|
Hầu Chuyện vị Hoàng Đế triều đại nhà
Hồ Văn Lang Tôn-thất Phương
* *
Nói láo
mà chơi, nói láo chơi (Bồ Tùng Linh) * * Hắn gặp được ông cụ đă 6-7 lần rồi, lần đầu cũng do sự t́nh cờ trong một giấc mơ; nhưng không hiểu v́ sao, sau đó lại tiếp tục nằm mơ gặp ông cụ măi ... Sau vài lần chuyện văn, hắn biết được ông cụ râu tóc bạc phơ kia là cụ Hồ: Thái Thượng Hoàng Hồ Quư Ly, danh hiệu “Quốc Tổ Chương Hoàng Đế” của nước Đại Ngu. Ông cụ không nói ra thân phận, nhưng các cận vệ của ông hé lộ ra cho hắn, có lẽ họ ngụ ư hắn phải giữ mồm giữ miệng, đừng “bác bác, cháu cháu” như hồi mới gặp, c̣n chưa biết. Riêng ông cụ th́ lúc nào cũng hiền từ với hắn, nụ cười luôn vui vẻ. Khi thấy hắn tự nhiên bỗng đâm ra khép nép kêu “Bệ Hạ”, ông cụ từ tốn bảo hắn đừng như thế. - Nhưng, người là một vị vua, dạ thưa! - Dạ với thưa ǵ, lăo đây không c̣n là vua của ai nữa! Anh muốn kêu ǵ th́ kêu, nhưng hai chữ ‘Bệ Hạ’ th́ anh thôi đi nhé ! Ông cụ dặn thế, nhưng hắn vẫn chưa kềm được nỗi sợ. V́ hồi c̣n đi học, hắn có nghe biết bao điều về vị vua này: “Họ Hồ hiếu sát, chém hết những ai chống đối, đến nỗi thiên hạ ra đường gặp người quen không dám dừng lại nói chuyện, chỉ lấy mắt mà liếc nhau”, “Ai tâu tŕnh ư kiến mà vua không vừa ư là giết” ... Lúc giặc Minh đang đuổi theo, vua chạy đến vùng nọ gặp hai cha con người địa phương; hỏi ngọn núi gần đó tên ǵ, họ đáp “núi Thiên Cầm” (‘trời bắt’), thế là nổi giận, truyền chém đầu cả hai, vv... Vậy mà trước nay, thấy ông cụ thân thiện, hắn cứ kiểu như “gần chùa kêu Bụt bằng anh”... Nhưng nh́n ông cụ lại không thấy có chút ǵ khó khăn hay dữ tợn cả. Nét mặt ông tuy đăm chiêu, nhưng nụ cười hiền hậu; ánh mắt khi nh́n hắn th́ đầm ấm như ông đang nh́n một đứa trẻ thơ... Có lần, ông cụ hỏi hắn: - Anh làm ǵ nhỉ? - Dạ thưa, tiểu bối đọc sách ạ. - Đọc sách? Lại cũng là một con mọt nữa rồi! Nhai văn nhá chữ, chẳng được tích sự ǵ, chỉ cắm đầu đi tin mấy điều vớ vẩn trong sách rồi tưởng ḿnh quán cổ thông kim! - Dạ, chắc ít nhiều ǵ th́ cũng có chuyện đó thật. Nhưng thưa, cũng tùy thôi, ḿnh phải biết lọc ra các điều hay dở rồi mới tin. Biển học vốn vô bờ, dạ thưa, lắm khi ḿnh cũng lầm lạc nhưng phải ráng để đừng lầm hết cái nọ đến cái kia thôi... - Vậy anh học được cái ǵ trong sách vở? - Thưa, có nhiều điều trong đó cũng đúng, tiểu bối có suy nghĩ kỹ và tin rằng nhận định như sau là đúng: “Mọi lư thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là măi măi xanh tươi”. - Chỉ có chừng đó thôi sao? - Thưa, v́ xă hội loài người luôn luôn đổi thay để tiến bộ, cho nên không có chủ thuyết nào là “trải ngh́n năm vẫn c̣n mới mẻ”, không có chủ trương của cá nhân nào là “sau muôn thuở không kẻ vượt qua”! - Hừ, cũng có lư, nhưng chưa thoát ra được cái ṿng lẩn quẩn múa tay không. Mấy điều anh nói, có cho ai ăn thế cơm được đâu! - Thưa, niềm tin cũng không ăn được nhưng làm cho con người có thể đương đầu với sự