|
Triết Gia TRẦN ĐỨC THẢO : Chút Ḷng Trinh Bạch *
Văn Lang Tôn-thất
Phương
Trong các thế hệ đi trước, có những người đáng được t́m hiểu, như triết gia Trần Đức Thảo, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, học giả Đào Duy Anh, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, vv... có thể là chúng ta không biết nhiều về họ mà thôi. Nhưng khi họ đem cả cuộc đời ra để dấn thân, hẳn phải mang những thao thức ǵ đó của người trí thức. Triết gia Trần Đức Thảo từ bỏ Paris để về nước tham gia chống Pháp vào năm 1952, hiểu được là ông trở về không phải v́ vinh hoa phú quư ǵ. Vậy trước đây, ḿnh biết những ǵ về ông? “Thông tin” mà ḿnh có được cũng không bao nhiêu: Ông là một triết gia nổi tiếng, có tài, về nước để xây đắp quê hương. Rồi trong thực tế của một xă hội lấy “hồng thắm hơn chuyên sâu” làm chỉ tiêu, những ai mang tư tưởng khác biệt (như ông) đều không được chấp nhận, và thường phải gánh chịu sự “thảo phạt”. Ông lại có chút liên quan đến nhóm “Nhân Văn - Giai Phẩm”, nên bị đẩy ra ŕa, rồi bị gửi đi “lao động cải tạo”, vợ chồng tan vỡ ... (học giả Vơ Nhân Trí cho biết là ông phải đi chăn ḅ). Ngoài ra, một vài cây bút “pḥ chính thống” c̣n nói rằng, ông là triết gia nên có vẻ “thoát tục, cao siêu”; hiểu là ít nhiều ǵ đó “sống không thực tế”. Vậy th́ ông có phải là “một vị triết gia ngơ ngác giữa đời thường”, cứ “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, hay không? Dựa vào các chi tiết (thực lẫn giả) nói trên, trước đây ḿnh đă nghĩ: Các triết gia th́... họ chỉ nghĩ về Triết Học thôi! Mà đă biết thế, th́ dù ai có không ưa ông đi nữa, cũng nên để yên cho ông sống trong lănh vực Triết của ông. Như vậy cũng không có ǵ là to tát, nhất là với người đă đáp lời kêu gọi mà từ bỏ tất cả để t́m về, vào lúc đất nước đang khốn khổ. Tuy nhiên, nghĩ đơn giản như vậy lại không đúng: Mọi khó khăn đă đổ ập lên ông khi ông không chịu phục tùng. Đành là ông được hoạt động về Triết Học, nhưng bắt buộc phải hoạt động theo “định hướng”, ít ra là phải góp phần “làm sáng” tư tưởng duy nhất của thể chế. Phần ông, ông lại không thể trải ḷng ḿnh để xuôi theo gịng nước “định hướng” cuồn cuộn chảy. Cho nên, dù tâm t́nh của ông đối với đất nước có là thế nào đi nữa, gịng nước vẫn thấy cần cuốn mạnh để ông trôi đi... Gần đây, đọc tóm lược (i) cuốn Hồi Kư của ông [tựa đề: “Trần Đức Thảo - Những Lời Trăn Trối”], ḿnh mới hiểu thêm được về ông. Hiểu để cảm thương, và kính phục một bậc tiền bối nặng ḷng với đất nước, đă long đong chỉ v́ có khí tiết. Qua Hồi Kư nói trên, chúng ta hăy xem ông tâm sự như thế nào. 1. V́ sao bỏ Paris về Việt Bắc chịu cực khổ: - “Về quê hương để hiểu rơ thực tại. [Nếu] không được nh́n thẳng vào sự thật, không sống trong sự thật của cuộc cách mạng đầy mâu thuẫn, đầy sai lầm ấy; th́ làm sao [tôi] nhận hiểu ra những sai lầm cơ bản của chính tôi? Những trải nghiệm, xuyên qua kiểm nghiệm phát triển cách mạng Xă Hội Chủ Nghĩa trong thời kỳ kháng chiến, và xây dựng cách mạng ở quê nhà, đă tạo cơ hội cho tôi thấy rơ sai trái bắt đầu từ học thuyết, từ ư thức. Sự bế tắc của cách mạng và của chính tôi là do ư thức Giải Phóng Con Người.” 