|
Nghĩ về Chiến Tranh Việt Nam – và ngày đảo chánh 01-11-1963 Văn-Lang Tôn-Thất Phương Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) chấm dứt vào ngày 30-04-1975. Thực ra, nếu t́m hiểu kỹ, số phận của VNCH đă chấm dứt ngay từ khi có vụ lật đổ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 11-1963. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc đảo chính ngày 01-11-1963 là do Washington mượn tay một số tướng tá người Việt để lật đổ chính phủ Đệ Nhất Cộng Hoà, nhưng nguyên nhân chính yếu vẫn là chuyện Chiến Tranh Việt Nam. Khi nghĩ về Chiến Tranh Việt Nam (1946-1975), nên để ư đến một số t́m hiểu quan trọng mới được đưa ra thảo luận gần đây. 1. Về vấn đề cốt lơi của Việt Nam Điều quan trọng nhất của Việt Nam (VN) không phải là độc lập, thống nhất, hay ai cầm quyền ... mà là Việt Nam phải theo kịp thế giới, có theo kịp sự tiến bộ của thế giới th́ toàn dân mới có thể được an lành, sung túc, đất nước được phát triển. Muốn thế, phải nâng cao Dân Trí, nuôi dưỡng Dân Khí (ít nhất là ḷng tự trọng và biết cầu tiến của người dân), và quan trọng nhất là làm cho cuộc sống của dân chúng được sung túc, đầy đủ (Hậu Dân Sinh). Cụ Phan Chu Trinh nói, nước ta thua thiên hạ do tŕnh độ văn hóa của ta thấp, nên khi đụng vào một thế lực văn minh cao hơn, có kỹ thuật cao hơn, th́ không thắng được họ. Vậy phải cầu tiến, bởi v́ dù có độc lập mà sự hủ lậu vẫn như cũ, ḿnh vẫn thua thế giới, th́ cũng vô ích; v́ sẽ không thoát được ṿng nghèo đói, thua kém. Cho nên phải dựa vào một nền văn minh mà học ở họ (c̣n dựa vào họ mà có mang tâm thái nô lệ hay không là do ở bản lĩnh, cụ thể là do tŕnh độ của “Dân Khí” và “Dân Trí”). Vậy trước sau vấn đề cốt lơi của VN là tŕnh độ văn hóa; phải học hỏi, cầu tiến, để nâng cao văn hóa. Chiến tranh không cần thiết, v́ cải tiến văn hóa không thể bằng chiến tranh. Dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề của xă hội Việt Nam, kiểu như cụ Phan Bội Châu – và tất cả các thế lực vũ trang sau đó – đều là làm chuyện sai lầm, không phải là giải pháp đưa dân tộc thoát khỏi sự chậm tiến, hèn yếu. Nh́n lại lịch sử, nếu cả nước đă có thể hiểu và theo được ư của cụ Phan Chu Trinh th́ đă không có Chiến Tranh Việt Nam. Hoàn toàn không! 2. Tại sao họ giết Tổng Thống Diệm (11-1963) Thời Tổng Thống John Kennedy của Mỹ (nhậm chức: tháng 1-1961), các quyết định về vấn đề Việt Nam nằm ở trong tay Bộ Ngoại Giao, trong đó Averell Harriman là người có quyền hành và ảnh hưởng lớn nhất. Harriman là người đă đi thương thuyết để “trung lập hoá” nước Lào, nghĩa là quân đội của các nước nào không phải Lào đều phải rút ra khỏi Lào. Khi Hiệp Ước kư xong (23-7-1962), Mỹ rút ra khoảng 5-6 ngàn cố vấn quân sự, Sài G̣n rút 170 ngàn quân (là quân để giữ những nơi có thể xâm nhập qua VNCH từ Lào) [1]. Hà Nội cũng “rút quân”, nhưng thực tế th́ vẫn ở đó, không rút. Tổng Thống Diệm cực lực phản đối giải pháp này v́ biết là sẽ nguy hại cho VNCH, nhưng không làm ǵ được. Qua vụ này, Harriman ghét cả Tổng Thống Diệm lẫn ông Nhu. Về sau, chính Harriman là người ra lệnh cho Đại Sứ Henry Cabot Lodge Jr. tổ chức ám sát anh em Tổng Thống Diệm (Kennedy cũng nghe theo nhóm Harriman). 