|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Thỉnh thoảng có viết ǵ đó, ḿnh nghĩ dù ngắn dù dài ǵ đi nữa cũng chỉ là để đừng quên thói quen viết lách, và nếu có kể lại những ǵ thời trước th́ cũng có thể giúp những người trẻ bây giờ biết được ít nhiều những ǵ họ chưa biết, chưa nghe, v́ lúc đó chưa sinh ra; thế thôi. Hoặc có những lúc ḿnh t́m ra được cái ǵ mới, hay đọc được bài viết hay của ai đó, th́ cũng chia xẻ để bạn bè cùng biết, gọi là “Gửi Hương Cho Gió”. V́ trong những ngày c̣n ở Trung Học, ḿnh vẫn quen với ư nghĩ có ghi trên cuốn tự điển La Rousse: “Je sème a tout vent” (gửi theo ngàn gió) – nói nôm na là “Gặp lời hay ư đẹp, nên gửi cho mọi người”: Chia xẻ với người khác, để niềm vui có thể nhân đôi, nhân ba; hay nếu là nỗi buồn chung th́ để cùng nhau san sẻ... Nghĩ như thế, nên tháng vừa qua khi đi Sydney và thấy được một loại táo ngon, ḿnh đưa lên trang Facebook để giới thiệu với mọi người. Ngờ đâu nó đem lại chút duyên “nhờ văn tự”, một điều ḿnh chẳng đoán trước được. V́ xưa nay, “Duyên Văn Tự” chỉ thường thấy trên văn chương, báo chí, sách vở mà thôi. Như chuyện cụ Tản Đà, hay chuyện cụ Phan Bội Châu chẳng hạn. * Kể chuyện cụ Phan Bội Châu trước, v́ đây là một câu chuyện kỳ thú, đầy ư nghĩa. Thuở ấy, cách đây khoảng 120 năm, cụ Phan đi khắp các vùng của đất nước để t́m những người cùng chí hướng, do đó kết thân được với nhiều người quan trọng như các cụ Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, Trần Quư Cáp ở Khánh Ḥa, vv... Rồi cụ Phan đến kinh đô Huế để thử làm quen với những yếu nhân trong triều đ́nh Huế. Gặp lúc đó trường Quốc Tử Giám ở Huế có cuộc thi cho các thí sinh, đầu đề thi là “Bái Thạch Vi Huynh” (Lạy Đá Làm Anh), với hạn vận gồm bảy chữ là “Thạch Bất Năng Ngôn, Tín Khả Nhân” (Đá Không Biết Nói, Nhưng Tin Là Có Thể Như Người) [*] . Thí sinh phải làm bài Phú với đủ bảy vận đó, không thể thiếu vận nào. Cụ Phan không phải là Giám Sinh để có thể vào thi. Nhưng cụ cũng làm bài Phú “Bái Thạch Vi Huynh” và nhờ bạn ḿnh (là Đặng Nguyên Cẩn) đưa cho chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh. Cụ Khiếu Năng Tĩnh đọc, thấy cảm kích nên đưa cho quan lớn Nguyễn Thượng Hiền... Bài Phú “Bái Thạch Vi Huynh” có ư nghĩa lớn, trong đó hai điểm quan trọng sau đây: Thứ nhất, giữa những câu tuyệt bút, có hai câu rất khẩn thiết:
“Tam
sinh điền
hải
chi lao, nguyện
ngôn tư bá
(Ba sinh lấp
biển
gắng
công, mong nhờ
nơi bác Thứ nh́, trong bảy vận phải làm, cụ Phan cố ư không làm vận Nhân (Nhân là người. Bỏ đi vận Nhân là muốn nói không có người, thiếu người). Cụ Khiếu Năng Tĩnh tâm cơ linh mẫn, phê vào bên lề bài Phú:
“Tích
trạng
nguyên hữu
