|
Hiểu ǵ khi cô gái mang tên Heather? Văn Lang Tôn-thất Phương
Heather là tên một loài hoa, và ở Tây phương có nhiều phụ nữ mang tên Heather. Thực ra tuy biết đó là tên hoa nhưng tôi chẳng để ư xem hoa Heather có h́nh hài vóc dáng như thế nào.
Cho đến hôm nay mới t́nh cờ xem được ... qua Google! Thôi th́ biết muộn vẫn hơn không.
Và hoa Heather có tên Việt là “Thạch Thảo”! Thế ư? Câu hát “ta ngắt đi một cành hoa Thạch Thảo” cứ nghe măi từ đời nào xa lắc, bây giờ mới khám phá được một việc ... cũ mèm, đúng là khéo vô t́nh!
H́nh như hai chữ “Thạch Thảo” là do nhà thơ Bùi Giáng đặt ra khi ông dịch thơ của Appolinaire th́ phải.
Ta ngắt đi một cành hoa Thạch Thảo Em nhớ cho, mùa Thu đă chết rồi Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa Mộng trùng lai không có ở trên đời Hương thời gian mùi Thạch Thảo bốc hơi Và nhớ nhé, ta đợi chờ em đó!
Thực ra bài thơ là do thi sĩ Appolinaire làm ra do cảm động việc văn hào Pháp Victor Hugo đặt chùm hoa Thạch Thảo lên mộ cô con gái. Cô nầy chết lúc 19 tuổi, mới lấy chồng chỉ được sáu tháng (và người chồng nhảy xuống biển cứu vợ nên chết theo). Đúng ra, lời thơ là của người cha khóc con:
Con nhớ cho, mùa Thu đă chết rồi... Và nhớ nhé, cha đợi chờ con đó! (L'Automne est morte, souviens t'en... Et souviens toi que je t'attends)
Nhưng thi sĩ Bùi Giáng lại biến bối cảnh ‘lá già khóc lá non’ thành chuyện t́nh dang dở của một đôi trai gái:
Em nhớ cho, mùa Thu đă chết rồi...
Tuy vậy, những lời dịch uyên áo của Bùi Giáng sẽ không được đông đảo quần chúng biết đến nếu không có nhạc sĩ Phạm Duy. Phạm Duy cũng phổ nhạc theo bối cảnh một chuyện t́nh.
Những văn sĩ, thi sĩ Pháp như Appolinarie, Rimbeau, Verlaine, Beaudelaire, Saint-Exupéry ... là những người đă gây ảnh hưởng lớn các văn nghệ sĩ Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Dzếnh, vv... Nếu không có làn gió lăng mạn từ Pháp thổi vào Việt Nam, có thể chúng ta đă không có những luồng thơ văn và nhạc trữ t́nh với những tên tuổi đă đi vào văn học sử như Thâm Tâm, Nguyễn Bính, TTKh, Huy Cận, Quang Dũng, Thế Lữ, Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, vv... Cũng không có luôn Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Du Tử Lê, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy, Hoàng Nguyên, Nguyễn Văn Đông, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, vv ...
Đă có một thời, người Việt rất thích những lăng mạn trong văn, thơ, nhạc... Một ông thầy dạy Hóa Học cho tôi năm Đệ Tam, lẽ ra phải nghĩ là “rất khô khan”, nhưng lại thích văn chương lăng mạn, tuy lúc đó thầy c̣n khá trẻ. Có lần thầy nói trong lớp: Thi sĩ Pháp lăng mạn lắm, Alfred de Musset có làm hai câu thơ quá lăng mạn, không biết nếu dịch ra thơ Việt th́ phải dịch như thế nào:
Les plus désespérés sont les chants les plus beaux Et j'en sais d'immortels qui sont de purs sanglots (Dịch nôm na: Những lời tuyệt vọng nhất là những câu ca đẹp nhất. Và tôi được biết trong đó, những nỗi niềm trường tồn măi với thời gian chỉ là những lời thổn thức thôi)
Không biết đă có ai nghiên cứu về sự phát triển của chủ nghĩa lăng mạn ở Việt Nam thời Cận Đại trở đi một cách tổng diện hay chưa (nghĩa là không phải những lăng mạn theo ảnh hưởng thơ văn cũ của Trung Quốc). Đáng nghiên cứu lắm chứ, v́ nhiều ít ǵ đó chúng ta cũng đă học được cái hay của nền văn chương và tư tưởng Pháp, và đó cũng là những phương diện của văn minh – nếu hiểu những ǵ làm cho cuộc sống con người thêm đẹp, thêm phong phú, đều là văn minh. Thực dân Pháp chiếm nước ta, làm khổ dân ta, là chuyện khác. Ta có học được ǵ hay ở văn hóa Pháp hay không là một chuyện khác. Học được ở họ những điều này, cũng đâu phải dễ, có nên coi thường và rảy bỏ tất cả không? Cây trồng th́ khó, nhổ đi th́ dễ, việc đời vẫn thế.