nhọc nhằn mà sống. Con người chỉ cố gắng khi có niềm tin, tin rằng trong xă hội có sự công bằng, có phải trái, ngày ngày được an lành và ngày mai họ sẽ có no ấm... Dạ thưa, dưới triều đại của ngài thuở đó, con người muốn sống với sợ hăi, hay muốn sống với một niềm tin? - Anh ràng buộc dữ lắm! Vậy sách vở mà anh đọc, toàn nói xấu về triều đại nhà Hồ hay sao? - Thưa, loài người là cái giống lắm mưu mô, cứ ưa bẻ cong hay vặn vẹo để t́m cái lợi cho cá nhân hay tập đoàn của ḿnh về kinh tế hay chính trị. Thành ra tùy nhu cầu mà nhận định của họ có thể nay rày mai khác. Bảo là nhận định về nhà Đinh, nhà Hồ, nhà Mạc hay Tây Sơn hoặc nhà Nguyễn, thưa, cũng tùy theo kẻ nhận định là ai mà thôi... - Lăo đây hiểu điều đó, anh không cần rào trước đón sau. Thiên hạ nói những ǵ th́ lăo cũng biết, nhưng lăo muốn hỏi cá nhân anh đó: Anh nghĩ thế nào về triều đại nhà Hồ? Theo anh, lăo đây là kẻ thế nào? - Thưa, ngài là một con người, dĩ nhiên có điều tốt và điều không tốt. Tiểu bối nghĩ là ngài tốt và không tốt. - Cái nào nhiều hơn, anh nói ngắn gọn được không? - Thưa, nếu được phép nói ra th́ tiểu bối xin được dài gịng một chút, về cả hai mặt tốt và không tốt. Trước hết, ngài không phải là một kẻ tầm thường. Lập nên được cả một triều đại, đâu phải ai làm cũng được. - Anh nghĩ thế sao? Bọn họ th́ bảo ta cướp ngôi nhà Trần nên bị dân chúng ghét... - Thưa, chuyện thay đổi ngôi th́ trên thế giới này đâu đâu cũng có, thời nào cũng có. Nhà Đinh suy th́ quyền bính về tay vua Lê Hoàn, nhà Tiền Lê suy th́ quyền bính về tay vua Công Uẩn, nhà Lư suy th́ nhà Trần lên thay thế... Thiên hạ không phải là của riêng ai, vấn đề là con người được an cư lạc nghiệp, là sao cho trong một xă hội có lẽ sống, có sự tiến bộ; là giới cầm quyền th́ phải có trách nhiệm đó ... Cốt lơi là vậy, chứ không phải việc quyền bính đi vào tay ai! - Th́ ta cũng ráng làm những cải cách, xây dựng, giữ cho triều đ́nh bền vững cũng là lo cho xă tắc thôi. Sao dân chúng không hiểu mà đi oán ghét, lắm kẻ chống lại triều đ́nh? Anh nói theo bản thân anh nghĩ đó, đừng nói theo bọn học vẹt viết liều! - Thưa, những cải cách và phương sách của ngài, có những điểm hợp lư và không hợp lư. Nói cụ thể, hợp lư như việc ngài bỏ lối học Tống Nho, cải cách thi cử, bỏ bớt những lối học tầm chương trích cú, nhai văn nhá chữ ..., nó rất hợp lư. Việc thuế khóa, ngài lấy kinh nghiệm đời Trần để cải tổ cho hiệu quả hơn. C̣n những điều không hợp lư, ví dụ như triều đ́nh phát hành và bắt buộc dân chúng phải dùng tiền giấy. Họ khổ v́ mực in lem nhem, gặp nước th́ mực tan mất làm người ta phá sản. Mà đi đổi tiền giấy th́ phải trả bằng tiền đồng đắt gấp 7-8 lần, việc đổi tiền này làm hầu hết mọi người mất trắng hết số tiền ḿnh đang có. Họ sợ triều đ́nh nên chỉ than thầm, nhưng chắc ngài cũng có nghe. C̣n việc triều đ́nh làm lại sổ đinh, tuy thực dụng, nhưng người đời sau không biết được triều