|
Hạnh phúc nhỏ là ǵ? Văn Lang Tôn-thất Phương Cuốn sách “Già Làm Sao Cho Sướng” là do một vị bác sĩ viết, nhưng đọc xong, tôi không nhớ ǵ lắm. Lư do đơn giản: Đại loại ông bảo nên sống sao cho khỏe mạnh, thanh thản, tinh thần tích cực, lạc quan... cho đời ḿnh sướng; tôi công nhận những điều vị bác sĩ nói giúp cho ta sống không khổ, nhưng nghĩ “sướng” hay không th́ ... cũng tùy. Hiện nay, trên trang báo mạng chungta.com có hỏi độc giả “theo bạn, hạnh phúc là ǵ”, và “ư nghĩa cuộc đời này là ǵ”. Tôi không tham gia, nhưng tự trả lời cho ḿnh rằng “hạnh phúc” là được sống trong một xă hội có t́nh người, có công b́nh, tự do, dân trí cao, người người có niềm tin, hy vọng, có tri thức, có lẽ sống, biết tự giác, biết ḿnh phải như thế nào như một thành viên có khả năng của gia đ́nh, xă hội, thế giới. C̣n “ư nghĩa cuộc đời này” là làm sao chung tay xây dựng được những điều vừa nói ở trên. Dĩ nhiên đó là “giấc mơ lớn”, có thể lớn quá để không nằm được trong tầm tay với của tất cả người Việt chúng ta, mặc dù “khó với tới” không có nghĩa là bỏ luôn không nhắm tới. Nhắm tới để xem như một hướng đi, ngước nh́n sao sáng trên cao cho đời người có ư nghĩa. “Hướng đi” như thế này, tôi nghĩ, từ hơn 70 năm nay đă bị cố ư đánh lạc v́ những “định hướng” mù mờ vô nghĩa. Trên thực tế là hằng ngày, tôi chọn lựa sống với những “giấc mộng con”: Sống sao cho “sướng” với những điều nho nhỏ. Một trong những điều tôi cho rằng “sướng” (nho nhỏ) là, nghĩ lại điều ǵ đó trong quá khứ đă làm cho chúng ta thấy vui, nhớ, và mong được sống lại trong giai đoạn đó... Nó tương tự như cái cảm giác mà nhà văn Thanh Tịnh có được khi hồi tưởng về ngày cũ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đă đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, v́ chính ḷng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”... Vậy tôi đang nghĩ đến ǵ mà bảo là “sướng”? Thưa, tôi mới t́nh cờ thấy lại h́nh của bao thuốc lá CAPSTAN, một loại thuốc lá được ưa chuộng của người Sài G̣n thời tôi mới lớn. Thuở đó, chữ này được nhiều người đọc xuôi rồi đọc ngược: CAPSTAN = “Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát” - rồi đọc ngược thành “Nhưng Anh Tin Số Phận Anh C̣n” (Cô nào mà làm cả thiên hạ nát tim như bị bắn vậy không biết!) Nhớ cảnh thường nhớ người, tuy cảnh ở đây chỉ là bao thuốc lá Capstan nhưng nó làm tôi nhớ bạn bè. Bạn đây là những thằng bạn đực rựa thôi, hồi đó c̣n nhỏ nên những chuyện “tim tan nát” có biết được là qua ca nhạc và phim ảnh, truyện, vv... thôi, chứ giỏi lắm là rủ bạn bè ra xa lộ đua xe (coi “xe đứa nào ngon”), quanh quẩn chỉ đại loại cỡ chừng đó là cùng! Nhưng điều tôi muốn nói là nhớ bạn, nhớ những kỷ niệm đẹp với bạn, những hồi tưởng đẹp này làm cho ḿnh thấy sướng. Thuở ấy, tôi có ba người bạn thân, bốn đứa hay kéo nhau đến quán cà phê Thu Hương ở Tân