|
Có Những Bài Ca Nhớ Măi Có lẽ nhiều bạn cũng có ư nghĩ chung với tôi, rằng trong đời chúng ta có nhiều điều có thể xem như những “mốc thời gian” để đánh dấu cho một vài cái ǵ đó: một sự kiện, một kỷ niệm, một người thân, một người bạn, vv... Với tôi, những “cột mốc” đó hầu hết là những bài hát. Đơn giản là tuy chúng đến với ḿnh từ lúc nào không biết, nhưng mỗi lần nhớ đến, hay bất chợt hát lên nghêu ngao, th́ những h́nh ảnh và sự việc của quá khứ lại hiện về rơ rệt trong đầu. Êm ái nhất là những bài ca thời thơ ấu. Cô giáo đầu tiên của tôi mở lớp dạy học tại nhà, và nhà cô sát ngày nhà tôi. Cô dạy chúng tôi những bài hát trẻ con, nhẹ nhàng nhưng ư nghĩa thật thâm thúy. Có lẽ các bạn đồng song với tôi đều c̣n nhớ, v́ chắc cũng như tôi, tất cả đều mang theo măi trong ḷng ḿnh suốt cả cuộc đời. Đoàn em là những mầm măng rất
non Giây thân ái lan rộng muôn nhà
Chúng ta là chim, bốn phương
bay về đây Lớn lên thêm một chút, giă từ cô giáo, tôi vào học trường tiểu học Trần Quốc Toản. Mỗi sáng thứ hai, chúng tôi sắp hàng đứng chào cờ và hát bài ca hiệu đoàn: Trần Quốc Toản trang anh hùng
tí hon Lối giáo dục của nhà trường thật hay, gây được ảnh hưởng lâu bền trong tâm trí mỗi đứa học tṛ. Chúng tôi nhớ lịch sử Việt Nam mà không tốn công sức ǵ. Học sinh trong mỗi lớp chia thành bốn đội, và lớp tôi có bốn đội nhà Trần: Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần B́nh Trọng. Học sinh lại được hát những bài hát lịch sử, chúng tôi nhớ được rất nhiều: Bạch Đằng Giang, Nước Non Lam Sơn, Hoa Lư (Bóng Cờ Lau), Trần B́nh Trọng, Vua Quang Trung, vv... Bên ngoài trường học, có những bài hát thịnh hành của một thời, và chúng tôi cũng say sưa hát theo dù là c̣n nhỏ: Thiết tha vài lời Thiết tha vài lời Rồi tôi vào Sài G̣n, theo học một trường lớn. Bài hát hiệu đoàn của trường mới cũng là một bài hát rất ư nghĩa cho tất cả chúng tôi: (...) Cùng tiến bước trên đường
đời Ngày nay thi sức đua tài Mỗi lần nhớ tới bài hát này, trong trí tôi lại hiện lên h́nh ảnh của ngôi trường, và những gương mặt thân thương của thầy, của bạn. Nhưng trong các bạn bè thuở đó, người mà tôi nhớ nhất là đứa bạn gần nhà. Hắn hát rất hay, và lúc nào rảnh rổi một chút là có thể cất giọng lên hát. Lần cả đám chúng tôi đi chơi với nhau ở một ngọn đồi gần Thủ Đức, hắn hát một bài vu vơ, nhưng không hiểu sao bài hát đó lại ăn sâu vào trong tôi. Với tôi, bao giờ bài hát đó cũng là chính hắn. Anh hay chăng mùa xuân sang Trăng soi trên bờ thùy dương
Hay chăng biên thùy xa xôi Hôm nay trên đồi hoa sim Rồi tôi đi học xa, rồi hắn vào quân ngũ, thỉnh thoảng vẫn vài lá thư lẻ tẻ thăm nhau. Rồi đến cuộc đổi đời, hắn đi tù cải tạo... Bốn năm sau hắn được tha, về nhà cưới cô gái suốt bao nhiêu năm đă lặng lẽ đi thăm nuôi hắn. Ở xa nhau, ít hỏi han thăm viếng v́ cả hai đều bận rộn và cứ nghĩ: ừ, th́ “quân tử chi giao”, thấy cứ như nước lạnh thôi, b́nh thường nhưng không chán... Nào có bao giờ ngờ hắn lại mất sớm, hai đứa con c̣n thơ... Bài hát vừa chép ở trên, tuy nội dung không liên quan ǵ đến t́nh bạn giữa hắn và tôi, nhưng tôi vẫn nhớ măi v́ đó chính là bài mà hắn hát... Vậy mà bài sau đây, không hiểu tại sao lại luôn luôn gợi nhớ cho tôi về một người anh; tuy nó cũng không liên quan mật thiết ǵ với t́nh cảm giữa anh và tôi. Nghĩ măi, tôi đoán có lẽ đó bài hát này đă thịnh hành vào trước thời tôi chia tay anh để đi học xa, và lúc đó anh vẫn đến nhà tôi thường xuyên v́ đang theo đuổi người chị… Niềm thương dù cho xa cách muôn
trùng không phai mờ Đàn ơi ḥa theo tiếng gió mơ
màng đi xa vời Không gian sao ch́m vắng Đường chiều vương vương nắng
