|
Đi Thăm Xứ Thái
Phần I – “Ngày đặc biệt của Bangkok, các bạn may lắm!” Chữ Wat, trong tiếng Thái hay Lào và Miên, có nghĩa là ngôi đền hay ngôi chùa. Wat Pho là nơi ở gần Hoàng Cung Thái (Grand Palace), chúng tôi định đến đó để xem tượng ông Phật nằm. Phải bước thật nhanh để tránh bớt cái nắng chang chang của Bangkok hôm đó. Đang cắm đầu đi th́ bỗng sau lưng có tiếng nói: “Coi chừng có thể bị giật bóp!” Quay lại, thấy một ông già người Thái khoảng trên 60 tuổi, ăn mặc chỉnh tề. Bằng tiếng Anh lưu loát, ông tự giới thiệu ḿnh là nhân viên làm việc trong Hoàng Cung. - Nên cẩn thận khi đi đường. Các bạn đi đâu vậy? - Chúng tôi định tới Wat Pho xem cảnh. - Quá 12 giờ trưa rồi, người ta hết làm lễ, chẳng c̣n ǵ để coi đâu. Nên đến Royal Temple (nơi lăng mộ các vua Thái) xem đi. Nơi đây rất đặc biệt, và mỗi năm mở cửa cho công chúng chỉ một ngày thôi. Các bạn hên lắm, c̣n được nửa ngày để xem. Ông kêu giùm cho một chiếc tuk-tuk (một loại giống như xe lam xứ ta lúc trước), c̣n lấy viết khoanh đậm trên bản đồ và dặn: “Xem xong th́ đến một chỗ khác tên là Infinity, nơi này cũng chỉ mở ra một tuần thôi, hôm nay là ngày cuối cùng. Các bạn may mắn lắm, v́ họ kỷ niệm 50 năm thành lập nên mới đặc biệt mở cửa”. Chiếc tuk-tuk len lỏi qua các đường phố. Tôi vừa nh́n quang cảnh bên ven đường vừa nghĩ ḿnh có duyên may. Phải có được người địa phương mách nước chứ làm sao biết được những nơi đặc biệt như thế này? * Royal Temple nằm trên một khu đất vừa phải (không rộng mông mênh như tôi tưởng), nh́n từ ngoài vào th́ cũng không thấy có ǵ đặc biệt. Ông giáo sư trưởng ban trông coi việc trùng tu ngôi đền cho biết: “Đây là nơi giữ tro cốt của các vua Thái. Khi một vị vua mất đi, tro đem rải xuống nước, chỉ có một ít là đem cất trong bảo tháp của khu đền”. Gặp được ông giáo sư này cũng là một điều may mắn, v́ nếu không th́ giỏi lắm là chỉ đi quanh quẩn xem mấy ngôi đền lớn nhỏ rồi… đi ra thôi. May hơn nữa là v́ thứ nhất ông nói tiếng Anh lưu loát, thứ nh́ là vừa vào ngay cổng th́ gặp ông đứng tại trạm bảo vệ đang nói chuyện ǵ với các lính gác ở đó. Có lẽ thấy mấy người lạ bước vào mắt nh́n trông ṭ te ngơ ngác ông mới đến hỏi han. Rồi ông bảo “tôi cũng đang rảnh, thôi để tôi dẫn đi giới thiệu phần bên ngoài rồi lát nữa sẽ đưa các bạn vào xem bên trong ngôi Đền Lớn. Thường th́ quần chúng không được vào nhưng tôi là Tổng Quản Lư nơi đây nên có thể dẫn các bạn vào được”. Có lẽ được dịp cắt nghĩa cho khách lạ không biết ǵ nên ông giáo sư thấy hứng thú, giải thích mọi sự liên tục hết điều nọ đến điều kia. Tôi muốn hỏi ông nơi nào là bảo tháp giữ cốt của ba vị vua Rama I, Mongkut và Chulalongkorn mà ông nói hăng hái quá nên không chen vào được. Rama I là vị vua có cảm t́nh với Việt Nam. Trước khi làm vua, ông là tướng Chakri, năm 1781 cầm quân