành ở truồng tỏng ngỏng cả ngày. Đúng vào thời điểm nhạy cảm như thế, Công Chúa bỗng đâu vác xác đi thuyền du ngoạn đến gần… Chàng không thể mang cái h́nh hài thiên nhiên đó đi đâu cả, nên chôn ḿnh xuống cát (hiểu ngầm là có để lộ cái đầu ra để thở. Cũng chẳng biết chàng làm sao tự lấp cát lại được mà không dùng hai cánh tay!) Cứ theo câu chuyện th́ kỷ luật của thời đó có vẻ lỏng lẻo. Trước tiên là bọn quân lính. Chúng có một nữ chủ nhân tính t́nh lăng mạn, ưa tắm trong thiên nhiên, nhưng chẳng tên nào làm việc có trách nhiệm, bỏ sót “thích khách” ngay trong đợt “kiểm tra an ninh” sơ khởi. Kế đến là bọn cận vệ ngự lâm quân ăn hại. Có lẽ đám này nghĩ đă có lính đi kiểm tra rồi, nên chẳng buồn rà soát hiện trường làm ǵ cho mất th́ giờ. Sau cùng là bọn t́ nữ, khi sửa soạn “màn the” cho Công Chúa tắm, chúng chỉ lo ngắm bướm xem hoa mà không nh́n xuống đất, lại cũng không ở bên cạnh công chúa khi nàng tắm (không chừng c̣n nháy nhau rút lui có trật tự… cho đời thêm lăng mạn). Thế là, DVD bật lên, có một nàng Công Chúa (cứ cho là rất trẻ) đứng tắm solo, tự tay dội nước … Và khi cát trôi đi, nàng may mắn phát hiện ra một cái ǵ thiên nhiên “sừng sững” ngay dưới chân ḿnh. Đó là một thanh niên to khỏe đang nằm tồng ngồng, đôi mắt say sưa chiêm ngưỡng… tấm thân ngà ngọc của nàng (cứ đoán là Công Chúa tắm vào ban ngày!) Nhưng thay v́ hốt hoảng tri hô lên và kích hoạt ngay nút báo động khẩn cấp (hay ít ra cũng nổi cơn thịnh nộ) th́ nàng … im lặng. Chuyện không kể nàng và tên “thích khách” đă làm những ǵ ngay sau đó, v́ những màn sau chỉ diễn tả cách nàng đă cương quyết “làm chủ (cả) tập thể” như thế nào: Nàng không thèm hỏi qua mẫu hậu một tiếng, cũng không hỏi xem vua cha có OK không, nhưng tức khắc tuyên bố “đây là duyên tiền định” (tuy đó là lúc truyền thống phong kiến phương Đông đang cực thịnh). Nói ngắn gọn là Công Chúa phải “đi trước thời đại” bằng cách lấy cho bằng được chú chài nghèo, tuy tả tơi “nhưng dẻo dai và đẹp trai”! Dĩ nhiên c̣n rất nhiều ví dụ, nhưng một số tiêu biểu cũng đủ để cho thấy cách suy nghĩ của dân Việt ḿnh khá dễ dăi, đơn giản, và quan trọng hơn hơn là h́nh như người Việt không đặt vấn đề logic cho sự việc, cứ để như thế mà chấp nhận. Cho nên, chúng ta phải tự hỏi: Có phải v́ thế mà nhiều người Việt tự nhiên đâm quen với sự nhập nhằng giữa hiện thực và ước mơ, lấy ước mơ làm phương cách (hay làm chính sách quan trọng, lâu dài), mà không cần xem xét tính hợp lư , và khả năng để thực hiện, của nó? Xă hội Việt Nam không tiến triển được cùng thế giới, phải chăng cũng do tâm thức “mơ sung rụng” mà ra?
2016-01 Văn Lang Tôn-thất Phương
(Viết
nhân dịp
rất
nhiều
người
Việt
đang mong sẽ
có
|