|
Chưa Hề Yêu Ai ? Văn Lang Tôn-thất Phương H́nh như người Việt không nói “yêu” như những người xứ khác. Phải chăng chữ “yêu” không hiện diện với đa số người Việt mà nó chỉ có trong âm nhạc hay thơ văn, và chỉ được dùng từ lúc văn hóa Tây phương tràn vào? Bởi v́, có vẻ trong đời sống của người Việt Nam, nếu nói “yêu” sẽ thấy có ǵ hơi... thiếu tự nhiên, cứ như đang diễn kịch hay trong đóng phim ǵ đó? H́nh như trong thực tế, thay v́ nói “yêu”, người Việt chỉ nói “mến” hoặc “thương”:
Tóc mây sợi vắn
sợi dài
Thương nhau cởi áo
cho nhau
Hôm nay dưới bến
xuôi đ̣
Anh nhớ xót xa,
dưới tre là ngà Nếu bảo đây là một phần của “đặc tính Việt Nam”, th́ có lẽ do “chất Việt” trong ḿnh khá nặng, tôi nhớ h́nh như ḿnh chưa hề nói “yêu” với ai: cha mẹ, thân nhân, người t́nh... Nói không được, v́ thấy nói “yêu” th́ nó... sao sao đó! Con gái tôi, sinh ra ở xă hội có văn hoá Âu Mỹ, nên nhiều khi viết chữ “love you” cho tôi, tự nhiên. Nhưng h́nh như tôi chỉ nói “love you” duy nhất với con gái (viết trong emails th́ đúng hơn), mà cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, dù là ḿnh thương con thật. Nhớ lại, những người nữ mà tôi đă gặp cũng không ai dùng chữ “yêu” nói với tôi. Họ có những cách diễn đạt khác, chỉ người trong cuộc với nhau mới hiểu. Khi chân thật trong t́nh cảm, người Việt không dùng chữ “yêu” chăng? Có lẽ cái “chất Việt” này đă tạo ra một giới hạn nào đó cho ḿnh, nên tôi không nói được chữ “yêu”, cũng không muốn dùng đến, và đă tự “giới hạn” cho chính ḿnh; giống như cô Cinderella có giới hạn, đến nửa đêm th́ lật đật rời buổi dạ tiệc để giấc mơ không bị phôi phai mất? Với cô ta là chuyện bắt buộc, với tôi, cái ǵ bắt buộc ḿnh? Người Việt nói “yêu sông yêu núi”, “yêu quê hương làng xóm”, “yêu chim chóc cỏ cây”... nhưng tại sao giữa cá nhân với cá nhân người ta lại không hoàn toàn nói ra trung thực với điều ḿnh nghĩ? Tôi không giải thích được. Không biết có ai khác cũng gặp nỗi “khó khăn” như thế này không? (2020-06-27)
|