Định để “nhâm nhi” trong những tối thứ bảy hay chủ nhật. Quán nầy đặc biệt có khu vườn nhỏ với những cây cao, ngồi trong vườn thấy gần gũi với thiên nhiên hơn là ngồi trong quán tứ bề toàn cả vách. Cà phê của quán cũng khá, lại có món chè đậu xanh và đậu phụng rang ngon lành nên có ngồi lâu mấy cũng không sợ “thiếu mồi”. Nhưng cái chính không phải là cà phê hay bất cứ món ǵ mà là một khung cảnh nên thơ cho chúng tôi ngồi tṛ chuyện thoải mái với nhau, và nó làm nên những kỷ niệm sống măi trong trí nhớ. Con trai mới lớn mà ngồi đấu láo với nhau th́ thường chẳng có ǵ ra ǵ rơ rệt, toàn những thứ ba hoa chích cḥe vớ vẩn... duy có cái không khí bạn bè tụ hợp với nhau mới cho một niềm vui tuyệt vời. Sau này, tôi khám phá ra chẳng riêng ǵ chúng tôi mà h́nh như khá nhiều người cũng cảm nhận như thế. Nhà văn Cao-Tần Lê Tất Điều, sau khi đă qua Mỹ bao nhiêu năm vẫn c̣n yêu thích cái cảm giác được cùng bạn bè bù khú:
Ta ước
khi không bừng
tỉnh
giấc Dĩ nhiên khi mới lớn th́ chưa thấy “đời sầu một bể” nên hầu như người nào cũng chỉ để ư đến những chuyện vui, và chúng tôi cũng thế. Chúng tôi vui khi kể cho nhau nghe chuyện tiếu lâm, hoặc cùng đi xem phim, hoặc kể nhau nghe những truyện ḿnh mới đọc... Chúng tôi đố nhau trong Giáng Long Thập Bát Chưởng của Hồng Thất Công có những ngón ǵ, và cùng đếm ra được ít nhiều như Kháng Long Hữu Hối, Thần Long Bái Vỹ, Phi Long Tại Thiên, Kiến Long Tại Điền, Chiến Long Tại Dă... (Vô bổ, nhưng lúc đó thấy rất vui)! Rồi tới một lúc nào đó, trong đám bốn đứa “nửa ông nửa thằng” chúng tôi có một chàng bỗng trở nên “trưởng thành” trước hơn những thằng khác. Biệt danh của hắn là “Ông Già Đau Khổ”, chúng tôi đặt tên đó cho hắn từ khi hắn sớm “lụy” một con bé hàng xóm và thường bắt chúng tôi làm Bà Tùng Long để gỡ rối tơ ḷng cho “một trái tim côi”... Chúng tôi bảo chắc mày cũng mănh liệt cỡ như thần công đại bác chứ không nhỏ hơn đâu, hắn lỏn lẻn gật đầu. Hắn c̣n hay bắt chúng tôi nghe hắn hát:
Người
ấy
thường
hay nghe tôi chuyện
tṛ Khỏi cần nói là chúng tôi thân nhau nên hứa với hắn sẽ luôn luôn “ủng hộ hết ḿnh” cho đến ngày hắn và con bé kia răng long đầu bạc nằm cạnh nhau trên “đồi thông hai mộ”. Tuy vậy, chúng tôi vẫn sửa những lời hát đắc ư của hắn, bảo là “cho hợp t́nh hợp lư” hơn:
Người
ấy
v́ hay nghe y chuyện
tṛ Tiếng cười đắc chí của đám bạn, vừa cười vừa khoan khoái nh́n nhau, nhớ lại thấy sao mà đẹp, sao mà vui sướng đến thế! “Ông Già Đau Khổ” cũng tốt tính, bạn bè trêu chọc đến mấy cũng chỉ cười kh́ kh́. Đơn phương, nhưng dù sao th́ đây cũng là một loại t́nh đầu thơ dại của hắn, chắc bây giờ hắn vẫn chưa quên? Ở vào tuổi mới lớn, nghĩa là vừa qua cái thời nh́n thấy con trai và con gái đều giống như nhau, hoặc sau đó một chút là nh́n con gái trên quan điểm “địch-ta”, có “phe ta” và “phe bên kia”... th́ dân “choai choai” như chúng tôi bắt đầu nghĩ con gái là một thứ ǵ đó huyền diệu lắm (có lẽ bị ảnh hưởng của mấy ông thi sĩ quá ư lăng mạn). Tuy vậy trong đầu cũng có suy nghĩ. Có lần tôi hỏi một bà chị: Cái ông nhà thơ Xuân Diệu, làm ǵ mà sợ gái dữ vậy? Nghe ông ta bảo này:
V́ sao mới
gặp
buổi
đầu
tiên Bà chị tỉnh queo, phán một câu xanh rờn: “Th́ mê gái chứ sao. Mai mốt mày lớn lên rồi biết!” Bây giờ tôi lớn rồi, nghĩ lại, thấy cũng chưa chắc là ông nhà thơ này mê gái:
Tôi trải
yêu thương dưới
gót giày Mê gái hay biết tán gái? Và tán như thế th́ ông này quả là thuộc loại Tổ Sư Bồ Đề! Trở lại chuyện nhóm bạn của tôi, rồi cứ thế thu qua đông lại, bốn chàng non choẹt lớn lên, dần dần nhận ra rằng ở đời chuyện vui thường quá nhỏ nhoi so với chuyện buồn, rằng cuộc đời có muôn màu muôn dạng, không phải lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười... rằng xấu và tốt luôn luôn đan chen nhau lẫn lộn, trong sinh hoạt xă hội và trong bản thân của từng mỗi cá nhân, chứ không phân biệt trắng đen rơ ràng ... Rồi chúng tôi xong Trung Học, đứa th́ học lên, đứa th́ không… nhưng v́ thế này hay thế khác, cả bốn đứa đều phải để lại sau lưng những chuyện vốn thường hay làm chung với nhau; như đi chèo thuyền ở mấy con lạch lớn ở Thị Nghè, lội xuống nước bùn để ráng hái cho được mấy trái bần khô hai bên ven, đi vô vườn ở Phú Lâm, đi nhậu ở Tư Sanh bên Khánh Hội, vv... hay nghêu ngao ngồi hát với nhau hết bài nọ qua bài kia. Trong bọn, “Gấu Lùn” hát hay nhất, hơi dài và tiếng rất ấm, tôi vẫn nhớ rơ giọng ca đầy quyến rũ của hắn:
Người
ơi, một
chiều
nắng
tơ vàng hiền
ḥa hồn
có mơ xa?
[Cung Tiến:
Hương Xưa] Rồi “đời trôi như sóng vỗ”, hay nói như Trịnh Công Sơn, sông chảy đời sông, suối trôi đời suối; Ông Già Đau Khổ và Gấu Lùn đi vào quân ngũ, Tây Độc vào trường Nha, tôi rời Sài G̣n... Ở xa nhau, Gấu Lùn viết thư bảo: “Ḿnh đi hành quân qua vùng quê hương của bạn, thấy ở nhà quê quả thật có những sân nhà người ta quét sạch bong đúng như bạn nói”. Ông Già Đau Khổ th́ vẫn vui tính: “Mới đó mà bây giờ ta đă là Trung Úy. Mai mốt nếu số ta làm Đại Tướng, sẽ không quên chú mày đâu!” … Hai bạn của tôi lúc đó đă có “hoa cài trên vai áo” đàng hoàng, nhưng định mệnh đă không cho cơ hội trở thành “đại tướng” v́ một ngày cuối tháng Tư bỗng đến, và:
Ngh́n lẫm
liệt
tan trong chiều
ră ngũ [Cao Tần: Cảm Khái] Thuở mới lớn, có những cái ngây ngô, vụng dại, vớ vẩn, lơ ngơ.... nhưng bây giờ nhớ lại mới nhận ra chính những điều này mới đem lại cho ḿnh bao nhiêu là hương vị của cuộc đời. H́nh như chưa lần nào tôi nhớ lại những bù khú với bạn bè bằng một cảm giác ngậm ngùi hay luyến tiếc. Chỉ thấy mỗi lần nhớ lại là một lần vui, thấy cảm tạ rằng trong đời ḿnh đă có những niềm vui như thế. Thời gian trôi như gịng nước, và có những khúc quanh của gịng nước sao thật quá nên thơ. (2020-05-16) VL-TTP
|