|
“Ông Táo về trời” – Nghĩ Ǵ? Văn Lang Tôn-thất Phương Hôm nay là 23 tháng chạp (Âm Lịch), ngày đưa ông Táo về trời. Tục lệ “đưa ông Táo về trời” bắt đầu từ lúc nào, chắc chẳng ai rơ. Chỉ biết hàng năm nó xảy ra bảy ngày trước Tết Nguyên Đán, có lẽ để ông Trời có đủ th́ giờ xem hồ sơ! Tương truyền rằng ông Táo sẽ báo cáo những điều đă xảy ra trong suốt năm qua tại căn nhà mà hai ông (và bà) thường trú. Ông Táo tuy là thần thánh, nhưng có lẽ không có phép ǵ cả nên người ta phải “tiễn ông” với vài con cá chép để ông dùng đỡ làm phương tiện về trời, giống như người trần mua vé máy bay cho thân nhân vậy. Ngoài cá chép ra, “lệ” thường là “tiễn” thêm cho ông bánh chưng thịt quay, trà bánh hoa quả, vv… tùy theo túi tiền của mỗi khổ chủ. Những thứ nầy, chắc ông Táo không đem theo trên chuyến đường dài nhưng sẽ tự tẩm bổ trước khi thăng thiên. Điều ngầm hiểu giữa hai bên là khổ chủ muốn ‘đấm mơm’ ông trước, để ông viết tốt cho ḿnh trong lá sớ. Không biết với mức cải thiện cuộc sống hiện nay, bếp gas và bếp điện dần dần thay thế bếp than (hay củi), thế th́ làm ǵ c̣n “ba ông Táo” trong bếp của nhà nhà nữa? Không có “công an khu vực” th́ Ngọc Hoàng hết có chân tay thân tín để ŕnh rập thiên hạ, cho nên những nhà nào đang dùng bếp điện (hay gas) có cần phải hối lộ “quan Táo” đâu! Vậy mà cũng có lắm người cúng (dù không biết ḿnh cúng để làm ǵ). Cũng không có ai suy nghĩ lại về vai tṛ của Ngọc Hoàng trong đời ḿnh. Ngọc Hoàng, hay các quan chức trên đó; từ cỡ quan to như ông Thái Thượng Lăo Quân, bà Tây Vương Mẫu; chí cho đến thứ “thần thánh” hạng tép là ông Địa, ông Táo, vv… tất cả đều chỉ là những sản phẩm tưởng tượng, để nói ra cho vui với nhau khi trà dư tửu hậu, hay để làm h́nh búp bê cho trẻ em chơi, hay để vẽ rồng vẽ vượn trong thơ văn cho đời phong phú ra một chút, th́ được. C̣n bày ra tṛ cúng kiến, bánh trái trầm hương… rồi lạy x́ xà x́ xụp, th́ quả thật là … coi không được! Nếu hiểu một cách dễ dăi nhất th́ những ai đi cúng bái như vậy là do họ nghĩ ḿnh đang “theo truyền thống” – c̣n “truyền thống” đó tốt hay xấu, có cần thiết không, th́ họ không nghĩ đến. Nói cách khác, “v́ có nhiều người khác cúng”, nên họ cũng cúng theo! Dĩ nhiên, dù sao cũng gần Tết, không nên nói ra những điều tế nhị ở đây. Đó là ư muốn “biết điều với thánh”, để thần Táo khi lên trên đó sẽ “nói vô một tiếng” giùm ḿnh! Hoặc v́ nghĩ rằng “có lo có lành”, cứ cúng đại cho an toàn, lỡ “thần Táo” có linh th́ ... lời! Hiện nay ở Việt Nam những căn bếp dùng than hay củi vẫn c̣n nhiều, do đó ngày 27 tháng Chạp này sẽ có lúc nhúc bao nhiêu là “thánh Táo” xếp hàng rồng rắn chờ dài dài trước Linh Tiêu Bửu Điện. Mong sao các thánh Táo sẽ báo cáo cho “đúng người đúng việc”, rằng ở nơi các “thánh” trấn nhậm thiên hạ khổ sở rất nhiều khi kiếm miếng cơm manh áo, rằng trẻ em vùng cao lại c̣n bị đói rét, không đủ ăn, ngư dân bị đoạt mất ngư trường, nông dân mất đất, vv… Báo cáo như thế th́ các “thánh” có thể mất điểm thi đua tiên tiến, nhưng ít ra trong computer của thượng giới sẽ có lưu lại dữ kiện rằng dân Việt Nam nghĩ “ông Trời không có mắt” đối với họ. Bắt chước những người theo “truyền thống có cúng có lành”, cũng xin cúng “Táo quân” một bài thơ do cụ Nguyễn Quang Diêu làm ra khoảng 70-80 năm trước đây:
Thần
Táo ơi, thánh Táo ơi 23 tháng Chạp, Ất Mùi (2016-02-01) Văn Lang Tôn-thất Phương
|