3. Chiến tranh lan rộng sau năm 1963 Sau đảo chính 11-1963, các tướng tá lănh đạo của VNCH (gọi là Đệ Nhị Cộng Hoà) đều là quân nhân, không phải chính trị gia. Trong nước, họ không được dân chúng nể phục; với các nước ngoài, họ là con số không. Quan trọng hơn cả, họ hoàn toàn không có một ư niệm hay kế hoạch ǵ về xây dựng hay phát triển quốc gia, cũng không biết làm thế nào để giải quyết cuộc Chiến Tranh, chỉ sống từng ngày “tới đâu hay đó”. Đại đa số các tướng này đều xuất thân là sĩ quan cấp nhỏ của Pháp, người Pháp chỉ huấn luyện họ biết nghe theo mệnh lệnh, không phải huấn luyện làm chiến lược gia hay người biết tổ chức hành chánh. Không ai trong các người này có thể có được một phần nào đó của Tổng Thống Diệm hay ông Cố Vấn Nhu. Ngay chính Tổng Thống Diệm cũng cực chẳng đă phải dùng họ tạm thời để chờ huấn luyện lớp người mới (nhưng không kịp). V́ thế, trong tay họ, VNCH không mất mới là chuyện lạ. 4. Chiến tranh không giải quyết được đói nghèo và chậm tiến Nói chung, từ năm 1885 đến nay, nước ta vẫn nghèo đói chỉ v́ người Việt chúng ta đă hoàn toàn không có một phương cách ǵ để giải quyết vấn đề của đất nước. Bảo không giải quyết được, v́ Dân Trí vẫn c̣n rất thấp, Dân Khí th́ ngày một suy tàn, đời sống hằng ngày (Dân Sinh) th́ chật vật, đại đa số dân chúng đều phải chạy theo mưu sinh từng bữa... trong khi các giới hữu trách khoe khoang th́ nhiều, làm lợi cho dân cho nước th́ ít. Họ hoàn toàn không có mục tiêu ǵ để đưa đất nước và dân tộc theo kịp mức tiến của thế giới. Cũng nên nhắc lại rằng vấn đề của xă hội Việt Nam là vấn đề Văn Hoá, mà “đă là vấn đề văn hóa, văn minh, th́ không thể giải quyết được bằng chiến tranh. Chiến tranh không có chức năng đó, không làm được điều đó” (Phan Chu Trinh). Nói như thế, chúng ta cũng cần t́m ṭi lại để xem các kế hoạch xây dựng và phát triển quốc gia của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm như thế nào. Dĩ nhiên là để t́m hiểu chuyện đă qua mà thôi, nhưng ít ra là cũng có thể đánh giá một cách khách quan, công bằng. Có nhiều nguyên nhân làm Việt Nam cứ nghèo măi, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chính trị xấu. Bộ Trưởng Tài Chính của Pháp có nói: “Cứ làm chính trị cho tốt, tôi sẽ làm cho ta dồi dào về tài chính” (Faites moi de bonnes politiques, et je te ferai de bonnes fiances - Baron Louis, 1755-1837). Muốn có kinh tế tốt, trước tiên chính trị phải đàng hoàng. Cứ cho rằng những tuyên bố “Chiến Tranh để có Thống Nhất” là thực đi nữa, thống nhất mà nghèo đói cực khổ thêm ra; và khi ra thế giới đi đâu cũng bị người ta coi rẻ; trong khi dân trí và dân khí vẫn thấp, t́nh trạng chậm tiến, hủ bại không cải thiện; th́ những ǵ cụ Phan Chu Trinh nói đều là chân lư. Điều này, người Việt tuy biết nhưng vẫn không làm được, măi cho đến ngày nay. Văn-Lang Tôn-Thất Phương (2017-10-27) [1] Con số rất lớn so với tổng số quân đội của VNCH lúc đó, không biết có lầm lẫn ǵ không?
|