‘vô tâm’ chi phú (Xưa có vị trạng nguyên làm bài phú “vô tâm” [bỏ qua chữ Tâm, để ngụ ư không kỳ vọng ước mong]. Nay anh lại dưới mắt không người [mục hạ vô nhân, khinh người đến thế ư], quả đáng bật cười) Nhưng qua bài Phú đó, hai vị quan lớn hiểu được chỉ khí của cụ Phan, và cộng tác với cụ Phan từ đó... Đây là câu chuyện Duyên Văn Tự có tầm cỡ lớn của thế kỷ trước, và nếu dân tộc ta trường tồn, sẽ c̣n truyền tụng măi măi về sau. * Chuyện về cụ Tản Đà th́, báo chí kể, cụ từng có nói lên một ước mơ cỏn con qua một bài thơ ngắn:
Muốn
ăn rau sắn
chùa Hương Cụ không ngờ, bài thơ đưa ra chưa được bao lâu th́ được bưu điện giao đến cho một gói quà: Đó là một bó rau tươi, do nữ sĩ Song Khê gửi tặng, kèm với một bài thơ:
Nay dâng
rau sắn
chùa Hương Không rơ cụ đă cám ơn người gửi như thế nào, nhưng đây là một điều rất thú vị của duyên văn tự. * Bây giờ xin được kể chút “duyên văn tự” nho nhỏ, vui vui của chính ḿnh. Số là sau khi giới thiệu loại táo Bravo của Australia lên trên trang Facebook cá nhân, một người em ở Mỹ đọc xong có cho biết là Bravo không thấy ở Mỹ, nhưng bên đó có loại táo Rockit của New Zealand “ngon lắm”. Thế là t́m hỏi Rockit ở vùng ḿnh ở, nhưng không ai bán, nên cho người em biết là “có t́m nhưng chưa có duyên”. Tưởng thế rồi thôi, chuyện nhỏ qua nhanh và cuộc sống cứ trôi, với một ngày như mọi ngày, “mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”... Ngờ đâu, có một người bạn đọc được những câu trao đổi trên trang Facebook, và hôm nay mang đến ... tặng cho một gói táo Rockit, quả là cái duyên văn tự nó có thật, thú vị vô cùng. Lúc bạn đến, ḿnh không có mặt tại pḥng khách nên không biết có quà; rồi lúc tṛ chuyện cũng chỉ trao đổi việc trời trăng mây gió… Bạn về rồi, nghe nói có quà, mở ra mới biết bên trong là táo Rockit; nhưng bạn đă không c̣n đó để cám ơn bạn “đă ḷng hạ cố đến nhau”... Người Tây phương vẫn có câu: “It’s the thought that counts” (Cái ḷng có nghĩ đến là quan trọng). Nay bạn đi chơi ở Sydney, không chỉ có nghĩ đến mà c̣n mua quà hiếm về tặng, đem đến tận nhà, thật là t́nh cảm. Nhưng nếu nói thế với bạn, chắc chắn bạn sẽ cười lớn mà bảo: “Có ǵ đâu, chuyện nhỏ như con thỏ ấy mà”! Với tôi, điều mà bạn nói “nhỏ như con thỏ” ấy đă đem lại niềm vui “lớn hơn con voi” rất nhiều đó bạn hiền ạ. Tomo yo, Oki-ni! . (12-06-2023). [*] Thời quân chủ ngày xưa, không phải ai cũng ỷ lại vào quyền bính mà coi rẻ người dân, xem chuyện dưới đây th́ rơ. Triều đ́nh Huế ra đề thi như vậy, cũng chứng tỏ rất hiểu những phép tắc mà triều đ́nh phải noi theo.. Bảy chữ “Thạch bất năng ngôn tín khả nhân” là lấy tích trong “Tả Truyện - Chiêu Bát Niên”, rằng: “Ở đất Ngụy Du nước Tần có đá biết nói. Tần hầu hỏi Sư Khoáng v́ cớ ǵ đá lại biết nói? Sư Khoáng đáp: Đá vốn không biết nói, song làm một ông vua hoang dâm vô độ, xa xỉ cùng cực, làm khổ nhân dân th́ đá cũng phải lên tiếng”!
|