Hai ngày vui trên “Miền Đất Dễ Thương” (Illawarra)


Văn Lang Tôn-th
t Phương

 

Illawarra, tiếng thổ dân Úc nghĩa là “Xứ Dễ Thương”.  Đây là một vùng nằm sát bờ biển, cách thành phố Sydney non 100 cây số về phía nam.  Vùng này có ba thành phố nhỏ: Wollongong, Shellharbour và Kiama.  Shellharbour nằm ở giữa, với dân cư khoảng 75 ngàn, diện tích 147 cây số vuông (Huế có 460 ngàn dân, rộng 71km2), hồ nước mặn Illawarra là trọng tâm của mọi sinh hoạt.  

Vùng Illawarra này tôi có đến nhiều lần, nhưng chỉ quanh quẩn ở Wollongong, chỉ v́ Wollongong có hai ngọn hải đăng đẹp. Lần này, đến thử thành phố Shellharbour mới thấy băi biển ở đây cũng đẹp như ở Wollongong, và bầu trời th́ “xanh quá là xanh”. Xưa nay, tôi vẫn nghĩ bầu trời Canberra “xanh nhất nh́ thế giới”, không ngờ bầu trời ở Shellharbour trong veo và có phần xanh hơn!  Nơi đây, khí hậu quanh năm ấm áp, so với mùa Đông của Canberra lạnh lùng rét mướt; người ta bảo có đi xa mới biết “thiên ngoại hữu thiên” là thế!  Phong cảnh thiên nhiên của thành phố này rất đẹp, trong khi đó -- nói theo lời của một anh bạn --  thủ đô Canberra đẹp nhưng ngăn nắp theo kiểu “hoa ươm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng”.

Đường phố của Shellharbour hầu hết khang trang, nhà cửa tương đối c̣n mới, khá tân thời và đều nhau; không như ở Sydney nhà đẹp nằm cạnh nhà cũ kỹ, lộn xộn.  Ngoài những cây cối được thành phố trồng dọc theo những con đường, phần lớn trước các căn nhà đều có trồng hoa và cây cảnh.  Đang mùa Hè ấm áp nên trăm hoa đua nở, có những thứ hoa mà thành phố lạnh Canberra không thể có được: Dâm Bụt (Hibiscus, bông Cẩn), Bông Giấy (Bougainvillea), Hoa Sứ (Frangipani/ Plumeria), vv...

 


Hơi tiếc là vào tháng hai th́ hoa “Phượng Vỹ” của Illawarra (Illawarra Flame Tree) có lẽ đă hết mùa nên không nh́n thấy để biết cánh hoa như thế nào. Giống như nhiều người Việt Nam khác, tôi yêu hoa Phượng Vỹ, yêu cả hoa, lá, lẫn dáng vẻ của thân cây. Lần đến Hawaii năm xưa, tôi đă nh́n những cây Phượng Vỹ tốt tươi đang ra hoa đỏ thắm mà thấy ngẩn ngơ, những lời thân thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hiện về trong trí:
 

 

 

“Người đi tha phương
Xếp tàn y giữ lấy hương
Yêu màu gợi niềm thủy chung
Xa rồi vẫn nhớ
Một trời vẫn nhớ đời đời
Phượng rơi, rơi trong ḷng tôi...”
  

(NVĐ: Sắc Hoa Màu Nhớ)

 

Ông Jean-Jacques Rousseau có viết một bài tựa là “Si j’étais riche” (“Nếu tôi giàu”).  Lâu quá nên quên mất là ông nói những ǵ, chỉ mang máng nhớ ông ấy ước có một ngôi nhà trên đỉnh đồi, màu trắng. Hoàn cảnh đưa đẩy tôi đến sống trong một thành phố vùng lạnh, nhưng nếu được ao ước, tôi sẽ không mơ một căn nhà trắng trên đỉnh đồi để làm ǵ.  Tôi chỉ thích một căn nhà trong một vùng ấm, chỉ có ba mùa Xuân Hạ và Thu. Trong vườn, tôi sẽ trồng những loại cây hoa quen thuộc thuở ấu thơ:  Một hai cây Ngọc Lan, cây hoa Anh Trảo (Hoàng Lan),  hoa leo Cát Đằng, hoa leo Huỳnh Anh, hoa Sứ, Dâm Bụt, bông Giấy, cây Bưởi để có hoa thơm, cây Lựu để có hoa đỏ lập ḷe suốt mùa nắng nóng... 

Khí hậu của thành phố Shellharbour này cho phép trồng được những thứ cây vừa kể, điều kiện rất nhẹ nhàng ngắn gọn: “nếu tôi giàu”! 