Mỗi lần bài hát hiện lên trong trí, tôi lại thấy ngậm ngùi. Bài hát quá hay, nhưng sao buồn thế. Nó lại như một lời tiên tri, v́ anh ấy và chị tôi sau này không cùng nhau đi trọn được đường đời. Bây giờ, anh ở châu Âu, tôi ở nơi tận cùng của trái đất. Thỉnh thoảng, vẫn viết vài chữ thăm nhau, một phần do bận rộn, một phần lại cứ nghĩ “quân tử chi giao”! Lẽ ra, có vài điều tôi cần phải nói với anh, rằng tôi vẫn nhớ măi ngày xưa anh hay gửi cho tôi rất nhiều sách báo, nhờ đó tuy ở xa nhưng tôi vẫn được đọc sách truyện của những nhà văn quen thuộc của Sài G̣n. Tôi cũng biết anh buồn nhiều, nhưng không biết làm sao để chia sẻ với anh. Từ sau việc đi tù cải tạo, sự nghiệp của anh cứ một chiều đi xuống. Từ một vị bác sĩ quân y, sau một phút đổi đời đă trở nên phận nút chai bập bềnh qua nhiều bến... Nhớ lại trong những sách báo ngày xưa anh gửi cho tôi có một bài thơ ngắn, ngẫu nhiên sao mà lại giống đời của rất nhiều người Việt, tài hoa mà lận đận v́ phiêu bạt, như anh: Biên cương cất bước, trăm đầu
rụng (Ngô Thế Vinh: Từ Hải) Mà đâu phải riêng ǵ mỗi ḿnh anh! Dang dở hết, dang dở cả một xă hội, cả nhiều thế hệ, cả một dân tộc. Cũng chỉ v́ dân tộc đó không được – hay không biết – chọn lựa; cũng không hiểu được tại sao ta lại phải “v́ ba ngàn triệu trên đời”! Bạn bè, thân thích, anh em, kẻ bỏ ḿnh trong cuộc chiến, người may mắn sống c̣n th́ cũng chịu mất mát, đau khổ, dở dang... Tôi có cô bạn gái học cùng lớp, thuở c̣n ở trường, cô ấy là một người nổi bật: Học rất khá, giỏi ngoại ngữ, khi cô làm nàng Bạch Tuyết trong màn ca vũ Snow White, con trai cả trường ngưỡng mộ... Mấy chục năm sau, gặp lại, cô ấy hoàn toàn là một người khác hẳn, làm tôi cứ ngậm ngùi nghĩ đến câu “trai thời loạn, gái thời b́nh” (trai thời loạn, nhưng gái th́ phải sống trong thời b́nh!) … Tất cả cũng chỉ v́ một cuộc chiến dai dẳng, tàn khốc, nên từ một cô học tṛ nhỏ, trâm anh, hiền lành; chỉ v́ đi theo niềm tin “thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh đến cùng” của người cha; mà phải đi vào một con đường chông gai, nghiệp chướng, bể khổ vô bờ... Trở lại với những bài hát. Song song với bài hát làm tôi nhớ đến người anh như vừa nói là hai bài ca khác mà bao giờ cũng gợi lên trong tôi nhiều hoài niệm. Thứ nhất là một bài tôi không biết tựa, nhưng yêu thích từ khi c̣n nhỏ: Thuở ấy, tóc nàng chưa chấm
ngang vai, mắt tôi chưa vương bụi đời Mười mấy năm rồi, mà người đi
viễn xứ dệt giấc mơ Mười năm xưa đẹp như bức tranh thơ, biết sau ra sao mà ngờ... Điều đáng buồn cười là đây không phải một “bài ca thất t́nh” dành cho tôi, v́ thuở đó tôi c̣n bé lắm (“tôi c̣n bé lắm… đó, ai ơi!”). Bài hát đă thịnh hành khi tôi đang c̣n ở bậc thấp của trung học đệ nhất cấp, cho nên, nói như các thi sĩ, có lẽ lúc đó mọi người chỉ thấy tôi “nửa ông nửa thằng”: Có chàng ngơ ngác như gà trống
Bài hát thứ nh́ là của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Nó đi vào tận đáy ḷng của người nghe v́ cả âm điệu lẫn lời cả đều thật thiết tha, nhất là đối với những ai từng biết đến bối cảnh của bài hát. Chiều nay thấy hoa cười, chợt
nhớ một người Chiều nay có một người ngơ ngác
đi t́m Chiều nay có một loài hoa vỡ
bên trời Với mỗi cá nhân chúng ta, hẳn ai cũng có những câu ca, bài thơ, hay bản nhạc, cuốn sách... đánh dấu cho những chặng đời ḿnh. Nhưng trong những bài hát mà tôi muốn nói tới, có lẽ bài sau đây mang dấu ấn lớn nhất với tôi – và có lẽ cũng với nhiều người Việt khác – v́ nó đă đi vào trong tâm khảm tôi từ khi c̣n là một cậu bé tiểu học, và ở trong đó măi… đến tận bây giờ. Trong quá khứ, đă có nhiều năm tháng, tôi “như nhớ như quên” nó, có lẽ do quá quen thuộc nên ít để ư. Nhưng nó vẫn ở bên tôi, trong tôi, với tôi; và vẫn cho tôi thấy một ư nghĩa rơ rệt: Ṇi giống, lúc biến phải cần,
giải nguy VL-TTP
|