|
Chúng Khẩu Đồng Từ: Họ Ưa Chàng Cục Mịch !
Văn Lang Tôn-thất Phương
Nhớ về “ngày xửa ngày xưa”, khi c̣n là sinh viên, tôi có sống trong các cư xá sinh viên khác nhau cũng khá nhiều năm. Trong đó, sinh viên th́ sống thực với nhau, nghĩ ǵ nói nấy. Các bạn Nhật nói với tôi, người Nhật nói chung có mặc cảm với dân da trắng, cụ thể là Âu Mỹ, v́ họ biết người Âu Mỹ giỏi hơn họ. Ngược lại người Nhật tự tôn đối với các dân tộc khác, v́ không thấy có ǵ hơn họ. Điều này dễ hiểu. Các bạn đó cũng nói các cô gái Nhật thường thích một anh chàng hơi “cục mịch” một chút, v́ đó là biểu hiện cho thấy anh chàng ấy thành thực hơn một “gentleman”. Điều này không biết đúng đến bao nhiêu phần trăm, nhưng có lần tán gẫu với mấy cô sinh viên Nhật du học ở Úc, tôi hỏi cho biết, th́ mấy cô ấy cũng bảo là đúng! Khi sống với các bạn người Úc, cũng trong cư xá, có vài người cũng nói tương tự như thế. Họ bảo các cô gái Úc thích một anh chàng cục mịch một chút hơn một chàng “gentleman”. Thực hư ra sao, tôi không dám chắc. Họ cũng hỏi tôi các cô Việt Nam th́ sao, tôi thú thật là ḿnh không biết. V́ học xong Trung Học, mới tập tễnh vào Đại Học là tôi đă xa xứ rồi, làm ǵ có “kinh nghiệm chiến trường”? Tuy nhiên nhớ lại khi c̣n ở Sài G̣n, nh́n vào các anh lớn, tôi có cảm giác là các anh thường muốn chứng tỏ ḿnh là một gentleman khi tiếp cận với các cô (các chị th́ đúng hơn). Có lẽ là do môi trường văn hóa nên các cô Việt Nam có khuynh hướng thích một anh chàng biết “ga lăng” (galant) với ḿnh (?). Trong bao nhiêu thế hệ liên tiếp (ở xă hội miền Nam), cả trai lẫn gái đều lớn lên trong sự lăng mạn về t́nh cảm, nên hầu như cả “hai chiến tuyến” đều có vẻ thích và quen thuộc với những điều lăng mạn chăng? Nhớ lại, có vẻ đa số con trai trong thế hệ đàn anh của tôi khi yêu thường yêu say đắm, và cũng khá nhút nhát, kiểu như: Tôi trải yêu thương dưới gót giày Ôm chùng bóng lạ giữa mê say ... Hoặc hồi hộp ngắm nh́n người đẹp từ xa xa, không đủ can đảm để “trực chiến”: ... đứng nh́n theo áo em bay Đau thương vàng những ngón tay này... Nhưng nói chuyện ḿnh chỉ cảm đoán th́ không nên đi quá xa, tốt hơn nên trở lại với một số điều khác tôi đă nghe được thời c̣n ở cư xá: Một số bạn Úc c̣n cho biết, với đa số người Úc, điều quan trọng là “được ăn no, ăn nhiều”; c̣n hương vị và phẩm chất của món ăn th́ ... “nếu không tệ quá là được”. Điều này chắc khác với người Nhật và người Việt (?) Người Nhật, khi “ăn uống cho xong chuyện để lo đi công việc” th́ khác, họ ăn ǵ cũng được. Nhưng khi để thưởng thức th́ họ khá kén chọn. Cho nên, khi được người Nhật mời đi tiệm hay đến nhà ăn uống, bạn có thể yên tâm là ḿnh sẽ được tiếp đăi và cho ăn uống khá đàng hoàng. Người Việt ḿnh th́ có vẻ cũng khá chọn lựa trong việc ăn uống. Ở Việt Nam, thường các quán nào nổi tiếng đều có khách rất đông, mặc dù có khi quán lại nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó. Hồi tôi đến Paris, mấy ông anh (người Việt) cũng nhất định lái xe đi xa hầu kiếm cho được bánh Croissant ngon, để cho tôi “biết được mùi vị ngon của bánh Croissant Pháp”. Đúng là ngon thật, v́ những bánh croissants tôi mua sau đó ở các tiệm gần ga lớn đều rất ... thường! Suy ra không hẳn cứ “Tây làm bánh Tây” là phải ngon, nhà hàng Givral ở Sài G̣n ngày trước làm bánh croissant ngon hơn nhiều tiệm lớn ở Paris (dĩ nhiên là tiệm Givral thuở ấy). C̣n xứ Úc th́ ... ở đây khá lâu rồi mà cho đến bây giờ, tôi cũng chưa thấy có tiệm nào bán bánh croissant mà ḿnh thấy “ngon đến ngậm mà nghe”! Có lẽ về ăn uống, người Úc không kén chọn nhiều lắm nên những quán ăn Việt Nam ở Úc mới sống được. V́ ở một quán ăn Việt ở Úc, các món ăn trên trung b́nh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Được một điều là giá rẻ (nên nó hợp với tiêu chuẩn “được ăn nhiều, ăn no”). Người Úc có lẽ chú trọng đến thức uống nhiều hơn. Họ biết khá nhiều về rượu, nhất là rượu vang, và không dễ dăi với rượu vang như món ăn. Tóm lại, những điều tôi nhận xét, hoặc có biết, về Việt Nam trong các phần trên; hầu hết đều là những ǵ thuộc về “ngày xa xưa ấy”. Bây giờ, thị trường lớn mạnh ra nên đồ ăn thức uống phong phú hơn thuở ấy rất nhiều. C̣n người (?)... th́ ra sao tôi không biết. Phải có ở chung với nhau qua một thời gian đủ dài mới biết được, mà tôi th́ bao nhiêu năm nay cứ “ngày tháng lang thang giữa rừng mũi lơ”, làm sao biết được cái ǵ? Có bài thơ của một người Việt sống ở ngoài nước, về sau được phổ nhạc, trong đó có mấy câu nói về vị cà phê làm gợi nhớ: Tôi về lại đây giữa quán Givral Nếm đắng hương xưa biết t́nh c̣n sâu ... [Phạm Kiến Hoài: “Chưa Phai”] Cái t́nh trong tôi với quê hương đất nước vẫn sâu, quả thực như thế. Nhưng thức ăn Việt th́ tôi không quan tâm lắm, “miễn không tệ quá, là được”!
(20-05-2022)
|