|
Cô Bạn Gái Cùng Lớp Văn Lang Tôn-thất Phương Giờ đây bốn đứa chúng tôi mới được gặp lại nhau, trên 50 năm rồi, nửa thế kỷ! Tay bắt mặt mừng, nh́n nhau, mỗi đứa đều với thời gian mà đổi khác cả, hầu như không c̣n nét ǵ của những ngày thơ ấu xa xưa. Bên cạnh chiếc bàn con với vài món ăn đạm bạc, hỏi thăm nhau từ lúc cách xa dạo ấy, bạn đă sinh sống thế nào, làm những ǵ? Đẩu bắt đầu trước: “Tau có học đại học, nhưng loanh quanh vài ba năm rồi đi lính, Biệt Kích. May mà c̣n sống v́ đạn nó tránh tau, chứ không thôi đă xanh cỏ lâu rồi”. Hoàn nói sau: “Ḿnh vô Bộ Binh, sau 1975 đi tù Cải Tạo dài hạn, bây giờ th́ tà tà mỗi ngày”... Có vẻ ai cũng có nhiều điều để nói, với bạn bè quen nhau từ thuở c̣n thơ th́ không có ǵ để ngần ngại… Nhưng nói mấy cho vừa, trong hơn 50 năm ấy biết bao là biến chuyển! Cho nên tôi cũng nói ngắn gọn về phần ḿnh -- tôi đi du học, rồi tuy không gặp sóng gió ǵ đáng kể nhưng cũng “đời nút chai bập bềnh qua nhiều bến”, nhờ ở xa nên được yên hơn các bạn một đôi phần ... Đến phần Nguyệt, cả ba cái đầu đều cúi xuống để lắng nghe Nguyệt nói. V́ dù ǵ đi nữa, cả ba đứa chúng tôi đều là dân miền Nam, c̣n Nguyệt th́ bỏ Huế đi ra Hà Nội từ năm Mậu Thân 1968 và ở đó cho đến 1975... Có lẽ trước khi đến đây (nhà của Nguyệt), cả ba đứa chúng tôi đều có nghĩ rất nhiều là gặp Nguyệt sẽ hỏi những ǵ. Nhưng đứa nào cũng lớn tuổi cả rồi, tóc muối nhiều hơn tiêu, dẫu không từng trải đi nữa th́ cũng không c̣n bộp chộp. Bạn bè trên nửa thế kỷ mới gặp lại nhau được, điều này chẳng phải là quư giá nhất ư? Với người lạ, hỏi ai điều người ta khó nói đều đă không nên, huống hồ là với người bạn thời thơ dại của ḿnh? Cho nên, giống như hai thằng bạn ḿnh, tôi cũng không hỏi ǵ cả; mặc dù giá tôi hỏi “Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế hôm Tết Mậu Thân không” th́ Nguyệt chắc chắn phải biết (có nói ra hay không là chuyện khác). Nhưng tôi không làm được, không muốn hỏi. Trước mặt tôi lúc đó là ba người bạn thuở xưa mà tôi phải biết trân quư, đây là bạn bè quen nhau “từ thuở trọc đầu” mà hơn 50 năm rồi mới may mắn gặp lại nhau. Nguyệt bảo: Xong Tú Tài II, Nguyệt vào Sài G̣n học đại học Dược. Mấy ngày trước Tết Mậu Thân, gia đ́nh kêu về Huế ăn Tết. Trong nhà Nguyệt từ lâu đă có “anh” sống chung với gia đ́nh, ba của Nguyệt bảo đó là “anh ở dưới làng lên”; sau Tết Mậu Thân, Nguyệt mới biết “anh” chính là Tỉnh Ủy của Thừa Thiên - Huế. Vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân xảy ra như thế nào ở Huế, Nguyệt không nói. Nguyệt chỉ bảo là sau đó, Nguyệt cùng gia đ́nh bỏ Huế, rút lui, sống ở