đánh nhau với tướng Nguyễn Hữu Thụy của chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đất Chân Lạp (là đất bảo hộ của chúa Nguyễn). Khi hai bên c̣n đang đánh nhau th́ ở Xiêm xảy ra loạn. Tướng Chakri buộc phải cầu hoà với tướng Nguyễn Hữu Thụy, “thề cứu nhau lúc hoạn nạn”, rồi rút quân về nước, dẹp được loạn, và dẹp luôn vua Xiêm Taksin. Chakri lên ngôi, xưng là vua Rama I, mở đầu nhà Chakri (là gịng họ truyền đời làm vua xứ Thái cho đến ngày nay). Về sau, vua Rama I có đưa 5,000 quân Thái sang giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nhưng số quân này bị vua Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh tan tác; và chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau này là vua Gia Long, mất điểm với hậu thế v́ chuyện “Xiêm quân nhập Việt” này). Rama II là vị vua hiền, anh minh, nhưng cháu của ông (Rama IV, c̣n gọi là vua Mongkut) mới chính là người làm thay đổi lịch sử nước Thái. Chính vị vua này làm cho xă hội nước Thái được biết đến nền văn minh Tây Phương (bạn nào có xem phim “The King and I” trong đó có vị vua hay nói “et cetera, et cetera, et cetera”… th́ đó là vua Mongkut. Dĩ nhiên hầu hết mọi sự trong phim đều là chuyện hư cấu). Ngày nay, sử sách c̣n nhắc măi đến lời trăn trối của vua Mongkut lúc lâm chung. Ông dặn Thái Tử Chulalongkorn (đại ư): “Từ nay, mối nguy của đất nước không phải không phải là chuyện đánh nhau với Burma hay Việt Nam -- mà nó đến từ Tây phương; con hăy nhớ lấy”. Vua Chulalongkorn (Rama V) được xem là người đă “hiện đại hoá” nước Thái. Trước khi lên ngôi, ông đă từng đi sang Singapore, Java và Ấn Độ để t́m hiểu cách tổ chức hành chánh của người Anh. Dưới thời ông, xứ Thái đă đi qua nhiều cải cách quan trọng như hệ thống Luật Pháp được thiết lập theo khuôn mẫu Tây phương, kẻ cả luật cấm tra khảo tù nhân, và băi bỏ chế độ nô lệ… Vua Chulalongkorn biết dùng các cố vấn người Âu (Belgium, England). Về trị an, ông đánh đuổi được dư đảng của Thái B́nh Thiên Quốc ra khỏi xứ Thái (và một số bèn bỏ chạy qua Việt Nam ta!) Người đứng sau lưng nhà vua để thực hiện hầu hết các việc cải cách là ông Si Suriyawongse, anh rể của vua (ông Si lấy 4 cô công chúa con vua Mongkut). Dù sao th́ ai làm đi nữa, nói chung dưới thời vua Chulalongkorn, nước Thái đă rất thành công, trong đó thành tựu về ngoại giao rất đáng kể. Khi quân Anh đánh chiếm Burma, họ yêu cầu Thái Lan kư hiệp ước liên minh quân sự, triều đ́nh Thái vẫn kư nhưng rốt cục họ không phải thi hành. Khi thực dân Pháp chiếm Cambodia, họ ép Việt Nam phải từ bỏ quyền đô hộ xứ Cambodia. Triều đ́nh Thái th́ khác, họ không bị quân Anh ép từ bỏ trắng tay những ảnh hưởng lớn trên các tiểu quốc ở Mă Lai. Thái Lan trao đổi việc này để lấy được tiền do người Anh bỏ ra cho việc xây cất hệ thống xe lửa vào năm 1901. Hôm