|
Mậu Tuất – Chuyện xoay quanh ba ngày Tết
Nhiều khi tôi tự hỏi: “Với xứ nào cũng vậy, dù Tây dù ta hay ở đâu, tại sao cứ Tết lại thấy vui”? Câu trả lời cho chính ḿnh là cái vui nằm ở trong không khí Tết: Chung quanh ta mọi người đều chuẩn bị đón Tết, ai ai cũng dành th́ giờ cho ḿnh để vui Tết, để nghỉ ngơi, đồng thời để nh́n lại một năm qua, hay để thấy hy vọng ǵ đó cho năm tới. Nhiều người Việt bây giờ chủ trương nên bỏ Tết ta đi để thay vào đó bằng Tết dương lịch. Lư do th́ có nhiều, nhưng chủ yếu cũng là để bỏ bớt bao nhiêu là hủ tục quanh ngày Tết, và như thế th́ bớt được lăng phí cho toàn xă hội. Tranh căi về việc này cũng nhiều, nhưng tôi không muốn tham dự vào, mặc dù cũng hơi thắc mắc về nguồn gốc của “Tết ta”, nó đến từ đâu mà mà nhiều người gọi đó là “truyền thống”? Trong bao nhiêu năm dài sống ở Nhật, tôi thấy mặc dù người Nhật đă bỏ Tết âm lịch để chọn “ăn Tết” dương lịch, những ngày Tết của họ vẫn có đầy đủ cái “không khí Tết”, và cũng rất long trọng, trang nghiêm… chẳng khác ǵ Tết ở xứ ta. Thành ra mọi sự đều do ở con người cả thôi. Một khi xă hội có nhu cầu, tất cả những ǵ thuộc về phong tục, tập quán, thói quen, vv... đều có thể thay đổi được. Hiện nay th́ hầu như ngày Tết nào của Việt Nam cũng “dính chùm” vào đúng bon ngày Tết của China. Nhưng nếu tôi nhớ không lầm th́ trong thời có chiến tranh với China, ngày Tết của Việt Nam có được điều chỉnh lại (cho chuẩn), và nó có chệch ngày với cái Tết của China “v́ thời tiết khí hậu của vùng Việt Nam có hơi khác với phương Bắc” (đại ư). C̣n thời các vua Nguyễn th́ sao? Mỗi năm, Triều Đ́nh có tính sẵn để lấy ngày Tết cho chính xác với thời tiết, và ngày Tết của toàn quốc chỉ bắt đầu khi ở Huế báo tin lúc nào là Tết. Việc này, cụ Tú Xương có ghi chép lại:
Xuân từ
trong Huế
mới
ban ra Nếu có ai hỏi tôi nhớ ǵ nhất về Tết Việt Nam, có lẽ tôi sẽ kể ngay ra được một số kỷ niệm đẹp. Trước tiên là cái Tết “đoàn viên” với ông cụ thân sinh tôi... Cái yếu tố “Tết” có lẽ không đóng góp ǵ vào sự kiện này, nhưng nó chính là cái mốc thời gian khiến cho h́nh ảnh và tâm t́nh được ghi sâu vào kư ức. Tôi nhớ măi thời khắc đó, nhất là những khi nghe được mấy câu hát trong bài “Người Về”:
... có
hay chăng con về? Cũng vào thời gian này tôi đă may mắn gặp lại hai người bạn cũ, cả hai đều là sĩ quan pháo binh của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, và đều mới từ trại “cải tạo” về đâu dăm ba tuần trước đó. Chúng tôi đă cùng lớn lên với nhau suốt cả một thời Trung Học, đă chia xẻ bao việc vui buồn... cho đến ngày tôi rời quê hương đi du học... Thật là mừng khi những người bạn xưa vẫn c̣n đó, và nghe nhau tâm sự:
Nhớ
ǵ từ
ngày ta
xa mái trường
Ta về,
vuốt
mái đầu
sương điểm [Trích từ nhạc Phạm Thế Mỹ và thơ Tô Thùy Yên] Cũng nhớ những này Tết của thời ấu thơ, với những lúc chờ những tờ lịch cuối năm được bóc dần “cho mau đến Tết”. Tết th́ được người lớn “mừng tuổi” [2], có tiền để mua pháo đốt, để đi xem hội chợ, vv... Thích nhất là đứng xem người ta đánh “Bầu Cua Cá Cọp” (tự ḿnh đánh th́ ... thua, nên không vui bằng đứng xem). Ừ nhỉ, chuyện đánh Bầu Cua, bây giờ có lẽ không c̣n mấy ai chơi nữa, nhưng trong tôi vẫn sống măi vài câu hát ngô nghê của trẻ con Sài G̣n trong những ngày xa xưa ấy:
Có cô gái
Đồ
Long lắc
bầu