Vậy mà có vẻ những điều này từ lúc nào đó đă dần dà biến mất, nhường chỗ cho những màu sắc “mới”, những thứ như đề cao “trái bí to, con lợn béo”, hay sửa ca dao lại theo kiểu gọt chân cho vừa giày:
Trái cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh đi công tác gần Mai anh đi công tác xa...
T́nh thế như vậy, nên Nguyễn Tuân đổi vỏ, Chế Lan Viên đổi vỏ, Xuân Diệu đem chút “trữ t́nh” chạy theo nhu cầu mới:
Mai sau ai có về An Thụy Nghe chuyện người xưa thổi sáo hay Thơ kể thêm rằng cô chống Mỹ Trái xoan gương mặt, búp tay đầy Dáng thon như dáng h́nh đất nước Canh Thái B́nh Dương suốt tháng năm Dũng cảm mà thanh thanh nét bước Biển rộng trời cao cũng xứng tầm.
Có nhà khoa học nào đó, Einstein th́ phải, nói rằng khoa học tiến bộ được, xă hội có thành công được, là nhờ con người biết sống với ước mơ. Trong mơ ước, ngoài những điều thực tế (ví dụ như những thứ thuộc về kinh doanh hay công nghiệp) cũng có những ước mơ thực tế không kém, tuy giản dị thôi, ví dụ như ước mơ được sống trong một xă hội thanh b́nh, có t́nh người:
Rồi
mai, có một
lần,
tôi đưa
em về
trên đỉnh
yên b́nh, hiền
ḥa
Rồi
mai, có một
lần,
tôi đưa
em, đưa
em về
miền
nắng
ấm [Mùa Xuân Trên Đỉnh B́nh Yên – Từ Công Phụng]
Đất mẹ đầy cỏ lúa Đồng xa xanh mấy mùa Ngoài đê diều căng gió Thoảng câu ḥ đôi lứa Trong xóm vang chuông chùa Trăng sáng soi liếp dừa Con sông dài mấy nhánh Cát trắng bờ quê xưa... [Anh Cho Em Mùa Xuân – Nguyễn Hiền] Nghĩ cũng tội cho người Việt. Thường đă là ước mơ th́ người ta mong được một cái ǵ to lớn. Nhưng người Việt chỉ dám ước mơ những cái nho nhỏ cho tầm tay c̣n với được, như mong sao chỉ được yên vui:
Đêm no lành, đêm thanh b́nh Người Việt thấy tương lai rất gần. [Đêm Bây Giờ, Đêm Mai – Trịnh Công Sơn]
Khoảng ba năm về trước, có một ông quan to (to cỡ như Tổng Trấn Sài G̣n thời xa xưa), bảo mấy Việt Kiều ở Pháp khi họ về Sài G̣n: “Các anh làm sao để cho Sài G̣n trở lại thành Ḥn Ngọc Viễn Đông đi”! Câu chuyện đăng lên báo làm độc giả thắc mắc: Kẻ có thể làm (và phải làm) là nhà cầm quyền hay mấy anh Việt kiều, và mấy Việt kiều này trả lời thế nào?
Có một thương gia Nhật đă sống ở Sài G̣n từ 1950 đến năm 1965. Ông nói thích thành phố Sài G̣n, rất thích những con đường có hai hàng cây làm thành ṿm cao trên đầu. “Ngh́n phượng bay mờ không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă chẳng có cùng suy nghĩ với ông cụ người Nhật đó sao? Dăy đèn trên cầu Xa Lộ đi Biên Ḥa, nhà văn Hoàng Hải Thủy đă yêu thích và ví với “chuỗi ngọc trai sáng trên cổ một người đẹp”. Phải có thật nhiều người yêu thích vẻ đẹp và nên thơ của nơi ḿnh sống như thế th́ tất cả mới chung tay nhau để xây dựng được một thành phố đẹp, và một cuộc sống đẹp. Ở đâu đi nữa mà muốn đẹp, con người ở đó phải có tŕnh độ văn hóa. Nếu “Roma không thể xây được trong một ngày” th́ Ḥn Ngọc Viễn Đông chắc chắn không thể xây lại được bằng những cách “đi tắt đón đầu”. Từ đầu thập niên 1980s, nhiều du khách ngoại quốc yêu mến Sài G̣n đă lo ngại Sài G̣n rồi ‘sẽ sớm thành’ một Bangkok thứ hai.