đó quả thực không có duyên cơ được chắp tay trước mộ tháp của ba vị vua đặc biệt của xứ Thái. Nhưng mấy ngày sau, tôi cứ nghĩ tại sao người Việt Nam ḿnh lại cứ muốn t́m hiểu để so sánh thời mở nước của Việt Nam với Nhật Bản mới được. Tại sao chúng ta không t́m hiểu để so sánh với Thái Lan? Người Anh Mỹ có nói “phải so sánh apple với apple”, nước Nhật tiến trước chúng ta quá (dù là ở thời điểm 150 năm trước), so sánh sao được? (Hay là đă có những t́m hiểu để so sánh Việt Nam ta với Thái, nhưng tôi không được biết?) Thật ra cả hai nước Nhật và Thái Lan đều có may mắn, trong khi Việt Nam ta không may về mặt lịch sử. Các nước mạnh Âu Mỹ muốn dùng Nhật Bản làm vùng hậu cần (bàn đạp) để tiến đánh Trung Quốc nên không chiếm nước Nhật. Thái Lan th́ họ quy ước với nhau cần phải giữ nước nầy trung lập để làm trái độn giữa hai vùng tranh chấp của Anh và Pháp, chứ nếu họ đánh chiếm th́ Thái Lan cũng không thể nào chống đỡ được. Suy ra khi trách vua Tự Đức làm mất nước, cũng cần phải xem kỹ các góc cạnh lịch sử, nhất là các bối cảnh quốc tế. Không nên kết luận sớm để dùng đó phục vụ cho các mục tiêu chính trị. * Trở lại chuyện với ông giáo sư ở Royal Temple. Ông vẫn nhiệt t́nh giải thích, sau chuyện các bảo tháp th́ đến đặc tính của các thứ ngọc; và bảo trong các thứ ngọc, Saphire và Ruby là hai thứ có giá trị v́ “Saphire đem lại sự thăng tiến trong sự nghiệp hay vận may trong kinh doanh, c̣n Ruby th́ giữ cho gia đ́nh và t́nh yêu được êm ấm, viên măn, hạnh phúc”. Ông nói tiếp nếu các bạn muốn mua th́ hôm nay hên lắm, cứ đến Infinity v́ họ chỉ mở cửa để bán cho quần chúng trong nội một tuần (mà hôm nay là ngày chót). Ông c̣n bảo đây là nơi cung cấp từ nguồn, b́nh thường họ chỉ bán cho nhà thầu lớn, sau đó mới đến các tầng trung gian ... kể ra từ đầu cho đến các tiệm bán lẻ phải qua 6-7 chặng trung gian và cứ mỗi lần như thế giá cả lại tăng lên. “Các bạn may lắm, nên đến đó xem đi, không mua cũng được nhưng từ xa xôi đến đây mà bỏ qua th́ rất uổng!”… Ông c̣n tử tế hứa sẽ cho xe của sở chở đi, dặn “khi đến nơi, biếu cho anh tài xế vài chục Bahts”. Giải thích xong, ông dẫn vào cho xem Đền Lớn. Quả thật là nhiều đồ bằng vàng, thấy vàng rực, đặc biệt là các tượng Phật. Ông bảo tất cả đều bằng vàng ṛng… * Chiếc xe vừa ghé lại trước cổng, các nhân viên của Infinity đă vồn vă chào hỏi và dẫn vào trong mời uống nước. Rồi họ giới thiệu đủ thứ, chúng tôi th́ chỉ biết nh́n bề ngoài và màu sắc, design, vv... mà thôi chứ thực t́nh không biết được loại nào quí loại nào không, thứ nào là ngọc hay đá… Có vài cái đẹp thật, nhưng giá cả th́ cao tận mây xanh! Họ cho toàn giá trên trời, rồi hạ xuống một chút “gọi là đặc biệt”. Một lát, thấy khách tỏ vẻ tần ngần, họ lại bớt xuống mười ngàn bahts (khoảng 500 đô-la Úc). Vẫn thấy khách do dự, họ lại giải thích, và so sánh giữa giá cả với những may mắn mà các loại ngọc đem lại ... Rồi họ dẫn đến cho người tổng quản lư, bàn bạc riêng với nhau và người quản lư đồng ư bớt thêm một bậc nữa để cảm ơn khách đă lặn lội t́m đến... “giá này rất đặc biệt, không nơi nào trên thế giới có thể bán thấp hơn”... Nhưng sau những “ưu đăi đặc biệt” và “thấp nhất” đi nữa, những món hàng đẹp vẫn c̣n nằm trong khoảng từ 5,000 đến 9,000 đô-la Úc. Như vậy th́ so với các tiệm bán lẻ ở Úc cũng không hề rẻ hơn, mà ở Úc th́ tiệm bán bảo đảm là hàng thật. Rốt cục, chúng tôi chẳng mua ǵ, cám ơn họ và rút lui. * Dù sao th́ hôm đó, tuy mất dịp xem tượng “Phật nằm” ở Wat Pho nhưng bù lại tôi đă được xem nơi lăng mộ đẹp của các vua Thái và nghe giảng về các loại ngọc... Nghĩ cũng may mắn, v́ không hẳn du khách nào cũng có cơ hội để được trải nghiệm như ḿnh. May mắn trên nhiều phương diện: Được gặp người tử tế, được có mặt ở Bangkok vào một ngày đặc biệt của cả năm, và may mắn có được đứa con gái lúc c̣n là sinh viên vẫn hằng đi làm part-time cho tiệm bán kim cương lớn liên tiếp trong mấy mùa nghỉ Hè cho nên bố mẹ được hưởng ké kiến thức về các loại kim cương và đá quư: giá cả, cách buôn bán, vv...
(2018-12) TTP
Phần II – Thấy ǵ trong phi cảng Don Muang? Ngồi chờ máy bay ở phi cảng, mở laptop đọc b́nh luận về chuyện 152 người Việt trốn ở Taiwan… Chiều cuối năm mà nơi nơi đều đông nghẹt hành khách, đa số là người Tàu. Họ đi chung thành từng đoàn lớn, ồn ào, chen lấn, xem đường đi cứ như là của ḿnh, trông chướng tai gai mắt. Du khách người Tàu, bây giờ đi đâu cũng gặp rất nhiều, và Thái Lan cũng không ngoại lệ. Hầu hết các hàng quán trong phi cảng đều có chữ Tàu trên vách hay phía trước, các thông báo cũng có tiếng Tàu; các bảng quảng cáo bằng tiếng Nhật của những ngày xa xưa nay đă biến mất. Bây giờ, khách mua hàng nhiều là người Tàu, hết c̣n là người Nhật. Tiền ở đâu ra để người Tàu đi du lịch nhiều đến thế? Không lẽ tất cả du khách Tàu đều là quan chức, bóp hầu bóp họng người dân mà có tiền? Thấy có vẻ không phải như thế, sự tăng trưởng của nền kinh tế xứ họ cũng phải là một lư do lớn. Xứ họ đầy tham nhũng và lắm bất công, nhưng ít ra họ c̣n biết làm cho xă hội giàu hơn, công nghệ phát triển (khác với xứ đàn em nằm bên cạnh). * Trên một bảng thông tin điện tử lớn nằm trước mặt, có một hàng chữ (bằng tiếng Anh) cứ lâu lâu lại hiện ra, đại ư: “Hăy cùng nhau làm cho người ta thấy phần tốt đẹp (the good side) của xứ Thái”. Rất phải, quả là một lời nhắn nhủ khiêm cung và ư nghĩa, biết thừa nhận rằng xă hội của ḿnh chưa hoàn hảo. Người nước ngoài đọc vào, không thấy khoe khoang kiểu như “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”! Vậy th́ Việt Nam đă, hoặc đang, có những mặt tốt ǵ đáng kể nhỉ? Điều này, ắt các bạn đă có câu trả lời