Có người quen dẫn đi thăm những nơi đáng xem của Shellharbour. Theo kinh nghiệm, khi đi du lịch, nếu có thổ công quen biết để “chỉ đường cho hươu chạy” là tốt nhất.  Kế đó là đi theo đoàn du lịch, chứ ngơ ngơ ngác ngác đi vào một nơi lạ th́ chỉ có chui đầu vào thương xá mua đồ kỷ niệm nọ kia ... rồi thôi! Dĩ nhiên trường hợp đi chỉ để gặp người th́ có thể bỏ qua phần xem cảnh.  Một người bạn cũ có nói:  “Ở tuổi này rồi, đi đâu cũng chỉ muốn gặp người, không xem cảnh nữa; cảnh ở đâu cũng giống nhau thôi”! 

Anh bạn “thổ công” dẫn chúng tôi đi xem những vùng có biển xanh cát trắng. Ở đây, băi biển rất nhiều nên chỉ chọn đi một hai nơi tiêu biểu.  Các băi biển thường nằm bên cạnh núi đá, nơi chúng tôi đến núi không cao quá nên dễ trèo lên. Ở nhiều đoạn, nước biển tràn vào khe đá, nh́n xuống thấy cá con lội từng đàn. Một vài con c̣ng bị sóng mạnh đánh dạt vào bờ, nằm phơi bụng trên cát và trở thành mồi ngon cho những chú hải âu ŕnh sẵn.  Mấy chú này cũng khôn, đem mồi xuống nước rửa cẩn thận cho sạch cát rồi mới tha đi. 

Hôm đó trời đẹp nên có nhiều trẻ em ra tắm. Người ta xây một giải đất dài làm đập để ngăn sóng lớn rồi đổ cát cho bớt sâu, trẻ con có thể tắm an toàn giữa trời xanh mây trắng. Thỉnh thoảng gặp một hai người đang bắt tôm con để làm mồi câu cá.  Họ dùng cái bơm to cỡ ống tre để hút cát rồi bắt những con tôm chỉ to bằng ngón tay út.  Tội nghiệp chúng đă trốn kỹ dưới cát nhưng cũng không thoát khỏi tay con người. 

Băi biển nào cũng có ṿi nước ngọt để người ta tắm lại và rửa sạch cát, mấy nhà vệ sinh tương đối tốt, chứng tỏ chính quyền địa phương rất chú trọng đến du lịch và nhu cầu tắm biển của dân chúng.  Một anh bạn trong nhóm tự nhiên nói:  Băi biển bên ḿnh, nơi nào đẹp th́ nhà thầu rào lại để làm resort tư, dân thường th́ ... đi chỗ khác chơi! 

Người Úc thích những tự nhiên sẵn có, trong thiên nhiên có sao th́ để vậy, không đục đẽo thêm bớt hay xây tượng đài. Họ chỉ làm rào cản cho nơi nào cần an toàn, và làm đường tốt để đến đó cho dễ. H́nh như luật của Liên Bang Úc cấm xây cất bất cứ thứ ǵ trong phạm vi ít nhất là 50 thước tính từ bờ nước, dù đó là sông, băi biển hay hồ lớn. Một xă hội pháp trị nên con người có thể sống yên ổn, b́nh đẳng. 

Chúng tôi ăn tối ở một nhà hàng Thái, thực khách rất đông v́ ở đây không bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch cúm.  Thực đơn của nhà hàng phong phú, và họ nấu khá ngon.  Hỏi ở đây Phở có ngon không, ông “thổ công” nói đến tỉnh nhỏ th́ không nên hy vọng nhiều, trừ ra muốn thử cho biết.  Thực ra nhà hàng Việt chẳng phải là nơi tôi thường đến, chủ yếu là do cách họ tiếp đăi khách, rất khác xa với các tiệm Á châu khác như Tàu, Thái, Hàn, Mă Lai, vv... Việc này, mấy chục năm trôi qua rồi vẫn không thay đổi. 

Lư do thứ nh́ là thức ăn có quá nhiều bột ngọt, ăn xong một lát thấy trong cổ khô ran v́ khát.  H́nh như người Việt ḿnh có bệnh “cuồng bột ngọt” th́ phải.  Xem các trang dạy nấu ăn trên Internet cũng thế, hầu hết “món Việt” nào cũng hướng dẫn nên cho vào 1T (1 muỗng canh) bột ngọt kèm theo 2T bột nêm.  Ngày xưa chưa có bột ngọt, không lẽ những người nấu cho vua chúa ăn dâng lên toàn món dở? 

Người Nhật sáng chế ra bột ngọt, nhưng họ dặn:  Một chai bột ngọt nho nhỏ để trên bàn ăn giống như chai tiêu hay chai muối, cứ lắc nhẹ hai cái là tối đa cho một dĩa thức ăn trung b́nh, không được hơn nếu không muốn ... chết sớm! 