2. Tham gia kháng chiến từ 1952, không được trọng dụng, c̣n bị nghi ngờ, giám sát: -“Tôi đă bị gạt ra bên lề sinh hoạt chính trị ngay từ đầu. Chỉ mới viết hai bài báo đề cập khái quát tới dân chủ thôi, mà đă bị xúm vào đấu tố, tưởng đă mất mạng. Thế nên mọi suy tư, trải nghiệm là phải giấu kỹ trong đầu. Mà những ǵ tôi làm trong đầu, đều toàn là những nghiên cứu dựa trên thực tại thật là sống động, thật là độc lập về mặt triết học thực nghiệm; để hướng về tương lai. Đây là một công tŕnh nghiên cứu rất cơ bản, rất thực tế. Nếu nói về ảnh hưởng th́ có lẽ tôi cũng đă đóng góp được phần nào khi gián tiếp chỉ ra cho chung quanh thấy một số sai trái rất nghiêm trọng. [Để] cho họ hiểu là, nếu không chịu thay đổi hẳn tư duy, thay đổi toàn diện chính sách, th́ cả nước sẽ không thoát ra được t́nh trạng bế tắc tư tưởng, hỗn loạn xă hội, phải sống túng thiếu, đói khổ triền miên. 3. Bác bỏ chủ thuyết không tưởng: -“Đấy là một mô h́nh cách mạng không tưởng, không nền tảng duy vật sử quan! Không tưởng, v́ cả tin vào sự đam mê cuồng tín, cả tin vào khả năng giải phóng bằng bạo lực của hận thù. Cho tới khi [tôi ] bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là ‘kẻ do địch cài vào hàng ngũ cách mạng’, th́ từ đó tôi mới nhận ra sự bế tắc ấy là do ư thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính. Sự chuyên chính ấy đă đóng kín mọi chân trời, đă không ngừng đẩy những con người chân thật, không chấp nhận dối trá, sang phía thù địch. Và từ đó tôi nhận ra đấy là những sai lầm tai hại, bế tắc của chính tôi. Nhờ được chứng kiến, được sống sát cánh với những con người đau khổ không có ai hay có ǵ bảo vệ, như đă thấy trong cuồng phong Cải Cách Ruộng Đất… Từ đó, tôi bắt đầu nhận thức rằng, giá trị một ư thức hệ không thể so sánh với mạng sống của con người, nhất là đối với con người bị oan ức, con người bị trù dập, bị bóc lột, hoàn toàn bất lực, vô phương tự vệ. Một ư thức hệ, dù thế nào th́ nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao nó có thể so sánh với giá trị của một mạng sống? Nhất là một mạng sống trong oan ức, đau khổ? V́ vậy mà tôi thấy là không thể hy sinh con người cho bất cứ một thứ ư thức hệ nào. Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng v́ ư thức hệ, th́ chính cái ư thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi, hoặc để đào thải. Nhờ sự tỉnh thức như vậy, mà bây giờ tôi đă t́m thấy được con đường đưa tới gần chân lư. Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đă đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người, đă dẫn tới sự sụp đổ của ư thức hệ, rồi là của khối Xă Hội Chủ Nghĩa...” 4. Các nước lớn chia cắt nhiều quốc gia, dân tộc; gây khổ đau dài lâu cho họ: - “Sự chia cắt tàn nhẫn này là một thứ tập tục áp đặt, có tính quốc tế, đă có từ lâu trong lịch sử. Chỉ tính từ sau Thế Chiến II, th́ đă có sự chia cắt vô cùng tàn nhẫn các vùng lănh thổ. Như ở Cận Đông, nó đă gây ra thảm họa Israel-Palestine. Như ở vùng Balkan, các vùng biên giới giữa Ba Lan và Đức; giữa Ba Lan và Nga ... Rồi là sự phân chia lănh thổ của Đông và Tây Đức, Sự phân chia đă cấu tạo rất gượng ép các phần lănh thổ của nước Nam Tư, Rồi sự cắt lănh thổ thành hai ở Triều Tiên, Rồi