|
May mà người Việt ḿnh không bắt chước “đại ca”
Văn Lang Tôn-thất Phương
Người Việt ḿnh hay bắt chước người Tàu về nhiều thứ, hay có, dở có; nhưng bắt chước cái hay có vẻ ít so với những cái dở! Ví dụ người Tàu thờ ông Quan Công. Chuyện ông Quan Công thật giả ra sao không bàn ở đây (Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa chỉ là truyện dă sử), vấn đề là ông Quan Công này chẳng có ǵ hay: Ông ta trung thành tuyệt đối với ông Lưu Bị, và hữu dũng vô mưu, ưa tŕnh diễn. Nhưng người Tàu thờ ông ấy th́ người Việt cũng thờ theo, dù không hiểu là tại sao phải thờ. Cũng như người Tàu đốt vàng bạc cho người chết th́ người Việt cũng bắt chước. Những thứ này, nếu kể ra cho hết, chắc cũng phải cần đến mấy chục cuốn sách dày. Nhưng có điều may là người Việt không bắt con gái bó chân như rất nhiều người Tàu. Bó chân là một cô bé từ khi 4-5 tuổi đă bị bẻ quặt bốn ngón chân xuống dưới để bó chặt lại (chỉ chừa ngón cái), và cứ bó hoài như thế suốt đời, đi không được v́ đau đớn, có khi cả hai bàn chân bị mục rữa, hành hạ cô gái đau đớn cho đến chết... Để làm ǵ vậy? Có nhiều giải thích cho hủ tục này, loại vô căn cứ có, loại mang tính thuyết phục cũng có. 1. Vô căn cứ nhất (nhưng có vẻ được nhiều người tin nhất) là để phục vụ cho cái “sướng” của đàn ông: Bó chân th́ khi ăn nằm với nhau, đàn ông thấy sướng, “đă điếu cần câu”! Không hiểu sướng ra sao khi mà người kia cả hai chân đau đớn như muốn chết đi, c̣n đàn ông th́ nh́n vậy mà không suy nghĩ ǵ hết? 2. Thứ nh́ th́ nghe không mấy thuyết phục lắm: Đó là do tin rằng con gái chân phải nhỏ mới có được chồng quyền quư, giàu sang; v́ chỉ con gái của các nhà nghèo khó mới không bó chân. Nhưng nh́n con gái ḿnh đau đớn như bị lấy kềm lớn kẹp chặt hai bàn chân từ lúc bốn tuổi đến khi chết, cha mẹ nào mà nỡ đi mơ tưởng chuyện “cho nó sẽ được giàu sang” (v́ có bó chân)? 3. Thứ ba là chuyện danh dự: Cho rằng nhà nào có phụ nữ chân nhỏ th́ sung túc, v́ họ giàu cho nên phụ nữ của nhà họ không phải làm ǵ cả, và cũng “không cần” đi đâu cả! Nghe đâu khởi nguồn của việc này là từ khi cung nhân Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế (năm 51-7 trước Công Nguyên) có gót chân nhỏ và múa thoăn thoắt rất đẹp. Phi Yến làm vua khoái chí, sủng ái, và gọi bước chân của nàng là “Kim Liên Tam Thốn” (Sen Vàng Ba Tấc, chữ “gót sen” để chỉ bàn chân đẹp của phụ nữ bắt nguồn là từ đây). Hán Thành Đế c̣n bảo các cung phi nên có bàn chân nhỏ như nàng Phi Yến. Từ việc này, các gia đ́nh thời đó cố gắng làm cho các nữ tử nhà ḿnh có bàn chân nhỏ (để cho sang!). Như vậy, hủ tục bó chân bên Tàu sinh ra từ thời TRƯỚC Công Nguyên, đến thập niên 1960 s mới chấm dứt hoàn toàn, nghĩa là phụ nữ Tàu chịu đau đớn khổ sở v́ hủ tục này suốt 2000 năm! Người Tàu có câu “một đôi chân nhỏ, một bể nước mắt”; họ biết vậy mà cứ cắm đầu làm, hăng say đến độ từ triều đ́nh nhà Thanh, rồi chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc, đều có cấm mà không ai muốn bỏ tục lệ! Ngay chính cả đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông cũng cấm tuyệt đối từ năm 1949, thế mà măi đến cuối thập niên 1960s mới kể như hủ tục được chấm dứt. Một hủ tục tàn nhẫn mà kéo dài đến 2000 năm, thực là đáng sợ. 4. Giải thích thứ tư là từ sự t́m ṭi của giáo sư Bossen (Đại Học McGill, Montreal). Ông cho biết có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, bó chân th́ phụ nữ không đi đâu được, không làm ǵ được, nên hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông. Điều này bảo đảm quyền uy tuyệt đối của đàn ông. Thứ hai, tục bó chân rất thịnh hành ở các vùng dệt vải, để phụ nữ không thể đi đâu, suốt ngày cứ ngồi một chỗ bên khung cửi hay ngồi may vá thêu thùa, không có chọn lựa nào khác. Tục bó chân ở các vùng dệt vải này giảm đi rơ rệt khi bắt đầu có nhà máy dệt xuất hiện, và bán ra giá rẻ hơn các loại vải sản xuất thủ công. KẾT LUẬN: Dù sao th́ phụ nữ Việt Nam nên mừng, v́ không sinh ra bên Tàu trong giai đoạn hai ngàn năm trước thập niên 1960s. Điều đáng mừng hơn là có vẻ người Việt thương con gái hơn người Tàu, không mù quáng đến độ bắt con gái ḿnh chịu đau đớn suốt đời v́ những suy nghĩ sai lầm của người lớn [c̣n gửi con đi “làm dâu” xứ người thời nay th́ do suy nghĩ nào, lại là chuyện khác]. Một điều may nữa là trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đă không có vị “minh quân” nào đă vọng tưởng đến “tục lệ bó chân vô địch muôn năm”. Nếu không, biết đâu có thể đă có một thời cuộc sống là địa ngục với muôn vàn phụ nữ Việt? (01-06-2022)
|