Để con người cố gắng xây dựng, điều kiện là họ phải có niềm tin, có những ước mơ ấp ủ. Niềm tin đó chỉ có thể có được khi con người thấy rơ rằng ḿnh có thể bảo vệ và đem lại hạnh phúc cho bản thân, cho gia đ́nh và những ai ḿnh yêu mến. Nhạc sĩ Y Vân đă từng nói lên tâm tư đó:
Tôi sẽ đưa em về Miền hoa thơm cỏ biếc Chiều hôn lên làn tóc Mùa Thu in màu mắt... Tôi sẽ đưa em về Miền quê hương êm ấm Nh́n con sông xanh thẳm Cùng soi đôi trăng mềm...
Với một thanh niên Việt Nam, “em” đây có thể là những cô gái mang tên một loài hoa: Hồng, Trang, Huệ, Phượng, Lài, Cúc, Thiên Lư, Bạch Liên, vv... cũng giống như ở phương Tây có nhiều cô gái mang tên một loài hoa, Heather chẳng hạn.
Theo sự tin tưởng của người Anh, hoa Heather mang lại sự may mắn, được che chở an lành. Cho nên họ bảo ai đi qua những vùng hoa Heather đang nở cũng hái mang theo một cành. Người ta đặt tên Heather cho con gái, có lẽ mong cho con gái luôn được ơn thiêng phù hộ; v́ ở xă hội nào cũng thế, “trai thời loạn, gái thời b́nh”. Ông Victor Hugo đặt cành Thạch Thảo lên mộ con gái, phải chăng cũng mong ước cho đứa con ḿnh thương được yên b́nh nơi bên kia thế giới?
Vậy chúng ta hăy thử t́m xem người Việt đặt tên ǵ cho con gái để mong cho con được an lành, may mắn? Có thể là tên An, tên Hồng Ân... hay những ǵ khác nữa. Thân gái “như hạt mưa sa”, người Á Đông cảm thấy lo lắng cho con gái, dễ hiểu. Từ ngàn xưa cho đến bây giờ, làm con gái trong một xă hội đầy nếp phong kiến, dù là một đứa con gái mới lớn trong nhà, một cô dâu, hay một bà mẹ, người phụ nữ Việt có những nỗi khổ riêng, ai cũng biết nhưng không làm ǵ để thay đổi.
Trên thực tế, phụ nữ mới là nguồn cội của gia đ́nh, chính họ mới là nguồn gốc của xă hội. Muốn biết một gia đ́nh hay một xă hội, đất nước, có được an định hay không, cứ nh́n xem phụ nữ ở nơi đó đang sống như thế nào, tương lai của họ như thế nào.
Trong xă hội nào mà đại đa số nam giới không thể c̣n có khả năng để bảo vệ cánh phụ nữ được sống an lành – chỉ an lành thôi, chưa nói đến hạnh phúc – th́ nguy cơ chắc chắn đến. Trước mắt chúng ta hiện nay là thế này: Trong sự bất lực của cánh mày râu, hàng trăm ngàn phụ nữ lặng lẽ (hay rủ nhau?) đi mưu sinh nơi xứ khác như một lựa chọn bất đắc dĩ. Như vậy, xă hội có lung lay tận gốc rễ hay không? Bất lực để nh́n cô em gái ḿnh đi đến một nơi mà ngôn ngữ không biết, phong tục tập quán không biết, sống giữa nơi đô thị mà không có thân thích bạn bè nên cứ như sống nơi hoang dă, “nắng chiều không hay, mưa mai không biết”!
Thi sĩ Rudyard Kipling có viết: “Ưa mơ mộng, đâu để mộng say ḷng. Ham tư tưởng, song thoát ṿng không tưởng”. Cho nên biết cái hay của sự lăng mạn không có nghĩa là lúc nào cũng sống lăng mạn. Bởi vậy dù thi sĩ Alfred de Musset nói ǵ th́ nói, tôi không hề nghĩ những tiếng nức nở là “đẹp vô cùng”, cũng không mong những tiếng thở dài bất lực “trường tồn với thời gian”, dù ở Việt Nam hay bất cứ nơi đâu. Phải nói là đau ḷng mới đúng!
Sự chia ly nào cũng đều năo nuột, nhưng những tiếng thở dài chia ly của rất nhiều đôi lứa trẻ người Việt ngày nay phải nói là thấy rất ngậm ngùi:
Qua về đốt ngọn đèn chong Bậu theo b́m bịp long đong sông dài!
VL TTP (2021-01-29)
|