đ́nh muốn biết rơ nhân lực của quốc gia hay chỉ nhắm bắt lính cho dễ... - Vua, quan, hay thường dân đi nữa, ai cũng phải bảo vệ quốc gia. Triều đ́nh có bắt lính cũng là chuyện cần phải làm mà thôi! - Nhưng tại sao triều đ́nh đánh Chiêm Thành? Ngài có nhớ giai đoạn cuối nhà Trần, xă hội loạn lạc v́ quốc lực đă yếu mà vua Duệ Tông lại ưa chinh phạt, đến nỗi mắc mưu quân Chiêm, vua chết trong thành Đồ Bàn, các đại tướng như Đỗ Lễ và Nguyễn Nạp Hóa cũng chết theo, hao binh tổn tướng. Thay v́ đánh Chiêm, lẽ ra triều đ́nh phải nhớ rằng mỗi khi có thay đổi lớn trong xă hội th́ điều lớn nhất là lo vỗ an trăm họ, khoan sức dân để tính kế lâu dài. Chiến tranh bao giờ cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ, sao triều đ́nh lại lựa chọn việc đao binh? - Triều đ́nh lo mở mang bờ cơi, họ phải dâng đất, anh không nhớ sao? - Thưa, có an lành mới có thịnh vượng, phải khoan sức dân th́ nước mới mạnh, đó mới là điều hợp lư. Mà khi muốn làm ǵ mới, hay muốn thay đổi ǵ, th́ cũng phải làm từ từ, không thể đem cả xă hội ra làm thí nghiệm. Nay triều đ́nh bỏ Thăng Long dời đô về Thanh Hóa để tránh chống đối ngầm của dân; kinh đô mới th́ to rộng mà triều đ́nh bắt xây chỉ trong ṿng ba tháng, dân và lính nào không kiệt sức? Họ đói khổ, mà triều đ́nh lại đi đánh Chiêm Thành để chiếm đất của người Chiêm làm ǵ? Vả lại, cái lo trong gan ruột không phải Chiêm Thành mà là nhà Minh ở phương Bắc. Vua tôi nhà Minh lúc đó th́ đang muốn gom hết các nước nhỏ vào dưới quyền của họ. Nước ta th́ từ Ngô Đinh Lê Lư Trần, lúc nào cũng bị họ đem quân xuống thôn tính. Cái lo của xă tắc, thưa ngài, không phải là thù trong mà là địch ngoài. Hán Thương điện hạ cũng đă có tŕnh giữa triều đ́nh là “không sợ việc khó làm, mà chỉ sợ ḷng người ly loạn”, t́nh huống vậy đă rơ ràng lắm, thưa ngài. - Anh nói chuyện lớn, nhưng cũng nên hiểu rằng trọng trách của lăo đây là giữ cho triều đ́nh bền vững. Chế độ cũ đă suy yếu, mục ră rồi, ai không cố ư t́m cách nâng nó dậy th́ cũng không có ǵ phải sợ luật của triều đ́nh. C̣n pḥng bị giặc Minh th́ Hán Thương cũng biết đề pḥng, xây thành quách kiên cố, lo vũ khí đầy đủ... Quân Minh có đánh xuống một lần, không thắng nên đành phải rút lui, anh quên sao? - Dạ thưa, Hưng Đạo Đại Vương lúc lâm chung có dặn là phải dưỡng sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Bảo là chống giặc ngoài để bắt dân xây kinh đô và thành quách trong khi cả xă hội đang đói nghèo là việc không hợp lư. C̣n nước Chiêm Thành, họ yếu hơn Đại Ngu thật, nhưng có quân Minh chống lưng th́ họ không yếu. Quân Minh lui binh lần trước, không phải do ta mạnh mà lúc đó họ có cường địch đến gần biên giới, đó là quân của ông Timur, thưa ngài. - Chiêm Thành liên kết với quân Minh, triều đ́nh biết thế, nên phải tự lấy sức ḿnh mà gắng gỏi, dân chúng không hiểu nên không hết ḷng hết sức. Đại Ngu có muốn liên minh cũng đâu có ai? - Dạ thưa, về