cua Năm nào cũng thế, cứ gần Tết là tôi hay “lướt mạng” để xem người người đón Tết ở quê nhà, năm nay cũng không ngoại lệ. Tôi yêu Sài G̣n và Huế, nên tập trung coi về hai nơi đó, c̣n các vùng khác th́ chỉ “liếc sơ sơ”! Sinh hoạt vui nhất của mấy ngày trước Tết là ở các chợ hoa ... nhưng có vẻ năm nay ở Sài G̣n hoa tồn đọng, người bán phải đập bỏ đi khá nhiều trong chiều 30, làm người theo dơi cũng buồn, người đứng xem ở hiện trường cũng tiếc buồn, và dĩ nhiên người bán th́ buồn đứt ruột. Tại sao mấy năm trước cũng đă như thế rồi mà năm nay lại vẫn thế? Người bán th́ có vẻ không biết ǵ về nghiên cứu thị trường, c̣n nhiều người mua th́ cứ chờ đến phút chót mới “tổng tấn công” sau khi hoa sụt giá! Năm Mậu Tuất có lẽ sẽ là một năm rất dài đối với người dân khắp nước, do nhiều yếu tố. Trước hết là ngân sách cạn kiệt nên lạm phát và thuế má tăng, làm giá sinh hoạt sẽ lên cao. Năm nay (2018) lại là năm bắt đầu cho việc bỏ thuế nhập cảng cho hàng hoá đến từ nước ngoài (theo các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đă kư kết) [3]. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp và các công ty sản xuất Việt Nam sẽ phải cạnh tranh không tương xứng với nước ngoài ngay ở trong thị trường nội địa. Thứ đến là từ năm ngoái, China đă tuyên bố có hàng chục triệu lao động của họ sẽ bị thất nghiệp v́ “tự động hóa” (automation) được áp dụng tại các hăng xưởng. Đám dân thất nghiệp này sẽ đi về đâu? Dĩ nhiên họ sẽ t́m đến những nơi nào mà điều kiện cho nhập quốc lỏng lẻo, dễ dăi, và luật lệ lại “thân thiện” đối với họ. Khi đă “không c̣n có ǵ để mất” trên chính quê hương ḿnh, th́ lúc tràn qua xứ khác việc làm ǵ họ cũng muốn tranh giành. Thông thường, muốn biết những ǵ sẽ đến trong năm sau th́ cứ nh́n vào năm trước. Suốt cả năm ngoái, đa số những việc làm của giới hữu trách chỉ tập trung vào cải tổ nhân sự (đưa người này lên, kẻ kia xuống) nhưng vắng bóng những kế hoạch lớn về kinh tế, tài chính, dân sinh... [4]. Suốt cả năm ngoái, có những ǵ đă xảy ra trong xă hội Việt Nam? Có ông già nào đó đ̣i “sửa” chữ quốc ngữ, có nhiều người giàu di dân sang xứ tư bản, có hai bà mẹ mỗi người bị 10 năm tù chỉ v́ muốn bảo vệ môi trường, có ông quan lớn bị bắt cóc đem về từ bên Đức, có dự án bỏ ra 140 tỷ đồng để xây mồ mả cho các quan … Lại có một sự kiện khá ấn tượng, đó là việc tổ chức đón rước linh đ́nh cho một đội bóng được xếp hạng hai trong một giải đấu khu vực và thuộc loại trung trung. Có cờ quạt được phát để phất, có gái trẻ được thuê để “khoe hàng”, có báo chí ca ngợi rằng “thế nước mạnh, vận nước đang lên” nhờ vào ... khí thế của một trận bóng đá. Vấn đề của năm tới là sau mấy ngày nghỉ để ăn Tết xong, đại đa số người Việt sẽ xắn tay lo giải quyết những việc liên quan đến sinh kế của ḿnh; hay sẽ tiếp tục t́m cách thay đổi cuộc sống bằng cách cầu tài cầu lộc, cầu siêu giải hạn, xin quẻ trên chùa, vv... Bấu víu vào tâm linh và trực diện với những hiện thực của cuộc sống là hai chuyện khác nhau, và dĩ nhiên sẽ đưa đến hai kết quả rất khác nhau. Điều này, trí thức Việt Nam hiểu rơ, nhưng hầu như tất cả đều phải sống trong t́nh trạng “kẻ ứa gan trung đưa mắt ngó”, thành ra ... (Tết Mậu Tuất, 2018)
Chú Thích 1. Có bản chép là “Xuân từ trong ấy mới ban ra”. 2. Tiếng miền Nam gọi là “ĺ x́”. 3. Trong giai đoạn 2018-2025, phần lớn các hiệp định thương mại sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm sâu và đạt đến mức độ xóa bỏ thuế quan (giảm thuế suất nhập khẩu về 0%). Trong đó:
VN là thành viên của ASEAN, cho nên hiệp ước nào của ASEAN với đối tác khác đều áp dụng cho VN. Vấn đề là, khi họ đi vào xứ ḿnh miễn thuế th́ hàng hoá VN đi vào xứ họ cũng miễn thuế. Nhưng những ǵ người ta cần th́ VN không sản xuất được bao nhiêu, mà lại c̣n phải cạnh tranh với các nước khác để bán cho được. 4. Thực ra chính quyền có tuyên bố thành lập một Ban Tư Vấn về kinh tế cho ông Thủ Tướng Phúc, nhưng vấn đề là ở VN mọi quyết định quan trọng đều nằm ở Bộ Chính Trị. Những kế hoạch khác, ví dụ như kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (báo chí gọi là “xuất khẩu nhân lực”), cũng chỉ là những chuyện thực tế không vui. Năm 2018, VN dự định “xuất khẩu” 110,000 người ra nước ngoài lao động, với dự toán là sẽ “thu được 2.0 tỷ USD”. Thực trạng của các nữ công nhân đi ra nước ngoài “làm việc” là một trong những vấn đề lương tâm của xă hội hiện nay.
|