Sáng hôm sau kéo nhau đến Kiama, thành phố nhỏ cách Shellharbour khoảng 20 phút lái xeỞ đây chỉ có 7-8 ngàn dân cư, nhưng du khách th́ vô số kể.  Thiên hạ kéo đến là v́ ngọn hải đăng trắng xinh xinh, v́ những quán ăn ngon, và để xem the Blow Hole (tạm dịch là “Lỗ Sóng Gầm”).  Đây là một lỗ có đường kính khoảng 2-3 thước, nằm giữa khối tảng đá lớn sát mặt biển.  Cứ mỗi lần sóng lớn vỗ vào, một khối nước lớn bị sức ép mạnh đi qua lỗ gây nên tiếng gầm vang như tiếng đại bác, biển càng động th́ cứ nghe như đại bác bắn liên thanh.  Khi chúng tôi đến, trời êm sóng lặng nên lâu lâu mới nghe được “bùm” một tiếng, cũng gọi là cho bơ công đă lặn lội đến đây.

       

Dĩ nhiên “Lỗ Sóng Gầm” là tài sản quốc gia có sẵn từ ngàn xưa nên không ai dám bán vé vào xem, hay đặt BOT thâu tiền trên đường đến.  Các quốc lộ hay đường có sẵn từ trước cũng thế, xe cộ chỉ phải trả phí giao thông khi đi qua những con đường mới mở, trong một thời hạn là bao lâu đó thôi.  Ai không thích th́ vẫn có chỗ để lái xe đi vào đường cũ, nhưng có tốn xăng th́ ... ráng chịu! 

Cả đoàn định ghé Nam Thiên Tự nhưng cuối cùng phải hủy dự tính (dù sao tôi cũng đă đến đây 3-4 lần rồi). Nam Thiên là đọc theo âm Hán-Việt, tên chính thức là Nan-Tien, một chùa rất lớn của Đài Loan nằm trên mấy mẫu đất mênh mông.  Họ đổ công sức và tiền của vào để quảng bá văn hóa, lại có được sự cộng tác của giới Hoa kiều địa phương nên nên quy mô của chùa thật lớn, nh́n hoành tráng, đẹp hài ḥa.  Tôi không được viếng chùa chiền ở nhiều nơi nên không rơ lắm, nhưng thấy Đại Hùng Bửu Điện của Nam Thiên Tự là ṭa nhà thờ Phật lớn nhất mà tôi được biết.  Vài nơi tôi có đến như Chùa Diệu Đế hay chùa Linh Mụ ở Huế, so với người ta chẳng thấm tháp vào đâu. 

Cũng cảm ơn trời đất cho ḿnh có cơ hội để thấy được những nơi đẹp như Nam Thiên Tự ở Illawarra hay Đền Minh Trị ở Tokyo, để nghĩ thêm về câu “Thiên Ngoại Hữu Thiên” (ngoài bầu trời này con có bầu trời khác, chớ tưởng những ǵ của ḿnh là nhất ở trên đời).  Bốn chữ “chạnh niềm cố quốc” của Bà Huyện Thanh Quan là cảm nghĩ mạnh nhất của tôi khi đứng trước những công tŕnh văn hoá xứ người như thế này.  

Trước cửa hành cung nắng dăi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
...  

(BHTQ:  Chùa Trấn Bắc) 

Giă từ vợ chồng anh bạn “thổ công”, chúng tôi rời “Xứ Dễ Thương” Illawarra sau đó, hẹn sẽ sớm có ngày trở lại.  Trở lại để tắm trong những băi biển đẹp, để nh́n ngọn hải đăng trắng xinh xinh với những tiếng “đại bác ru ngày” của “Lỗ Sóng Ngầm”. Giă từ và sẽ trở lại với những cây bông Sứ đầy hoa, với những cụm Dâm Bụt khác nhau nằm quyến bên các ven đường...

Và sẽ ghé thăm anh bạn lâu năm ở Wollongong, lần này do dự định có chút đổi thay nên đă không ghé được.

 

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, người ta bảo thế.  Tôi đi hai ngày, học được những ǵ?

Học được chớ nên bỏ qua những ǵ ḿnh tưởng là không đáng kể.  Nếu khi bạn bè rủ rê mà từ chối th́ ắt tôi đă không biết được những cái đẹp của “Xứ Dễ Thương”.  Điều may mắn thường không tự t́m đến với ta mà phải t́m kiếm nó, cơ duyên trong đời chắc cũng như thế.  Bảo có cơ duyên th́ “tự nhiên nó đến”, điều này có khi đúng, mà cũng lắm khi sai. 

2021-02-24

VL TTP