quân sự thời đó mà mạnh nhất th́ chỉ có hai: Nhà Minh và đế quốc của ông Timur ở Trung Đông. Chỉ cần làm sao ông Timur động binh nhắm vào nhà Minh, không cần đánh đi nữa th́ nhà Minh cũng không dám gửi quân xuống xâm phạm Đại Ngu... - Ông Timur là ai? - Thưa, ông Timur (Thiếp Mộc Nhi) là một nhân vật giỏi như Thành Cát Tư Hăn (Genghis Khan), suốt đời không hề thua một trận chiến nào. Quân đội của ông đă đè bẹp rất nhiều xứ trên suốt một vùng rộng lớn, kể cả đế quốc Ottoman, Ai Cập, Syria, Persia, Armenia, Georgia, Ấn Độ, vv... Đầu năm 1405, quân đội của Timur có chuẩn bị đánh nhà Minh, cử tới 200 ngàn quân kéo đến biên giới. Nhưng bỗng nhiên ông Timur qua đời đột ngột, kế hoạch tấn công đành phải bỏ dở. Giá Timur mà mạnh khỏe, ngai vàng của nhà Minh chưa chắc đă c̣n, nói chi chuyện viễn chinh xuống Đại Ngu vào tháng 9 năm sau đó (1406)... - Cũng tại lăo đây cả. Triều đ́nh biết nhà Minh đang hồi cực thịnh, nhưng dẫu họ có mạnh như quân Nguyên trước đó đi nữa, Hưng Đạo Đại Vương vẫn chống lại được. Do quá chú trọng đến sự bền vững của triều đại, lăo đây không nghe lời can gián, để cho xă hội cạn kiệt th́ lấy sức đâu để chống giặc ngoài. Sau khi Đại Ngu thua trận th́ kết quả ra sao, lăo đây cũng có biết. Nào là quân Minh bắt dân chúng lên rừng xuống biển, bắt chim tră, ṃ trân châu. Nào là đốt sạch, phá sạch, tịch thu sạch những ǵ là văn hóa của nước ta, không phải chỉ trong một lần mà kéo dài đến ba lượt. V́ thế mà sau này, dân Việt muốn t́m lại lịch sử của chính ḿnh th́ không c̣n có ǵ cả, phải sao chép lại từ Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh... Văn hóa dân tộc và những kinh nghiệm trị nước từ Đinh Lê Lư Trần, lẽ ra phải được kế thừa, nhưng tất cả đều bị quân Minh tuyệt diệt cả... Mấy việc thế này, sau khi lăo đây đă thành người thiên cổ rồi mới biết được. Thế hệ các anh có phán xét ra sao th́ lăo cũng đành phải chịu. Các anh có hiểu đâu, c̣n có nỗi đau nào lớn hơn khi bị đời sau phán xét như trong B́nh Ngô Đại Cáo:
Bởi
họ
Hồ
chính sự
phiền
hà Lăo đây nghĩ lại, ḿnh biết cương nhưng không biết nhu, chỉ chăm bảo vệ triều đại mà làm lắm điều không hợp lư. Nhưng lăo đây không bán nước, thà bị giặc bắt chứ không hề bán nước, hậu thế có biết như thế hay không? Mấy trăm năm nay rồi, hễ cứ nghĩ đến chuyện cũ th́ ḷng không an, không thể siêu thoát được v́ tâm xao động. Lăo đây nào có biết sau Đại Ngu th́ t́nh cảnh đất nước thành ra thế đâu, lăo nào có muốn thế đâu! Nói đến đây, vua quá xúc động, ôm lấy ngực rồi gục đầu xuống, ngồi bất động như muốn ngất đi. Từ trong tấm màn tối ở sau lưng vua, ba bốn người cận vệ bỗng xuất hiện. Một vị đưa tay ra làm dấu tiễn khách, vừa nh́n vừa gật đầu nhè nhẹ như muốn bảo hăy để cho vua yên tĩnh nghỉ ngơi. Nước mắt lăn trên má, hắn cúi đầu chào mà giă từ. Và cũng từ buổi đó, đêm đêm hắn không c̣n mơ thấy ḿnh gặp được vị vua già lần nào nữa... * (28-06-2023)
|