tới quyết định chia cắt lănh thổ nước [Việt Nam] ta cũng vậy. Tất cả những chia cắt trắng trợn ấy, đều có hậu quả lâu dài, cả trăm năm sau nó vẫn c̣n tác hại, dù nói chỉ là tạm thời! Đấy là những dàn xếp tàn nhẫn, do chủ mưu, mặc cả, chia chác quyền lợi, ảnh hưởng giữa các nước lớn với nhau; để áp đặt lên các nước bị chia cắt, bất chấp nguyện vọng của các dân tộc trong vùng. Các nước lớn đă chơi tṛ dựng lên những ư thức, những lư tưởng, những tâm lư phân biệt hệ chính trị, phân biệt biên giới địa lư, đi duy tŕ sự chia rẽ trong đầu thằng dân nhược tiểu một cách lâu dài; để phe này kiên tŕ cầm súng bắn giết phe kia; để nuôi dưỡng chiến tranh cục bộ. Bức tường tâm lư có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nhất chính là bức tường ư thức hệ. Bức tường này đă chia hai thế giới: Một bên là ư thức hệ Xă Hội Chủ Nghĩa, lấy nguyên tắc Mác-xít đấu tranh giai cấp làm động lực. Bên kia là ư thức Tư Sản, Tư Bản, lấy lư tưởng tự do dân chủ làm động lực. Tất cả các lănh thổ bị chia cắt, các dân tộc bị chia rẽ đều do các nước lớn vũ trang, bằng cả tinh thần lẫn vật chất, để trở thành những ng̣i nổ của các cuộc chiến tranh cục bộ, thường là rất đẫm máu. Thế mà lănh đạo mỗi phe, của mỗi phần lănh thổ bị chia cắt ấy, cứ khoe tài, khoe trí, cam kết sẽ “đưa dân tộc, đất nước tới chiến thắng!” Đau đớn và mỉa mai nhất là trong lúc các nước nhỏ diễn tṛ anh em bắn giết nhau, th́ lănh đạo các nước lớn vui vẻ thăm viếng nhau, mở yến tiệc khoản đăi nhau, để t́m cách thông cảm nhau, tránh trực tiếp đụng độ nhau. Đồng thời họ tiếp tục tuôn vũ khí vào các nước nhỏ để nuôi chiến tranh. Là một nhà triết học như tôi, th́ phải t́m hiểu để biết nh́n sâu và xa hơn qua những cuộc chiến tranh cục bộ, huynh đệ như thế. V́ sau khi đă chiến thắng, th́ c̣n lại biết bao đau thương mà người dân, ở cả hai bên chiến tuyến, phải gánh chịu.” 5. Chúng ta là nạn nhân: - “Chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ, về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt, chia rẽ này; để thấy rơ chúng ta chỉ là những nạn nhân ... Những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử, có thể nói họ đă làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lănh đạo. Xét riêng về cái ư thức hệ Xă Hội Chủ Nghĩa, do Lenin tùy tiện khai triển tư tưởng Marx, chẳng qua đó cũng chỉ là phương cách để duy tŕ, để tham lam nắm lại toàn bộ di sản đế quốc do thời Sa Hoàng để lại, để lại giam hăm các dân tộc chư hầu của thời Sa Hoàng vào trong một gông cùm kiểu mới, với cái tên đẹp hơn: “Khối các nước Xă Hội Chủ Nghĩa anh em”. Bây giờ th́ mọi người đều thấy cái khối Liên Xô ấy, thực chất là một đế quốc đỏ, nó ḱm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó...” 6. Trung Quốc là đế quốc: - “Chính Liên Xô cũng đă từng đụng độ với một đế quốc đỏ khác là Trung Quốc, chỉ v́ quyền lợi quốc gia hẹp ḥi, để bành trướng đế quốc. Và Bắc Kinh cũng đối xử với Tây Tạng, với Triều Tiên, với cả [Việt Nam] ta, theo tâm thức bành trướng đế quốc như thế; cũng dưới chiêu bài “khối các nước Xă Hội Chủ Nghĩa anh em”, giữa hai “láng giềng hữu hảo, môi hở răng lạnh”! Thực tế là đă hơn một lần, Liên Xô và Trung Quốc