|
Chuyện ăn Phở Văn Lang Tôn-thất Phương Mỗi lần đi ăn phở, tôi lại nhớ chuyện của anh bạn Nguyễn Hồi Thủ. Anh kể chuyện này trong tập “Trên Đường Về Nhớ Đầy” (đúng không anh?) về việc anh qua bên Stockholm chơi, có làm quen với một anh chàng người Thụy Điển. Chuyện tṛ qua lại hồi lâu, anh Thụy Điển chợt hỏi “thế món ăn mà người Việt quen ăn hằng ngày là ǵ”? Anh nghĩ trong đầu: “Chẳng lẽ nói với nó thứ mà người Việt quen ăn mỗi ngày là Tự Do, Hạnh Phúc, Thi Đua, Tiên Tiến, Hoan Hô...” Nhưng thấy chàng Thụy Điển chờ lâu quá, anh nói đại: “Phở! Người Việt của tôi ăn Phở mỗi ngày!” Một anh bạn khác, lâu mấy chục năm mới liên lạc lại với nhau được. Anh này thích Phở lắm, cho nên sau vài câu hỏi thăm là anh “vào đề” ngay tắp lự: “Bên Úc của cậu Phở như thế nào”? Tôi hỏi lại: “Không lẽ nếu tớ khen tưới hột sen lên th́ cậu sẽ lật đật ṃ qua kiếm ngay một tô?” Tuy vậy, có muốn đùa th́ cũng phải nói cho đúng, nếu không mai mốt hắn lù lù qua đây chơi khám phá ra ḿnh “sàm tấu” th́ khổ thân. Cho nên phải rào trước đón sau, tôi bảo chỉ biết Phở ở Sydney và Canberra thôi, mấy nơi khác, hoặc chưa đến đó, hoặc đến rồi nhưng lúc ở đó không ăn Phở. Anh bạn sốt ruột, hỏi nhanh: “thôi cậu ngắn gọn đi, mưa cho rồi, năy giờ sấm chớp hết nửa ngày rồi đó”. Vậy xin thưa: Chắc chúng ta giống nhau, đi ăn Phở là để thưởng thức, chứ thực ra có bị đói khát ǵ hay chẳng có ǵ khác để ăn? Mà gọi là thưởng thức, th́ không chỉ một chuyện Phở phải ngon, chỗ ngồi và cách trang trí trong quán cũng quan trọng, cách tiếp đăi ở tiệm cũng quan trọng. Có được ba điều kiện này rồi mới thấy là ḿnh có thể bắt đầu “làm một tô Phở”, trước là cho những thứ “phụ tùng” như ng̣ gai, rau quế, giá trụng, ớt, chanh, tương cay... vào tô, rồi trộn tất cả lại cho cảm được mùi thơm thoang thoảng của Phở, rồi vừa ăn vừa “nhắm mắt, cho tôi t́m một thoáng hương xưa”... Nếu bạn cũng cho những điều vừa kể là “tiêu chuẩn”, th́ theo kinh nghiệm của tôi, xưa nay chỉ thấy có hai tiệm Phở thuộc hàng “được”, nghĩa là tiếp đăi đàng hoàng, phở ngon, và chỗ ngồi tương đối dễ chịu. Tiệm thứ nhất, không phải nơi tôi đang ở, mà tận bên ... Paris, quận 13 th́ phải. Hồi đó được dẫn tới quán, c̣n nhớ tới bây giờ. Sau này nghe đâu quán đó dẹp tiệm, chẳng hiểu v́ sao. Tiệm thứ nh́, mới mở khoảng một năm nay, gần nơi tôi ở. Tiệm thấy trang nhă, tô chén lịch sự, tiếp đăi nhă nhặn, phở có thể gọi là ngon; những lát chanh, mớ giá, cọng rau... đều tử tế, nh́n mát mắt. Có điều, trong tiệm có vẻ muốn khách hàng chia sẻ quan niệm chính trị nên treo đầy những tranh ảnh với những hàng chữ “thắng đế quốc”, “hạ máy bay”, vv... làm khách tự hỏi: Lúc đi ăn uống, ḿnh chỉ muốn đầu óc yên ổn, hà cớ ǵ “lại t́m những