các mật khu một thời gian, rồi đi ra Bắc. Nguyệt kể thêm về cuộc sống của Nguyệt ngoài Hà Nội: “Cũng cực!” Nguyệt nói như thế là khá nhiều. Chúng tôi gặp nhau để t́m về kỷ niệm chung, để t́m sống lại những giây phút hoa niên nơi trường cũ. Tôi nghĩ là mỗi đứa đều muốn đem phần tốt nhất của ḿnh để đối với nhau, cho nên không ai hỏi ǵ thêm. Chỉ có Hoàn hỏi một câu, rất lâu sau khi Nguyệt thôi kể: “Vậy Thầy (ba của Nguyệt) có bao giờ bày tỏ hối tiếc việc đă làm không?” Nguyệt nói ǵ đó, tôi không nhớ, nhưng không phải là trả lời cho câu hỏi. Ba đứa chúng tôi nh́n Nguyệt, có lẽ cả ba đều mang chung ư nghĩ. Trước mặt chúng tôi vẫn là Nguyệt đó, nhưng thời gian đă tàn phá đi khá nhiều. Tôi không nói về phần thể xác, ai cũng vậy, theo tháng năm dài th́ bắt buộc phải đổi thay thôi. Nhưng nh́n gương mặt và nhất là đôi mắt của Nguyệt, tôi nghĩ là Nguyệt có mang nỗi khó ǵ đó ở trong ḷng. Xa xưa thuở trước, Nguyệt đă cùng chúng tôi học những điều mà chúng tôi c̣n nhớ, chắc Nguyệt cũng c̣n nhớ:
Giống
tốt
con gieo
Thấy
ai đói rách th́ thương
Đất
chốn
nào lửa
sôi giá buốt,
nguyện
xin hóa chuyển
rừng
thơm Vào Tết Mậu Thân, Nguyệt mới vừa ngoài 20 tuổi. Chưa có gia đ́nh, chưa con cái để hiểu trong đời của trẻ thơ phải cần có cha mẹ là như thế nào. Nguyệt có người yêu ở Sài G̣n nhưng chưa lập gia đ́nh để hiểu được những nỗi đau của sinh ly tử biệt ... Nguyệt đang ngồi trước mắt tôi đó, rất khác với Nguyệt của những ngày xưa cũ. Thuở đó, Nguyệt là một cái ǵ của sang quư, của vẻ đẹp nề nếp... Trong lớp, Nguyệt khá giỏi Pháp văn, Nguyệt có những câu trả lời rất thông minh cho những câu thầy giáo hỏi... Học sinh nữ ở Huế khi đi học hầu hết đều mặc áo dài, Nguyệt th́ mặc áo đầm, làm bao con trai trong trường ngưỡng mộ. Trường có văn nghệ, Nguyệt diễn vai công chúa Bạch Tuyết, sự ngưỡng mộ càng tăng ... Chúng tôi không ngờ sau mấy chục năm vật đổi sao dời, Nguyệt đă thay đổi nhiều, rất nhiều: Cách ăn nói, chữ dùng, cung cách ... Nguyệt khác hẳn, trong khi chúng tôi vẫn ngỡ là Nguyệt vẫn c̣n ít nhiều ǵ đó với những nếp “Huế cũ” mà chúng tôi quen thuộc: Thiên kinh, địa nghĩa, thánh đạo, Nho phong... Bèo hợp có lâu mấy rồi cũng đến lúc tan. Lúc chia tay ra về, Nguyệt tặng cho Đẩu một chậu Bonsai, dặn Hoàn ở gần thỉnh thoảng đi ngang th́ ghé lại. Nguyệt ra vườn sau hái tặng tôi một ít hoa Ngọc Lan... Sợ hoa héo, tôi bảo xe cho chạy thẳng về nhà. Trong khi nhúng nước, mùi hoa Ngọc Lan đưa lên nhè nhẹ. Tự nhiên tôi nhớ đến mấy câu thơ của một nhà văn nữ:
Làm thân con gái (2020-04-01) VL-TTP (Tất cả tên người đều đă được thay đổi)
|