rồi, nhưng nếu ai thấy ra được, hăy kể cho nhau nghe có ǵ có thể gọi là “thành tích của quốc gia” ! * Ngồi nh́n người ta đổ rác. Trong phi cảng này, hầu hết các thùng rác đều có cặp: một thùng cho rác thường, thùng kia cho rác để tái chế. Một bà dọn dẹp đến làm việc. Bà gắp những miếng rác lớn ra và chừa lại đám rác nhỏ ở đáy thùng. Tưởng là bà ta chỉ làm cho lấy có v́ không ai kiểm soát, nhưng khoảng 30 phút sau đó lại có người khác đến hốt hết số rác c̣n lại. Th́ ra họ có cách hốt rác riêng, và có vẻ tùy theo cấp bậc mà mỗi người sẽ dọn dẹp một loại rác khác nhau. Bỗng thấy tội cho những người Việt Nam đang ở lậu và làm chui trong các xứ Á Châu. Chắc chắn việc làm của họ không cao ǵ hơn những người Thái đổ rác cấp thấp, và người bản xứ cũng nh́n họ nhiều lần thấp hơn những người đổ rác ở cấp thấp nhất. Thế mà họ vẫn muốn t́m cách trốn ở lại để làm lao động chui, không hề được pháp luật bảo vệ, không được chăm sóc về y tế, lại sống xa gia đ́nh, người thân, làng xóm... Đó là chưa kể phải sống với nhiều áp lực khác: Nợ nần chất đống ở quê nhà, mỗi ngày sống phập phồng v́ sợ bị phát giác, trục xuất... Thế mà rất nhiều người vẫn muốn trốn ở lại, để sống lao lực nơi quê người, bấp bênh, hèn mọn, nhọc nhằn. Tại sao? Ai là người Việt ắt hiểu tại sao! * Nghĩ như thế, rồi nh́n đám du khách người Tàu ồn ào chung quanh ḿnh, họ quả là những du khách thiếu lịch sự, nhưng mà... Bây giờ họ như thế, quê mùa, kém lễ nghi, nhưng cứ mỗi loạt người đi du lịch xứ ngoài như vậy, thế nào cũng học được ǵ đó để khôn ra hơn, biết hành xử văn minh dần ra, và hiểu được đồng tiền có thể làm thay đổi nhân t́nh thế thái... Điều chắc chắn rất khác người Việt, nhất là người Việt nghèo, là họ biết có chính phủ của họ biết bảo vệ họ. Những người Việt đang sống chui nhủi nơi xứ lạ, giá họ có quê mùa nhiều ít, có thiếu kém điều lịch sự nhiều ít, hẳn không dám ước mơ có ngày ḿnh được họp thành từng đoàn để du lịch xứ người. Làm sao mà được! Phải có quy mô quốc gia mới có thể làm thay đổi được kiếp người. * C̣n không bao lâu nữa th́ năm 2019 sẽ đến. Khi đón năm mới, ai cũng hy vọng cho những tháng ngày trước mắt được nhiều sự tốt lành. Trong khi hy vọng, người ta cũng nh́n lại năm cũ để xem xét những việc đă làm. Nhưng đó là cá nhân, c̣n quốc gia th́ ... có nước làm việc xem xét lại, có nước chỉ hy vọng và mơ ước mà thôi. Có bao giờ người Việt chúng ta thấy quốc gia ḿnh tỏ ra biết nh́n ngắm lại những ǵ đă làm để xem xét điều hơn lẽ thiệt? Tại sao, cũng đă mấy chục năm rồi, rất nhiều người Việt lại cứ rời bỏ quê hương ḿnh để lựa chọn cuộc sống bềnh bồng nguy hiểm và lắm khó khăn ở xứ người? Ngồi đây, nếu có mơ vào ban ngày, cũng chỉ muốn mơ sao cho những người Việt lầm than vừa kể có thể được đi du lịch thay v́ sống lủi sống chui. (31-12-2018) TTP
|