đụng độ nhau bằng quân sự... Tôi c̣n nhớ rơ hồi đầu thập niên 60, nhân dịp được tham gia phái đoàn sang thăm Bắc Kinh, nên đă được nghe Mao Chủ Tịch cam kết “năm trăm triệu dân Hoa Nam sẽ là hậu phương lớn để giúp các đồng chí tới khi chiến thắng”. Mọi người mừng rỡ vỗ tay. Riêng tôi khi nghe lời cam kết ấy mà cảm thấy rợn tóc gáy. Bởi tôi không bao giờ quên, chỉ vài tháng sau khi chiếm được quyền hành ở Bắc Kinh, Mao đă vội vă xua quân qua chiếm Tây Tạng. Chọn Mao làm đồng chí, làm đồng minh, th́ tôi lo lắm...” 7. Tại sao Liên Xô và Đông Âu sụp: - Khối Đông Âu rạn nứt ... bởi sau ngày 30 tháng tư 1975, Liên Xô và cả khối Đông Âu Xă Hội Chủ Nghĩa không c̣n cái chiêu bài chính đáng để bắt dân chúng phải tiếp tục hy sinh, thắt lưng buộc bụng nhằm chi viện cho các công cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc Mỹ nữa. Dân chúng bắt đầu bạo dạn và cương quyết xuống đường đ̣i tự do và bánh ḿ. T́nh trạng khủng hoảng tư tưởng trầm trọng này bắt đầu đưa tới hỗn loạn ở Đông Âu. Hồng quân đă phải trực tiếp nhảy vào can thiệp băng vũ lực, dẫn tới lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa tới kết thúc các cuộc cách mạng theo tư tưởng Mác-Lê. Chính những sự hỗn loạn ấy đă làm cho khối Liên Xô suy sụp ngay từ bên trong. Không phải ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu B́nh đă dứt khoát ngả sang phía Tư Bản. Ngay cả ở nước ta, nếu không sớm cố vận động, cố chấp nhận mọi điều kiện điều đ́nh, để Mỹ bỏ cấm vận, th́ ta cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Và cùng lắm th́ cũng sẽ vẫn cố định trong t́nh trạng tŕ trệ, đói khổ, bế tắc xă hội như ở Bắc Triều Tiên hay Cuba thôi.” * Qua những điều trên, chúng ta thấy được sự quan tâm của triết gia Trần Đức Thảo không phải chỉ ở trong lănh vực Triết Học. Ông đă thấy xa, thấy rộng, đă hiểu ra, với một tinh thần rất muốn xây dựng. Ông mất đi, để lại một tấm gương sống trên đời như một người trí thức, với những tâm tư rất đáng quư. “Ba trăm năm nữa về sau. Biết trong thiên hạ ai sầu Tố Như”, cụ Nguyễn Du đă từng tự hỏi như thế. Nhưng đâu cần phải đến ba trăm năm nữa, ngay bây giờ, lớp người hậu sinh cũng đă hiểu được tâm t́nh của triết gia Trần Đức Thảo. Có thể nói triết gia Trần Đức Thảo cũng đă sánh với người xưa mà “đứng giữa càn khôn tiếng chẳng ṃn”. “Nhân tài v́ dùng mà sinh ra, v́ không dùng mà tiêu diệt đi”, đó là nhận định của La Quán Trung khi viết Tam Quốc Chí. Triết gia Trần Đức Thảo đă phải long đong chỉ v́ suy nghĩ của ông không được xem là “thích hợp” trong xă hội mà ông sống, dù ai cũng biết rằng: ông nồng nàn yêu nước, và có tài năng. Trung trinh giữ vững đạo tôi dân Nạn khổ xem qua biết mấy lần Ở Hán đành ḷng pḥ lợn Hán Oán Tần ra sức đuổi hươu Tần Trông Nam chạnh tủi cành hoa ủ Ngó Bắc ngùi thương đám bạch vân Chút nợ tang bồng than thở phận Đành đem rập ră giữa phong trần! [ii]
(20-10-2023) i. Hiện nay, tài liệu để t́m hiểu về triết gia Trần Đức Thảo có khá nhiều trên mạng, đặc biệt là trên trang Viet-studies. Sách th́, trong phạm vi biết được, có cuốn “Triết Gia Trần Đức Thảo” của Nguyễn Trung Kiên; và cuốn “Hành Tŕnh của Trần Đức Thảo” (sách dịch). ii. Thơ Phan Văn Trị.
|