chốn đoạn trường mà đi”? Rốt cục, tuy chấm được hai tiệm phở khá, nhưng nó đều “ảo như Internet”, “sắc sắc không không”! Nhưng mấy tiệm phở khác th́ sao? Nếu bạn có sang đây, đă thích phở rồi th́ mặc ai nói ǵ th́ nói, bạn vẫn muốn đi ăn thử? Th́ cũng sẽ dẫn bạn đi thôi, để mai mốt về có ai hỏi c̣n biết ǵ mà nói chứ. Vậy bạn cứ b́nh tĩnh, xin mời bạn “chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. V́ ở hầu hết các tiệm phở mà tôi biết, bạn không tưởng tượng được. Có một tiệm phở ở Sydney, do người Tàu làm chủ nhưng lấy tên “Phở Pasteur” (hay ǵ ǵ tương tự như thế), làm ḿnh ngây thơ lạc bước mon men vào. Gọi là phở, nhưng không phải là phở, thử một lần, bước ra khỏi tiệm là tự động lên ngay sau câu vọng cổ: “Tráng sĩ ra đi, không hẹn ngày trở lại. Nơi biên cương kia h́nh bóng đă... xa mờ”! Đa số người Việt ḿnh, không biết tiếp thị là ǵ, khi tiếp khách gương mặt họ cứ “lạnh lùng như mộ địa”, ăn xong về nhà nhớ lại, không muốn đến lần thứ hai. Hoặc có người (Việt) ra chạy bàn nhưng muốn tỏ cho khách biết ta đây là bà chủ, miễn cưỡng ra đây chỉ v́ phải làm business thôi. Khách đến một lần là đă thấy đủ, “biết rằng mới gặp đă vô duyên”. Nhiều người Việt lại mở tiệm bán phở ở đô thị với đầu óc bần cố nông, và điều này rất phổ biến ở hầu hết các tiệm phở do người Việt làm chủ. Bạn đến một người, họ dọn một dĩa rau và giá. Đến hai người, họ cũng dọn một dĩa thôi (để tiết kiệm). Có tiệm, hỏi chanh đâu th́ bảo “không có chanh”. Có tiệm, không để đủ tương cay, tương đen, rau quế th́ ... héo! Đó là chưa kể phở của họ không phải là phở. Họ nấu nước dùng thuộc loại “lên công về thủ”: chỉ một thứ duy nhất để dùng cho Phở, Hủ Tiếu, Bánh Canh, Bún Ḅ, Ḿ Nước, vv... Bạn kêu thứ ǵ cũng một vị đó mà thôi! Có vẻ rất nhiều người Việt mở hàng quán cho rằng ḿnh chỉ cần “qua giai đoạn”, có chút tiền vào tiền ra, thế thôi. Hầu hết chẳng phải người nấu chuyên môn, cũng không đặt vấn đề lâu dài, hay phát triển nghề nghiệp cao hơn, vv... ǵ cả. Người Úc đến tiệm ăn Việt chỉ v́ giá rẻ, vả lại họ cũng chỉ cần một chỗ ngồi ăn để uống rượu nói chuyện với nhau, vui vẻ là chính. Họ cũng chẳng biết phở ngon với phở không ngon khác nhau thế nào. Thực khách người Việt, lắm người cũng chỉ ăn lấy lượng, nên nhiều tiệm Việt sống được nhờ những thực khách đó. Vậy là, tuy hơi “dài gịng như thân con rồng” một chút, nhưng đă trả lời bạn rồi nhé. Bạn thích Phở thế kia, chắc là bạn (hay chị nhà) nấu phở giỏi lắm, bạn có qua đây, không dám nấu phở ở nhà để múa ŕu qua mắt thợ; nhưng sẽ giới thiệu với bạn thịt ḅ Úc, thịt Kangaroo (nếu bạn muốn), rượu vang Úc, cheese Úc, vv... Bạn đến Roma, th́ ăn uống cho giống người ở Roma thử xem sao! VL-TTP (2020-07-29)
|