|
Hoàng Phi Nguyễn Thị Bích Châu Lịch sử nước Việt đă tốt hơn nếu bà được làm vua Văn Lang Tôn-thất Phương Đây là người phụ nữ sống trong thời phong kiến xa xưa, lúc đa số phụ nữ thường không được học hành hay tự do nói lên ư nghĩ của ḿnh. Nhưng chỉ qua một bài viết ngắn được lưu truyền, chúng ta thấy được vị quư phi này đă có nét nh́n rất xa, trong trí có mưu lược an bang tế thế. Được tuyển vào làm quư phi, dĩ nhiên bà phải rất đẹp. Nh́n cách hành văn ngắn gọn, rơ ràng, có kinh điển, có vần điệu, có đủ lễ nghi, chúng ta biết đây là một mỹ nhân có trí tuệ và tài sắc vẹn toàn. Những điều bà viết từ thuở ấy, nếu áp dụng vào đời nay cho bất cứ xă hội nào vẫn c̣n mới mẻ, hữu dụng. Nhưng hồng nhan bạc mệnh. Mời các bạn xem lời khuyên của bà và việc làm của vua Duệ Tông để thấy được cái éo le của số phận. Có lẽ bà thấy được sự thất bại không tránh được nên chọn lựa chết trước, dù có thể biết cúng người cho thần linh cũng là một việc ngu muội của nhà vua. Nhưng chết như thế c̣n hơn phải chết theo vua sau này, hoặc tệ hơn nữa là có thể bị giặc bắt làm nô lệ. Cảm khái khi biết được câu chuyện về vị Quư Phi, không thể không chạnh nghĩ đến hai câu:
Rồng
vàng tắm
nước
ao tù * Bà là quư phi của vua Trần Duệ Tông (1336-1377), tên Nguyễn Thị Bích Châu. Thấy triều chính cuối thời Trần suy vi, bà dâng vua Duệ Tông bài “Kê Minh Thập Sách” (Mười Kế Sách Dâng Lên Khi Gà Gáy). Sau đó, bà theo vua trong đoàn thuyền chiến đi đánh Chiêm Thành. Tại cửa biển Kỳ La, nay là Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bà tình nguyện làm vật hiến tế để cầu thủy thần cho gió yên biển lặng. Nguyên văn bài Kê Minh Thập Sách:
“Trộm
nghĩ, Cho nên,
Tiến
lời
răn biếng
trễ,
Cao Dao trước
dè sự
ngợi
khen;
Kẻ
thiếp
hèn là Bích Châu; · Một là, năng giữ cỗi gốc của nước, trừ hà bạo th́ ḷng người yên vui. · Hai là, giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu th́ kỷ cương không rối. · Ba là, nén chặt kẻ quyền thần để ngăn ngừa chính sự mục nát. · Bốn là, thải bớt những kẻ nhũng lạm để trừ tệ khoét đục của dân. · Năm là, xin cổ động nho phong, khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng. · Sáu là, mở đường cho người nói thẳng, để cho cửa thành cùng với đường can gián mở toang. · Bảy là, cách kén quân nên chú trọng vào dũng lực hơn là cao lớn. · Tám là, chọn tướng nên cầu người thao lược mà không căn cứ vào thế gia. · Chín là, khí giới quư hồ bền chắc, không chuộng h́nh thức. · Mười là, trận pháp cốt cho chỉnh tề, cần chi điệu múa. Mười điều kể trên, Rất là thiết thực, phơi bày tấm ḷng trung, mong được bề trên soi xét. Hay tất làm, dở tất bỏ, quân vương nghĩ đến chăng? Nước được thịnh trị, dân được yên, tiện thiếp mong lắm vậy”.
