|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Có đọc đâu đó một câu hỏi như sau: Tại sao con người sợ chết? Ḿnh nghĩ, câu trả lời cũng không khó: “Người ta sợ cái ǵ họ không biết”. Giá mà biết được khi chết đi th́ cuộc sống tương lai sẽ tốt đẹp hơn hiện tại, có lẽ thiên hạ sẽ đua nhau giành được... chết cho mau! Tâm lư sợ chết, người giàu người nghèo đều có như nhau, không hẳn chỉ có người giàu mới sợ sống không được lâu để “hưởng của đời”. H́nh như ngày xưa ông Tần Thủy Hoàng muốn đẩy lùi cái chết nên sai người đi khắp nơi để t́m thuốc trường sinh. Không rơ có ai đem về cho ông loại thuốc dỏm nào hay không, nhưng nghe đâu chỉ mới khoảng 50 tuổi th́ ông đă “chuyển qua từ trần”! Thỉnh thoảng vẫn thấy báo chí đi phỏng vấn những cụ già sống lâu (trên 100 tuổi) xem có bí quyết riêng nào hay không. Nhiều cụ cũng cho biết trường hợp của họ, bảo phải nên thế này, nên thế nọ, vv... Nhưng nói chung, v́ cơ địa của mỗi cá nhân mỗi khác (như yếu tố di truyền, khí hậu nơi sinh sống, lối sống, cách ăn uống, vv...) cho nên “thuật trường thọ” của người này đâu hẳn áp dụng được cho người kia? Thành ra đơn giản nhất là đừng theo ai cả, cứ “ta vẫn là ta”; miễn đừng ăn uống những ǵ có hại, đừng sống trái với thiên nhiên, ráng tránh làm những điều đem lại lo âu, hối hận, giận hờn, vv... nghĩa là chớ tự ḿnh gây hại cho ḿnh. Mới đây, có một bà người Việt đang sống ở Mỹ có nghiên cứu và công bố về “bí quyết sống thọ”, được truyền thông loan tin nhiều. Bà ấy cho biết: Muốn sống thọ thêm 20 tuổi, hăy làm những điều sau. 1. Thường tập thể dục 2. Chớ hút thuốc lá, chớ rượu chè quá độ, chớ nghiện ngập. 3. Cuộc sống không căng thẳng. 4. Ngủ đủ, ăn uống lành mạnh. 5. Có quan hệ xă hội trên hướng tích cực. Chẳng phải là mọi người không biết mấy điều này. Nhưng biết mà không làm, nếu không do lười th́ có thể không làm được v́ hoàn cảnh: Khi nghèo và vất vả quá th́ không thể ngủ đủ hoặc ăn uống đủ; khi hoàn cảnh xă hội bất an th́ cuộc sống căng thẳng, lo âu. Xă hội bất công th́ khó có được quan hệ xă hội trên hướng tích cực. Vậy ngắn gọn, con người ta muốn “sống được lâu” (ừ th́ tốt thôi!). Nhưng vấn đề căn bản vẫn là: Sống lâu để làm ǵ? Có lẽ, mỗi con người đến với cuộc đời này đều có mang trong ḿnh một cái ǵ đó, cứ gọi nôm na là một “sứ mệnh”. Khi làm xong sứ mệnh đó, dù chỉ trong thời gian ngắn hay dài, th́ kể như hoàn tất, và họ ra đi, vậy thôi. Họ đă ‘xong nợ đời’, nói theo cách khác. Ví dụ nữ ca sĩ Ngọc Lan, nhiều người cứ nhắc đến tên chị ấy th́ đua nhau nói rập khuôn là “tài hoa nhưng bạc mệnh”. Trong khoảng 20 năm xuất hiện với đời, nữ ca sĩ Ngọc Lan đă hoàn tất cuộc sống của ḿnh một cách tuyệt vời, th́ có ǵ để thở than là “bạc mệnh”? Ở ca sĩ Ngọc Lan, nh́n vào đâu đều cũng thấy sáng chói: Cuộc sống rực rỡ, đem lại bao niềm vui cho muôn vạn con người, há không có ư nghĩa hơn những ai chỉ sống để mỗi năm mỗi già thêm, “buồn le lói suốt trăm năm”? Vậy không hẳn là hễ đă sống th́ phải “sống trường thọ”. Vấn đề nằm ở phẩm chất của cuộc sống, và ư nghĩa của cuộc sống. Sống cho thật “thọ” mà cứ đau ốm triền miên, hoặc không biết ḿnh sống để làm ǵ, th́ (như thế) “sống thọ” chỉ là một sự cam chịu lâu dài. Nói ngắn gọn, với một người b́nh thường như hầu hết trong chúng ta th́ vấn đề là làm sao sống được khỏe mạnh, trí óc minh mẫn; sống sao cho hợp với đạo nghĩa, và làm đủ bổn phận đối với con cái cho đến khi chúng trưởng thành; chừng đó thôi là cũng đă khá nhọc nhằn. C̣n với xă hội, th́ ráng dặn ḿnh và con cái cố gắng giữ ǵn những ǵ tốt đẹp. Dù không chống được cái ác, cái xấu, đi chăng nữa; th́ cũng đừng đồng lơa với cái ác, cái xấu xa. Được bấy nhiêu điều đó, ít nhất khi về già cũng không phải “nh́n lại đời ḿnh đă rong rêu”. Và hiểu rằng khi nào thời gian tới th́ nó sẽ tới; để sẽ thuận theo tự nhiên mà thanh thản rời nơi cơi tạm. “Thôi về đi, đường trần đâu có ǵ”. C̣n sẽ đi về đâu, không thể biết được th́ có lo lắng cũng chẳng để làm ǵ! * VL TTP (2023-07-31)
|