Tượng quư phi Bích Châu tại đền thờ (xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Hoàn Cảnh Của Bà Bính Th́n (1376), tháng 5, Chiêm Thành vào cướp Hoá Châu. Thấy người Chiêm Thành hay vào lấn cướp, vua Trần Duệ Tông bàn định chính ḿnh cầm quân đi đánh. Trước đây, chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga quấy rối biên giới, vua sai Đỗ Tử B́nh đem quân trấn giữ Hóa Châu. Bồng Nga đem 10 mâm vàng dâng lên (vua), Tử B́nh ỉm đi, cướp làm của ḿnh, nói dối là “Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân đánh”. Vua giận lắm, quyết ư thân chinh. Ngự sử trung tán là Lê Tích dâng sớ can rằng: “Binh đao là đồ hung khí, không nên tự ḿnh gây ra. Huống chi ngày nay vừa mới dẹp được giặc trong nước, thế như cái nhọt lâu năm chưa khỏi, chúa không nên v́ mối tức giận riêng mà dấy quân, tướng không thể cầu công mà đánh liều. Dù Chiêm Thành không có ḷng thần phục cũng chỉ nên sai tướng đi đánh để chờ trời diệt chúng, c̣n xa giá thân chinh th́ thần trộm nghĩ là không nên”. Ngự sử đại phu là Trương Đỗ cũng can rằng: “Chiêm Thành chống lại mệnh lệnh nhà vua, tội nó đáng phải giết, không dung thứ được. Nhưng nước nó ở tít cơi tây, có núi sông hiểm trở. Nay bệ hạ mới lên ngôi, chính lệnh và giáo hóa chưa thấm khắp đến phương xa, tưởng nên trau sửa văn đức để cho nó theo về với ḿnh. Nếu nó không theo, bấy giờ sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn nào”. Trương Đỗ ba lần dâng sớ lên can, vua vẫn không nghe. Liền đó nhà vua sai quân và dân ở Thanh Hoá và Nghệ An tải năm vạn thạch lương thực đến tích trữ ở Hoá Châu. Lại rước Thượng Hoàng đi điểm duyệt quân đội ở Bạch Hạc giang. Mọi việc này đều là chuẩn bị để đánh Chiêm Thành. Tháng 6, xuống chiếu cho các quân sắm sửa khí giới, thuyền chiến để chuẩn bị việc thân chinh Chiêm Thành. Tháng 8, xuống chiếu cho quân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu chở 5 vạn hôc lương tới Hóa Châu. Mùa đông, tháng 10, đại duyệt quân thủy, bộ ở băi cát sông Bạch Hạc. Tháng 12, vua tự làm tướng, dẫn 12 vạn quân xuất phát từ kinh sư. Đến bến sông xă Bát, có người làng làm lễ đám ma, vua truyền phạt 30 quan tiền. Sai Lê Quư Ly (Hồ Quư Ly) đốc thúc Nghệ An, Tân B́nh, Thuận Hóa chở lương cấp cho quân. Bấy giờ quan quân đến cửa biển Di Luân, các quân vượt biển mà tiến. Vua cưỡi ngựa dẫn quân bộ, men theo bờ biển, đến cửa biển Nhật Lệ đóng quân lại, luyện tập trong một tháng. Người Tân B́nh, Thuận Hóa bắt được người Chiêm trốn sang, đem đến dâng nộp. Đinh Tỵ (1377). Mùa xuân, tháng giêng ngày 23, đại quân tiến đến cửa Thi Nại của Chiêm Thành, lên đến Thạch Kiều. Bồng Nga dựng trại bên ngoại thành Đồ Bàn, sai viên quan nhỏ là Mục Bà Ma đến trá hàng, nối dối là Bồng Nga đă chạy trốn, chỉ c̣n lại thành không, nên tiến quân gấp, đừng để lỡ cơ hội. Ngày 24, vua mặc áo đen, cưỡi ngựa nê thông, sai Ngự Câu Vương (tên là Trần Húc) mặc áo trắng, cưỡi ngựa trắng, kíp truyền lệnh tiến quân. Đại tướng Đỗ Lễ can rằng: “Nó đă chịu hàng, là muốn bảo toàn đất nước làm đầu. Quan quân vào sâu đánh phá thành giặc là việc bất đắc dĩ. Xin hăy sai một biện sĩ cầm mảnh thư đến hỏi tội, để xem t́nh h́nh hư thực của giặc, như kế sách của Hàn Tín phá nước Yên ngày trước, không phải khó nhọc mà thành công. Cổ nhân có nói: ‘Ḷng giặc khó lường’. Xin bệ hạ hăy xét kỹ lại”. Vua nói: “Ta ḿnh mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dăi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu. Thế là cái cơ trời giúp cho ta đó. Huống chi nay vua nó nghe tin đă chạy trốn, không c̣n ḷng dạ đánh nhau. Cổ nhân nói: ‘binh quư thần tốc’, nếu để chậm trễ không tiến quân th́ là trời cho mà ḿnh không nhận – rồi ra nếu nó tráo trở, dù có ăn năn th́ sự đă rồi! Nhà ngươi thực là kiến thức đàn bà!” Rồi sai lấy áo đàn bà mặc cho Lễ. Quân lính bèn nối gót nhau như xâu cá mà đi. Cánh quân đi trước và cánh quân ở sau hoàn toàn cách biệt. Giặc thừa thế xông ra đánh chặn. Giờ Tỵ, quan quân tan vỡ. Vua bị hăm trong trận mà chết. Các đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hoá, hành khiển Phạm Huyền Linh đều chết cả. Ngự Câu Vương (Trần Húc) đầu hàng giặc. Đỗ Tử B́nh chỉ huy hậu quân, không đến cứu vua (nên thoát chết). Lê Quư Ly (Hồ Quư Ly) đốc quân chở lương, nghe tin vua băng, bỏ trốn về nước. Ngày hôm ấy ở kinh sư, ban ngày mà trời tối om, chợ búa phải đốt đuốc để mua bán. Xe cũi chở Tử B́nh về qua Thiên Trường, người ta lấy gạch ngói ném vào thuyền mà chửi. Quân trở về, xét tội Tử B́nh, tha chết, phạt xuống làm lính. Nguồn (Ghi chép lại từ): · “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” (Chính Biên, Quyển Thứ 10). · “Đại Việt Sử Kư Bản Kỷ Toàn Thư: 7 – Nhà Trần – Duệ Tông Hoàng Đế” (trang cuối). VL-TTP (2019-05-21)
|